Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021
Toán:
BẢNG NHÂN 2
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Lập được bảng nhân 2.
- Nhớ được bảng nhân 2
- Biết giải bài toán có một phép nhân
(trong bảng nhân 2)
- Biết đếm thêm 2.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán có một phép nhân.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
ng học sinh nhận xét. - Gọi đại diện kể đoạn 1 câu chuyện trước lớp. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. - Giáo viên theo dõi, đặt câu hỏi gợi ý khi thấy học sinh lúng túng. Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp - Bài tập yêu cầu gì? - Gợi ý học sinh kể chuyện theo đoạn. - Cho học sinh suy nghĩ, kể trong nhóm. - Cho đại diện các nhóm kể trước lớp. - Kể toàn bộ câu chuyện. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh có cách kể hay. Việc 3: Dựng lại câu chuyện theo các vai: Chia sẻ trước lớp - Bài tập yêu cầu gì? - Dựng lại chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. - Hướng dẫn phân vai, kể trong nhóm. - Từng nhóm học sinh phân vai thi kể trước lớp. - Cùng học sinh nhận xét. Lưu ý: - Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2 - Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4 * HS HĐ nhóm - Thực hiện theo YC, tương tác - Quan sát. - Hoạt động nhóm - HS trong nhóm kể: lần lượt từng em kể trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe, chỉnh sửa. *Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ: - Đại diện các nhóm lên kể. Mỗi em chỉ kể 1 tranh. - Lớp theo dõi, nhận xét. - 1 học sinh nêu yêu cầu bài. - Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Theo dõi. -HS nêu YC - Kể trong nhóm. - Chia sẻ trước lớp + Học sinh xung phong kể. - Học sinh khác nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Dựng lại câu chuyện - Theo dõi - Phân vai kể trong nhóm - Từng nhóm kể trước lớp. - Cùng giáo viên nhận xét. 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút) *Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp *GV giao nhiệm vụ cho các nhóm *LPHT điều hành HĐ chia sẻ - Câu chuyện kể về việc gì? - Câu chuyện cho ta biết điều gì? =>GV kết luận: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa trong năm đều có một vẻ đẹp riêng, có thời tiết, khí hậu riêng và đều có ích cho cuộc sống. Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2 - HS chia sẻ N2 - Dự kiến ND chia sẻ - Học sinh trả lời. - Bốn mùa đều có một vẻ đẹp - Học sinh lắng nghe. 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút) - Hỏi lại tên câu chuyện. - Hỏi lại những điều cần nhớ. - Khi kể chuyện ta phải chú ý điều gì? (Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ). - Giáo dục học sinh: yêu thích vẻ đẹp của bốn mùa. 5. HĐ sáng tạo: (2phút) -Về nhà tìm những câu chuyện có nội dung tương tự như bài học để đọc,... - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe _____________________________ Tự học: Luyện chữ: CHUYỆN BỐN MÙA I.MỤC TIÊU: - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn : Chuyện bốn mùa - HS luyện viết chữ đẹp, đúng tốc độ, trình bày sạch sẽ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. A.Giới thiệu bài ::2’ B. Luyện viết : 30 Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại Bố nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? Hs nêu Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn vào bảng con : vườn bưởi, rước, tựu trường, nảy lộc. Gv nhận xét , sửa sai Giáo viên đọc. Học sinh chép bài vào vở Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm Chấm chữa bài C. Củng cố dặn dò 3’: Tuyên dương 1 số học sinh viết đẹp Nhắc 1 số học sinh viết chưa đẹp cần cố gắng thêm __________________________________ Thứ tư ngày 20 tháng 1 năm 2020 Toán: THỪA SỐ - TÍCH I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. 2. Kỹ năng: 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: bài tập 1 (b,c), bài tập 2b, bài tập 3. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3phút) - LPHT điều hành trò chơi: Đoán nhanh đáp số - 2 x 5; 4 x 4; 5 x 3; 6 x 2; 3 x 2. - GV nhận xét chung, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Thừa số - tích. - Học sinh chủ động tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. *Cách tiến hành: Làm việc cả lớp - Giáo viên ghi bảng: 2 x 5 = 10. Gọi học sinh đọc. - Hướng dẫn học sinh biết tên gọi của từng thành phần trong phép nhân: thừa số x thừa số = tích. - Lưu ý: 2x5=10. 10 là tích, 2x5 cũng gọi là tích, như vậy sẽ có: tích = tích. *Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 - Đọc: hai nhân năm bằng mười. - Theo dõi, đọc. - Theo dõi, nhắc lại. 3. HĐ thực hành: (14 phút) *Mục tiêu: - Biết thừa số, tích. - Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại. - Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. *Cách tiến hành: *GV giao nhiệm vụ: YC HS làm một số bài tập *GV trợ giúp HS hạn chế *LPHT điều hành HĐ chia sẻ Bài 1 (b,c): Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp - Lưu ý câu mẫu: mấy đựơc lấy mấy lần? Nên viết thành tích như thế nào? - Viết ngay sau dấu = vì kết quả bằng nhau. - Nhận xét bài làm từng em. Bài 2b: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp - Trợ giúp câu mẫu: 6 x 2 là 6 được lấy 2 lần, viết 6 + 6 = 12. (lưu ý tính tổng trước). - Vậy 6 x 2 = 12, gọi học sinh đọc phép tính. - Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 3: TC Trò chơi Ai nhanh hơn - Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh lên tham gia thi đua viết phép nhân. Đội nào viết đúng và xong trước sẽ thắng cuộc. - GV NX, tổng kết trò chơi, tuyên dương HS. *Lưu ý Khuyến khích HS hạn chế tham gia chơi µBài tập chờ: Bài tập 1a: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. Bài tập 2a: Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên. -Học sinh thực hiện theo YC *Dự kiến nội dung chia sẻ: - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Học sinh quan sát, -HS làm bài cá nhân - Kiểm tra chéo trong cặp. b) 2 + 2 + 2+ 2 = 2 x 4 c) 10 + 10 + 10 = 10 x 3 - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. -HS làm bài cá nhân - Kiểm tra chéo trong cặp. b) 3 x 4 = 3 + 3 + 3 +3 = 12 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12 - Học sinh tham gia chơi. Học sinh dưới lớp cùng giáo viên làm ban giám khảo. *Dự kiến nội dung chia sẻ: a)Các thừa số là 8 và 2, tích là 16 => 8 x 2 = 16 b)Các thừa số là 4 và 3, tích là 12 => 4 x 3 = 12 () - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên: 9 + 9 + 9 = 9 x 3 = 27 - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên: 5 x 2 = 5 + 5 =10, vậy 5 x 2 = 10 2 x 5 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10, vậy 2 x 5 = 10 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Trò chơi Đúng và nhanh - ND chơi, em hãy chuyển các tổng sau thành tích: 7 + 7 + 7 + 7 8+ 8 + 8 10 + 10 + 10 + 10 + 10 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy. 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) -Viết phép nhân: Các thừa số Tích Viết 7 và 3 21 7 x 3 8 và 2 6 và 4 4 và 5 - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn HS về xem lại bài học trên lớp, làm lại các bài tập sai vào nháp. Xem trước bài: Bảng nhân 2. ______________________________________ Chính tả : CHUYỆN BỐN MÙA I . MỤC TIÊU: Nghe viết chính xác bài chính tả , trình bày đúng đoạn văn xuôi . - Làm được bài tập BT2 a/ b hoặc BT3 a/ b 1. Kiến thức: - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả - Làm được bài tập 2a, bài tập 3a. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt, yêu bốn mùa. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết, bảng phụ ghi nội dung bài tập. - Học sinh: Vở bài tập. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt. - LPVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Mùa hè của bé - GV kết nối nội dung bài -> Ghi đầu bài lên bảng. - Lắng nghe. - Học sinh hát tập thề - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn. - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý: *LPHT điều hành HĐ chia sẻ: + Đoạn viết này ghi lời của ai trong Chuyện bốn mùa? + Bà Đất nói gì? + Đoạn viết có những tên riêng nào? Những tên riêng ấy phải viết như thế nào? - Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: tựu trường, ấp ủ, - Nhận xét bài viết bảng của học sinh. - Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý. - Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh lắng nghe - Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: * Dự kiến ND chia sẻ: + Bà Đất. + Khen các nàng tiên mỗi người một vẻ, đều có ích, đêù đáng yêu. + Trả lời. - Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp. - Lắng nghe. - Quan sát. - Học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài: - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên) Lưu ý: -Tư thế ngồi - Cách cầm bút - Tốc độ của các đối tượng hạn chế - Lắng nghe - Học sinh viết bài vào vở 4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên đánh giá- nhận xét nhanh 4 - 5 bài Viết của học sinh. - Học sinh đổi chéo vở chấm bài cho nhau. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập: (6 phút) *Mục tiêu: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả: l/n. *Cách tiến hành: Bài 2a: Hoạt động cá nhân – Chia sẻ trước lớp -GV trợ giúp HS hạn chế - Yêu cầu 2 học sinh lên bảng chia sẻ kết quả. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3a: TC Ai nhanh, ai đúng - Tổ chức cho đại diện của mỗi dãy 3 học sinh lên bảng thi tìm và viết đúng 3 chữ bắt đầu bằng l, 3 chữ bắt đầu bằng n. Đội nào nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. - Giáo viên tổng kết, nhận xét trò chơi. - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu và làm bài. - Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ + lưỡi, lá lúa, năm, nằm. - Lắng nghe. - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh dưới lớp cùng giáo viên làm ban giám khảo, tìm ra đội thắng cuộc. - Học sinh lắng nghe. 6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Cho học sinh nêu lại tên bài học. - Viết tên một số bạn trong lớp 2C có phụ âm l/n - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. 7. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. - Viết tên một số sự vật có phụ âm là l hoặc n - Nhận xét tiết học. - Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai để dán góc học tập. Xem trước bài chính tả sau. ______________________________________________________________ Thứ 5 ngày 21 tháng 1 năm 2021 Toán: BẢNG NHÂN 2 I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Lập được bảng nhân 2. - Nhớ được bảng nhân 2 - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2) - Biết đếm thêm 2. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán có một phép nhân. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: bài tập 1, bài tập 2, bài tập 3. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. 2. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, các tấm bìa mỗi tấm có hai chấm tròn. - Học sinh: Sách giáo khoa. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - LPHT điều hành trò chơi: Ai nhanh ai đúng: –Nội dung chơi: đưa ra các phép cộng có các số hạng giống nhau để học sinh nêu phép nhân tương ứng. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Bảng nhân 2. - Học sinh tham gia chơi. -học sinh cùng tương tác chơi - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút) *Mục tiêu: - Lập được bảng nhân 2. - Nhớ được bảng nhân 2 - Biết đếm thêm 2. *Cách tiến hành: *giáo viên cho Hs cùng trải nghiệm - Giới thiệu các tấm bìa có 2 chấm tròn, lấy 1 tấm đính lên bảng. Chấm tròn được lấy 1 lần, ta viết: 2 x 1 = 2. - Gọi học sinh đọc. - 2 được lấy 2 lần, ta có: 2x2, gọi học sinh chuyển sang phép cộng để tính kết quả. Vậy 2 x 2 = 4 - Tương tự: 2 được lấy mấy lần? Rồi viết kết quả để hình thành bảng nhân 2. - Cho học sinh đọc bảng nhân, đọc thuộc. *Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2 *HS trải nghiệm trên đồ dùng trực quan - Quan sát. Theo dõị - Đọc. - 2 x 2= 2+2=4. vậy 2 x 2=4. - Theo dõi, tính, nêu kết quả. - Đọc, học thuộc bảng nhân 2. 3. HĐ thực hành: (14 phút) *Mục tiêu: - Lập được bảng nhân 2. - Nhớ được bảng nhân 2. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 2). - Biết đếm thêm 2. *Cách tiến hành: Bài 1: TC Trò chơi Đố bạn - Hướng dẫn học sinh vận dụng bảng nhân 2 vừa học để nêu kết quả cho Trò chơi: Đố bạn. - Cùng học sinh nhận xét. - Gọi học sinh đọc lại bảng nhân 2. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. Bài 2: Làm việc cá nhân –> Cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Đơn vị của bài toán này là gì? - Cứ một con gà có 2 chân, có 6 con như vậy ta làm phép tính gì? - Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả. -GV trợ giúp HS hạn chế hoàn thiện bài tập - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp - Bài tập yêu cầu gì? - Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả. - Nhận xét bài làm học sinh. Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập µBài tập chờ: Bài toán: Mỗi cái lồng có 2 con thỏ. Hỏi 8 cái lồng có bao nhiêu con thỏ? - Học sinh tham gia chơi. - Học sinh nhận xét. - 1-2 học sinh xung phong đọc thuộc. *Dự kiến kết quả: 2 x 2 = 4 2 x 8 = 16 2 x 4 = 8 2 x 10 = 20 () - Học sinh lắng nghe. - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. -Học sinh làm bài cá nhân - Kiểm tra chéo trong cặp. -Học sinh tương tác, chia sẻ. - Phép nhân (hoặc phép cộng để tính kết quả). -*Dự kiến kết quả chia sẻ của học sinh: Bài giải Số chân của 6 con gà là: 2 x 6 = 12 (chân) Đáp số: 12 chân - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. - Học sinh làm bài cá nhân - Đếm thêm 2 rồi viết số thích hợp vào ô trống. - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả. -Học sinh tương tác, thống nhất KQ - Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên: Bài giải: 8 cái lồng có số con thỏ là: 2 x 8 = 16 (con) Đáp số: 16 con. 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Gọi một số học sinh đọc thuộc bảng nhân 2. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy. 4. HĐ sáng tạo: (1 phút) -Thực hiện giải bài toán sau: Mỗi đôi đũa ăn cơm có hai chiếc đũa. Nhà có bốn người ăn cơm bằng đũa thì có bao nhiêu chiếc đũa mà gia đình đã lấy ra để ăn cơm - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Luyện tập. ___________________________________________ Tập đoc: THƯ TRUNG THU I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi Việt Nam. - Giúp học sinh hiểu được tình cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ. - Trả lời được các câu hỏi và thuộc một đoạn thơ trong bài. 2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: kháng chiến, gìn giữ, hòa bình. 3. Thái độ: Nhớ lời khuyên của Bác, kính yêu Bác. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung để hướng dẫn học sinh luyện đọc, sách giáo khoa, tranh minh họa trong sách giáo khoa. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - GV kết hợp với LPHT tổ chức cho học sinh nối tiếp thi kể câu chuyện Chuyện bốn mùa. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực. - Giới thiệu bài và tựa bài: Thư trung thu - 3học sinh thực hiện theo yêu cầu. - Học sinh khác đánh giá - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) **Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: kháng chiến, gìn giữ, hòa bình,... - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình *Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp a.GV đọc mẫu cả bài . - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu . - Đọc đúng từ: kháng chiến, gìn giữ, hòa bình * Đọc từng đoạn : + YC đọc từng đoạn trong nhóm + Giảng từ mới: Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình + Đặt câu với từ, Trung thu, thi đua, kháng chiến, hòa bình ,... (HS M3, M4) (Chú ý ngắt câu đúng: HS M1) - GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,... Luyện câu: Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh? Tính các cháu ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh.// Mong các cháu cố gắng/ Thi đua học và hành.// () * GV kết hợp LPHT tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp. - Đọc từng đoạn theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét, đánh giá. * Cả lớp đọc Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 - HS lắng nghe -HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Luyện đọc đúng - HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - HS chia sẻ +HS đặt câu: Ví dụ: Lớp 2C chúng em thi đua học thật tốt. -Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc -Học sinh đọc bài theo sự điều hành của nhóm trưởng +Đọc bài, chia sẻ cách đọc - Đại diện nhóm thi đọc -Thi đua giữa các nhóm - HS nhận xét, bình chọn bạn đọc hay - Đọc đồng thanh cả bài 3. H
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc