Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 20 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng: loài người, hoành hành, lăn quay, lồm cồm, ngạo nghễ, quật đổ, lớn nhất, lồng lộn, ăn năn. Đọc trơn toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật: ông Mạnh, Thần Gió. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn. Hiểu nội dung bài: Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng cần “ kết bạn” với thiên nhiên, sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.

- GD HS biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh phóng to.

- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)

- 3HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài: Thư Trung thu.

- 2HS trả lời câu hỏi 2, 3.

- HS nhận xét. GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2) GV treo tranh để GT bài.

b. Các hoạt động:

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 20 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến trong bài thơ? (Gió thích chơi thân với mọi nhà; gió cù anh mèo mướp;)
- HD HS nhận xét: 
+ Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? 
 (Bài viết có 2 khổ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)? 
 + Những chữ nào bắt đầu bằng r, gi, d? (gió, rất, rủ, ru, diều).
 + Nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 7 chữ? 
 . HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con: Gió, mèo mướp, cánh diều, cây bưởi, trèo na.
 + HS nhận xét - GV sửa sai.
* Đọc cho HS viết. (13 - 14’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
* Đánh giá, chữa bài. (5’)
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 6’)
Bài 2a: GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống s hay x? 
- 2 HS lên bảng làm bài; Lớp làm vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: sen, xen, súng, xúng.
- 2 HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
Bài 3a:
- HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các từ chứa tiếng có âm s hay âm x. 
- GV HD cách làm. 2 HS K lên bảng làm; Lớp làm vở nháp.
- HS nhận xét - GV sửa sai, chốt lời giải đúng: xuân, sương.
- 2 HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- Nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 7 chữ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: toán
Tiết 97: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 3 qua thực hành tính.
- Thuộc bảng nhân 3. Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). Tìm các số thích hợp của dãy số.
- HS yêu thích học Toán, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1, 2, 5.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 3.
- 2 HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Thực hành: (17’)
Bài 1: Làm bảng con. 
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS nêu yêu cầu của bài: Số?
- GV HD HS cách làm.
- 2 HS lên bảng làm; lớp làm bảng con
- Cả lớp và GV nhận xét, củng cố bảng nhân 3.
Bài 3: 
- HS đọc đầu bài. 
- GV HD HS tóm tắt và cách giải.
- Lớp làm bài vào vở: 3 x 5 = 15( l). (HS tóm tắt và giải)
- HS lên bảng tóm tắt và giải.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- HS đọc đầu bài.
- HS lên bảng ghi tóm tắt: Một túi: 3 kg.
	 8 túi : .. kg?
- HS làm bài vào vở: 3 x 8 = 24 (kg).
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 2: HS làm nếu còn thời gian.
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS nêu yêu cầu của bài.
- 2HS lên bảng làm; HS khác làm vở nháp.
- HS và GV nhận xét, củng cố bảng nhân 3.
Bài 5: HS làm nếu còn thời gian.
- GV treo bảng phụ lên bảng. HS nêu yêu cầu của bài.
- 3HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
- 3HS nêu các số cần điền của mỗi dãy số.
- HS và GV nhận xét, chữa bài. Chốt kết quả đúng:
	 a) 3; 6; 9; 12; 15.
	 b) 10; 12; 14; 16; 18.
	 c) 21; 24; 27; 30; 33.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 3.
- 2 HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 và ngược lại.
- GV chốt kiến thức, nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 4.
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Mùa nước nổi
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau các cụm từ. Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- HS hiểu nghĩa của từ được chú giải trong SGK. Biết thực tế ở Nam Bộ hàng năm có mùa nước lụt.
- GDHS ý thức tìm hiểu về thên nhiên.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS tiếp nối nhau đọc bài Ông Mạnh thắng thần gió + TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng.
b. Các hoạt động
HĐ1: Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài, nêu cách đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. GV lưu ý HS các TN khó: mùa này, làng tôi, nước nổi, mưa lũ, dâng lên, hoà lẫn, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn: ( mỗi lần xuống dòng là một đoạn ). GV dùng bảng phụ HD HS đọc một số câu: 
+ Mưa dầm dề, / mưa sướt mướt / ngày này qua ngày khác.//
+ Nước trong ao hồ, / trong đồng ruộng của mùa mưa / hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. //
+ Ngồi trong nhà, / ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, / từng đàn, / từng đàn / theo cá mẹ xuôi theo dòng nước, / vào tận đồng sâu. //
- Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ được chú giải trong bài và giải nghĩa thêm:
Rằm tháng bảy ; dầm dề, sướt mướt: mưa nhiều, kéo dài liên miên suốt ngày này qua ngày khác.
- HS luyện đọc từng đoạn, cả bài trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc cả bài ).
- Cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ 2: HDHS tìm hiểu bài.
GVHDHS đọc thầm từng đoạn rồi trả lời các CH trong SGK.
- Câu 1: ... Đó là mùa nước sông dâng lên ngập đồng ruộng, vườn tược, nhà cửa, ...
- Câu 2: Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.
. GV nói thêm về mùa mưa ở Nam Bộ.
- Câu 3: Nước lên hiền hoà; mưa dầm dề, mưa sướt mướt; sông Cửu Long no đầy nước, tràn qua bờ; đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ giữ lại hạt phù sa quanh mình, nước trong dần; những đàn cá ròng ròng từng đàn theo cá mẹ xuôi theo dòng nước.
- GV giúp HS hiểu thêm về " phù sa".
HĐ 3: Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc toàn bài theo nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu CH: Bài đọc giúp em hiểu điều gì ? ( Bài đọc giúp em hiểu thêm về thời tiết ở miền Nam. Vào mùa mưa, nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập đồng ruộng, khi nước rút để lại phù sa màu mỡ ).
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Ôn: Bảng nhân 2, 3
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS bảng nhân 2, 3; giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2, 3).
- HS vận dụng các bảng nhân 2, 3 vào làm tính và giải toán. Rèn kĩ năng tính toán và trình bày bài cho HS.
- GDHS tích cực, chủ động trong học tập.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 2, 3.
- 2 HS đếm thêm 2 từ 2 đến 20 và ngược lại.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Các hoạt động: (25 - 30’)
HĐ1: Hướng dẫn ôn tập: 
* Cho HS ôn lại bảng nhân 2, 3.
- GV gọi lần lượt 1 số HS đọc bảng nhân 2, 3.
- GV và cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp ôn lại vài lần.
HĐ2: Thực hành: (29 - 31’)
 GV treo bảng phụ chép nội dung bài tập lên bảng
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Thừa số
2
2
2
2
3
3
3
Thừa số
2
5
3
9
4
6
7
Tích
- HS nêu yêu cầu BT.
+ Cho biết thừa số, muốn tìm tích ta làm thế nào?
- HS lần lượt nêu kết quả - GV ghi bảng.
- GV hỏi: Em đã vận dụng bảng nhân nào vào làm bài? 
Bài 2: Mỗi can chứa 2 lít nước. Hỏi 6 can như thế chứa bao nhiêu lít nước?
- 2HS đọc bài toán.
- GV cùng HS phân tích bài toán: Cho biết gì? Hỏi gì? 
- HS làm bài vào vở: HS tóm tắt bài toán rồi giải.
- HS lên bảng làm bài.
- HS, GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng: 2 x 6 = 12 (l)
+ Bài toán vận dụng những kiến thức nào để làm? Em hãy đặt một đề toán rồi giải.
Bài 3: Mỗi bàn có 3 học sinh. Hỏi 9 bàn như thế có bao nhiêu học sinh?
- 2HS đọc bài toán.
- GV cùng HS phân tích bài toán: Cho biết gì? Hỏi gì? 
- HS làm bài vào vở: HS tóm tắt bài toán rồi giải.
- HS lên bảng làm bài.
- HS, GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng: 3 x 9 = 12 (học sinh)
+ Bài toán vận dụng những kiến thức nào để làm? Em hãy đặt một đề toán rồi giải.
Bài 4: Số? (Nếu còn TG)
3 x 5 = 5 x 	3 x 2 = 2 x 	9 x 	= 3 x 9
- HS nhận xét thừa số của tích 2 vế -> HS điền số
- HS làm bài.
- HS, GV nhận xét, chữa bài.
=>KL: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
3. Củng cố dặn dò.
- HS đọc thuộc bảng nhân 2. 3.
- GV chốt kiến thức.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
*****
buổi sáng
(Đ/c P. Nga dạy)
buổi chiều
Ngày soạn: 11/ 1/ 2015
Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2015
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa: Q
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa Q. Viết chữ hoa Q (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Quê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- Học sinh viết đúng chữ hoa Q; chữ và câu ứng dụng Quê; Quê hương tươi đẹp. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- GD học sinh tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa Q đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu, cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cấu tạo, nêu cách viết chữ hoa P.
- HS viết bảng con chữ hoa: P, Phong.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa Q: (7’)
*HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa Q.
- GV cho HS quan sát mẫu chữ. HS nêu cấu tạo của ch Q.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ Q lên bảng. GV nêu cách viết.
 + GVviết mẫu chữ Q lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
* HD HS viết chữ Q vào bảng con .
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
* Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Quê hương tươi đẹp 
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.
* HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Quê trên dòng kẻ.
* HD HS viết chữ Quê vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét - GV uốn nắn.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo, HS nêu quy trình viết chữ hoa Q.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa R
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa: Q
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa Q.
- Học sinh viết đúng chữ hoa Q, chữ và câu ứng dụng Quê hương tươi đẹp. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa Q
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa Q
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa Q trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa Q , 2 dòng câu Quê hương tươi đẹp”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa Q , 2 dòng câu Quê hương tươi đẹp 
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
Ôn bài hát: Trên con đường đến trường
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố giai điệu và lời bài hát: Trên con đường đến trường.
- Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ.
- Giáo dục HS yêu quý con đường đến trường của mình.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Trên con đường đến trường.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Ôn tập bài hát: Trên con đường đến trường.
- GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
HĐ2: Biểu diễn bài hát
- GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát.
- HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
- GV tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 12/ 1/ 2015
Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 1 năm 2015
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Dấu chấm, dấu chấm than.
I. mục đích, yêu cầu:	
- Mở rộng vốn từ về thời tiết. Biết cách dùng các cụm từ: bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm. Nắm được cách điền dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
- Rèn kĩ năng dùng từ, nói và viết câu đúng. 
- Dùng đúng dấu chấm, dấu chấm than trong ngữ cảnh. 
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS thực hiện hỏi đáp theo mẫu câu hỏi có từ: “Khi nào?”
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: HD HS làm bài tập (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Dựa vào đâu em điền được như vây? Giải nghĩa một số từ?
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét; chốt lời giải đúng.
	 . Mùa xuân ấm áp.	. Mùa hạ nóng bức, oi nồng.
	 . Mùa thu se se lạnh.	. Mùa đông ma phùn gió bấc, giá lạnh.
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV phân tích mẫu. - HS lắng nghe.
- GV HD cách làm: đọc từng câu văn; lần lượt thay cụm từ khi nào trong câu văn đó bằng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ; kiểm tra xem trường hợp nào thay được, trường hợp nào không thay được.
- HS làm bài vào vở nháp. HS nối tiếp nhau đọc các câu vừa thay được.
- HS nhận xét, GV kết luận.
+ Câu hỏi Khi nào? có tác dụng gì?
Bài 3: Làm viết.
- GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào chỗ trống. Cả lớp đọc thầm lại. 
- GV HD cách làm:
+ Khi nào dùng dấu chấm, dấu chấm than?
- HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài làm của mình. 
- HS nhận xét. GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Khi nào dùng dấu chấm, dấu chấm than? 
- GV chốt kiến thức. GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về chim chóc. Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết)
Mưa bóng mây
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác bài thơ Mưa bóng mây. Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả với s/ x.
- Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ, viết đúng các dấu câu trong bài. Viết đúng: lạ, thoáng qua, mưa rơi, cười, dung dăng. Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm dễ lẫn: s/ x; vần khó: ươi, ươt, oang, ay. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết. HS biết thêm một hiện tượng thiên nhiên thú vị: Mưa bóng mây.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- 2 HS viết bảng lớp - Lớp viết bảng con: hoa sen, cây xoan.
- HS NX - GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
*Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’)
- GV đọc diễn cảm bài thơ 1 lần. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài thơ. GV hỏi:
 + Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên? (Mưa bóng mây).
 + Mưa bóng mây có điểm gì lạ? (Thoáng qua rồi tạnh ngay, không làm ướt tóc ai; bàn tay bé che trang vở, mưa chưa đủ làm ướt bàn tay).
 + Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú? 
 (Mưa dung dăng cùng đùa vui với bạn; mưa giống như bé làm nũng mẹ).
- HD HS nhận xét: 
 + Bài thơ có mấy khổ, mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? 
 (Bài thơ có 3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 chữ ).
 + Tìm những chữ có vần ươi, ươt, oang, ay trong bài? 
 (cười, ướt, thoáng, tay).
 + Nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ? 
- HS viết bảng con: lạ, thoáng qua, mưa rơi, cười, dung dăng.
*Đọc cho HS viết. (13 - 15’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
*Đánh giá, chữa bài. (5’) 
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2a:GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp làm vở nháp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: sương, xương, sa, xa, xót, sót.
- 2 HS đọc lại bài sau khi đã điền đúng.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- Nêu cách trình bày bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 3: Toán
Tiết 99: Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu:
- Thuộc bảng nhân 4. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản. Bước đầu nhận biết (qua các ví dụ bằng số) tính chất giao hoán của phép nhân.
- Vận dụng bảng nhân 4 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và các bài tập có liên quan.
- HS yêu thích môn học, vận dụng bảng nhân trong tính toán hằng ngày.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 1, 4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 2HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 4.
- 2 HS đếm thêm 4 từ 4 đến 40 và ngược lại.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành: (29 - 31’)
Bài 1a:
- GV treo bảng phụ. 2 HS nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng phép tính.
- HS nhận xét; GV chữa bài. Củng cố bảng nhân 2, 3, 4.
+ HS làm thêm phần b: 3 HS nêu miệng (mỗi HS làm 1 cột), GV củng cố tính chất giao hoán của phép nhân.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính (theo mẫu).
- GV HD mẫu: 4 x 3 + 8 = 12 + 8
	 = 20
	 + GV lưu ý HS về thứ tự thực hiện các phép tính: thực hiện từ trái sang phải hoặc làm tính nhân trước rồi lấy tích cộng với số còn lại.
- 2 HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, GV chữa bài.
Bài 3: 
- 2 HS đọc bài toán.
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt.
- HS làm bảng lớp. Lớp làm bài vào vở: 4 x 5 = 20 ( quyển sách).
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn.
- Đánh giá 5 - 7 bài. Nhận xét.
Bài 4: Làm miệng. (HS làm nếu còn thời gian) - Treo bảng phụ
- 1HS nêu yêu cầu của bài: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng:
- GV HD HS tính kết quả của tích 4 x 3.
- Đối chiếu kết quả với các đáp án, khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.
- HS nhận xét, GV chốt kết quả đúng: khoanh vào chữ C.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 2 HS đọc xuôi, 2 HS đọc ngược bảng nhân 4.
- 2 HS đếm thêm 4 từ 4 đến 40 và ngược lại.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 5.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
An toàn khi đi các phương tiện giao thông
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS biết được một số quy định khi đi các phương tiện giao thông. Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- HS có ý thức chấp hành đúng quy định về trật tự an toàn giao thông.
II. Đồ dùng: 
- Các hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các loại đường giao thông? 
- Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường nêu trên.
- HS nhận xét, GV cho đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động: (27 - 29’)
HĐ1: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trong SGK trang 42 và hoạt động cặp đôi thảo luận về tình huống được vẽ trong tranh.
- GV gợi ý thảo luận: Tranh vẽ gì? Điều gì có thể xảy ra?
- Đã có khi nào em có hành động như trong tình huống đó không?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
+ HĐ cả lớp: Một số HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HD HS liên hệ khi ngồi trên xe đạp hoặc xe máy của mình.
- GV kết luận: Khi ng

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_20_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc