Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 27 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- HS đọc đúng, rõ ràng và tương đối rành mạch các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/phút). HS đặt và trả lời đúng câu hỏi: Khi nào? Đáp lời cảm ơn phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài (trả lời được câu hỏi về nội dung bài đoạn đọc).
- HS có ý thức không vi phạm bí mật thư tín. HS biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG:- Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 21.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (6)
- HS đọc bài: Sông Hương và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài.
- HS nhận xét - GV đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Kiểm tra Tập đọc (4 - 5 em): (12 - 15)
- Từng HS lên bốc bài chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc đoạn hoặc bài trong phiếu đã chỉ định.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn vừa đọc - GV đánh giá.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (17)
Bài 2: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho câu hỏi: “Khi nào?”
ảo vệ các loài chim. II. Đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 21. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nói lời đáp của em khi bạn xin lỗi vì đã vô ý làm rách quyển truyện của em - 2 HS trả lời; cả lớp nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: HĐ1: Kiểm tra Tập đọc (4 - 5 em): (12 - 13’) - Từng HS lên bốc bài chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc đoạn hoặc bài trong phiếu đã chỉ định. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn vừa đọc - GV đánh giá. HĐ2: HD HS làm bài tập. (20’) Bài 2: Làm miệng. - GV nêu yêu cầu của bài: Trò chơi mở rộng vốn từ về chim chóc. - GV HD HS thực hiện trò chơi: + HS nêu câu hỏi hoặc làm động tác để đố nhau về tên hoặc hoạt động của con vật. . Ví dụ: Hỏi: Chim gì màu lông sặc sỡ, bắt chước tiếng người rất giỏi? Làm động tác: vẫy hai cánh tay, sau đó hai bàn tay chụm đưa lên miệng. + HS thực hành chơi. - Cả lớp và GV NX, bình chọn CN, nhóm trả lời được nhiều tên các con chim. Bài 3: Làm viết. - HS nêu yêu cầu của bài: Viết đoạn văn ngắn (3 - 4 câu) về một loài chim (hoặc gia cầm) mà em biết. - Cả lớp tìm loài chim hoặc gia cầm mà em biết, phát biểu ý kiến - nói tên con vật em chọn viết. - 2 - 3 HS làm miệng, GV nhận xét, bổ sung. - Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS đọc bài viết. Cả lớp và GV NX; GV bổ sung. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (Tiết 5). Tiết 4: toán Tiết 132: Số 0 trong phép nhân và phép chia I. Mục đích, yêu cầu: - HS biết: Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với 0 cũng bằng 0. Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. Không có phép chia cho 0. - Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS. - HS yêu thích học toán. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết BT3. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ (5') - 2 HS nêu vai trò của số 1 trong phép nhân và phép chia. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: (1') b. Các hoạt động: HĐ1: Hình thành kiến thức: (15’) * Giới thiệu phép nhân có thừa số 0. - Dựa vào ý nghĩa của phép nhân, GV HD HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau: 0 x 2 = 0 + 0 = 0 vậy 0 x 2 = 0 Ta công nhận: 2 x 0 = 0 - HS đọc lại phép nhân. - HS rút ra KL: Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. * Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0. - Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV HD HS thực hiện: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 - HS nhận xét, rút ra KL: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. - GV nhấn mạnh: Không có phép chia cho 0. HĐ2: Thực hành: (18’) Bài 1: Làm miệng. - 1HS nêu yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. - Cả lớp và GV nhận xét, củng cố số 0 trong phép nhân. Bài 2: Làm miệng. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố số 0 trong phép chia. Bài 3: Làm vở. - GV treo bảng phụ lên bảng. - 1HS nêu yêu cầu của bài: Số? - GV HD cách làm. 2HS lên bảng làm bài; lớp làm bài vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 4: HS làm nếu còn thời gian. - HS làm bài vào vở và chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: ( 5' ) - 2HS nêu vai trò của số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia. - GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập buổi chiều Dạy lớp 2C, 2D, 2E Tiết 1+2+3: Tiếng việt* Ôn: Phân biệt ch/tr. Dấu hỏi, dấu ngã I. mục đích, yêu cầu: - HS biết phân biệt âm tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã. - Làm đúng các bài tập phân biệt âm tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã. - Vận dụng vào nói, viết đúng. II. Đồ dùng: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) - 2 HS viết bảng lớp; lớp viết bảng con 2 từ có âm đầu tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã. - HS nhận xét, GV bổ sung. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) b. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài ( 28’) GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài. Bài 1: Làm miệng. - 1 HS nêu yêu cầu của bài: Em hãy tìm: + 3 từ chỉ đồ dùng trong gia đình băt đầu bằng ch: ............................... + 3 từ chỉ tính chất của người hay đồ vật bắt đầu bằng tr: ...................... + 3 từ chỉ bộ phận của người, của con vật hay của cây cối bắt đầu bằng ch: - HS suy nghĩ, tìm các từ theo yêu cầu của bài. - HS nối tiếp nhau nêu các từ vừa tìm được. - HS nhận xét, GV chốt các từ đúng. Bài 2: Làm viết. - 1 HS nêu yêu cầu của bài: Hãy điền vào chỗ trống: a/ ch hay tr? + .... ồng cây + lấy ..... ồng + chàng ..... ai + cái ..... ai + ..... ăm ván cơm nếp + ..... ăm sóc b/ tra hay cha? + ...... con + kiểm ....... + điều ...... + ...... mẹ c/ trú hay chú? + ....... cháu + ...... mưa + chăm ...... + ....... ý c/ trở hay chở? + ...... tay không kịp + ...... thuyền trên sông + ô tô ...... hàng + ....... lại mái trường xưa - GV HD cách làm. - 3 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng. Bài 3: Làm viết. - 1 HS nêu yêu cầu của bài: Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in đậm: + sưa chua, sưa chưa lôi chính tả; + viết chư nga nghiêng, bị vấp nga; + đi lấy cui đun, bị nhốt vào cui. - GV HD cách làm. - HS làm bài vào vở. - HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS nhắc lại tên bài. - GV hệ thống lại bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. ***** Ngày soạn: 7/ 3/ 2015 Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2015 buổi sáng (Đ/c P. Nga dạy) buổi chiều Tiết 1: tập viết Ôn tập I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố cho HS về cấu tạo, quy trình viết các chữ hoa P, T, R, Y, N, S, K, B, G, H, T. Viết đúng các tên riêng (địa danh) (mỗi từ 2 dòng) - Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. - HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Đồ dùng: - GV: Mẫu chữ hoa P, T, R, Y, N, S, K, B, G, H, T đặt trong khung chữ. Bảng phụ viết các tên riêng (địa danh). - HS: Bảng con, vở luyện viết. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’) - HS nêu các chữ hoa đã học. - HS nêu cách viết các chữ hoa. - HS nhận xét, GV đanh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: HĐ1: Hướng dẫn HS tập viết: * Luyện viết bảng con (vở nháp): (10 - 12’) - GV treo lần lượt từng chữ mẫu lên bảng. - HS nhắc lại cấu tạo của từng chữ hoa. - HS nhắc lại quy trình viết các chữ hoa. - HS viết các chữ hoa vào vở nháp, 1HS viết bảng lớp. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV treo bảng phụ viết các tên riêng (địa danh) lên bảng lên bảng. - HS đọc các tên riêng (địa danh), GV giải thích. - HS nhận xét về cấu tạo, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ cái trong một chữ. - GV viết mẫu lên bảng. HD HS cách viết. - HS luyện viết các tên riêng (địa danh) vào vở nháp. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. * HS viết bài vào vở: (15 - 18’) - HS mở vở luyện viết - GV nêu yêu cầu. - HS viết bài trong vở luyện viết. - GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm hoàn thành bài. HĐ2: Đánh giá, chữa bài: (3 - 5’) - GV đánh giá một số bài. - Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài. 3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’) - HS nhắc lại tên các chữ hoa đã học. HS nêu quy trình viết các chữ hoa. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Tiết 2: Tiếng việt * Ôn: Câu hỏi: ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Vì sao? I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? ở đâu? Khi nào? Như thế nào? - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu và trả lời câu hỏi. - HS có hiểu biết thêm về sông biển. II. Đồ dùng: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu tên các câu hỏi em đã học. - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài ghi bảng . b. Các hoạt động HĐ1: Hướng dẫn HS ôn tập - Em đã học câu hỏi nào? - Đặt câu có cụm từ câu hỏi đó? - Nhận xét, đánh giá. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập GV treo bảng phụ nội dung bài tập Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: a/ Ngày mai, cuộc tham quan của lớp hoãn lại vì thời tiết xấu. b/ Sơn Tinh lấy được Mị Nương vì mang lễ vật đến trước. c/ Mùa hè, phượng nở đỏ rực góc sân. d/ Lan múa thật dẻo. e/ Trong vườn, cây cối thi nhau đơm hoa, kết trái. - HS nêu yêu cầu của bài. + Các từ in đậm là từ chỉ gì? - 1 HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở. - 3 HS đọc bài làm của mình. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Chốt câu trả lời đúng Bài 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi đã học trong mỗi câu sau: a/ Khi có bão, thuyền bè không được ra khơi vì nguy hiểm. b/ Tàu thuyền không đi lại trên đoạn sông này vì nước cạn. c/ Khi xuân đến, chim én rủ nhau bay về. d/ Em bé nói rất trong trẻo. - HS nêu yêu cầu của bài. - Lớp làm bài vào vở. - HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn. - GV đánh giá 5 - 7 bài, nhận xét. - GV chữa bài, củng cố cách trả lời câu hỏi 3. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống nội dung bài học. - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tiết 3: toán * Ôn: Số 0 trong phép nhân và phép chia ơ I. mục đích, yêu cầu: - Củng cố cho nắm chắc số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0; số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. - HS tính nhanh, chính xác. - HS ham học toán. II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép nội dung bài tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’) - Số 0 nhân với một số và ngược lại có kết quả như thế nào? - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài (1’) b. Các hoạt động: (25 - 30’) HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’) - 0 nhân với một số được kết quả như thế nào? Lấy VD rồi tính. - 0 chia cho một số được kết quả như thế nào? - GV và cả lớp nhận xét, GV đánh giá. - Cả lớp nêu đồng thanh. HĐ2: Thực hành: (29 - 31’) GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài. Bài 1: Tính 5 x 0 = 2 x 3 : 0 = 0 x 4 = 5 x 0 x 4 = - HS nhắc lại: số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0 - HS tính nhẩm ghi kết quả vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, chữa bài, chốt KQ đúng. - Củng cố số 0 trong phép nhân. Bài 2: Tính 0 : 3 = 0 : 5 = 0: 4 = 0 : 2 = - HS nhắc lại: số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0. - HS làm tương tự bài 1. - Củng cố số 0 trong phép chia. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống. : 5 = 0 : 3 = 0 x 5 = 0 - Số cần điền là số nào? Vì sao? - HS làm bài. Chữa bài. Bài 4: Tính 5 x 1 x 0 = 0 : 3 x 4 = 0 : 5 x 1 = - HS nêu cách thực hiện dãy tính, tính vào vở, 3 HS lên bẳng chữa bài, lớp nhận xét. - Củng cố thứ tự thực hiện dãy tính, số 0 trong phép nhân và phép chia. Bài5: ( HS làm nếu còn TG) Tìm hai số có thương bằng 0 và tổng bằng 4 - GV gợi ý HDHS làm bài, chữa bài Hai số có thương bằng 0 thì SBC phải bằng 0. Hai số có tổng bằng 4, trong đó có một số hạng bằng 0 thì số hạng còn lại phải bằng 4. Vậy hai số cần tìm là 0 và 4 3. Củng cố dặn dò. - Số 0 nhân với số nào thì kq ntn? Số nào nhân với 0 thì kq ntn? - Số 0 chia cho số nào khác không thì kq ntn? - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Ngày soạn: 7/ 3/ 2015 Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: luyện từ và câu Ôn tập (Tiết 6) I. mục đích, yêu cầu: - HS đọc đúng, rõ ràng và tương đối rành mạch các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/phút). Rèn kĩ năng đọc, diễn đạt lưu loát. - Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung bài đoạn đọc). Nắm được từ ngữ về muông thú. Biết kể ngắn về các con vật mình biết. - HS yêu thích môn học. Yêu quý và biết bảo vệ các loài thú. II. Đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 21. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong hai câu sau: Hai bên bờ sông, hoa phượng nở đỏ rực. ở Hạ Long, phong cảnh rất đẹp. - 2 HS trả lời; HS nhận xét - GV đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) b. Các hoạt động: HĐ1: Kiểm tra Tập đọc (4 - 5 em): (12 - 13’) - Từng HS lên bốc bài chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc đoạn hoặc bài trong phiếu đã chỉ định. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn vừa đọc - GV đánh giá. HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (20’) Bài 2: Làm miệng. - 1 HS nêu yêu cầu của bài tập: Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú. - HS đọc cách chơi. Cả lớp đọc thầm theo. - GV chia lớp làm 2 nhóm A và B, tổ chức trò chơi như sau: + Đại diện nhóm A nói tên con vật, các thành viên trong nhóm B phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó. Sau đó đổi lại. + Hai nhóm phải nói được về 5 - 7 con vật. GV chép ý kiến của HS lên bảng cho 2 - 3 HS đọc lại. - HS thực hành chơi. - Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3: Làm miệng. - HS đọc yêu cầu của bài tập: Thi kể chuyện về các con vật mà em biết. - 2 - 3 HS nói tên con vật các em chọn kể. - GV lưu ý HS: có thể kể một câu chuyện cổ tích mà em được nghe, được đọc về một con vật; cũng có thể kể vài nét về hình dáng, hoạt động của con vật mà em biết, tình cảm của em với con vật đó. - HS nối tiếp nhau thi kể. - Cả lớp và GV NX, bình chọn những người kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập và kiểm tra giữa HKII (Tiết 7). Tiết 2: Chính tả Ôn tập (Tiết 7) I. mục đích, yêu cầu: - HS đọc đúng, rõ ràng và tương đối rành mạch các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/phút). Rèn kĩ năng đọc, nói cho HS. - Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung bài đoạn đọc). Biết cách đặt và trả lời câu hỏi với Vì sao? Biết cách đáp lời đồng ý của người khác trong tình huống giao tiếp cụ thể. - Giúp HS biết ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 21. - Bảng phụ chép bài tập 4. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS kể chuyện về các con vật mà em biết. - HS nhận xét, GV đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: (1 -25’) b. Các hoạt động: HĐ1: Kiểm tra Tập đọc (4 - 5 em): (12 - 13’) - Từng HS lên bốc bài chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc đoạn hoặc bài trong phiếu đã chỉ định. - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời về nội dung đoạn vừa đọc - GV đánh giá. HĐ2: HD HS làm bài tập. (20’) Bài 2: Làm miệng. - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao? - GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau nêu câu trả lời. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng: a, Vì khát b, Vì mưa to. Bài 3: Làm viết. - HS đọc yêu cầu của bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. - GV HD cách làm. HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nhau đọc bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng: a, Vì sao bông cúc héo lả đi? b, Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn? Bài 4: Làm miệng. - HS nêu yêu cầu của bài: Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau. - GV treo bảng phụ lên bảng. 2 HS đọc các tình huống. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài. - 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a. - Nhiều cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống b, c. - Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS nói tự nhiên. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị tiết sau. Tiết 3: Toán Tiết 134: Luyện tập chung I. Mục đích, yêu cầu: - Củng cố về cách tìm thừa số, số bị chia. - HS thuộc bảng nhân, chia đã học. Vận dụng vào giải toán. - HS yêu thích môn học, tự giác làm bài. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết BT1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con: 4 x 1 = 4 x 0 = 4 : 1 = 0 : 4 = - 2 HS nêu vai trò của số 1 và số 0 trong phép nhân và phép chia. - HS nhận xét; GV đánh giá. 2. Bài mới: (25-30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: HĐ1: Thực hành: (28 - 30’) Bài 1: Làm miệng. - GV treo bảng phụ. - HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. - GV củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2: Làm miệng (cột 2) - HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm (theo mẫu). - GV HD cách làm. - HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 3: Làm vở. - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm x. - HS nêu cách tìm thừa số, số bị chia. - 2 HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở. GV lưu ý HS cách trình bày bài. - Cả lớp và GV nhận xét, củng cố cách tìm thừa số, số bị chia. Bài 4: HS làm nếu còn thời gian. - 1 HS đọc bài toán. - GV tóm tắt bài toán: 4 tổ : 24 tờ báo 1 tổ : .... tờ báo? - GV HD cách làm; 1 HS K làm bảng lớp; HS làm bài vào vở: 24 : 4 = 6 (tờ báo) - Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - 2 HS nêu cách tìm thừa số, cách tìm số bị chia. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Tiết 4: tự nhiên & xã hội Tiết 27: Loài vật sống ở đâu? I. mục đích, yêu cầu: - HS biết động vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của một số động vật. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và mô tả. - HS thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật. II. Đồ dùng: - Tranh vẽ trong SGK. Tranh ảnh su tầm các loài vật. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể tên một số loài cây sống dưới nước? - Nêu ích lợi của chúng một số loài cây sống dưới nước? - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: (27 - 29’) * Khởi động: GV cho HS chơi trò chơi: Chim bay cò bay. HĐ1: Làm việc với SGK. + Mục tiêu: HS nhận ra loài vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. + Cách tiến hành: - Bước 1: Làm việc theo cặp. HS quan sát tranh SGK - thảo luận các câu hỏi: . Loài vật nào sống trên mặt đất? . Loài vật nào sống dưới nước? . Loài vật nào bay lượn trên không? - Bước 2: Làm việc cả lớp. . Một số HS trình bày trước lớp. . GV đặt câu hỏi: Loài vật có thể sống ở đâu? + Kết luận: Loài vật có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không. HĐ2: Triển lãm. + Mục tiêu: HS củng cố những kiến thức đã học về nơi sống của loài vật. Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật. + Cách tiến hành: - Bước 1: Hoạt động theo nhóm. . Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm đưa tranh ảnh các loài vật đã sưu tầm cho cả nhóm xem và cùng nhau nói tên từng con vật và nơi sống của chúng. . GV gợi ý phân loại chúng thành 3 nhóm: Sống dưới nước Trên cạn Bay lượn trên không - Bước 2: Hoạt đọng cả lớp. . HS trng bày theo sản phẩm. . Đại diện nhóm trình bày: đọc tên và nơi sống của các con vật. . GV và HS nhận xét sản phẩm của từng nhóm. + Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có thể sống ở mọi nơi. Chúng ta cần yêu quý và bảo vệ chúng. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu tên bài học. Loài vật có thể sống được ở đâu? - GV liên hệ GDHS yêu quý và biết bảo vệ các loài động vật. - GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học, tuyên dương. Buổi chiều (GV chuyên dạy) ***** Ngày soạn: 7/ 3/ 2015 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2015 Buổi sáng Tiết 1: tập làm văn Ôn tập (Tiết 8) I- mục đích, yêu cầu: - HS đọc đúng, rõ ràng và tương đối rành mạch các đoạn (bài) tập đọc đã học từ tuần 19 đến 26 (phát âm rõ, tốc độ khoảng 45 tiếng/phút). - Hiểu nội dung của từng đoạn, nội dung của cả bài. (trả lời được câu hỏi về nội dung bài đoạn đọc). Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ. - GDHS ý thức chăm chỉ học tập. II- đồ dùng: - Phiếu ghi tên các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 21. - Bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - 2 HS làm bài 2, 3 (Tiết 7). - Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: (27- 30’) a. Giới thiệu bài: b. Các hoạt động: HĐ1: Kiểm tra Tập đọc (4 - 5 em): (12 - 13’) - Từng HS lên bốc bài chuẩn bị khoảng 2 phút. - HS đọc đoạn
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc