Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: vang lừng, man -gát, nổi lên, huơ vòi ,. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: trường đua, chiêng, man - gát, . Hiểu ND: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.

- HS ham thích tìm hiểu về truyền thống lễ hội của dân tộc; yêu quý các con vật nuôi.

II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ bài đọc.

 - GV: Bảng phụ viết câu cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Hội vật, trả lời các câu hỏi về bài đọc.

- HS, GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ 1: Luyện đọc .

- GV đọc toàn bài. HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.

- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

+ Luyện đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đọc từ ứng dụng: Sầm Sơn.
+ GV giới thiệu về Sầm Sơn.
+ HS tập viết từ Sầm Sơn. 
+ GV nhận xét, sửa sai.
- Luyện viết câu ứng dụng:
+ HS đọc câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy rì rầm ... bên tai.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng.
+ HS tập viết trờn bảng con cỏc chữ Côn Sơn, Ta.
* HĐ 2: HD viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết bài như đã nêu ở phần mục đích yêu cầu. 
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm, chữ xấu.
* HĐ 3: Chấm, chữa bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa S.
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp. Khuyến khớch HS học thuộc cõu thơ của Nguyễn Trói.
 Tiết 4: Tự nhiên - xã hội
 động vật
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- Biết được cơ thể động vật gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ ra được các bộ phận bên ngoài của một số động vật. Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Các hình trong SGK trang 94, 95.
- Sưu tầm các ảnh động vật, giấy khổ A4 , hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát và thảo . 
+ Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát các hình SGK trang 94, 95 và kết hợp quan sát những tranh ảnh con vật sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát và thảo luận theo gợi ý sau : 
. Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các con vật ? 
. Hãy chỉ đâu là đầu, mình, chân của từng con vật. 
. Chọn một số con vật có trong hình, nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng, kích thước và cấu tạo ngoài của chúng. 
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác bổ sung.
=> KL: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, ... khác nhau. Cơ thể chúng đều gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.
* HĐ 2 : Làm việc cá nhân 
+ Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con vật mà HS ưa thích.
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Vẽ và tô màu.
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì để vẽ một con vật mà các em ưa thích.
Lưu ý HS: Khi tô màu xong phải ghi chú tên con vật và các bộ phận của nó trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình lên bảng lớp để trưng bày. GV có thể yêu cầu một số HS giới thiệu bức tranh của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá các tranh vẽ của các bạn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. Dặn HS có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.
Sỏng  Ngày soạn: 22 / 02 /2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 01/ 03 / 2018
 Tiết 1: luyện từ và câu
 Nhân hoá. ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao ? 
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hóa; Ôn luyện về câu hỏi Vì sao ?
- Nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá ( BT 1). Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? ( BT 2 ). Trả lời đúng 2 - 3 câu hỏi Vì sao ? ( BT 3 ).
- HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị: - 2 tờ phiếu kẻ bảng giải BT 1.
 - Bảng lớp viết câu văn ở BT 2, 3.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật; chỉ các môn nghệ thuật. 
- GV nhận xột, đỏnh giỏ.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: HD nhận biết về phộp nhân hóa.
+ Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm đoạn thơ.
- HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm những sự vật, con vật được tả trong đoạn thơ.
+ Các sự vật, con vật ấy được tả bằng những từ ngữ nào ?
+ Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy cú gì hay ?
- GV dán bảng lớp 2 tờ phiếu khổ to, gọi 2 nhóm HS lên thi tiếp sức. Mỗi nhóm gồm 5 em tiếp nối nhau điền câu trả lời vào bảng. HS thứ 5 trình bày toàn bộ bảng kết quả.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Bốn, năm HS đọc lại BT đã chữa đúng.
- Củng cố nhận biết về phép nhân hoá.
Tên các con vật
Các sự vật, con vật được gọi
Các sự vật, con vật được tả
Cách gọi và tả sự vật, con vật
Lúa
chị
phất phơ bím tóc
Làm cho cỏc sự vật, con vật trở nờn sinh động, gần gũi, đỏng yờu hơn.
Tre
cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông
Gió
cô
chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
đạp xe qua ngọn núi
* HĐ 2: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi để HS nhận thấy bộ phận câu TLCH Vì sao ? thường dùng từ chỉ nguyên nhân.
- 1 cặp HS làm mẫu.
- Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, một em trả lời.
- Nhiều cặp HS thực hành hỏi - đáp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Củng cố cách xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài và các câu. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc lại bài Hội vật, rồi trả lời lần lượt từng câu hỏi. ( HS trả lời đúng từ 2 - 3 câu ).
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài, những HS khác làm bài vào vở. 
- Nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng. 
- Củng cố cách trả lời câu hỏi Vì sao ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung luyện tập trong tiết học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. 
Tiết 3 Chính tả ( nghe - viết )
 hộị đua voi ở tây nguyên
i. MụC đích yêu cầu: 
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT 2 ( a ): phân biệt tr/ ch.
- Rèn KN nghe - viết chính tả, KN phân biệt tr / ch.
- Giáo dục HS ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị: - GV: Bảng lớp viết nội dung BT 2 ( a ). 
- HS: Vở BTTV in.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY HọC: 
1. Kiểm tra bài cũ: GV cho 1 HS đọc cho 2 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Hướng dẫn nghe - viết.
- GV đọc 1 lần đoạn văn, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết những từ các em dễ mắc lỗi, ghi nhớ chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài, theo dõi, uốn nắn HS viết chậm, chữ xấu.
- Đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu một số bài chấm nhận xét, chữa.
* HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
+ Bài 2 ( a ): - GV nêu yêu cầu của bài. 
- HS làm bài vào vở BT. 
- GV mời 3 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và GVnhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 5, 7 HS đọc lạicác câu thơ đã hoàn chỉnh - HS sửa bài ( nếu sai ).
- Củng cố KN phân biệt âm đầu tr/ch.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết đúng, đẹp, làm đúng bài tập chính tả.
- Dặn HS học thuộc những câu thơ trong BT 2 ( a ).
Tiết 4: Toán
 T.124: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Viết và tính được giá trị của biểu thức.
- Rèn kĩ năng giải toán, viết và tính giá trị của biểu thức nhanh, chính xác.
- HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. Chuẩn bị: Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS tiếp nối nhau nêu từng quy tắc tính giá trị của biểu thức. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ 1: Củng cố kiến thức.
- 1 HS nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
* HĐ 2: Thực hành.
+ Bài 1: - HS đọc bài toán.1 HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán.
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài. GV nhận xét, bổ sung.
- Củng cố cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Bài 2: - HS đọc bài toán.
- GV HD HS giải bài toán theo 2 bước:
 + Bước 1: Tính số gạch lát nền mỗi căn phòng ( 2550 : 6 = 425 ( viên ) ).
 + Bước 2: Tính số gạch lát nền 7 căn phòng ( 425 x 7 = 2975 ( viên ) ).
- HS trình bày bài giải vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
+ Bài 3: - HS xác định yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cách thực hiện từng phép tính.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. 
- Nhận xét, chữa bài. Củng cố KN tính giá trị của biểu thức.
+ Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức ( làm phần a, b ). 
- Chữa bài, GV chuẩn xác KT, rèn kĩ năng viết biểu thức và tính giá trị của biểu thức. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khắc sâu cách giải BT liên quan đến rút về đơn vị, cách tính giá trị của biểu thức.
 Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. Dặn HS xem lại bài.
Chiều Tiết 1 tự nhiên - xã hội
 côn trùng
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người. Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại. Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.
- Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng. 
- Các KNS được GD trong bài: KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các h/ động ( thực hành ) giữ vs môi trường, vs nơi ở; tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
- HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; tiêu diệt những côn trùng có hại.
II. Chuẩn bị: 
- Các hình trong SGK trang 96, 97.
- HS: Sưu tầm các tranh, ảnh côn trùng ( hoặc các côn trùng thật ) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại.
- Các PP dạy học: PP thảo luận nhóm, thuyết trình và thực hành.
III. các Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu ích lợi của một số động vật đối với con người.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Quan sát và thảo luận.
+ Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát. 
+ Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu từng cặp HS quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97 và sưu tầm được. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận:
. Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh ( nếu có ) của từng côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân ? Chúng sử dụng chân cánh để làm gì ?
. Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. 
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS rút ra đặc điểm chung của côn trùng.
=>KL: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.
* HĐ 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được.
+ Mục tiêu: 
- Kể được tên một số côn trùng có ích và một số côn trùng có hại đối với con người.
- Nêu được một số cách diệt trừ những côn trùng có hại. 
+ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm. 
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người. HS có thể viết tên hoặc vẽ thêm những côn trùng không sưu tầm được. 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của mình trước lớp và cử bạn khá, giỏi thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó. 
- GV nhận xét và khen các nhóm làm việc tốt, sáng tạo. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS liên hệ nói về sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS luôn có ý thức diệt trừ những côn trùng có hại.
 Tiết 2: luyện từ và câu ( * )
 ễN: Nhân hoá - đặt và trả lời câu hỏi vì sao ? 
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- ễn luyện, khắc sõu KT về phép nhân hóa; Ôn luyện về câu hỏi Vì sao ?
- Rốn KN nhận biết cỏc hỡnh ảnh nhân hoá, KN tỡm cỏc bộ phận cõu TL cho cõu hỏi Vỡ sao ?, trả lời đúng cỏc câu hỏi Vì sao ?.
- HS tích cực, chủ động trong học tập.
II. chuẩn bị: 
- Nội dung cỏc BT liờn quan.
- Vở BT Tiếng Việt 3 – tập 2. 
III. các hoạt động dạy học:
* HĐ 1: ễn luyện về phộp nhân hóa.
. GV tổ chức cho HS làm BT 1 ( Vở BT Tiếng Việt 3 - tập 2 - Trang 31 ).
+ Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm đoạn thơ.
a) HD HS trả lời các câu hỏi trong bảng:
+ Nờu tờn cỏc sự vật, con vật được tả trong đoạn thơ.
+ Cỏc sự vật , con vật được gọi bằng gỡ ?
+ Các sự vật, con vật ấy được tả bằng những từ ngữ nào ?
- HS lần lượt trả lời từng cõu hỏi, GV + HS nhận xột, chốt những cõu TL đỳng.
- HS ghi cỏc cõu TL đỳng vào vở
b) GV nờu tiếp cõu hỏi ( b ) : Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy cú gì hay ?
- HS trả lời.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Cỏch gọi và tả cỏc sự vật, con vật làm cho cỏc sự vật, con vật trở nờn sinh động, gần gũi, đỏng yờu hơn -> đỏnh dấu vào ý 2.
- Củng cố KN nhận biết về phép nhân hoá.
* HĐ 2: Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ?
. GV tổ chức cho HS làm BT 2 + 3 ( Vở BT T Việt – Tập 2 – T. 32, 33 ) 
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hỏi để HS nhận thấy bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? thường dùng từ chỉ nguyên nhân.
- 1 cặp HS làm mẫu.
- Từng cặp HS trao đổi: 1 em nêu câu hỏi, một em trả lời.
- Nhiều cặp HS thực hành hỏi - đáp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Củng cố cách xác định bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ?
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài và các câu. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc lại bài Hội vật, rồi trả lời lần lượt từng câu hỏi. ( HS trả lời đúng từ 2 - 3 câu ).
- GV mời 4 HS lên bảng làm bài, những HS khác làm bài vào vở. 
- Nhận xét, chữa bài, chốt lại lời giải đúng. 
- Củng cố cách trả lời câu hỏi Vì sao ?
* HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại ND KT luyện tập trong tiết học.
- GV n/ xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ KT về phộp nhõn húa, cỏch tỡm bộ phận cõu TL cho cõu hỏi Vỡ sao ? và cỏch trả lời cõu hỏi Vỡ sao ?.
Tiết 3 toán*
 Luyện tập về giải toán
I . mục đích yêu cầu
- Củng cố về các dạng toán cơ bản đã được học.
- Rèn kỹ năng thực hiện giải toán có lời văn.
- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi BT.
III. các Hoạt động dạy học 
*HĐ1: Củng cố kiến thức:
- Vài HS nờu nhận biết về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ); cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ ghi số La Mã ); biết thời điểm làm công việc hằng ngày của HS.
- HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn xác kiến thức.
- HS lấy VD minh hoạ. Nhận xét, chữa nhanh.
*HĐ2: Luyện tập: SD bảng phụ.
Bài 1: Thùng to đựng 125 lít dầu, thùng to đựng gấp 5 lần thùng nhỏ. Hỏi thùng nhỏ đựng kém thùng to bao nhiêu lít dầu?
- HS nờu yờu cầu của BT, phân tích yêu cầu của bài.
- HS làm bài rồi chữa, nhận xét bổ sung. 
- Củng cố cách giải bài toán có 2 phép tớnh.
Bài 2: Có 4 thùng kẹo, mỗi thùng có 6 hộp kẹo, mỗi hộp kẹo có 198 viên kẹo. Hỏi có tất cả có bao nhiêu viên kẹo?
- HS nờu yờu cầu của BT, phân tích yêu cầu của bài.
- HS làm bài rồi chữa, nhận xét bổ sung. 
- Củng cố cách giải bài toán có 2 phép tớnh.
Bài 3: Một đoàn du khách có 26 người đón taxi, mỗi xe taxi chở được 4 người. Hỏi đoàn du khách phải đón tất cả bao nhiêu chiếc taxi?
- HS nờu yờu cầu của BT, phân tích yêu cầu của bài.
- HS làm bài rồi chữa, nhận xét bổ sung. 
- Củng cố cách giải bài toán có 2 phép tớnh.
*HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
 Sỏng Ngày soạn: 23 /02 / 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 02 / 3 / 2018
 Tiết 1: tập làm văn
 kể về lễ hội 
I. MụC ĐíCH YÊU CầU:
- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- Rèn kĩ năng kể rõ ràng, tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
- Các KNS được GD trong bài: KN tư duy sáng tạo; KN tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; KN giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
- GD HS yêu thích nghệ thuật.
II. chuẩn bị: - Hai bức ảnh lễ hội trong SGK.
- Các PP dạy học: PP làm việc nhóm - chia sẻ thông tin; trình bày 1 phút.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn, TLCH về nội dung câu chuyện. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ 1: Kể về lễ hội. 
- 1 HS đọc yêu cầu 1 ( SGK ). Cả lớp theo dõi trong SGK. 
- GV viết bảng lớp 2 câu hỏi:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh ntn ?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
- Từng cặp HS quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
- Nhiều HS nối tiếp nhau thi giới thiệu quang cảnh và những hoạt động của những người tham gia lễ hội. 
- Cả lớp và GV nhận xét ( về lời kể, diễn đạt ), bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt.
- Dặn HS viết lại những điều mình vừa kể, chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tới.
 Tiết 2: thủ công
 Làm lọ hoa gắn tường (Tiết 1)
I. Mục đích,yêu cầu:
 - Biết cách làm lọ hoa gắn tường.
 - Rèn kĩ năng làm lọ hoa gắn tường theo đúng quy trình kĩ thuật. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. 
 - HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II. Chuẩn bị: Giấy màu, kéo, keo, thước kẻ. Mẫu lọ hoa gắn tường bằng bìa.
 Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: a ) Giới thiệu bài:
 b ) Các hoạt động:
* HĐ1: GV HD HS quan sát và nhận xét
 - GV giới thiệu tấm làm lọ hoa gắn tường và HD HS quan sát, nhận xét.
 - GV gợi ý để HS quan sát và rút ra nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu.
 - GV nêu tác dụng và cách làm lọ hoa gắn tường trong thực tế.
* HĐ2: GV HD mẫu
 - Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
 - Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
 - Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
 + GV gọi vài HSTB nhắc lại cách làm lọ hoa gắn tường và nhận xét.
 + GV tổ chức cho HS tập gấp lọ hoa gắn tường.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu quy trình làm lọ hoa gắn tường.
 - Nhận xét về ý thức học tập.
 - Dặn dò HS chuẩn bị giờ học sau.
Tiết 3: toán
 T.125: tiền việt nam
I. mục đích yêu cầu : 
- Nhận biết tiền Việt Nam loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. Bước đầu biết chuyển đổi tiền. Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Rèn kĩ năng nhận biết các loại tiền Việt Nam, cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng đúng, nhanh.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- GV: Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng và các loại đã học.
III. các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS làm bài tập 2 trang 129 SGK. HS, GV nhận xét chữa bài. 
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ 1: Giới thiệu về các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng:
GV cho HS quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm như: 
- Màu sắc của tờ giấy bạc.
- Dòng chữ “ Hai nghìn đồng ” và số 2000.
- Dòng chữ “ Năm nghìn đồng ” và số 5000.
- Dòng chữ “ Mười nghìn đồng ” và số 10 000.
* HĐ 2: Thực hành.
+ Bài 1: - HS xác định yêu cầu của bài. 
- Cho HS tự làm và chữa bài. ( HS làm phần a, b ). 
- Lưu ý HS, trước hết cần cộng nhẩm rồi trả lời câu hỏi của bài. 
- Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát câu mẫu, HDHS cách làm bài ( HS làm phần a, b, c ).
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. GV có thể nêu thêm câu hỏi cho HS như:
 Một tờ giấy bạc 2000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 1000 đồng ?. 
- Rèn luyện kĩ năng đổi tiền.
+ Bài 3: - HS xác định yêu cầu của bài.
a) Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định vật có giá tiền ít nhất 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2017_2018_bui.doc