Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Thanh Tâm

Hoạt động 1: Khởi động: ( 5 phút)

- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài “Vè chim” và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét. TD

Hoạt động 2: Hoạt động khám phá.

- Hs đọc bài và TLCH.

- Hs lắng nghe.

- Nghe và nhắc lại tên bài.

- Mục tiêu: Đạt được MT1, 2, 3.( trả lời được câu hỏi 1,2 ,3 (M1,2,3), TLCH 4, 5 (M4). Luyện tập, đàm thoại.

- PP: Luyện tập, trực quan, thực hành giao tiếp. Đàm thoại, động não, thảo luận nhóm, trực quan, thực hành giao tiếp ( Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút.)

- HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp,. Cả lớp, chia sẻ trong nhóm 4, chia sẻ trước lớp. Đọc theo phân vai, cá nhân.

- CĐG: HS nhận xét HS, GVNX, TD

 

doc2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Bài: Một trí khôn hơn trăm trí khôn - Năm học 2019-2020 - Bùi Thị Thanh Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn: 8/5/2020
Ngày dạy: Thứ hai, 9/5/2020
 Tập đọc (64,65) 
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN
I. Mục tiêu: 
- MT1: Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người, chớ kiêu căng xem thường người khác.( đối tượng M1, 2, 3 câu hỏi 1,2 ,3, đối tượng M4 câu 4,5)
- MT2: Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: cuống quýt, thọc, quẳng, thình lình.
- MT3: Giáo dục HS phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng coi thường người khác.
- Hỗ trợ: Giúp HS đọc đúng một số từ khó trong bài (đối tượng hs M1).
*KNS:Tư duy sáng tạo, ra quyết định, Ứng phó với căng thẳng.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu, từ cần luyện đọc.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
- Cả lớp, nhóm đôi, nhóm 4, cá nhân
IV. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động: ( 5 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài “Vè chim” và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét. TD
Hoạt động 2: Hoạt động khám phá. 
- Hs đọc bài và TLCH.
- Hs lắng nghe.
- Nghe và nhắc lại tên bài.
- Mục tiêu: Đạt được MT1, 2, 3.( trả lời được câu hỏi 1,2 ,3 (M1,2,3), TLCH 4, 5 (M4). Luyện tập, đàm thoại. 
- PP: Luyện tập, trực quan, thực hành giao tiếp... Đàm thoại, động não, thảo luận nhóm, trực quan, thực hành giao tiếp ( Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút.) 
- HTTC: Cá nhân, nhóm, cả lớp,... Cả lớp, chia sẻ trong nhóm 4, chia sẻ trước lớp. Đọc theo phân vai, cá nhân. 
- CĐG: HS nhận xét HS, GVNX, TD
1. Luyện đọc (30’): 
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 1, sau đó gọi học sinh đọc lại.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc từng câu nối tiếp và theo dõi sửa lỗi phát âm, đồng thời rút ra từ hs đọc sai ghi lên bảng phần luyện đọc.
- Luyện đọc từ khó: cuống quýt, thọc, quẳng, thình lình
- Hỗ trợ đối tượng hs M1 (Hs đọc phát âm sai, đánh vần, đọc chậm...).
H: Bài TĐ có mấy đoạn? 
- Gv chia đoạn: 4 đoạn
- GV hướng dẫn đọc câu dài: Ông reo lên:// “Có mà trốn đằng trời!”// Nói rồi,/ ông lấy gậy thọc vào hang.//
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp từng đoạn, GV theo dõi rút ra từ cần tìm hiểu và yêu cầu hs giảng nghĩa từ. 
H: Em hiểu như thế nào là cuống quýt? (thọc, quẳng, thình lình.) 
- GV giảng giải bằng lời, hình ảnh, động tác,...
- GVYC hoạt động nhóm 4.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
- GVYC các nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét. TD
- Nghe gv đọc và đọc lại bài.
- Đọc nối tiếp câu cá nhân.
- Hs tự nêu (hoặc bạn phát hiện), đọc cá nhân, đồng thanh.
- Có 4 đoạn.
- Hs dùng chì đánh dấu đoạn vào SGK.
- Đọc cá nhân + ĐT
- Đọc nối tiếp đoạn theo cá nhân.
- Hs đọc chú giải trong SGK.
- Nhóm trưởng giao nhiệm vụ, hs đọc đoạn trong nhóm 4. NT báo cáo.
- 2 nhóm thi đọc.
- HS nhận xét HS.
2. Tìm hiểu bài (20’):
- GV yc hs đọc đoạn và đọc CH, thảo luận và chia sẻ theo nhóm 4.
- Gọi đại diện từng nhóm đọc bài và TLCH, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi học sinh đọc đoạn 1:
H: Tìm những câu nói lên thái độ của Chồn với Gà Rừng?
- Cho Hs đọc đoạn 2:
* Ra quyết định H: Khi gặp nạn Chồn ta xử lí thế nào?
- Gọi học sinh đọc đoạn 3:
* Ứng phó với căng thẳng, tư duy sáng tạo: Gà Rừng đã nghĩ ra mẹo gì để cả hai cùng thoát nạn?
- Gọi HS đọc đoạn 4:
H: Sau lần thoát nạn thái độ của Chồn đối với Gà Rừng ra sao? 
H: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
GV chốt: khó khăn hoạn nạn thử thách trí thông minh của mỗi người, chớ kiêu căng xem thường người khác
- Gọi học sinh đọc câu hỏi 5.
H: Em chọn tên nào cho truyện? Vì sao?
- Gv nhận xét.
- Hs đọc và TLCH theo nhóm 4.
- Các nhóm theo dõi, bổ sung, nhận xét.
- Đọc đ1 và TLCH
- Đọc đ2 và TLCH
- Đọc đ3 và TLCH
- Nhắc lại nội dung
- Trả lời
3. Luyện đọc lại ( 10’)
H: Bài này có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
-Yêu cầu các nhóm đọc lại bài.
- Gọi học sinh đọc theo phân vai.
(GV: lưu ý hs đọc đúng M1, 2; đọc hay M3, 4)
Hoạt động 3: Thực hành, vận dụng ( 2 phút)
- Gọi học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: 
H: Em thích con vật nào trong truyện?
-Nhận xét tiết học. Dặn học bài.
- Bài có 4 nhân vật: người dẫn chuyện, Gà Rừng, bác thợ săn, Chồn.
- Các nhóm đọc lại bài.
- 2 nhóm thi đọc.
- Đọc và trả lời câu hỏi
________________________________________________________

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_2_bai_mot_tri_khon_hon_tram_tri_khon_nam.doc
Giáo án liên quan