Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ : dài dằng dặc, đảo nổi, Kon Tum, Đắc Lắc,. Ngắt nghỉ hơi đúng, biết chuyển hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 - Hiểu nghĩa từ ngữ mới :Trường Sơn, Trường sa, Kon Tum, Đắc Lắc.Hiểu NDbài thơ: Em bé ngây thơ nhớ người chú đi bộ đội đã lâu không về nên thường nhắc tới chú. Ba mẹ không muốn nói với em: chú đã hi sinh, không thể trở về. Nhìn lên bàn thờ, ba bảo em: chú ở bên Bác Hồ. Bài thơ nói lên tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc (Các liệt sĩ không mất, họ sống mãi trong lòng những người thân, trong lòng dân).Học thuộc lòng bài thơ.

 - Giáo dục HS yêu quý chú bộ đội.

II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - GV : Bảng phụ viết câu cần HD HS đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện Ở lại với chiến khu.

 - HS, GV nhận xét.

 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài

 b) Các hoạt động

* HĐ: Luyện đọc

 - GV đọc toàn bài.

 - HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :

 + Luyện đọc từng câu : HS tiếp nối nhau đọc hai dòng thơ. HS, GV phát hiện và sửa lỗi phát âm rồi cho HS đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng đoạn :

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 20 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết dấu hiệu cuối cùng dễ nhận biết hơn cả ( chỉ cần đếm số chữ số của mỗi số rồi so sánh các chữ số đó ).
- GV HD HS so sánh 9999 và 10 000 tương tự như trên.
- Gọi HS lấy VD khác để so sánh.
b) So sánh hai số có số chữ số bằng nhau.
- GV HD HS cách so sánh tương tự như so sánh số có ba chữ số.
- HS lấy VD minh hoạ 
 2000 và 1999; 5674 và 6574...
=> nhận xét như bài học trong SGK. Vài HS nhắc lại nhận xét đó.
*HĐ2: Thực hành 
Bài 1: (HS làm phần a hoặc cả bài)
- HS nêu yêu cầu BT.
- 1HS làm mẫu một phần: nêu cách làm rồi thực hiện. 
Chẳng hạn: 1942 ..>.. 998 
- HS thực hiện các phần còn lại phần a và phần b.
- Chữa bài. Nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu cách làm.
- Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT.
- GV HD HS trước khi so sánh phải đổi các đơn vị đã cho về cùng một đại lượng sau đó mới so sánh.
- 1HS làm mẫu phần đầu : 1km .... 985cm
 Đổi 1km = 1000m => 1km > 985cm
- HS làm bài vào bảng con rồi chữa. 1 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, bổ sung. Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Củng cố cách so sánh các số có bốn chữ số.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu BT.
- HS nêu cách tìm số lớn nhất ( phải so sánh xem số nào lớn ).
- HS làm bài vào vở, bảng lớp. 
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung. 
- Củng cố cách tìm số lớn, số bé nhất trong dãy số đã cho.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau: Tiết 99.
Tiết 2 Đạo đức
 đoàn kết với thiếu nhi quốc tế (tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu 
- Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ.
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- KN trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc; KN xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc. 
- GD HS có ý thức đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
II. Chuẩn bị 
- Tranh ảnh, các bài thơ, bài hát nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mớ a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
*HĐ1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện quyền được bày tỏ ý kiến, được thu nhận thông tin, được tự do kết giao bạn bè.
Cách tiến hành
- HS trưng bày tranh, ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu và có thể nhận xét, chất vấn.
- GV nhận xét, khen các nhóm hoặc HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu về chủ đề bài học.
*HĐ2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua nội dung thư.
Cách tiến hành
- HS thảo luận lựa chọn và quyết định xem gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào ? Nội dung thư viết gì ?
- Cả lớp viết một lá thư. Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.
- Cử người sau giờ học đi ra bưu điện gửi thư.
*HĐ3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế
Mục tiêu: Củng cố lại bài học
Cách tiến hành
- HS hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
=> KLC : SGV tr.75.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức bài. 
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
 Tiết 3 tập viết
ôn chữ hoa N (Tiếp)
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng chữ hoa N ( 1 dòng chữ Ng); V , T ( 1 dòng ); viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1 dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều ... thương nhau cùng. (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Rèn kĩ năng viết đúng, đủ, đều, đẹp các cỡ chữ theo quy định.
- Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. GD tình cảm quê hương.
II. Chuẩn bị
- Mẫu chữ hoa N, T, V. Tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: M. 
2. Bài mới a. Giới thiệu bài 
 b. Các hoạt động
*HĐ1: HD viết trên bảng con
a) Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm trong bài những chữ viết hoa? (N, T, V).
* Chữ N: - Treo chữ mẫu. 
- HS nêu cách viết chữ hoa N. 
- GV vừa viết mẫu, vừa nhắc lại cách viết chữ hoa N.
- HS tập viết bảng con chữ hoa N.
- Nhận xét, sửa sai. 
* Chữ T, V: - Tương tự. 
b) Luyện viết từ ứng dụng:
- GV đưa từ ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- HS đọc từ ứng dụng: Nguyễn Văn Trỗi.
- GV giới thiệu về Nguyễn Văn Trỗi: Là 1 anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
- HS tập viết từ Nguyễn Văn Trỗi. 
- Nhận xét, sửa sai.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
- GV đưa câu ứng dụng để HS quan sát, nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng: Nhiễu điều ... thương nhau cùng.
+ GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: Khuyên chúng ta phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
+ HS tập viết chữ Nhiễu, Người vào bảng con.
*HĐ2: Hướng dẫn HS viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài vào vở. 
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết.
*HĐ3: Chấm, chữa bài
- Thu chấm nhận xét 5 đến 7 bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm trong từng bài viết. 
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết chữ hoa N.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Yêu cầu HS luyện viết lại các chữ hoa N. Dặn HS chuẩn bị bài 21.
Tiết 4: Tự nhiên - xã hội
 ôn tập : xã hội
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội. 
 - Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
 - Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố của mình). Có ý thức bảo vệ môi 
trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. Chuẩn bị:
 Tranh ảnh sưu tầm về chủ đề xã hội.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh, ảnh hoặc hỏi bố mẹ, ông bà, già làng,...) về một trong những điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.
 - Bước 1: Nếu có tranh ảnh thì tổ chức cho các em trình bày trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh. Có thể phân công mỗi nhóm sưu tầm và trình bày về một nội dung : hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, 
 - Bước 2: + Các nhóm thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
 + Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
 + GV khen ngợi những cá nhân, những nhóm có sản phẩm đẹp, có ý nghĩa.
HĐ 2. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận tiết học. - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học.
 Ngày soạn: 11/ 01/ 2018
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 18/ 01 /2018 
Sáng Tiết 1	 luyện từ và câu 
từ ngữ về Tổ quốc
 I. Mục đích yêu cầu 
- Nắm được nghĩa một số từ ngữ về Tổ quốc để xếp vào các nhóm. Bước đầu biết kể về
một vị anh hùng. Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- Rèn kỹ năng dùng từ và cách sử dụng dấu câu.
- Mở rộng vốn từ. Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nhân hoá là gì? Đặt một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá?
2. Bài mới a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động
*HĐ1: Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp => nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS đọc lại 3 nhóm từ.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi theo yêu cầu của bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
=> Củng cố cách dùng 1 số từ ngữ về Tổ Quốc.
*HĐ2: Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- Yêu cầu lần lượt từng HS lên bảng kể về một vị anh hùng mà em biết.
- Chú ý: Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn, cần nói về công lao to lớn của các vị anh hùng đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước.
- HS biết thêm về 1 số vị anh hùng của đất nước.
*HĐ3: Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm và theo dõi.
- HS lên bảng làm bài, những HS khác làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. 
Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm.
- Củng cố về cách dùng dấu phẩy.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài, liên hệ.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
Tiết 3: Chính tả (n-v)
 trên đường mòn hồ chí minh
i. MụC đích, yêu cầu : 
 - Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT (BT2/a). Đặt câu đúng với các từ ghi tiếng có âm đầu s/x.
 - Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng lớp viết 2 lần nội dung của BT2/a. 
 - HS : Vở BTTV in.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : .
1. Kiểm tra bài cũ: GV cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con : sấm, sét, xe sợi, chia sẻ. GV nhận xét.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc đoạn chính tả, 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Giúp HS nắm ND đoạn văn : Đoạn văn nói lên điều gì ?
 - HS đọc thầm đoạn chính tả, tự viết nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả (trơn, lầy, thung lũng, lù lù, lúp xúp).
GV đọc HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, HS viết chậm, chữ xấu.
 Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm nhận xét một số bài, chữa bài cho HS
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:- GV nêu yêu cầu bài, chọn cho HS làm phần a). 
 - Cả lớp đọc thầm 2 nội dung bài, làm bài cá nhân.
 - GV mời 2 HS lên bảng làm bài đúng, nhanh. Từng em đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
 - 4, 5 HS đọc lại kết quả.
 - Cả lớp làm bài vào vở BT theo lời giải đúng.
 a) sáng suốt - xao xuyến - sóng sánh - xanh xao.
Bài 3:- GV nêu yêu cầu BT.
 - HS đặt câu với từ vừa tìm được ở BT2/a - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS xem lại BT. 
Tiết 4 Toán
Tiết 99 : Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu;
	- Biết so sánh các số trong phạm vi 10 000 ; viết bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
	- Rèn kỹ năng so sánh số, viết thứ tự các số, xác định trung điểm của đoạn thẳng đúng, nhanh.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. chuẩn bị:
 Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
	HS tự nghĩ 2 số có 4 chữ số rồi so sánh 2 số đó ?
2. Bài mới: : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ : HD HS làm bài tập 
Bài 1: - HS nêu yêu cầu BT.
 a) HS tự làm bài vào vở + bảng lớp rồi chữa bài, HSK- G giải thích cách làm. Ví dụ: 7766 > 7676 . 
 b) HS tự làm rồi chữa bài. HSnêu lý do chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm. 
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - HS làm bài vào vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài. Yêu cầu HS giải thích cách làm.
 - Củng cố cách viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp. 
 - Nhận xét, chữa bài. 
 Kết quả là: a) 100 ; b) 1000 ; c) 999 ; d) 9999.
Bài 4: - HS xác định yêu cầu bài.
 - Cho HS xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi nêu số thích hợp ứng với trung điểm đó .
 - Rèn kĩ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng.
3. Củng cố, dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập chăm chỉ.
 - Dặn dò xem lại bài, chuẩn bị bài sau. 
 Chiều Tiết 1 tự nhiên xã hội
Thực vật
I. Mục đích yêu cầu
- Biết được cây đều có thân, rễ, lá, hoa quả; nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật.
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật chỉ được thân, rễ, hoa, quả, lá của một số cây.
- KN tìm liếm và xử lí thông tin: phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây; KN hợp tác: làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị
- Các hình trong SGK trang 76, 77. Các cây ở sân trường.
- Thực địa, quan sát, thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
b. Các hoạt động
*HĐ1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên 
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự
đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
Cách tiến hành
- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, HD HS cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- GV giao nhiện vụ và gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở xung quanh trường.
- Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên. Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự : 
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
+ Nêu những điểm giống và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
- Hết thời gian quan sát theo nhóm, GV yêu cầu HS tập hợp và lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc 
của nhóm mình.
- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến KL như SGK.
=> KL: SGV tr. 97.
*HĐ2: Làm việc cá nhân
Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây.
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS lấy giấy và bút để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- GV lưu ý dặn HS: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
- Từng các nhân có thể dán bài của mình trước lớp.
- GV yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu các bộ phận của cây.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Tiết 2: luyện từ và câu*
 Luyện tập về so sánh. Dấu phẩy
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Củng cố về cách viết câu có hình ảnh so sánh cách đặt dấu phẩy. 
 - Vận dụng kiến thức vào làm bài tập đúng, nhanh.
 - Chăm chỉ học tập.
II. Chuẩn bị: nội dung ôn tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong ôn tập.
2. Bài mới : a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: HD HS làm các bài tập sau. 
Bài 1: Em hãy viết 4 - 5 câu có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau.
 Ví dụ : Mặt trăng đêm rằm tròn như quả bóng.
 - HS làm bài rồi chữa bài. HS nhận xét, bổ sung (nếu cần).
 - Củng cố cách viết câu có hình ảnh so sánh.
Bài 2: Viết những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
 a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như .........................như.....................................
 b) Trời mưa, đường đất sét trơn như ...........................................................................
 c) ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như...................................................................
 - HS nêu yêu cầu BT.
 - HS có thể viết câu có một, hai hình ảnh so sánh.
 - HS làm bài rồi chữa bài. HS, GV nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Viết những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống :
 a) Mắt con mèo nhà em tròn như.................
 b) Môi bạn An lúc nào cũng đỏ như.................
 c) Mỗi bông hoa cỏ may nhỏ như...............
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố về cách viết câu có hình ảnh so sánh.
Bài 4: Em hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau:
 Những ngày nắng vườn cây như xanh hơn vui hơn.
*HĐ 2. Củng cố, dặn dò:
 - Khắc sâu KT.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS học thuộc những câu văn có hình ảnh đẹp.
Tiết 3: toán *
 Luyện tập về so sánh các số trong phạm vi 10 000.
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
 - Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10 000 một cách thành thạo, chính xác.
 - HS tích cực học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTT in, nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS làm bảng lớp: 1km = ...m ; 1kg = ...g. GV nhận xét chữa.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức
 - HS nêu cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 :
 + Có cùng số các chữ số.
 + Có số các chữ số khác nhau.
 - 1 giờ bằng bao nhiêu phút ?
 - GV chuẩn xác kiến thức để cho HS nắm chắc cách làm.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in
 HS mở vở BTT in trang 12 rồi làm lần lượt từng bài sau đó chữa bài.
Bài 1: - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng -> Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT.
 - 1 HS nêu cách so sánh từng cặp đại lượng.
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Củng cố cách so sánh các số trong phạm vi 10 000 có kèm theo đơn vị đo đại lượng.
Bài 3: - HS đọc bài toán.
 - 1 HS nêu miệng cách tìm số lớn nhất và số bé nhất. 
 - HS làm bài rồi chữa bài. GV chuẩn xác KT.
 - Củng cố cách tìm số lớn nhất và số bé nhất.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài tập.
 -1 HS nêu lại cách tính chu vi hình vuông.
 - HS làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán có liên quan đến hình học.
* HĐ3: HD HS làm các bài tập sau (Nếu còn thời gian)
Bài 1: So sánh các số sau :
 a) 4528 ... 4029 b) 8706 ... 8760 - 60
 3805 ... 5086 9990 + 7 ... 9997
Bài 2: Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 4 viên gạch như thế.
 - HS tự tóm tắt và trình bày bài giải -> chữa bài.
 - GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập.
 Ngày soạn: 12/ 01/ 2018
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 19/01 /2018 
Sáng Tiết 1 tập làm văn 
 Báo cáo hoạt động
 I. Mục đích yêu cầu 
- Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học ( BT1).
- Rèn kĩ năng báo cáo lưu loát, rõ ràng, tự nhiên; nói một cách tự tin, mạnh dạn trước đám đông.
- HS tích cực trong học tập. 
II. Chuẩn bị 
- Mẫu báo cáo ( HĐ2).
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc lại Bài tập đọc: Báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội.
2. Bài mới a. Giới thiệu bài
 b. Các hoạt động
*HĐ1: HD HS làm bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo cáo kết quả tháng thi đua Noi gương chú bộ đội.
- GV nhắc HS :
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục : 1. Học tập ; 2. Lao động. Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu : “ Thưa các bạn ...”
+ Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động của tổ mình ( không bắt chước máy móc như bài tập đọc SGK )
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
- Các tổ làm việc theo các bước sau :
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập và lao động của tổ trong tháng. Mỗi HS tự ghi nhanh ý chính của cuộc trao đổi.
+ Lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng. Cả tổ nhận xét, góp ý nhanh cho từng bạn; chọn người tham gia cuộc thi trình bày báo cáo.
- Một vài HS đóng vai tổ trưởng thi trình bày báo cáo.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn những bạn có bản báo cáo tốt nhất, báo cáo rõ ràng, tự tin.
3. Củng cố, dặn dò 
- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau. 
Tiết 2 thủ công
 ôn tập chương II : Cắt, dán chữ cái đơn giản (tiếp)
I. Mục đích,yêu cầu:
 - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
 - Cắt, dán được ít nhất hai - ba chữ cái đã học.
 - HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II. Chuẩn bị: 
 Giấy màu, kéo, keo.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu quy trình cắt, dán chữ hoa E.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Củng cố kiến thức
 - Cho

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2017_2018_bui.doc
Giáo án liên quan