Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Bước đầu nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”.

- Biết đọc, viết .

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG; - Tấm bìa hình vuông

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5)

- 2 HS đọc xuôi, 2HS đọc ngược bảng chia 5.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới: (27-30)

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động:

HĐ1: Hình thành kiến thức: (13)

*Giới thiệu “Một phần năm”

- GV cho HS quan sát TB hình vuông.

- GV: Hình vuông được chia thành 5 phần bằng nhau,

 trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu

 một phần năm hình vuông.

- HD HS viết: ; Đọc: một phần năm.

- KL: Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được hình vuông.

 

doc20 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm kể tốt nhất. Cho điểm.
* Kể toàn bộ câu chuyện.
- 2 - 3 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những HS kể chuyện hay nhất - đánh giá.
3. Củng cố dặn dò: (4’)
- HS nhắc lại tên bài.
- Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” nói lên điều gì có thật? 
- GV liên hệ GDHS
Tiết 2: toán
Tiết 122: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố bảng chia 5.
- Thuộc bảng chia 5, vận dụng để giải các bài tập có liên quan.
- HS yêu thích môn học, vận dụng bảng chia trong thực tế. 
II. Đồ dùng: 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng chia 5. 
- 1HS nêu cách tìm 1/5.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm. 
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, củng cố bảng chia 5
+ HS hoc thuộc bảng chia 5. 
Bài 2: Làm miệng.
- 2HS đọc đầu bài: Tính nhẩm.
- 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng cột tính.
- HS nhận xét; GV chữa bài. 
- HS nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 3: Làm vở.
- 2HS đọc đầu bài.
- HS lên bảng ghi tóm tắt:
	5 bạn : 35 quyển vở
	1 bạn : ... quyển vở?
- GV HD cách giải.
- HS lên bảng làm bài; lớp làm bài vào vở: 35 : 5 = 7 (quyển vở).
- Đánh giá 7 - 10 bài; nhận xét.
Bài 4: HS làm vở nếu còn thời gian.
- 2 HS đọc đầu bài.
- GV HD và dặn dò cách giải.
- HS làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 5: HS làm miệng nếu còn thời gian.
- HS lam bài.
- HS, GV chốt lại lời giải đúng: hình a
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- 2 HS đọc bảng chia 5. 1HS nêu cách tìm 1/5.	
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
Ngày soạn: 22/ 2/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2015
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Tiết 1:	 chính tả( Tập chép)
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết cách chép đoạn: “Hùng Vương thứ mười tám ... cầu hôn công chúa”. Củng cố cách phân biệt ch/ tr.
- Viết đúng: Hùng Vương, tuyệt trần, Mị Nương, kén, giỏi,chàng trai. Luyện viết đúng và làm đúng các bài tập phân biệt ch/ tr.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết 
II. Đồ dùng: - Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con: sản xuất, xẻ gỗ.
- HS NX - GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn tập chép:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (9’)
- GV đọc đoạn chép trên bảng lớp. 3, 4 HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi: 
 + Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì? 
 (Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Ông có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì đã có hai chàng trai đến cầu hôn). 
- HD HS nhận xét: 
 + Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? 
 (Các chữ đứng đầu câu và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thuỷ Tinh).
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- HS viết bảng con: Hùng Vương, tuyệt trần, Mị Nương, kén, giỏi, chàng trai.
 + HS nhận xét - GV sửa sai. 
* HS chép bài vào vở. (13’)
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Đánh giá, chữa bài. (5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài; Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 6’)
Bài 2a:
- HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống ch hay tr?
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nối tiếp nhau nêu các chữ cần điền vào chỗ trống. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: trú mưa, chú ý, truyền tin, chuyền cành, chở hàng, trở về.
+ Giải nghĩa một số từ.
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
Bài 3a:
- HS nêu yêu cầu của bài: Thi tìm từ ngữ: chứa tiếng bắt đầu bằng ch/ tr.
- GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau nêu các tiếng vừa tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng: sao chổi, cha mẹ, chăm chỉ, chào hỏi, chậm chạp, trung thành, truyện, trường học. 
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể loại văn xuôi? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: tập viết
Chữ hoa: V
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa V . Viết chữ hoa V (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Vượt (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa V; chữ và câu ứng dụng Vượt; Vượt suối băng rừng. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa V đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, câu ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS viết bảng lớp; lớp viết bảng con chữ hoa: U, Ư, Ươm. 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 -25’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa T.
* HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa V. 
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của chữ V.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ V lên bảng. GV nêu cách viết.
 + GVviết mẫu chữ V lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết. 
* HD HS viết chữ V vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
	GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Vượt suối băng rừng
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn, gian khổ.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Vượt trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Vượt vào bảng con. 
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo và quy trình viết chữ hoa V.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa X
Tiết 3: Tiếng việt *
 Ôn: Chữ hoa: V
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa V 
- HS viết đúng chữ hoa V, chữ và câu ứng dụng Vượt suối băng rừng.Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa V
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa V
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa V trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa V, 2 dòng câu Vượt suối băng rừng”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa V, 2 dòng câu Vượt suối băng rừng
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
*****
Ngày soạn: 23/ 2/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 26 tháng 2 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
I. mục đích, yêu cầu:	
- Mở rộng và củng cố vốn từ ngữ về sông biển. 
- Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- HS có hiểu biết về biển.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Kể tên một số loài thú mà em biết?
- HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy trong câu.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: (1 - 2’)
b. HD HS làm bài tập (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm các từ ngữ có tiếng biển.
- GV phân tích mẫu, đưa ra sơ đồ: biển ..., ... biển.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Giải nghĩa từ em tìm được.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Bài 2: Làm miệng. GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo: Tìm từ trong ngoặc đơn 
hợp với mỗi nghĩa sau:
- GV HD cách làm. HS thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- 1 số HS đọc bài làm của mình.
- Cả lớp và GV chốt lời giải đúng: a/ sông - b/ suối - c/ hồ.
+ Nêu vai trò của sông, hồ, suối. Em bảo vệ nó như thế nào?
Bài 3: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm theo: Đặt câu hỏi cho phần in đậm trong câu.
- GV HD HS cách đặt câu hỏi: bỏ phần in đậm trong câu rồi thay vào câu từ để hỏi cho phù hợp. Chuyển từ để hỏi lên vị trí đầu câu. Đọc lại cả câu sau khi thay thế thì sẽ được câu hỏi đầy đủ.
- HS nối tiếp nhau trả lời. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn câu hỏi phù hợp, GV ghi bảng:
 Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?
- 2 - 3 HS đọc lại câu trên.
Bài 4: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm theo: Dựa theo cách giải thích trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, trả lời các câu hỏi:
- GV HD cách làm. HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài viết. HS nhận xét, GV bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Nêu các từ ngữ về sông biển. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy.
Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết)
Bé nhìm biển
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết ba khổ thơ đầu của bài Bé nhìn biển. Làm được các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn ch/ tr.
- Trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ. Viết đúng: sông lớn, chơi, thở rung, khiêng, sóng lừng. Luyện viết đúng và làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm dễ lẫn: ch/ tr.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. Nói, viết đúng các tiếng có âm đầu ch/ tr. 
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con 3 tiếng có âm đầu ch, tr.
- HS NX - GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
* Hướng dẫn HS chuẩn bị. (8’)
- GV treo bảng phụ nội dung bài viết.
- GV đọc mẫu. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài viết. GV hỏi:
 + Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào?
 (Biển rất to lớn; có những hành động giống như một con người).
- HD HS nhận xét: 
 + Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? (Có 4 tiếng).
 + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? 
	 (Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 tính từ lề vở).
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 5 chữ? 
- HS viết bảng con: sông lớn, chơi, thở rung, khiêng, sóng lừng.
 + Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (13’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài: (5’) 
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 7 - 10 bài, Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch, tr.
- HS đọc mẫu. HS nối tiếp nhau nêu tên các loài cá bắt đầu bằng ch, tr.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: chép, chuối, chim, chạch, trôi, trê
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
Bài 3a: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tìm các tiếng bắt đầu bằng ch/ tr.
- GV đọc từng gợi ý. HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV NX, chốt lời giải đúng: chú, trường, chân.
- Vài HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- Nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ 5 chữ? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 124: Giờ, phút
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nhận biết được 1 giờ có 60 phút, biết cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6. Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Củng cố biểu tượng về thời gian.
- Rèn luyện kĩ năng xem đồng hồ. Thực hiện được các phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
- Sử dụng thời gian hợp lý trong cuộc sống hàng ngày. 
II. Đồ dùng: 
- Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2HS làm bài: X + 15 = 32; 	 X x 5 = 35
- 2HS nêu cách tìm số hạng, tìm thừa số.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hình thành kiến thức: (14’)
* Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
- GV giới thiệu: 1 giờ có 60 phút. 
- GV ghi bảng: 1 giờ = 60 phút.
- GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ.
	 + Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?
(Đồng hồ đang chỉ 8 giờ).
- GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết: 8 giờ 15 phút lên bảng.
- Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi”.
- GV ghi bảng: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
- GV gọi HS lên bảng làm lại các công việc như trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thực hành quay kim đồng hồ chỉ: 10 giờ, 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút.
HĐ2: Thực hành: (16’)
Bài 1: Làm miệng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Đồng hồ chỉ mấy giờ? 
- HS quan sát các mô hình đồng hồ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc giờ của các đồng hồ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. 
+ HS tự xoay giờ, hỏi bạn.
Bài 2: Làm miệng.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài: Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào?
- HS xem tranh, hiểu các sự việc và hoạt động được mô tả qua tranh vẽ. Xem đồng hồ. Lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh.
- HS nối tiếp nhau trả lời. Cả lớp nhận xét; GV chữa bài.
Bài 3: Làm vở.
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính (theo mẫu) 
- GV HD mẫu: 1 giờ + 2 giờ = 3 giờ
- Em có nhận xét gì với phép tính không có đơn vị kèm theo?
- HS làm bài vào vở.
- GV đánh giá 7 - 10 bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- HS thực hành quay kim đồng hồ chỉ: 7 giờ, 9 giờ 15 phút, 11 giờ rưỡi.
- HS nêu tác dụng của đồng hồ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 25: Một số loài cây sống trên cạn
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nắm được tên, ích lợi của một số cây sống trên cạn. 
- Hình thành kĩ năng: quan sát, nhận xét, mô tả.
- GDHS ý thức trồng và chăm sóc các loại cây.
II. Đồ dùng: - Tranh vẽ trong SGK. Sưu tầm các loại cây sống trên cạn. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cây có thể sống ở đâu? 
- Em hãy kể tên một số loài cây sống trên cạn, một số loài cây sống dưới nước? 
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Làm việc với SGK.
 + Mục tiêu: Nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
 HS quan sát tranh trong SGK / trang 52, 53 và trả lời câu hỏi:
 . Nói tên và nêu ích lợi của những cây có trong hình?
 . GV đi đến từng nhóm giúp đỡ HS.
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 . GV gọi 1 số HS chỉ và nói tên từng cây trong mỗi hình.
 . Trong số các cây đó, cây nào là cây ăn quả, cây nào cho bóng mát, cây nào là cây lương thực thực phẩm, cây nào là cây vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm gia vị?
 . HS nêu ý kiến - GV nhận xét, bổ sung.
- Kết luận.
HĐ2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm.
 + Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
 Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
 + Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm (4 HS)
 HS quan sát các cây và nêu trong nhóm về:
 . Tên cây?
 . Đó là loại cây cho ích lợi gì?
 . Thân cây và cành lá có gì đặc biệt?
 . Có thể nhìn thấy phần rễ cây không? Tại sao?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
 . Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
 . GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS kể tên 1 số cây sống trên cạn và nêu ích lợi của nó.
- GV liên hệ GDHS.- GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học, tuyên dương.	
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 24/ 2/ 2015
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
I- mục đích, yêu cầu: 
- Biết đáp lại lời đồng ý trong các tình huống giao tiếp thông thường, thể hiện thái độ lịch sự.
- Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh.
- GD HS cách thể hiện tình cảm trong giao tiếp.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2. Tranh trong bộ đồ dùng (BT 3)
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2 HS chữa bài 2 (Tr. 58). 
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: (27- 30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập: (32 - 34’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- GV HD cách làm.
- HS thực hành đối đáp.
- 3, 4 HS nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Làm miệng.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- 2HS đọc yêu cầu của bài và các tình huống. Cả lớp đọc thầm: Nói lời đáp trong các đoạn đối thoại sau:
- GV HD HS đáp lời đồng ý.
- Từng cặp HS thực hành hỏi - đáp trước lớp theo các tình huống a, b.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Làm miệng.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- HS đọc 4 câu hỏi.
- GV treo tranh cho HS quan sát.
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi trong bài. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt các câu trả lời đúng
 + Bức tranh vẽ cảnh gì? 
(Tranh vẽ cảnh biển).
	 + Sóng biển như thế nào? 
	(Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh).
	 + Trên mặt biển có những gì? 
	 (Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn,..)
	 + Trên bầu trời có những gì? 
	 (Mặt trời đang dâng lên, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời.....)
- Cả lớp và GV bình chọn những HS trả lời đúng nhất, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nhìn vào tranh, trả lời lần lượt 4 câu hỏi về cảnh biển.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
- Chuẩn bị bài sau: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển.
Tiết 2: Toán
Tiết 125: Thực hành xem đồng hồ
I- mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố nhận biết về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút. Phát triển biểu tượng về các khoảng thời gian: 15 phút, 30 phút.
- Rèn kĩ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
- HS yêu thích học Toán. Vận dụng vào xem đồng hồ trong thực tế. 
II- đồ dùng: 
- Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- GV quay kim đồng hồ chỉ: 8 giờ 15 phút; 7 giờ rưỡi; 9 giờ 15 phút.
- HS nhìn đồng hồ đọc giờ.
- HS nêu tác dụng của đồng hồ.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành
Bài 1: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS quan sát tranh vẽ trong SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách xem đồng hồ.
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài: Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào?
- GV HD cách làm: Đọc từng câu trong bài, khi đọc xong từng câu cần chú ý xem câu đó nói về hoạt động nào, hoạt động đó diễn ra vào thời điểm nào, sau đó đối chiếu với các đồng hồ trong bài để tìm đồng hồ chỉ thời điểm đó.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: 
a - A; b - D; c - B; d - E; e - C; g - G.
Bài 3: Làm miệng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
- 1 số HS lên bảng dùng mô hình đồng hồ chỉnh thời gian theo GV đọc.
- Cả lớp và GV nhận xét; củng cố cách xem đồng hồ..
3. Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- GV quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ 30 phút, 10 giờ, 3 giờ 15 phút.
 HS đọc giờ.
- HS nêu tác dụng của đồng hồ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Tiết 3: luyện viết c

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc