Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 18 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- HS đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học trong học kì I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút). HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/ phút). Tìm và phân loại được các từ chỉ sự vật. Biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học.

- Hiểu ý chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Ôn luyện các từ chỉ sự vật. Ôn về cách viết tự thuật theo mẫu.

- GDHS tình cảm về nhà trường, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG:

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.

- Bảng phụ chép bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)

- 2 HS đọc bài: Gà “tỉ tê” với gà và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài.

- HS nhận xét, GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

b. Các hoạt động:

HĐ1: Ôn luyện tập đọc: (8 - 10)

- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc (từ 4 - 5 em)

- HS lên bốc thăm theo phiếu và chuẩn bài đọc khoảng 2 phút.

- HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định đã ghi trong phiếu.

- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, đánh giá.

 

doc37 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 18 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3b: GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1HS nêu yêu cầu của bài: Viết số thích hợp vào ô trống.
- 3 HS nêu cách tìm hiệu, số bị trừ, số trừ chưa biết. 
- 2 HS làm bảng lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
Bài 4: 
- HS đọc bài toán.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
14 l
8 l
 Can bé: 	
 Can to :	
? l
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài vào vở: 14 + 8 = 22 (l).
- Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét.
Bài 5: HS làm nếu còn thời gian
- HS làm bài. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- 3 HS nêu cách tìm hiệu, số bị trừ, số trừ chưa biết. 
- GV chốt kiến thức.- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
(Đ/c Thanh dạy)
Buổi chiều
(GV chuyên dạy)
*****
Ngày soạn: 20/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 26 tháng 12 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: Tiếng việt
Ôn tập (Tiết 6)
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học trong học kì I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút). HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/ phút). Dựa vào tranh để kể lại câu chuyện ngắn khoảng 5 câu và đặt được tên cho câu chuyện. Viết được tin nhắn theo tình huống cụ thể.
- Hiểu ý chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. 
- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, viết tin nhắn.
- HS biết viết nhắn tin khi cần thiết.
II. Đồ dùng:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Tranh trong SGK để HS kể chuyện BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS chữa bài tập 3 (Tr. 149). 
- HS trả lời; HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Ôn luyện tập đọc: (8 - 10’)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc (từ 4 - 5 em)
- HS lên bốc thăm theo phiếu và chuẩn bài đọc khoảng 2 phút.
- HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định đã ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá, đánh giá.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (20 - 22’)
Bài 2: Làm miệng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện. 
- GV treo tranh:
+ HS quan sát tranh để hiểu nội dung từng tranh, sau đó nối kết nội dung ba bức tranh ấy thành một câu chuyện và đặt tên cho câu chuyện ấy.
+ Nêu nội dung từng tranh?
- HS trao đổi theo cặp.
- 2 HS kể mẫu, GV nhận xét, bổ sung.
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể chuyện. 
- HS nối tiếp nhau đặt tên cho truyện.
- Cả lớp và GVnhận xét, chốt những tên hay: Bà cụ và cậu bé/ Cậu bé ngoan/ Qua đường/ Giúp đỡ người già yếu. 
+ Nêu nội dung của chuyện?
+ Câu chuyện khuyên em điều gì?
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Viết nhắn tin.
- GV HS cách làm:
	 + Vì sao em phải viết nhắn tin? 
	(Vì cả nhà bạn đi vắng).
 + Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung thu? 
 (Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức). 
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết. 
- Cả lớp và GVnhận xét, bình chọn lời nhắn hay - GV đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- Khi nào cần viết nhắn tin?- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: Tiếng việt
Ôn tập (Tiết 7)
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học trong học kì I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút). HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/ phút). Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu. Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo. Rèn kĩ năng đọc, viết bưu thiếp.
- Hiểu ý chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. 
- HS biết viết bưu thiếp khi cần thiết.
II. Đồ dùng: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể lại câu chuyện theo tranh bài tập 2 (Tr. 150).
- HS đọc tin nhắn bài tập 3 (Tr. 150).
- HS trả lời; GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Ôn luyện tập đọc: (8 - 10’)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc (từ 4 - 5 em)
- HS lên bốc thăm theo phiếu và chuẩn bài đọc khoảng 2 phút.
- HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định đã ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (20 - 22’)
Bài 2: Làm miệng. 
GV treo bảng phụ lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài: Tìm các từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- GV HD cách làm: Phần a: 
 + Sự vật được nói đến trong câu: Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
	(Là tiết trời). 
	 + Càng về sáng, tiết trời như thế nào? 
(Càng lạnh giá hơn).
 + Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
	(Lạnh giá).
- HS làm tiếp vào vở phần b, c.
- HS đổi chéo vở, kiểm tra bài làm của bạn.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu của bài: Viết bưu thiếp chúc mừng thầy cô.
- GV HD cách làm
+ Nêu cách viếtbưu thiếp?
+ Khi viết bưu thiếp em cần lưu ý điều gì?
- HS làm bài vào vở.
	 + Viết từ 2 - 3 câu.
	 + Còn TG: Viết từ 3 - 5 câu.
- HS đọc bưu thiếp vừa viết. 
- HS và GV nhận xét.
+ Viết bưu thiếp có tác dụng gì?
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- Khi nào cần viết bưu thiếp?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập tiết 8. 
Tiết 3: Toán
Tiết 89: Luyện tập chung
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản. Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.	 
- Rèn kĩ năng tính toán và kĩ năng xem lịch cho HS.
- HS yêu thích môn toán, có ý thức tự giác làm bài.
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 4.
- Tờ lịch tháng 12 năm 2011.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- HS nêu cách tìm số trừ, số bị trừ. Lấy VD rồi tìm.
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính.
- 2 HS làm bảng lớp; Cả lớp làm bảng con.
- HS GV nhận xét, chữa bài, vài HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính.
- Củng cố cách đặt tính và thực hiện tính.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- GV HD cách làm.
+ Nhận xét phép tính? + Nêu cách tính.
- 2 HS làm bảng lớp; cả lớp làm bài vào vở.
- HS đổi chéo vở kiểm tra bài làm của bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- 1 HS đọc bài toán.
- GV tóm tắt bài toán lên bảng:
70 tuổi
 Tuổi ông: 	
32 tuổi
 Tuổi bố : 	
 ? tuổi
- GV hướng dẫn cách làm.
 + GV lưu ý HS: Kém cũng có nghĩa là ít hơn.
 + Bài toán thuộc dạng toán nào? ( Bài toán về ít hơn)
- HS làm bảng lớp; lớp làm bài vào vở: 70 - 32 = 38 (tuổi).
- Đánh giá 5 - 7 bài; nhận xét. Củng cố dạng toán về ít hơn.
Bài 4: HS làm nếu còn thời gian.
 GV treo bảng phụ
- HS nêu yêu cầu BT.
+ Ô trống cần điền là số gì?
+ Ta cần làm gì trước tiên ta làm gì? Nêu cách tìm số hạng?
- 2 HS lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét, chốt KQ đúng.
Bài 5: HS làm nếu còn thời gian.
 GV treo tờ lịch tháng 12 năm 2011 lên bảng.
- HS nêu yêu cầu của bài.- HS xem lịch và trả lời câu hỏi.
- HS và GV nhận xét, củng cố cách xem lịch.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- Nêu cách tìm số hạng?
- GV chốt kiến thức. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 18: Thực hành: Giữ trường học sạch đẹp
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp. Biết tác dụng của việc giữ gìn cho trường học sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập. Nắm được cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn.
- HS biết làm 1 số việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp như: quét sân trường, quét lớp học, vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây xanh....
- Có ý thức giữ trường lớp sạch, đẹp.
II. Đồ dùng: - Một số dụng cụ như: khẩu trang, chổi có cán, rễ, gáo múc nước...
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy kể tên các hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho HS ở trường?
- Kể tên một số trò chơi không gây nguy hiểm cho HS ở trường? 
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Quan sát theo cặp.
 + Mục tiêu: Biết nhận xét thế nào là trường lớp sạch đẹp và biết giữ trường học sạch, đẹp.
 + Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS q/sát các hình ở trang 38, 39 - SGK và trả lời các câu hỏi:
. Các bạn trong từng hình đang làm gì? 
. Các bạn đã sử dụng những dụng cụ gì? 
. Việc làm đó có tác dụng gì? 
- Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Cả lớp cùng GV nhận xét, bổ sung.
- Tiếp theo GV cho HS liên hệ thực tế theo các câu hỏi sau:
. Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn? 
. Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không?
. Khu vực vệ sinh ở đâu? Có sạch không? 
. Làm gì để giữ trường học sạch, đẹp? 	
- Kết luận: Không vẽ bẩn, vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, không trèo cây, bẻ cành, không hái hoa,... 
HĐ2: Thực hành làm vệ sinh trường lớp.
 + Mục tiêu: Biết sử dụng 1 số dụng cụ để làm vệ sinh trường lớp.
 + Cách tiến hành:
- GV phân công công việc cho từng nhóm.	
 Các nhóm tiến hành làm những công việc sau:
. Nhóm 1: Vệ sinh lớp học.
. Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường.
. Nhóm 3: Tưới cây.
. Nhóm 4: Nhổ cỏ.
- Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ.
- Tổ chức cho các nhóm kiểm tra, đánh giá.
- Tuyên dương nhóm có cá nhân làm tốt, nhóm làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- Em phải làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp? - Em hãy nêu cách tổ chức các bạn tham gia làm vệ sinh trường lớp một cách an toàn? (cán bộ lớp).GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
buổi chiều
Tiết 1: tập viết
Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cho HS về cấu tạo, quy trình viết các chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ. Viết đúng các tên riêng (địa danh): Hải Dương, Nghệ An, Cà Mau, Khánh Hoà, Lai Châu (mỗi từ 1 lần)
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ đặt trong khung chữ. 
Bảng phụ viết các tên riêng (địa danh).
- HS: Bảng con, vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu các chữ hoa đã học.
- HS nêu cách viết các chữ hoa.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện viết bảng con (vở nháp): (10 - 12’)
 GV treo lần lượt từng chữ mẫu lên bảng.
- HS nhắc lại cấu tạo của từng chữ hoa.
- HS nhắc lại quy trình viết các chữ hoa.
- HS viết các chữ hoa vào vở nháp, HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
 GV treo bảng phụ viết các tên riêng (địa danh): Hải Dương, Nghệ An, Cà Mau, Khánh Hoà, Lai Châu lên bảng lên bảng.
- 2 HS đọc các tên riêng (địa danh).
- 2 HS nhận xét về cấu tạo, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ cái trong một chữ. 
- GV viết mẫu lên bảng. HD HS cách viết.
- HS luyện viết các tên riêng (địa danh) vào vở nháp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
HĐ2: HS viết bài vào vở: (15 - 18’)
- HS mở vở tập viết - GV nêu yêu cầu.
- HS viết bài trong vở tập viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm hoàn thành bài.
HĐ3: Đánh giá, chữa bài: (3 - 5’)
- GV đánh giá một số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên các chữ hoa đã học.
- HS nêu quy trình viết các chữ hoa.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn Tập viết: Ôn tập
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ..
- Học sinh viết đúng chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ, chữ ứng dụng Hải Dương, Nghệ An, Cà Mau, Khánh Hoà, Lai Châu. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ..
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ..
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ.. trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 1 dòng chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ. , mỗi chữ 1 dòng Hải Dương, Nghệ An, Cà Mau, Khánh Hoà, Lai Châu”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 1 dòng chữ hoa H, I, K. L, M, N, O, Ô, Ơ, 1 mỗi chữ dòng Hải Dương, Nghệ An, Cà Mau, Khánh Hoà, Lai Châu
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
Tập biểu diễn những bài hát đã học
I. mục đích, yêu cầu:	
- Nắm được cách biểu diễn các bài hát đã học.
- Hát đúng lời và giai điệu bài hát kết hợp động tác vận động phụ hoạ.
- Giáo dục HS tính tự tin.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Chiến sĩ tí hon, Chúc mừng sinh nhật.
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Ôn tập bài hát: 
- GV yêu cầu HS hát tập thể, sau đó luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hát kết hợp gõ phách đệm. Lần lượt vỗ tay đệm theo nhịp 2, theo tiết tấu lời ca.
- GV nhận xét.
HĐ2: Biểu diễn bài hát
- GV giới thiều động tác biểu diễn bài hát.
- HS tập trình diễn bài hát trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
- GV tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.
- GV nhận xét tiết học.
tuần đệm
Ngày soạn: 26/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 12 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Ôn tập (Tiết 8)
I- mục đích, yêu cầu: 
- HS đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học trong học kì I (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc độ đọc khoảng 40 tiếng/ phút). HS đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/ phút).Rèn kĩ năng đọc hay, đọc hiểu. Biết cách nói câu đồng ý và không đồng ý.Biết viết đoạn văn đủ câu, đủ ý theo chủ đề.
- Hiểu ý chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý. Ôn luyện cách viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước.
- HS có ý thức ôn luyện tích cực.
II- đồ dùng: 
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- 2 HS đọc bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20 - 11.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Ôn luyện tập đọc: (8 - 10’)
- GV gọi HS lên bảng bốc thăm bài đọc (từ 4 - 5 em)
- HS lên bốc thăm theo phiếu và chuẩn bài đọc khoảng 2 phút.
- HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định đã ghi trong phiếu.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc - HS trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (20 - 22’)
Bài 2: Làm miệng. 
 	GV treo bảng phụ lên bảng.
- GV nêu yêu cầu của bài: Nói lời đáp của em
- GV lưu ý HS: 
 + Nói lời đồng ý, từ chối phù hợp với tình huống đã nêu.
 + Nói lời đồng ý với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
 + Nói lời từ chối sao cho khéo léo, không làm mất lòng.
- 2 HS làm mẫu tình huống1.
 + HS 1 (vai bà): Bình ơi, xâu giúp bà cái kim!
 + HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!...
- HS thực hành theo nhóm đôi các tình huống còn lại.
- GV và cả lớp nhận xét, đánh giá những nhóm đóng vai tự nhiên.
Bài 3: Làm viết.
- HS đọc yêu cầu: Viết đoạn văn khoảng 5 câu.
- Nội dung: Viết về một bạn trong lớp.
- GV gợi ý: Tên, hình dáng, tính nết của bạn. Khuyến khích sử dụng câu văn hay.
- HS tự làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS.
- Một số HS đọc bài.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài và bổ sung.
- GV đánh giá những bài văn hay.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- 1 HS nhắc lại tên bài.
- GV đọc cho HS nghe 1 số bài văn hay. GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
Tiết 2: toán
 Tiết 90: Luyện tập 
I- mục đích, yêu cầu: 
- Củng cố HS về phép cộng phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; Giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng hoặc trừ có liện quan đến đến đơn vị đo đã học. Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Rèn kĩ năng làm các dạng bài tập trên.
- HS tự giác ôn bài.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ ghi ND bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Nêu các kiến thức đã học. 
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (27-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập
Bài 1: Tính
	 54	 76	 58	 8
	 38	 39	 36	 56
- HS đọc đề.
- HS làm bảng con. Nhận xét.
- Nêu cách tính.
- Củng cố cách cộng, trừ có nhớ.
Bài 2: Tìm x:
	x + 8 = 17	42- x = 18	54 - x = 27
- HS nhắc lại cách tìm số hạng, số trừ, số bị trừ
- 3 HS lên bảng, dưới lớp làm vở. Chữa bài.
+ Lấy VD tìm số hạng, số BT, ST rồi tìm.
Bài 3: Kết quả đúng của phép tính : 	42 - 12 - 8 là:
	A. 22	B. 21	C. 23
- HS chọn đáp án.
- Nêu cách làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Một cửa hàng có 100 lít nước mắm, sau một ngày bán hàng còn lại 46 lít. Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm?
- HS đọc bài, tự tóm tắt, làm bài vào vở.
- Đề bài cho biết gì, hỏi gì? Bài toán vạn dụng kiến thức nào để làm?
- HS làm bài
- Chữa bài, chốt:
Cửa hàng đã bán được số lít nước mắm là:
100 - 46 = 54( l)
Đáp số: 54 l
- Khi bài toán có đơn vị lít, lời giải phải lưu ý điều gì?
- Bài tập củng cố kiến thức gì?
3. Củng cố, dặn dò: (3-5’)
- Nêu cách tìm số hạng, SBT, ST?- Nhận xét tiết học.
Tiết 3: luyện viết chữ đẹp
Bài 18: Ôn tập 
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố cho HS về cấu tạo, quy trình viết các chữ hoa C, L, G, H, D, K, B, N. Viết đúng các tên riêng: Chí Linh, Gia Lộc, Hải Dương, Kiếp Bạc, Hà Nội (mỗi từ 3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- GV: Mẫu chữ hoa C, L, G, H, D, K, B, N đặt trong khung chữ. 
 Bảng phụ viết các tên riêng (địa danh).
- HS: Bảng con, vở luyện viết.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (1 - 2’)
- HS nêu các chữ hoa đã học từ bài 10 => bài 17.
- HS nêu cấu tạo các chữ hoa.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện viết:
* Luyện viết bảng con (vở nháp): (10 - 12’)
 GV treo lần lượt từng chữ mẫu lên bảng.
- HS nhắc lại cấu tạo của từng chữ hoa.
- HS nhắc lại quy trình viết các chữ hoa.
- HS viết các chữ hoa vào vở nháp, 1 HS viết bảng lớp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
 GV treo bảng phụ viết các tên riêng Chí Linh, Gia Lộc, Hải Dương, Kiếp Bạc, Hà Nội lên bảng.
- 2 HS đọc các tên riêng (địa danh).
- 2 HS nhận xét về cấu tạo, khoảng cách giữa các chữ, cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ cái trong một chữ. 
- GV viết mẫu lên bảng. HD HS cách viết.
- HS luyện viết các tên riêng vào vở nháp.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
* Luyện viết vào vở: (15 - 18’)
- HS mở vở luyện viết - GV nêu yêu cầu 
- HS viết bài trong vở luyện viết.
- GV quan sát, giúp đỡ HS viết chậm hoàn thành bài.
HĐ2: Đánh giá, chữa bài: (3 - 5’)
- GV đánh giá một số bài.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm từng bài.
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- HS nhắc lại tên các chữ hoa đã học.
- HS nêu quy trình viết các chữ hoa.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 4: sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm nền nếp trong tuần
I. Mục đích, Yêu cầu:
- HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong việc thực hiện nề nếp.
- Luôn có ý thức thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường. Thi đua học tập tốt, luyện viết chữ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_18_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc