Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu; Biết đọc với giọng kể chậm rãi.

- HS hiểu nội dung câu chuyện: Kể về những con vật nuôi trong nhà rất thông minh và tình nghĩa, thực sự là bạn của con người.

- GDHS biết yêu quý những con vật nuôi trong nhà.

II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc TL bài Đàn gà mới nở và trả lời câu hỏi về ND bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động:

Tiết 1:

* HĐ 1: Luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm; khẩn trương, hồi hộp ở các đoạn 4, 5; nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của Chó, Mèo với chủ.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. GV kết hợp HDHS đọc đúng các từ như:

Nuốt, ngoạm, rắn nước, Long Vương, đánh tráo, .

- HS tiếp nhau đọc từng đoạn. GV dùng bảng phụ HDHS đọc ngắt giọng đúng các câu:

+ Xưa / có chàng trai . con rắn nước / liền bỏ tiền ra mua, / rồi thả rắn đi. // Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương. //

+ Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến. // ( giọng nhanh, hồi hộp ).

+ Nào ngờ, / vừa đi . thì có con quạ sà xuống / đớp ngọc / rồi bay lên cây cao. //

 ( Giọng bất ngờ, ngạc nhiên ).

- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ( SGK - 139 ) và giải nghĩa thêm từ: rắn nước ( một loài rắn lành, sống dưới nước, thân màu vàng nhạt có đốm đen, ăn ếch, nhái ).

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm. GV theo dõi, uốn nắn các nhóm đọc đúng.

- Các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài.

 

doc32 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 17 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếng bằng khoảng cách viết chữ o.
+ Cách nối nét: nét 1 của chữ n phải nối với cạnh phải của chữ Ơ.
- HS tập viết chữ ơn ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HD viết bài trong vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ Ô và chữ Ơ cỡ vừa, 1 dòng chữ Ô cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Ơ cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ơn cỡ vừa, 1 dòng chữ Ơn cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Ơn sâu nghĩa nặng.
- HS luyện viết bài theo yêu cầu. GV theo dõi, uốn nắn giúp HS viết đúng mãu chữ.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS hoàn thành tiếp bài tập viết + luyện viết chữ Ô, Ơ.
 Tiết 3: Toán 
T. 83: Ôn tập về phép cộng và phép trừ ( tiếp )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thuộc các bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm; Thực hiện được phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; Biết giải bài toán về ít hơn; Biết tìm SBT, ST, SH của một tổng.
- Rèn kĩ năng thực hành làm tính và giải toán về phép cộng và phép trừ; KN tìm SBT, ST, SH của một tổng.
 - HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ kẻ sẵn hình và ghi ND BT 5 ( SGK ). 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra xen kẽ khi ôn tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T.84 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm rồi ghi KQ vào vở, Một số HS nêu miệng KQ.
- GV yêu cầu HS nêu cách nhẩm ở phần ( a ): Dựa vào về tính chất giao hoán của phép cộng.
 ( HS làm cột 1, 2, 3 ).
+ Bài 2: - HS tự làm bài rồi chữa bài ( HS làm cột 1, 2 ).
- Củng cố cho HS về cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 ( tính viết ).
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS xác định từng thành phần chưa biết trong mỗi phép tính, nêu cách tìm.
- HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ .
+ Bài 4: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HS xác định dạng toán, nêu cách làm.
- HS tự làm, 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Củng cố cho HS cách giải toán về ít hơn.
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ):
- HS đọc yêu cầu của bài, GV kết hợp gắn bảng phụ kẻ sẵn hình lên bảng.
- HS quan sát hình vẽ, đếm số hình tứ giác có trong hình vẽ rồi TL: ( Có 4 hình tứ giác -> khoanh vào D ).
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS tích cực học tập.
- Dặn HS ôn lại KT đã học về phép cộng và phép trừ. 
 Tiết 4: đạo đức
Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS hiểu, nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng; nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Biết làm một số công việc phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Các KNS được GD trong bài: KN hợp tác với mọi người trong việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- HS biết tôn trọng và chấp hành tốt nội quy về việc giữ trật tự VS nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác. 
II. chuẩn bị:- Tranh minh hoạ ( Vở BT Đạo đức 2 - 26, 27 ). 
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, động não.
- Vở BT Đạo đức 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì ? Cần tránh những việc gì ? 
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng có lợi gì ? 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HS quan sát tình hình trật tự VS khu vực trường học. 
- Mục tiêu: HS thấy được tình hình trật tự, vệ sinh ở trường học của mình và nêu ra biện pháp giải quyết thực trạng đó.
- Cách tiến hành:
+ HS quan sát tình hình trật tự vệ sinh ở sân trường và khu nhà vệ sinh của trường.
+ GV định hướng cho HS trả lời câu hỏi: 
 . Trường học được dùng để làm gì ? 
 . ở đây, sân trường, vườn trường, khu nhà vệ sinh đã tốt chưa ?
 . Vì sao em cho là như vậy ?
 . Nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất vệ sinh ở nơi này ?
 . Mọi người cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh trường học ?
 . Việc giữ trật tự, VS nơi trường học mang lại lợi ích gì ?
-> Kết luận về hiện trạng trật tự, vệ sinh trường học, nguyên nhân và giải pháp.
* HĐ 2: - HS về lớp học.
- GV nêu kết luận chung ( SGV - 58 ).
- Một vài HS đọc lại
3. Củng cố, dặn dò:
- HS liên hệ bản thân kể những việc em và các bạn, mọi người trong gia đình em đã làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS có ý thức giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
 Ngày soạn: 21 - 12 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 28 - 12 - 2017
 Tiết 1: chính tả ( tập chép ) 
Gà " tỉ tê" với gà
I. Mục đích yêu cầu:
- HS chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn có nhiều dấu câu. Hiểu và làm đúng BT phân biệt: au / ao ; r / d / gi . 
- Rèn kĩ năng tập chép, trình bày đoạn văn có dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép; KN phân biệt: au / ao ; r / d / gi;
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả, trình bày bài viết sạch đẹp.
II. chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 2, bài 3 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con: 
 thủy cung, ngọc quý, ngậm ngùi, an ủi, ...
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS nghe - viết chính tả.
- GVđọc mẫu bài viết 1 lần, 2 HS đọc lại.
- GV giúp HS nắm ND bài và nhận xét: 
+ Đoạn văn nói điều gì ?( Cách gà mẹ báo tin cho con biết: “ Không có gì nguy hiểm”, “ Lại đây mau các con, mồi ngon lắm !”
+ Trong đoạn văn những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con ?.
+ Cần dùng dấu câu nào để ghi lời gà mẹ ?
- HS khá, giỏi nêu nhận xét: Bài chính tả có mấy dòng ? Bài viết theo thể thơ nào ? Nên viết bắt đầu từ ô nào ? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. GV lưu ý một số chữ HS dễ sai: dắt bầy con, kiếm mồi, nguy hiểm, ...
- HS viết bài vào vở. GV bao quát nhắc nhở. 
- HS đổi vở để soát lỗi.
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - 1, 2 HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài. 
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn BT lên bảng.
- Cả lớp đọc thầm và làm bài vào vở BT. 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài.
- GV củng cố cách viết chính tả ao / au.
+ BT 3 ( a ): - 1 HS đọc yêu cầu của BT. 
- GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng và giúp HS nắm vững y/ cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS sửa bài theo lời giải đúng: . bánh rán, con gián, dán giấy.
 . dành dụm, tranh giành, rành mạch.
- GV củng cố KN phân biệt chính tả r / d / gi. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt. 
- Nhắc HS xem lại các bài chính tả đã làm, soát lỗi trong bài viết.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về vật nuôi - Câu kiểu Ai thế nào ?
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện tập sử dụng vốn từ ngữ về vật nuôi: các từ chỉ đặc điểm của loài vật. Luyện tập kiểu câu Ai thế nào ?
- HS nêu được các từ ngữ chỉ đặc điểm của loài vật vẽ trong tranh; Bước đầu thêm được hình ảnh so sánh vào sau từ cho trước và nói câu có hình ảnh so sánh.
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ BT 1 ( SGK ); Bảng phụ ghi sẵn các câu ở BT 3 ( SGK - 143 ). 
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm lại BT 1, 2 ( tiết LTVC, tuần 16 ) - mỗi em làm 1 bài.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập Từ ngữ về vật nuôi. 
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1, 2 ( SGK - 142, 143 ):
+ Bài 1: - HS đọc thầm yêu cầu của bài - 1, 2 HS đọc to trước lớp.
- GV nhấn mạnh cho HS: Chọn cho mỗi con vật một từ chỉ đúng đặc điểm của nó.
- HS quan sát tranh SGK, trao đổi theo cặp rồi chọn đúng từ chỉ đặc điểm của mỗi con vật gắn bên tranh. 
- Một số HS nêu kết quả.
- GV cùng nhận xét, chữa bài:
1. Trâu: khoẻ. 2. Rùa: chậm. 3. Chó: trung thành. 4. Thỏ: nhanh.
- GV giới thiệu thêm cho HS một số thành ngữ nhấn mạnh đặc điểm của mỗi con vật: Khoẻ như trâu, Chậm như rùa, Nhanh như thỏ, Trung thành như chó, ...
- HS tìm thêm một số câu TN để nhấn mạnh đặc điểm của các con vật khác.
+ Bài 2: - 1, 2 HS đọc to yêu cầu của đề bài, cả lớp đọc thầm bài ( Đọc cả mẫu ).
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở BT, GV bao quát giúp đỡ HS để các em biết thêm những hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ.
- Một số HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, ghi bảng một số cụm từ so sánh ( SGV- 303 ).
. GV củng cố, khắc sâu vốn từ ngữ về vật nuôi.
* HĐ 2: Luyện tập câu kiểu Ai thế nào ?
. GV tổ chức, HDHS làm BT 3 ( SGK - 143 ): 
- HS đọc yêu cầu của bài, GV kết hợp gắn bảng phụ ghi sẵn NDBT lên bảng và giải thích mẫu, giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở BT .
- Một HS lên bảng điền. 
- GV gọi HS khác đọc bài làm của mình.
- HS chữa bài và cùng GV nhận xét, điều chỉnh bài làm nếu cần thiết ( GV ghi bảng một số phương án giúp HS điều chỉnh bài làm ):
a) ... như hòn bi ve ( như hạt nhãn ).
b) ... mượt như nhung ( mượt như tơ ).
c) ... như hai búp lá non ( như hai cái mộc nhĩ tí hon ).
- GV yêu cầu HS xác định bộ phận câu TLCH Ai ?, bộ phận câu TLCH thế nào ?
. Củng cố, khắc sâu KT về câu kiểu Ai thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND đã luyện tập trong tiết học, GV củng cố cho HS những TN chỉ đặc điểm của loài vật; Câu kiểu Ai thế nào ?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tiếp tục hoàn chỉnh BT 2, 3 ( những em chưa xong ).
 Tiết 3: Toán
 T.84: ôn tập về hình học
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nhận dạng được và gọi đúng tên hình tứ giác, hình chữ nhật; Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước; Biết vẽ hình theo mẫu. 
- Rèn KN nhận dạng hình tứ giác, hình chữ nhật; KN vẽ đoạn thẳng, vẽ hình.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- GV: các miếng bìa cắt thành các hình như ở BT 1 ( SGK - 85 ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ khi thực hành.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành. 
GVtổ chức cho HS làm các bài tập 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.85 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV lần lượt gắn các hình lên bảng và gọi HS nhận dạng từng hình.
- GV lưu ý HS: Hình ( g ) chính là hình vuông được đặt lệch đi.
- Củng cố cho HS về nhận dạng hình tứ giác, hình CN.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu nhận xét: ( b ) 1 dm = 10 cm.
- HS dùng thước thẳng và bút tự vẽ các đoạn thẳng theo yêu cầu.
- Củng cố cho HS về cách vẽ đoạn thẳng.
+ Bài 4: - GVHSHS chấm các điểm vào vở ( như SGK ) rồi dùng thước và bút để nối các điểm đó theo hình mẫu.
- Củng cố cách vẽ hình theo mẫu.
+ Bài 3 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ).
- HS nhìn hình vẽ ( hoặc dùng thước để KT ) tự xác định 3 điểm thẳng hàng.
- Một số HS nêu miệng câu TL.
- GV chốt câu TL đúng: Ba điểm thẳng hàng là: A, B, E - D, B, I và D, E, C. 
- Củng cố về cách xác định 3 điểm thẳng hàng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tập nhận dạng, vẽ các hình và vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
Phòng tránh ngã khi ở trường
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết kể tên những hoạt động dễ gây ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. 
- Cỏc KNS được GD trong bài: KN kiờn định ( từ chối khụng tham gia vào trũ chơi nguy hiểm ); KN ra quyết định ( nờn và khụng nờn làm gỡ để phũng tộ ngó ); Phỏt triển KN giao tiếp thụng qua cỏc HĐ học tập.
- HS có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường.
II. chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK- 36, 37. 
- Cỏc PP dạy học: PP thảo luận nhúm; trũ chơi; Suy nghĩ – Thảo luận cặp đụi – Chia sẻ. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể về công việc của các thành viên trong trường em ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- HS khởi động: chơi trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê”.
- GV lưu ý HS khi chơi cẩn thận, không xô đẩy để tránh ngã. 
- Liên hệ để vào bài mới.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
+ Mục tiêu: HS kể tên những HĐ hay trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường. 
+ Cách tiến hành:
- GV nêu CH: Hãy kể tên những HĐ dễ gây nguy hiểm ở trường ?
- Mỗi HS nói 1 câu - GV ghi các ý kiến lên bảng.
- HS làm việc theo cặp: quan sát các hình SGK - 36, 37 - chỉ và nói những HĐ của các bạn trong từng hình; HĐ nào dễ gây nguy hiểm ?
- Đại diện một số HS lên trình bày trước lớp.
- GV phân tích mức độ nguy hiểm ở mỗi HĐ.
-> GV kết luận: Những HĐ: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ trên lầu, ... là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác. 
* HĐ 2: Thảo luận: Lựa chọn trò chơi bổ ích. 
+ Mục tiêu: HS có ý thức trong việc lựa chọn trò chơi để phòng tránh ngã khi ở trường. 
+ Cách tiến hành: 
- HS thảo luận chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm ( 10 phút ).
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trước lớp: 
. Nhóm em chơi trò chơi gì ? Em cảm thấy như thế nào khi chơi trò chơi này ? 
. Theo em trò chơi này có gây ra tai nạn cho bản thân và cho các bạn không? 
. Em cần lưu ý điều gì trong khi chơi trò chơi này để khỏi gây ra tai nạn ? 
-> GV kết luận về những trò chơi bổ ích.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS thi đua theo nhóm ghi những HĐ nên làm và không nên làm để giữ an toàn cho mình và cho người khác khi ở trường.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực học tập. Nhắc HS chơi những trò chơi bổ ích để phòng tránh ngã khi ở trường.
 Ngày soạn: 22 - 12 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 29 - 12 - 2017.
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp. Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học. 
- Rèn kĩ năng nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú; KN lập thời gian biểu.
- Các KNS được GD trong bài: KN kiểm soát cảm xúc; KN quản lí thời gian và KN lắng nghe tích cực.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị:
- Tranh vẽ minh hoạ BT 1 - SGK.
- Các PP/ KT dạy học: PP đặt câu hỏi, trình bày ý kiến cá nhân và BT tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đọc bài viết kể về một con vật nuôi trong nhà. 
- 2 HS đọc thời gian biểu buổi tối của em.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1, 2 ( SGK ):
+ Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài, đọc diễn cảm lời bạn nhỏ trong tranh.
- Cả lớp đọc thầm lại lời của bạn nhỏ, quan sát tranh để hiểu tình huống trong tranh, từ đó hiểu lời nói của cậu con trai thể hiện thái độ gì ?
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: ... thái độ ngạc nhiên, thích thú khi thấy món quà mẹ tặng và lòng biết ơn mẹ.
- 3, 4 HS đọc lại lời cậu con trai. 
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ và TLCH.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, GV cùng HS nhận xét, KL.
 VD: Ôi ! Con ốc biển to và đẹp quá ! Con cảm ơn bố!
. Củng cố KN nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.
* HĐ 2: Luyện lập thời gian biểu.
. GV tổ chức, HDHS làm bài tập 3 ( SGK ).
+ Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- HS làm bài, viết vào vở BT, GV bao quát, giúp HS hoàn thành bài.
- Một số HS trình bày TGB của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
+ HS có thực hiện đúng theo thời gian biểu của mình không ?
. Củng cố KN lập thời gian biểu.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Nhắc HS xem lại các bài đã học, CB cho ôn tập học kì 1.
 Tiết 2: Toán
 T. 85: ôn tập về đo lường
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết xác định khối lượng qua sử dụng cân. Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là ngày thứ mấy trong tuần. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12.
- Củng cố kĩ năng xem giờ đúng, xem lịch tháng, cách xác định khối lượng, ...
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Một vài tờ lịch tháng năm 2017.
- Tranh minh hoạ BT 4 ( SGK ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra kết hợp khi luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành luyện tập.
. GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.86; 87 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS quan sát hình vẽ trong SGK, tự làm bài rồi nêu miệng kết quả.
- Củng cố cho HS cách xác định khối lượng.
+ Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài ( GV thay bằng cỏc tờ lịch của năm 2017 ).
- HS làm bài theo nhóm quan sát từng tờ lịch tháng 10, 11, 12 năm 2017, GV nêu một số CH ( dựa theo các câu hỏi trong bài ) yêu cầu HSTL.
- Củng cố cho HS cách xem lịch, tính số ngày trong tháng, số ngày trong tuần lễ. 
+ Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài.
- HS quan sát từng tờ lịch tháng 10, 11, 12 ( BT 2 - SGK ), trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Củng cố cho HS cách xem lịch. 
+ Bài 4: - HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu miệng câu TL.
- GV hỏi thêm HS về thời điểm các giờ chỉ trên mỗi đồng hồ.
- GV củng cố cách xem giờ đúng, cách xác định thời điểm qua xem đồng hồ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS tập xem đồng hồ, xem lịch, thực hành cân một số vật.
 Tiết 3: Sinh hoạt
 sinh hoạt lớp
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thấy được các ưu, khuyết điểm của bản thân, bạn, lớp về các HĐGD trong tuần. Nắm được các HĐ của tuần tới, HS biết cách tổ chức buổi SH văn nghệ.
- HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học.
- HS có ý thức, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tập tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp.
II. chuẩn bị :
- CT, PCT, trưởng các ban chuẩn bị ND nhận xét, đánh giá.
- HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
III. Tiến trình: 
1. Trưởng Ban ngoại giao giới thiệu và điều hành.
2. Ban văn nghệ điều hành, mời Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
3. Chủ tịch Hội đồng tự quản điều hành.
a) Chủ tịch Hội đồng thông qua NDCT buổi sinh hoạt.
+ Lần lượt các ban nhận xét về các HĐ trong tuần và đề ra phương hướng cho tuần sau.
+ Hai phó chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét.
+ Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
+ GV nhận xét, kết luận đề ra phương hướng cho tuần sau.
b) Chủ tịch lần lượt mời các ban lên nhận xét.
+ Các thành viên trong tổ bổ sung.
+ Chủ tịch mời các bạn mắc khuyết điểm, nêu hướng sửa chữa.
- Hai phó chủ tịch nêu nhận xét về các hoạt động do mình phụ trách.
- Chủ tịch nhận xét.
- Lớp bình bầu cá nhân, nhóm, ban xuất sắc.
c) Chủ tịch mời GVCN nhận xét đánh giá chung và nêu phương hướng tuần tới.
4. GVCN nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của lớp trong tuần.
....
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_17_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan