Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021

Chính tả:

GIÓ

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. Biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ.

- Làm được bài tập 2a, 3a.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả s/x.

3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.

 - Học sinh: Vở bài tập, bảng con.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc42 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 11/03/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 20 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo: (2 phút)
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
-Tìm những câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường thiên nhiên để đọc
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
___________________________________________
Tự học:
 Luyện chữ :ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ 
I. MỤC TIÊU :
- Rèn kĩ phát hiện lỗi và sửa lỗi cho HS.
- HS viết một cách thành thạo và trình bày đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1 . Giới thiệu bài: 2’
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn luyện viết: 30’
GV đọc bài :Ông Mạnh thắng Thần Gió .
HS đọc thầm lại .
 Hướng dẫn HS viết từ khó: hoành hành, lăn quay, lồm cồm, nổi giận, ngạo nghễ
 HS viết từ khó vào bảng con.
GV: nhận xét, sửa sai.
 GV hướng dẫn HS cách trình bày bài.
 HS viết vào vở luyện viết .
GV theo dõi nhắc nhở.
 Chấm chữa bài: 
- HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
 GV chữa lỗi: 
3. Hoạt động 3. Củng cố kiến thức: 3’
-HS nhắc lại cách trình bày bài viết
GV nhận xét giờ học.
Về viết lại cho đẹp hơn.
______________________________________
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2021
Toán:
	BẢNG NHÂN 4
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Lập được bảng nhân 4
- Nhớ được bảng nhân 4
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4).
- Biết đếm thêm 4.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính và giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 4 chấm tròn hoặc 4 hình tam giác, 4 hình vuông,... Kẻ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
	- Học sinh: sách giáo khoa.
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- LPHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số: Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
4 + 4 + 4 + 4
5 + 5 + 5 + 5
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Bảng nhân 4.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 4
- Nhớ được bảng nhân 4
*Cách tiến hành: Làm việc cả lớp
+GV tổ chứ cho HS trải nghiệm trên vật thật
- Cho học sinh lấy 1 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bàn.
- Gắn 1 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bảng và hỏi: Có mấy chấm tròn?
- Bốn chấm tròn được lấy mấy lần?
- Bốn được lấy mấy lần?
- 4 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 4x1= 4.
- Cho học sinh lấy tiếp 1 tấm bìa có 4 chấm tròn.
- Hướng dẫn học sinh lập các phép tính còn lại tương tự như trên. 
- Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân 4 vừa lập được, sau đó cho học sinh tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
+Hs thao tác trên vật thật
- Học sinh lấy 1 tấm bìa có 4 chấm tròn lên bàn.
- Quan sát hoạt động của giáo viên và trả lời có 4 chấm tròn.
- Bốn chấm tròn được lấy 1 lần.
- 4 được lấy 1 lần.
- Học sinh đọc phép nhân: 4 nhân 1 bằng 4.
- Học sinh lấy tiếp 1 tấm bìa có 4 chấm tròn.
- Quan sát thao tác của giáo viên và trả lời.
- Lập các phép tính 4 nhân với 3, 4, 5, 6, 10 theo hướng dẫn của giáo viên.
- Cả lớp đọc đồng thanh, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 4.
- Học sinh học thuộc lòng bảng nhân 4.
- Học sinh thi đọc.
- Học sinh nghe.

3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Lập được bảng nhân 4. Nhớ được bảng nhân 4
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4).
- Biết đếm thêm 4.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
*GV giao nhiệm vụ cho HS
- GV trợ giúp HS hạn chế
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: HĐ cá nhân- Cặp đôi
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: HĐ cá nhân- Nhóm 4
- Yêu cầu đại diện 2 em lên bảng chia sẻ kết quả.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm từng em.
Bài 3: HĐ cá nhân- Cặp đôi
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Tiếp sau số 4 là số nào?
- 4 cộng thêm mấy thì bằng 8?
- Tiếp sau số 8 là số nào?
-	
- Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị?
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Giáo viên cho học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: (M3, M4):
Bài toán: Mỗi con trâu có 4 chân. Hỏi 10 có bò như thế có bao nhiêu chân?
-HS thực hiện theo YC của GV
+HS chia sẻ, tương tác:
- HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- Học sinh nối tiếp đọc kết quả:
(Dự kiến KQ chia sẻ)
4 x 2 = 8 4 x 1 = 4
4 x 4 = 16 4 x 3 = 12
4 x 6 = 24 4 x 5 = 20
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong nhóm.
- 2 học sinh chia sẻ: 1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh giải:
*Dự kiến ND chia sẻ:
Tóm tắt:
1 xe: 4 bánh xe
5 xe: ? bánh xe
Giải:
5 xe ô tô có số bánh xe là:
4 x 5 = 20 (bánh xe)
Đáp số: 20 bánh xe
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 4 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số 4.
- Tiếp theo 4 là số 8.
- 4 cộng thêm 4 bằng 8.
- Tiếp theo 8 là số 12.
- .
- Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 4 đơn vị.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả: 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32, 36, 40.
- Học sinh đọc.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
Giải:
10 con bò như thế có số chân là:
4 x 10 = 40 (chân)
 Đáp số: 36 chân trâu
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
Hôm nay chúng ta học bài gì/
- 2 học sinh nối tiếp đọc thuộc bảng nhân 4
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
 -Yêu cầu học sinh về học thuộc kĩ bảng nhân 4 vừa học.
- Giải bài toán: Mỗi con trâu có 4 chân. Hỏi 8 có trâu như thế có bao nhiêu chân trâu?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai. Xem trước bài: Luyện tập.
_______________________________________
Chính tả: 
GIÓ
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. Biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ.
- Làm được bài tập 2a, 3a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả s/x.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.
	- Học sinh: Vở bài tập, bảng con.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*LPHT điều hành HĐ chia sẻ
- Bài thơ viết về ai?
- Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió được nhắc đến trong bài thơ.
*THGDBMT: Gió có tính cách đáng yêu như thế nào?
- Em có yêu quý gió không?
-> Giáo viên nêu: Chúng ta cần yêu quý gió cũng như môi trường thiên nhiên xung quanh mình.
- Bài viết có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? 
- Vậy khi trình bày bài thơ chúng ta phải chú ý những điều gì?
+ 
- Hãy tìm trong bài thơ:
+ Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi; 
+ Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Đọc lại các tiếng trên cho học sinh viết vào bảng. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho học sinh, nếu có.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
-2 học sinh lần lượt đọc bài thơ.
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
* Dự kiến ND chia sẻ:
- Bài thơ viết về gió.
- Học sinh trả lời
- Dự kiến nội dung trả lời: 
+ Gió thích chơi thân với mọi nhà, cù khe khẽ anh mèo mướp, rủ đàn ong mật đến thăm hoa; đưa những cánh diều bay bổng, ru cái ngủ đến la đà, thèm ăn quả, hết trèo cây bưởi lại trèo cây na.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
- Bài viết có hai khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ, mỗi câu thơ có 7 chữ.
- Viết bài thơ vào giữa trang giấy, các chữ đầu dòng thơ thẳng hàng với nhau, hết 1 khổ thơ thứ nhất thì cách một dòng rồi mới viết tiếp khổ thơ thứ hai.
- Học sinh trả lời:
+ Các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi: gió, rất, rủ, ru, diều.
+ Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã: ở, khẽ, rủ, bổng, ngủ, quả, bưởi.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh nghe-viết chính xác bài thơ Gió.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Giáo viên đọc bài, đọc thong thả, mỗi câu thơ đọc 3 lần.
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài vào vở theo lời đọc của giáo viên.

4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân 
- Giáo viên đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ khó cho học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài. 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh soát lỗi, sửa lỗi sai và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (6 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả s/x.
*Cách tiến hành:
Bài 2a: Hoạt động cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-Tổ chức cho học sinh thi làm bài nhanh
(GV trợ giúp HS hạn chế)
- Nhận xét, tuyên dương học sinh làm tốt (5 em làm xong đầu tiên được tuyên dương).
Bài 3a: TC Trò chơi Đố vui.
- LPHT đọc câu đố để học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại đáp án đúng
- 2 học sinh làm bài trên bảng lớp. 
-Cả lớp làm bài vào vở chính tả
* Dự kiến ND chia sẻ:
 hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính.
- Lắng nghe.
- Học sinh chơi trò tìm từ. 
-Dự kiến câu trả lời:
+ mùa xuân, giọt sương.
- Học sinh lắng nghe.
6. HĐ tiếp nối: (3 phút)
- Cho học sinh nêu lại tên bài học.
- Đọc lại các quy tắc chính tả s/x
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học, nhắc nhở học sinh: Chúng ta cần yêu quý gió cũng như môi trường thiên nhiên xung quanh mình.
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp tham khảo. 
7. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: s/x
- Viết tên một số tên cây cối có phụ âm: s/x, 
- Nhận xét tiết học.

___________________________________________
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2021
Toán:
 LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thuộc bảng nhân 4.
- Biết tính gía trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 4).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm, làm tính và giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 4).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1a, bài tập 2, bài tập 3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- GV kết hợp với LPHT tổ chức cho học sinh thi đua đọc thuộc bảng nhân 4.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập.
- Học sinh tham gia thi đua.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 4.
- Biết tính gía trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân (trong bảng nhân 4).
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
+GV giao nhiệm vụ học tập cho HS
+LPHT điều hành hoạt động chia sẻ
Bài 1a: HĐ cá nhân-cặp đôi
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả (LPHT điều hành).
- Hãy so sánh kết quả của: 2 x 3 và 3 x 2
- Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số thì tích có thay đổi không?
- Hãy giải thích tại sao 2 x 4 & 4 x 2 có kết quả bằng nhau?
->Đánh giá, nhận xét bài làm học sinh
Bài 2: HĐ cặp đôi -> Cả lớp
- Khi làm bài tập này chúng ta làm phép tính nào trước?
- Yêu cầu đại diện 3 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm một phép tính.
- -GV đánh giá, nhận xét bài làm từng em.
Bài 3: HĐ cá nhân -> cặp đôi -> Cả lớp
- Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả.
- Cho học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 4 (M3): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 1b (M4): Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
+HS thực hiện nghiêm túc YC
+HS chia sẻ, tương tác cùng bạn
*Dự kiến ND chia sẻ:
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
a) 4 x 4 = 16 4x 9 = 36 ()
b) 2 x 3 = 3 x 2 = 6 ()
- 2 x 3 và 3 x 2 đều bằng 6.
- Khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
- Vì khi thay đổi vị trí các thừa số thì tích không thay đổi.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Làm phép tính nhân trước.
- Học sinh chia sẻ: 
a) 4 x 8 + 10 = 42
b) 4 x 9 + 14 = 50
c) 4 x 10 + 60 = 100
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh lên bảng chia sẻ kết quả:
*Dự kiến ND chia sẻ:
Giải:
5 học sinh được mượn số quyển sách là:
4 x 5 = 20 (quyển)
Đáp số: 20 quyển
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên: 
*Dự kiến ND chia sẻ: Đáp án C.
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên:
2x3=6
3x2=6
2x4=8
4x2=8
4x3=12
3x4=12

4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh ôn lại bảng nhân 4.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Mỗi ngày bạn Hưng học 4 giờ. Hỏi trong 6 ngày bạn Hưng học bao nhieu giờ?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa lại bài làm sai. Xem trước bài: Bảng nhân 5.
____________________________________________________
Tập đọc:
MÙA XUÂN ĐẾN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân.
	- Trả lời được câu hỏi 1,2,3 (a hoặc b). Một số học sinh trả lời đầy đủ được câu hỏi 3.
2. Kỹ năng: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; đọc rành mạch được bài văn.Chú ý các từ: rực rỡ, nồng nàn, chích chòe, nhanh nhảu, khướu, đỏm dáng, trầm ngâm. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
*THGDBVMT: Giúp học sinh cảm nhận được: Mùa xuân đến làm cho cả bầu trời và mọi vật đều trở nên đẹp đẽ và giàu sức sống. Từ đó, học sinh có ý thức về bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung để hướng dẫn học sinh luyện đọc, sách giáo khoa, tranh minh họa bài tập đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Giáo viên và học sinh hát bài: Mùa xuân ơi..
- Bài hát nói về mùa nào trong năm?
- Giáo viên nhận xét. 
- Giáo viênkết nối nội dung bài: Bài hát vừa rồi nhắc đến mùa xuân – 1 mùa rất đẹp trong năm, mùa mà mang đến sự ấm áp, tươi mới, tràn đầy sức sống cho vạn vật. Để biết xem mùa xuân mang đến sự ấm áp, tươi mới, tràn đầy sức sống cho vạn vật như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Mùa xuân đến.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
- Học sinh thực hiện
- Học sinh trả lời: Mùa xuân.
-Học sinh lắng nghe
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: rực rỡ, nồng nàn, chích chòe, nhanh nhảu, khướu, đỏm dáng, trầm ngâm.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: : mận, nồng nàn, khướu, đỏm dáng, trầm ngâm
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp
GV đọc mẫu cả bài .
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1: chú ý đọc với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu .
- Đọc đúng từ rực rỡ, nồng nàn, chích chòe, nhanh nhảu, khướu, đỏm dáng, trầm ngâm.
* Đọc từng đoạn :
- YC đọc từng đoạn trong nhóm
- Giảng từ mới: : mận, nồng nàn, khướu, đỏm dáng, trầm ngâm
+ Đặt câu với từ : mận, khướu, trầm ngâm
 *Lưu ý: đặt câu HS M3, M4, ngắt câu đúng: HS M1)
 - GV trợ giúp, hướng dẫn đọc những câu dài
 - Luyện câu:
+Vườn cây lại đầy tiếng chim/ và bóng chim bay nhảy.//
+ Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú/ còn sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng,/ biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.//
* GV kết hợp LPHT tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp.
 - Đọc từng đoạn theo nhóm 
- Thi đọc giữa các nhóm 
- GV nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2
 - Đọc hay: M3, M4

- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Luyện đọc đúng
+ Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo nhóm kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó.
+ Đoạn 1: 
+ Đoạn 2:....
*Dự kiến ND giải nghĩa 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2020_2021.doc