Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 26 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: óng ánh, loài, lượn, nắc nỏm, ngoắt, quẹo, uốn đuôi, phục lăn. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.(Tôm Càng, Cá Con)

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: búng càng, (nhìn) trân trân, nắc nỏm khen, mái chèo, bánh lái, quẹo. Hiểu nội dung truyện: Cá con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn qua khỏi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít.

- GD HS trí thông minh, tình bạn thắm thiết.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ viết sẵn những câu văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (6)

- HS đọc thuộc lòng bài: Bé nhìn biển và TLCH về nội dung bài.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

- GV giới thiệu chủ điểm Sông biển và bài đọc.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

*GV đọc mẫu.

*Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu (lần 1).

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 26 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Các hoạt động:
HĐ1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia: (5’)
 * GV gắn 6 tấm bìa hình vuông lên bảng thành 2 hàng.
- GV: Có 6 hình vuông xếp thành 2 hàng đều nhau.
	 Mỗi hàng có mấy hình vuông? HS trả lời: Có 3 hình vuông.
- GV gợi ý để HS tự viết được: 	 6 : 2 =	 3
	 Số bị chia	 Số chia	 Thương
- HS nhắc lại tên thành phần và kết quả của phép nhân.
 * GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 hình vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy hình vuông?
- HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6. Tất cả có 6 hình vuông. Ta viết: 6 = 3 x 2.
 * Nhận xét: HD HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng:
	6	:	2	=	3	 6	= 3 x 2
	Số bị chia	 Số chia	 Thương
	Số bị chia bằng thương nhân với số chia
HĐ2: Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết: (7’)
 * GV nêu: Có phép chia x : 2 = 5
- GV giải thích: Số x là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5.
- Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau: lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia).
	 Vậy x = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5.
	 Trình bày:	x : 2 = 5
	x = 5 x 2
	x = 10
 * Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- 2 HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
HĐ2: Thực hành: (20’)
Bài 1: Làm miệng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Làm vở.
- HS đọc đầu bài: Tìm x.
- 2HS nêu cách tìm số bị chia.
- GV HD phần a:	x : 2 = 3
	 	x = 3 x 2
	x = 6
 + Lưu ý HS cách trình bày.
- 2HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Làm vở.
- 2HS đọc đầu bài.
- GV HD cách giải.
- HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm bài vào vở: 	Số kẹo có tất cả là:
5 x 3 = 15 (chiếc kẹo).
 Đáp số: 15 chiếc kẹo
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS nêu cách tìm số bị chia.	
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Cá sấu sợ cá mập
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (ông chủ khách sạn và các vị khách).
- Hiểu tính hài hước của truyện: Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông còn làm cho khách khiếp sợ hơn.
- HS có ý thức tìm hiểu về thiên nhiên, biển.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK; Sưu tầm thêm tranh, ảnh cá sấu và cá mập. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài Tôm Càng và Cá Con + TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng: - HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK + nói về nội dung tranh. GV giới thiệu tranh, ảnh cá sấu và cá mập và nói để HS hiểu chúng nguy hiểm như thế nào -> GV giới thiệu ND bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV lưu ý HS các TN: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, GV chia bài làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ... đến ở bãi tắm có cá sấu.
+ Đoạn 2: tiếp ... đến rất sợ cá mập.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong SGK ( T. 75 ) và giải nghĩa thêm từ: Khiếp đảm -> đồng nghĩa với kinh hãi, kinh sợ, sợ hết hồn, ... 
- HS thi đọc giữa các nhóm.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
HS đọc thầm toàn bài rồi trả lời các CH trong SGK.
+ Câu 1: Khách lo lắng trước tin đồn: ở bãi tắm có cá sấu.
+ Câu 2: Ông chủ khách sạn quả quyết: " ở đây làm gì có cá sấu". 
+ Câu 3: Ông nói rằng: Vùng biển ở đây sâu, có nhiều cá mập. Mà cá sấu thì rất sợ cá mập.
+ Câu 4: Vì cá mập còn hung dữ, đáng sợ hơn cả cá sấu.
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- GV tổ chức cho 2, 3 nhóm HS tự phân vai thi đọc lại truyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, CN đọc đúng và hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS trao đổi, thảo luận về tính hài hước của câu chuyện. HS nêu, GV chốt lại: Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng những vị khách đang sợ bãi biển có cá sấu đã quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông còn làm cho khách khiếp sợ hơn.
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Luyện: Tìm số bị chia
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS kiến thức về tìm số bị chia và giải toán.
- áp dụng các bảng nhân, chia để giải các bài toán có liên quan.
- GDHS tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- HS nêu tên gọi các thành phần trong phép tính: X : 8 = 5
- HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Ôn tập: (10 - 12’)
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào? HS lấy VD rồi tìm.
- GV và cả lớp nhận xét, GV đánh giá.
- Cả lớp nêu đồng thanh.
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng, HDHS làm từng bài.
Bài 1: Tìm x:
 a) x : 4 = 5 x : 7 = 4 x : 2 = 9
 b) x : 5 = 35 : 5 x : 8 = 21 : 7 x : 4 = 2 x 2
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng làm bài (HS làm phần a, Còn TG HS làm phần b).
- Chữa bài, củng cố cách tìm số bị chia.
Bài 2: Lớp 2A có 10 bàn học. Mỗi bàn có 3 học sinh. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh?
- HS đọc bài toán.
- HS nêu cách làm.
- HS lên tóm tắt và giải - Lớp làm vào vở.
 Tóm tắt: 1 bạn : 3 học sinh.
 	 10 bạn : ...học sinh?
- HS, GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng: 3 x 10 = 30 (học sinh)
Bài 3: Có 28 quyển vở chia đều cho 4 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy quyển vở?
- HS đọc bài toán.
- HS nêu cách làm.
- HS lên tóm tắt và giải - Lớp làm vào vở.
 Tóm tắt: 4 bạn : 28 quyển
 	 1 bạn : ... quyển?
- HS, GV chữa bài, chốt lại lời giải đúng: 28 : 4 = 7 (quyển)
Bài 4: Tìm một số, biết số đó chia cho 5 thì bằng 4. (HS làm nếu còn TG)
- GV hướng dẫn HS cách làm:
 + Số cần tìm đó chính là thành phần nào trong phép chia? (....số bị chia chưa biết.)
 + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? (....lấy thương nhân với số chia.)
- HS lên bảng làm - HS khác làm vào vở.
 Số cần tìm là:
 4 x 5 = 20
 Đáp số : 20
3. Củng cố dặn dò.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu lại cách tìm số bị chia.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
*****
Ngày soạn: 1/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
 Chữ hoa: X
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa X. Viết chữ hoa X (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Xuôi (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi dòng mát mái (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa X; chữ và câu ứng dụng Xuôi; Xuôi dòng mát mái. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa X đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS viết bảng lớp; lớp viết bảng con chữ hoa: V , Vượt. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa X. (7’)
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa X.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ X.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ X lên bảng. GV nêu cách viết.
 + GV viết mẫu chữ X lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ X vào bảng con 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Xuôi dòng mát mái 
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: gặp nhiều thuận lợi.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Xuôi trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Xuôi vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa X.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Tiết 2: Tiếng việt *
 Ôn: Chữ hoa: X.ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa X. 
- HS viết đúng chữ hoa X., chữ và câu ứng dụng Xuôi dòng mát mái.Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa X.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa X.
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa X. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa X., 2 dòng câu V Xuôi dòng mát mái”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa X., 2 dòng câu Xuôi dòng mát mái 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
Hát ôn bài: Chim chích bông
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố giai điệu và lời bài hát: Chim chích bông
- Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ.
- Giáo dục HS yêu quý loài vật.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Chim chích bông
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Ôn tập bài hát: Chim chích bông
- GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách đệm. 
- Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
HĐ2: Biểu diễn bài hát
- GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát.
- HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
- GV tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 2/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt; Kể được tên một số con vật sống dưới nước; Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.
- Luyện kỹ năng sử dụng dấu phẩy.
- HS có ý thức dùng dấu phẩy khi viết câu.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu hai từ ngữ có tiếng biển? 
- Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu văn sau: Cỏ cây héo khô vì hạn hán.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Hãy xếp tên các loài cá vẽ dưới đây vào nhóm thích hợp.
- HS quan sát tranh trong SGK. GV HD mẫu.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
+ HS kể tên một số loài cá mà em biết. Loài cá có ích lợi gì? Em cần phải làm gì?
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Kể tên các con vật sống ở dưới nước.
- HS quan sát tranh trong SGK. 
- HS đọc tên các con vật trong tranh.
- GV HD cách làm. 
- HS nối tiếp nhau nêu tên các con vật sống dưới nước.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
+ Em cần làm gì để bảo vệ loài cá?
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo: Những chỗ nào trong câu 1 và câu 4 còn thiếu dấu phẩy?
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 2 HS đọc câu 1 và câu 4. 
+ Khi nào em điền dấu phẩy?
- HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm. Cả lớp nhận xét, GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS kể tên các con vật sống dưới nước.
- LH: Em phải làm gì để giữ cho các loài vật sống dưới nước không bị ô nhiễm? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII
Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết)
Sông Hương
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác đoạn: “Mỗi mùa hè ... dát vàng”. Làm các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn r/ d/ gi.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Viết đúng: nở, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, trăng sáng, lung linh. Luyện viết đúng và làm đúng các BT phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: r/ d/ gi.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. 
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con 3 tiếng có âm đầu r/ d/ gi.
- HS NX - GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (9’)
- GV đọc mẫu. HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? (Sông Hương).
 + Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? 
 (Cảnh đẹp của sông Hương vào mùa hè và khi đêm xuống).
- HD HS nhận xét: 
 + Đoạn văn có mấy câu? (Có 3 câu).
 + Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao? 
	 (Các từ đầu câu: Mỗi, Những. Tên riêng: Hương Giang).
- HS viết bảng con: nở, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, trăng sáng, lung linh.
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (13’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài. (5’)
- HS tự chữa lỗi.- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2a: GV treo bảng phụ
- HS nêu yêu cầu của bài: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau điền từ.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: giải thưởng, rải rác, dải núi.
	Rành mạch, để dành, tranh giành.
- HS đọc lại bài sau khi đã điền xong.
Bài 3a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm các tiếng bắt đầu bằng gi/ d.
- GV đọc từng gợi ý. HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: dở, giấy.
- HS đọc lại bài sau khi đã điền xong.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 129: Chu vi hình tam giác - Chu vi hình tứ giác
I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Biết cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
- Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- HS yêu thích môn học, vận dụng tính toán trong thực tế.
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS chữa bài 4 (Tr. 129).
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức:
 Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
A
- GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng. 
B
5cm
C
 . Chỉ vào từng cạnh và giới thiệu: Tam giác ABC có 3 cạnh là AB, BC, CA.
- 2 HS nhắc lại.	 
- HS quan sát hình vẽ, tự nêu độ dài của mỗi cạnh: Độ dài cạnh AB là 3 cm, độ dài cạnh BC là 5 cm, độ dài cạnh CA là 4 cm.
- GV cho HS tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC:
3 cm + 5 cm + 4 cm = 12 cm
- GV giới thiệu: Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. Như vậy, chu vi của hình tam giác ABC là 12 cm. 
- GV nêu rồi cho HS nhắc lại: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác là chu vi của hình tam giác đó.
- GV HD SH tự nêu: tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó. 
HĐ2: Thực hành: (16’)
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh.
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
- 2 HS lên bảng làm bài; lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính chu vi hình tứ giác biết độ dài các cạnh.
- Muốm tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào?
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở.
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian
- HS làm bài.
- GV chốt KQ, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nêu cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 26: Một số loài cây sống dưới nước
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS nhận dạng và nói tên một số cây sống dưới nước. Nêu được ích lợi của loài cây đó. Phân biệt được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả. 
- GDHS biết chăm sóc bảo vệ các loài cây. 
II. Đồ dùng: 
- Tranh ảnh sưu tầm các loại cây, các cây thật...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên một số loài cây sống trên cạn? 
- Nêu ích lợi của một số cây sống trên cạn? 
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ đề và bài học.
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Làm việc với SGK.
 + Mục tiêu: - Nói tên và nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước.
 - Nhận biết được nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp.
 . HS quan sát tranh trong SGK và TLCH: Chỉ và nói tên các cây có trong hình.
 . GV đi đến các nhóm giúp đỡ HS - Hướng dẫn các em tập đặt câu hỏi cho mỗi hình.
 Ví dụ: 
 . Cây này là cây gì? Bạn thường thấy cây này mọc ở đâu?
 . Cây này có hoa không? Hoa của nó có màu gì?
 . Cây này được dùng làm gì?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 . GV gọi một số HS lần lượt lên chỉ và nói tên các cây có trong hình.
 . Em hãy chỉ ra các cây sống trôi nổi trên mặt nước và cây có rễ bám sâu vào bùn.
 . Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 + Kết luận.
HĐ2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm.
 + Mục tiêu: - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
 - HS thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 . HS đem những cây thật và tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại các cây theo gợi ý sau:
 Cây sống trôi nổi trên mặt nước Cây có rễ bám sâu vào bùn.
- Bước 2: . Đại diện các nhóm lên trình bày.
 . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
 . GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Em hãy kể tên một số loài cây sống dưới nước? Nêu ích lợi của một số cây sống dưới nước?
- GV liên hệ GDHS thông qua bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Loài vật sống ở đâu?
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 3/ 3/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết đáp lại lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp đơn giản cho trước, thể hiện thái độ lịch sự. Biết trả lời câu hỏi về biển. Viết được những câu trả lời về cảnh biển.
- Rèn kỹ năng nói, viết câu đúng.
- HS yêu cảnh đẹp của biển.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1. Tranh trong bộ đồ dùng. (BT 1, 2)
III. Cá

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_26_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan