Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021

Chính tả:

VOI NHÀ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật từ “Con voi lúc lắc vòi.theo hướng bản Tun.” của bài Voi nhà Sách Tiếng Việt2 tập 2 trang 57.

- Làm được bài tập 2a.

2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả s/x.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, phấn màu, câu hỏi nội dung đoạn viết, bảng phụ.

 - Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 

doc52 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 24 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- LPVN bắt nhịp cho các bạn hát bài: Chú voi con ở bản đôn
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài hát.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài: Muông thú mỗi con một vẻ; con khỉ hay bắt chước, con voi có sức khỏe phi thường... Những con vật ấy được nuôi dạy sẽ thành những con vật có ích, phục vụ cho con người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được biết thêm câu chuyện thú vị về một chú voi nhà với sức khỏe phi thường đã dùng vòi kéo chiếc xe ô-tô khỏi vũng lầy giúp con người, qua bài Voi nhà..
- Học sinh hát tập thể.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
**Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: voi nhà, khựng lại, rú ga, vục (xuống vũng), thu lu, lùng lũng.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
a.GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ: khựng lại, nhúc nhích, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt * Đọc từng đoạn :
+ Chia nhóm -> YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: 
+ Voi nhà
+ Khựng lại
+ Rú ga
+Vục (xuống vũng)
+Thu lu
+Lùng lũng
+ Đặt câu với từ: voi nhà, khựng lại.
- GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,...
 Luyện câu (Dự kiến):
 + Nhưng kìa,/ con voi quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình lôi mạnh...vũng lầy.//
+ Lôi xong,/ nó huơ vòi....lùm cây/ rồi lững thững...bản Tun.// ()
* GV kết hợp LPHT tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.
 - Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4
- HS lắng nghe
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm -> chia sẻ 
-HS đọc-> giải nghĩa từ:
+Voi nhà: Voi được người nuôi, dạy để làm một số việc.
+ Khựng lại: dừng lại đột ngột vì một tác động bất ngờ. 
+Rú ga: tăng thêm ga cho máy nổ mạnh.
+ Vục (xuống vũng): chúi ngập hẳn xuống. 
+Thu lu: thu người gọn nhỏ lại. +Lừng lững: to lớn và như từ đầu hiện ra trước mắt, gây ấn tượng mạnh.
+HS đặt câu:
Ví dụ: Trên bản Đôn giờ dân bản chăm sóc những chú voi nhà rất cẩn thận.
-Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc 
-Học sinh đọc bài theo sự điều hành của nhóm trưởng
+Đọc bài, chia sẻ cách đọc
- Đại diện nhóm thi đọc
-Thi đua giữa các nhóm
- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: 
-Hiểu ý nghĩa: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ
-YC HS làm việc cá nhân => Chia sẻ cặp đôi 
- GV trợ giúp HS hạn chế
=>Tương tác trong nhóm
-LPHT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi.
+ Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?
+ Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?
+ Con voi đã giúp họ như thế nào?
+ Khích lệ trả lời (HS M1).
- Nội dung bài tập đọc là gì?
*GV kết luận: rút nội dung.
*GV giáo dục học sinh yêu quý động vật
-HS nhận nhiệm vụ
-Thực hiện theo sự điều hành của trưởng nhóm
+Tương tác, chia sẻ nội dung bài 
- Đại diện nhóm chia sẻ: 
- Lớp đọc thầm bài 
*Dự kiến nội dung chia sẻ:
- Những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng vì xe bị sa xuống vũng lầy, không đi được.
- Khi thấy con voi đến gần xe mọi người sợ con voi đập tan xe. Tứ lấy súng định bắn nhưng Cần ngăn lại.
- Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình, lôi mạnh chiếc xe qua khỏi vũng lầy.
- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
-Đọc nhẩm, ghi nhớ
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. 
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - cả lớp
- GV gọi 1HS M4 đọc bài
- GV kết hợp với LPHT tổ chức cho học sinh đọc bài
- Cho học sinh chia nhóm thi đọc
- Yêu cầu học sinh đọc trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và cùng nhóm bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc trong nhóm
+ Học sinh đọc theo sự điều hành của trưởng nhóm 
-Học sinh thi đọc trước lớp.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.

4. HĐ vận dụng, ứng dụng (2 phút)
- Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
- Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh voi nhà giúp người làm những việc nặng nhọc. Giáo viên nói thêm: Loài voi ngày nay không còn nhiều ở rừng Việt Nam, nhà nước ta đang có nhiều biện pháp bảo vệ loài voi.
=> Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm nhiều việc có ích cho con người
5. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
 - Cùng mọi người bảo vệ các loài vật có ít,...
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài Sơn Tinh, Thủy Tinh.
____________________________________________________
Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2021
Toán:
TIẾT 120: BẢNG CHIA 5
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, 2.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, 3 miếng bìa hình vuông, mỗi miếng có 4 chấm tròn.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- LPHT điều hành trò chơi: Truyền điện
-Nội dung chơi: cho học sinh đọc thuộc bảng nhân 5, bảng chia 4.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Bảng chia 5.
- Học sinh tham gia chơi.
+ 
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
Việc 1: Giới thiệu phép chia 5
- Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn như sách giáo khoa.
+Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS tương tác với bạn, tìm ra cách tính và kết quả
- Mỗi tấm bìa có năm chấm tròn; bốn tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn? 
- Để có 20 chấm tròn ta làm phép tính gì? Và nêu phép tính đó?
- Giáo viên chép phép nhân lên bảng: 5 x 4 = 20 
Việc 2: Hình thành phép chia 5 
- Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
- Giáo viên kết luận: Từ phép nhân: 5 x 4 = 20, ta có phép chia: 20 : 5 = 4
Việc 3: Lập bảng chia 5
- Yêu cầu học sinh lập bảng chia 5.
- Tổ chức cho học sinh học thuộc bảng chia 5.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2

- Học sinh quan sát.
+Dự kiến KQ chia sẻ :
- Mỗi tấm bìa có năm chấm tròn, bốn tấm bìa có 20 chấm tròn.
- Để có 20 chấm tròn ta làm phép nhân. 5 x 4 = 12
- Học sinh quan sát.
- Có 4 tấm bìa.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hiện:
5 : 5 = 1,
10 : 5 = 2,
....,
50 : 5 = 10.
- HS đọc thuộc bảng chia 5.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ: 
+ YC HS tham gia T.C và làm một số bài tập
+ GV trợ giúp HS hạn chế
-LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: TC trò chơi: Ai nhanh, ai đúng: 
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 1, tổ chức cho 2 đội học sinh tham gia chơi. Đội nào đúng mà xong trước sẽ thắng cuộc.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài trên bảng của bạn.
- Đánh giá bài làm học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ (M3, M4):
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.

- Học sinh thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
*Dự kiến các bước hoạt động và nội dung chia sẻ trước lớp của HS:
- Học sinh tham gia chơi.
- Dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
SBC
10
20
30
40
50
45
35
25
5
SC
5
5
5
5
5
5
5
5
5
Thương










- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài
-> Làm bài cá nhân -> chia sẻ
- Có 15 bông hoa cắm vào 5 bình hoa.
- Mỗi bình có mấy bông hoa?
*Dự kiến ND chia sẻ
Bài giải:
Số bông hoa mỗi bình có:
15 : 5 = 3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
- Học sinh tương tác, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
**Dự kiến ND chia sẻ
Bài giải:
Cắm được số bình hoa là:
15 : 5 = 3 (bình hoa)
Đáp số: 3 bình hoa
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- T.C Truyền điện với nội dung đọc thuộc một số phép tính trong bảng chia 5
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
4. Hoạt động sáng tạo (2 phút) 
- Đặt một đề toán có một phép chia (trong bảng chia 5) rồi giải bài toán đó?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa bài sai. Xem trước bài: Một phần năm.
___________________________________
Luyện từ và câu:
TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT1, BT2)
- Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
2. Kỹ năng: Giúp học sinh mở rộng vốn từ ngữ và kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Tranh các loài vật như sách giáo khoa (nếu có). Bảng phụ viết sẵn bài tập 3.
	- Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
*GV kết hớp với LPHT tổ chức T/C:
Mời ban đặt câu:
+Nội dung chơi đưa ra các câu nói để học sinh đặt câu hỏi tương ứng:
+ Trâu cày rất khỏe.
+ Ngựa phi nhanh như bay.
+ Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm rõ dãi.
+ Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười khành khạch. 
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới; Trong tiết Luyện từ và câu tuần này, các em sẽ biết thêm tên một số loài thú. Biết dùng dấu chấm, dấu phẩy qua bài: Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy.
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh tham gia chơi.
Ví dụ:
+ Trâu cày như thế nào?
+ Ngựa phi như thế nào?
+Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn cỏ, Sói thèm như thế nào?
+ Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu cười như thế nào? 
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở Bài tập.
2. HĐ thực hành (27 phút)
*Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT1, BT2)
- Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ
-YC . HS thực hành một số bài tập 
-LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh trao đổi theo nhóm, nêu tên các loài thú rồi ghi vào phiếu học tập.
- Giáo viên nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm trả lời tốt.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kết quả của mình trước lớp.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 3: TC Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3, tổ chức cho hai đội tham gia chơi. Đội nào đúng và xong trước là đội thắng cuộc.
- Giáo viên chốt đáp án, tuyên dương đội thắng cuộc.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
*HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo YC
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
HS làm bài cá nhân-> Tương tác cùng bạn- Thống nhất KQ
*Dự kiến ND chia sẻ:
-Chọn cho mỗi con vật trong tranh vẽ bên một từ chỉ đúng đặc điểm của nó: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền lành, nhanh nhẹn
- Các nhóm làm bài.
- Từng nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. (Gấu: tò mò, Thỏ: nhút nhát, Hổ: dữ tợn, Cáo: tinh ranh, Nai: hiền lành, Sóc: nhanh nhẹn.)
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh chia sẻ:
a) Dữ như hổ.
b) Nhát như thỏ.
c) Khỏe như voi.
d) Nhanh như sóc.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh tham gia chơi:
Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ cho đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.
- Học sinh dưới lớp cổ vũ, cùng giáo viên làm ban giám khảo.
3. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- HS nêu lại tên bài học
- Nêu tên con vật thích hợp vào mỗi chỗ chấm:
 + Đông như ... Chậm như ... Nhanh như ...
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
-Viết một đoạn văn khoảng 3– 5 câu nói về một con vật mà em yêu thích.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
- Nhắc nhở học sinh về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài: Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
_______________________________________________
Chính tả: 
VOI NHÀ
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật từ “Con voi lúc lắc vòi...theo hướng bản Tun.” của bài Voi nhà Sách Tiếng Việt2 tập 2 trang 57.
- Làm được bài tập 2a.
2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả s/x.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, phấn màu, câu hỏi nội dung đoạn viết, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con, vở bài tập, đồ dùng học tập đầy đủ.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘnG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- LPVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể.
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết bài tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài thơ để viết cho đúng chính tả
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Yêu cầu học sinh đọc lại.
*Giáo viên giao nhiệm vụ:
+YC HS thảo luận một số câu hỏi
+GV trợ giúp đối tượng HS hạn chế
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ:
- Những câu nào trong bài chính tả có dấu gạch ngang và dấu chấm than ?
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Yêu cầu học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết vào bảng con những từ khó, dễ viết sai: quặp chặt, vũng lầy, huơ vòi, lùm cây, lững thững, bản Tun.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên đọc lần 2.
Quan sát, nhắc nhở, khuyến khích học sinh trả lời: M1
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc lại.
-Thực hiện YC theo nhóm
+ Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. 
+ Lưu ý nội dung bài viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý.
- Đại diện nhóm báo cáo
*Dự kiến ND chia sẻ:
+ Câu trong bài chính tả có dấu gạch ngang là: Nó đập tan xe mất.
- Câu có dấu chấm than là: Phải bắn thôi!
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.

3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe viết chính xác đoạn văn xuôi trong bài: Voi nhà.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, chú ý lắng nghe cô giáo phát âm, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.
Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút, tốc độ: đối tượng M1
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài vào vở. 

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cặp đôi
- Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét nhanh 5 - 7 bài của học sinh.
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.
- Lắng nghe.
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả s/x.
*Cách tiến hành:
*GV giao nhiệm vụ cho H làm bài tập HS
*GV trợ giúp Hs hạn chế
LPHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 2a: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì? 
- Yêu cầu HS nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án:
+ sâu bọ, xâu kim
+ củ sắn, xắn tay áo
+ sinh sống, xinh đẹp
+ xát gạo, sát bên cạnh
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh lên bảng chia sẻ
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu và tự làm bài.
- Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- Dự kiến KQ học sinh chia sẻ:
+ sâu bọ, xâu kim
+ củ sắn, xắn tay áo
+ sinh sống, xinh đẹp
+ xát gạo, sát bên cạnh
- Học sinh lắng nghe. 

6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Yêu cầu nhắc lại cách trình bày bài viết.
- Học sinh nêu lại quy tắc chính tả s/x
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học .
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem.
7. Hoạt động sáng tạo(1 phút)
- Viết tên một số loại cây có phụ âm là s/x mà em biết 
+ Ví dụ: Cây xoan, Cây sen, Cây sắn , Cây xoài (...)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai (10 lần). Xem trước bài chính tả sau: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
________________________________________________
Tập làm văn:
NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nói.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
*KNS: HS được rèn kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hóa;lắng nghe tích cực.
*GD.ANQP: Kể một câu chuyện về Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bài tập 3 viết trên bảng lớp

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_24_nam_hoc_2020_2021.doc