Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 16 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, nô đùa, lành hẳn. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

+ Kiểm soát cảm xúc, cảm thông, suy nghĩ, sáng tạo, lắng nghe tích cực, chia sẻ giữa Bé và Cún.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động. Hiểu ND: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

- Giáo dục HS yêu quý và biết chăm sóc vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG:- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5 - 7)

- 1HS nhắc lại tên bài Tập đọc trước.

- 2HS đọc bài: Bé Hoa và TLCH trong SGK về nội dung bài.

- HS nhận xét; GV đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1-2)

- GV giới thiệu chủ điểm Bạn trong nhà và bài đọc.

b. Các hoạt động:

HĐ1: Luyện đọc: (25 - 28)

*GV đọc mẫu.

*Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS đọc nối tiếp câu. (Lần 1).

- HS luyện đọc các từ ngữ có vần khó: nào, sưng to, khá nặng, lo lắng, hôm sau, sung sướng, rối rít, nô đùa, lành hẳn.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 16 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hìn bảng đọc lại đoạn chép.
- Giúp HS nắm nội dung đoạn chép. GV hỏi:
 + Đoạn văn kể lại câu chuyện nào? 
 (Câu chuyện Con chó nhà hàng xóm).
- HD HS nhận xét: 
 + Vì sao từ “Bé” trong bài phải viết hoa? 
 (Vì đây là tên riêng của bạn gái trong truyện).
 + Trong câu Bé là một cô bé yêu loài vật từ bé nào là tên riêng, từ nào không phải là tên riêng? 
 (Bé đứng đầu câu là tên riêng, từ bé trong cô bé không phải là tên riêng).
 + HS trả lời; Lớp và GV nhận xét.
- HS viết bảng con: nuôi, quấn quýt, bị thương, mau lành.
 + HS nhận xét; GV sửa sai. 
*HS chép bài vào vở. (12 - 15’)
- GV theo dõi, uốn nắn.
*Đánh giá, chữa bài:
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá7 - 10 bài; Nhận xét. 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (5 - 6’)
Bài 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: Tìm 3 tiếng có vần ui, 3 tiếng có vần uy.
- GV HD cách làm. HS nối tiếp nhau nêu các tiếng có vần ui, uy.
- HS NX; GV chốt lời giải đúng, ghi bảng: mùi thơm, luỹ tre, nhuỵ hoa...
+ HS giải nghĩa từ tìm được.
Bài 3a:
- 1 HS nêu yêu cầu của bài: Tìm những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
- GV HD cách làm. 
- HS nối tiếp nhau nêu những từ chỉ đồ dùng trong nhà bắt đầu bằng ch.
- HS nhận xét; GV chữa bài. Chốt lời giải đúng: chăn, chiếu, chạn, chén.
+ Theo em những từ có phụ âm đầu thường là từ chỉ gì?
- GV chốt:
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc loại văn xuôi.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Viết lại những chữ viết sai trong bài chính tả.
- Chuẩn bị bài sau: Tập chép: Trâu ơi!
Tiết 4: toán
Tiết 77: Thực hành xem đồng hồ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
- Rèn kĩ năng xem đồng hồ cho HS.
- Giáo dục HS học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II. Đồ dùng: - Mô hình đồng hồ 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ (5') 
- 2 HS lên bảng quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 
 7 giờ; 10 giờ 15 giờ; 22 giờ 
- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều?
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: (1')
b. Thực hành: (30 - 32’)
Bài 1: HS làm miệng. 
- HS nêu yêu cầu của bài: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh?
- GV HD HS quan sát tranh, liên hệ với giờ ghi ở bức tranh, xem đồng hồ, rồi nêu tên đồng hồ chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh.
- HS nối tiếp nhau trả lời. 
- HS nhận xét, GV giải thích thêm: 20 giờ tức là 8 giờ tối, 17 giờ tức là 5 giờ chiều.
Bài 2: Làm miệng.
- HS nêu yêu cầu của bài: Câu nào đúng, câu nào sai?
- GV HD HS quan sát tranh, liên hệ giờ ghi trên đồng hồ với “thời gian thực tế” để trả lời câu nào đúng, câu nào sai.
- GV HD mẫu: Tranh 1: Đi học muộn giờ (vì vào học 7 giờ mà bạn HS đến lúc 8 giờ). Vậy: Câu “ Đi học muộn giờ” là câu đúng.
	 Câu “ Đi học đúng giờ” là câu sai.
- HS nối tiếp nhau trả lời hai tranh còn lại.
- HS nhận xét, GV chữa bài.
	 + Tranh 2: Cửa hàng đóng cửa (vì cửa hàng mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ mà người đến mua hàng lúc 7 giờ hoặc 19 giờ). Vậy câu “mở cửa” là sai, câu “đóng cửa” là đúng.
	 + Tranh 3: 20 giờ (vì bạn HS chơi đàn dưới ánh đèn điện buổi tối và có trăng). Vậy câu “Lúc 20 giờ” là đúng, câu “Lúc 8 giờ sáng” là sai.
Bài 3: HS làm nếu còn thời gian.
- GV mời vài HS lên bảng thực hành trên mô hình đồng hồ.
- HS nhận xét, GV chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- Nêu tác dụng của đồng hồ? 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
buổi chiều
Tiết 1: Tiếng việt*
Luyện đọc bài: Đàn gà mới nở
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- HS đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và sau mỗi dòng thơ. Biết đọc bài thơ với giọng âu yếm, hồn nhiên, vui tươi.
- Hiểu ND bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, che chở của gà mẹ đối với gà con.
- HS yêu quý các con vật nuôi trong gia đình.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS tiếp nối nhau đọc bài Con chó nhà hàng xóm + TLCH về ND bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’) 
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK - GV giới thiệu ND bài.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện đọc (10’ -15’)
- GV đọc mẫu toàn bài (chú ý giọng đọc ở từng khổ ).
- HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. 
GV lưu ý HS các TN khó: lông vàng, yêu lắm, đi lên, líu ríu, lăn tròn, ...
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ: líu ríu, hòn tơ, dập dờn, thong thả..
- HS luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- GV tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm ( đọc cả bài ).
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
HĐ2: HD HS tìm hiểu bài: (10 - 12’) 
*GVHDHS đọc thầm toàn bài thơ rồi trả lời các CH trong SGK.
- Đàn gà con mới nở có màu lông như thế nào?Mắt có màu gì ?
- GV nêu tiếp CH 1 - SGK, HSTL: ... lông vàng mát dịu, mắt đen sáng ngời, chạy líu ríu, như những hòn tơ nhỏ lăn tròn trên sân, trên cỏ.
- CH 2 ( SGK ): Gà mẹ thoáng thấy bóng bọn diều, bọn quạ, đã dang đôi cánh cho con trốn biến vào trong, ngẩng đầu canh chừng kẻ thù. Lúc nguy hiểm đẫ qua, nó thong thả dắt đàn con líu ríu đi tìm mồi. Buổi trưa nó lại dang đôi cánh cho đàn con ngủ.
- CH 3 ( SGK ): Ôi ! Chú gà ơi ! Ta yêu chú lắm.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
+ Bài thơ có nội dung gì?
HĐ3: Luyện đọc TL.
- GVHDHS luyện đọc TL từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS thi đọc TL từng khổ, cả bài. 
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- GV hỏi HS về ND bài thơ: Miêu tả vẻ đẹp ngộ nghĩnh, đáng yêu của đàn gà mới nở và tình cảm âu yếm, che chở của gà mẹ đối với gà con.
- Qua bài thơ, khuyên em điều gì?
- HS liên hệ.- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 2: toán *
 Luyện tập: Thực hành xem đồng hồ
ơ
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố và nâng cao: Cách xem đồng hồ. 
- Rèn kĩ năng xem giờ đúng, kĩ năng tính toán, trình bày bài cho HS. 
- HS vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
II.Đồ dùng: 
- Bảng phụ chứa ND một số bài tập liên quan.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (3 - 5’)
- 14 giờ hay còn gọi là ... giờ chiều?
- GV xoay giờ HS nêu.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài (1’)
b. Hướng dẫn HS làm bài. (25 - 30’)
	GV treo bảng phụ
Bài 1: GV quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 9 giờ; 	12 giờ;	 15 giờ;	 21 giờ.
- HS nối tiếp nhau đọc giờ.
- HS nhận xét, GV củng cố cách xem đồng hồ.
- GV đọc giờ; HS lên bảng quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ:
 7 giờ; 	 10 giờ; 	 12 giờ;	 22 giờ.
- HS nhận xét, GV chốt lại và đánh giá.
Bài 2: Mẹ đi làm lúc 13 giờ. Hỏi mẹ đi làm vào buổi nào?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét.
+ HS lên quay giờ đó.
Bài 3: Dũng đi học về đến nhà lúc 5 giờ chiều, Bình đi học về đến nhà lúc 17 giờ. Hỏi bạn nào về đến nhà sớm hơn?
- GV hướng dẫn HS làm bài: 
+ HS suy nghĩ, so sánh.
+ 17 giờ hay còn gọi là ?
+ HS giải thích lí do làm được.
- Nhận xét, KL:
Bài 4: 
a) An đọc truyện lúc 20 giờ. Hỏi An đọc truyện lúc mấy giờ tối?
b) Tất cả xe buýt trong thành phố đều nghỉ chạy lúc 19 giờ. Hỏi lúc 8 giờ tối có còn đón xe buýt đi được không?
- HS lần lượt làm bài.
+ Giải thích vì sao em làm như vậy?
- GV chữa bài.
Bài 5: Nếu còn TG
Sau khi bạn A và bạn B vặn kim đồng hồ để đồng hồ chỉ 12 giờ, 15 giờ, 19 giờ. Bạn A nói với bạn B : “ 3 giờ với 15 giờ chẳng có gì khác nhau cả”. Bạn B nói với bạn A: “ 3 giờ và 15 giờ có khác nhau đấy chứ ". 
Hãy giải thích xem bạn A muốn nói gì với bạn B? Bạn B muốn nói gì với bạn A. Có bạn nào nói đúng không? 
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
- GV củng cố khắc sâu KT về ngày, giờ.
3. Củng cố dặn dò.
- Tiết học củng cố kiến thức gì?
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3: thể dục *
 (Đ/c Thu dạy)
buổi chiều
Ngày soạn: 5/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tiết 1: tập viết
Chữ hoa O
I. mục đích, yêu cầu:	
- Học sinh nắm được cấu tạo và quy trình viết chữ hoa O . Viết chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng; Ong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần). HS viết đúng và đủ các dòng trên trang vở Tập viết. 
- HS viết đúng chữ hoa O; chữ và câu ứng dụng Ong; Ong bay bướm lượn. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- GD học sinh tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ hoa O đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết chữ mẫu. Cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu cấu tạo, nêu quy trình viết chữ hoa N.
- HS viết bảng con chữ hoa: N, Nghĩ.
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa O : (7’)
*HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa O.
- GV gắn chữ mẫu lên bảng cho HS quan sát.
- 1 HS nêu cấu tạo của chữ hoa O.
- GV HD quy trình viết.
 + GV treo bảng phụ có viết chữ O lên bảng. GV nêu cách viết.
 + GVviết mẫu chữ O lên bảng kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi. 
 + 1 HS nhắc lại cách viết.
*HD HS viết chữ O vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- GV nhận xét, sửa sai.
HĐ2: HD viết câu ứng dụng: (7’)
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- GV treo bảng phụ có chép cụm từ ứng dụng lên bảng.
- 2 HS đọc: Ong bay bướm lượn.
- Giúp HS hiểu nghĩa cụm từ ứng dụng: Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa, rất đẹp và thanh bình.
*HD HS QS và NX.
- HS nhận xét về độ cao của các chữ cái; cách đặt dấu thanh ở các chữ.
 . HS khác nhận xét - GV bổ sung.
- GV viết mẫu chữ Ong trên dòng kẻ.
*HD HS viết chữ Ong vào bảng con.
- HS luyện viết bảng con (2 - 3 lượt).
- HS nhận xét; GV sửa sai.
HĐ3: HD HS viết vào vở Tập viết: (12 - 15’)
- GV nêu yêu cầu viết: 
- HS viết bài vào vở; GV theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng quy trình, nội dung.
HĐ4: Đánh giá, chữa bài: (2 - 3’)
- GV đánh giá khoảng 5 - 7 bài; Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cấu tạo, nêu quy trình viết chữ hoa O.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Chữ hoa Ô
Tiết 2: Tiếng việt *
Ôn: Chữ hoa O
I. mục đích, yêu cầu:	
- Củng cố cách viết chữ hoa O.
- Học sinh viết đúng chữ hoa O, chữ và câu ứng dụng Ong bay bướm lượn. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. HS viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. 
II. Đồ dùng:
- Chữ mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách viết chữ hoa O
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng .
b. Các hoạt động
HĐ1: Hướng dẫn HS viết bài của tiết trước .
* Tập viết
- Nêu cách viết chữ hoa O
- GV treo chữ mẫu. Nêu cách viết.
- Yêu cầu HS hoàn thành nốt Chữ hoa O trong vở Tập viết.
- Nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn HS viết thêm 2 dòng chữ hoa O , 2 dòng câu Ong bay bướm lượn”. (Nếu còn TG)
- Y/c HS viết 2 dòng chữ hoa O , 2 dòng câu Ong bay bướm lượn
- Nêu cách viết, khoảng cách.
- GV theo dõi, chữa bài cho HS.
- GV thu vở đánh giá.
- GV nhận xét, chốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV và HS hệ thống nội dung bài học. 
- Làm thế nào để viết đẹp?
- Nêu cách trình bày bài viết?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Âm nhạc *
 Học bài hát: Chim bay cò bay 
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết bài hát Chim bay cò bay nhạc và lời Hoàng Long.
- Hát thuộc lời đúng giai điệu tiết tấu. Hát đều giọng, đúng nhịp.
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng hát lại bài: Chiến sĩ tí hon 
- GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài ghi bảng. 
- GV nêu MĐ - YC của tiết học.
b. Các hoạt động
HĐ1: Dạy bài hát: Chim bay cò bay.
- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- GV cho HS nghe băng hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Dạy hát: Dạy từng câu, mỗi câu HS hát 2,3 lần để nhớ lời và giai điệu bài hát.
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, nhịp bài hát.
HĐ2: Trò chơi âm nhạc
- GV hướng dẫn TC
- HS cùng chơi.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Lớp hát lại bài hát một lần.- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 6/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ năm ngày 11 tháng 12 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: luyện từ và câu
 Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào?
Từ ngữ về vật nuôi
I. mục đích, yêu cầu:	
- Bước đầu hiểu từ trái nghĩa với từ cho trước. Biết dùng những từ trái nghĩa là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Nêu tên các con vật trong tranh.
- Rèn kĩ năng tìm từ, dùng từ đặt câu. 
- Vận dụng vào nói, viết văn đúng, hay.
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ chép bài tập 2. Tranh trong bộ đồ dùng (BT3).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3HS lên bảng, mỗi HS đặt 1 câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập. (30 - 32’)
Bài 1: Làm miệng. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
- 1 HS đọc mẫu: tốt - xấu.
- GV HD HS tìm những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược với nghĩa của từ đã cho.
- HS trao đổi theo cặp, viết những từ tìm được ra giấy nháp.
- HS nối tiếp nhau nêu các từ trái nghĩa với những từ đã cho.
- HS nhận xét, GV chốt các câu trả lời đúng ghi bảng: 
 (Tốt/ xấu, ngoan/ hư, nhanh/ chậm, trắng/ đen, cao/ thấp, khoẻ/ yếu)
Bài 2: Làm miệng.	
 GV treo bảng phụ lên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại: Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
- GV HD cách làm.
- HS làm bài vào vở nháp. HS nối tiếp nhau đọc các câu vừa đặt được.
- HS nhận xét, GV củng cố về mẫu câu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
Bài 3: Làm viết.
GV treo tranh lên bảng cho HS quan sát.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập: Viết tên các con vật trong tranh.
- GV HD cách làm.
- HS quan sát tranh, viết tên từng con vật theo số thứ tự vào vở nháp.
- Nhiều HS đọc bài làm của mình. HS nhận xét. GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? 
- HS kể tên các con vật nuôi mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?
Tiết 2: Chính tả ( Nghe - viết)
Trâu ơi!
I- mục đích, yêu cầu: 
- Nghe - viết chính xác bài chính tả ca dao Trâu ơi. Củng cố quy tắc chính tả với ch/ tr, vần ao/ au. 
- Trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát. Viết đúng: Trâu ơi, ngoài ruộng, cấy cày. Phân biệt đúng các tiếng có âm ch/ tr, vần ao/ au.
- Giáo dục HS yêu quý vật nuôi. ý thức rèn chữ viết.
II- đồ dùng: 
- Bảng phụ chép bài tập 3a.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- 2 HS viết bảng lớp; Lớp viết bảng con: đồi núi, tàu thuỷ.
- 1 HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc dạng văn xuôi.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’) 
a. Giới thiệu bài (1')
b. các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết:
*Hướng dẫn HS chuẩn bị. (7’)
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 2 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.
- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả. 
	 + HS QS tranh trong SGK và trả lời câu hỏi:
 . Bài ca dao là lời của ai nói với ai? 
 (Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân)
 . Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào? 
(Người nông dân rất yêu quý trâu, trò chuyện, tâm tình với trâu như với một người bạn).
- HD HS nhận xét: 
 . Bài ca dao có mấy dòng? ( Có 6 dòng).
 . Chữ đầu mỗi dòng thơ viết NTN? (Viết hoa).
 . Bài ca dao viết theo thể thơ nào?
(Thơ lục bát - dòng 6, dòng 8)
 . Hãy nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát? 
 (Dòng 6 tiếng nên viết cách mác 2 ô, Dòng 8 tiếng nên viết cách mác 1ô) 
 . HS trả lời; GV nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con : Trâu ơi, ngoài ruộng, cấy cày. 
 + HS nhận xét; GV sửa sai.
*Đọc cho HS viết. (12 - 14’)
- HS viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc cả bài chính tả lần cuối cho HS soát lại.
*Đánh giá, chữa bài. (5’) 
- HS tự chữa lỗi.
- GV đánh giá 5 - 7 bài; Nhận xét.
HĐ2: HD làm bài tập chính tả: (4 - 6’)
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài: Thi tìm các tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.
- GV HD cách làm.
- HS nối tiếp nhau nêu các tiếng chỉ khác nhau ở vần ao hoặc au.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: mào - màu, cao - cau, .
+ HS đặt câu với từ vừa tìm được.
Bài 3a: 
- GV treo bảng phụ lên bảng. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài: Tìm những tiếng thích hợp có thể điền vào chỗ trống.
- GV HD cách làm. 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài vào vở nháp.
+ Dựa vào đâu em điền như vây?
- HS nhận xét - GV sửa sai, chốt lời giải đúng: chưa, trăng, châu, trong.
3. Củng cố dặn dò: ( 5' )
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu cách trình bày bài chính tả thuộc thể thơ lục bát. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. 
Tiết 3: Toán
Tiết 79: Thực hành xem lịch
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ. 
- Rèn kĩ năng xem lịch tháng (nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch).
- HS yêu thích môn học, có ý thức xem lịch hằng ngày.
II. Đồ dùng: 
- Tờ lịch tranh tháng 1 và tháng 4 năm 2008.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 3 HS chữa bài 2b (Tr. 79).
- HS nhận xét; GV đánh giá.
2. Bài mới: (25-30’)
a. Giới thiệu bài:
b. Thực hành
Bài 1: HS làm miệng.
- 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV treo tờ lịch tranh tháng 1 lên bảng.	
- HS nối tiếp nhau nêu các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 1 (SGK).
- HS nhận xét; GV chữa bài. GV nêu nhận xét: tháng 1 có 31 ngày.
+ Theo em những tháng nào có 31 ngày? 30 ngày? 29(28) ngày?
- GV chốt
Bài 2: 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- GV treo tờ lịch tranh tháng 4 lên bảng.
- GV HD cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- 2 HS đọc bài làm của mình.
+ Vì sao em làm được như vây? 
- HS nhận xét, GV chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò: (5’)
- 1 HS nêu số ngày trong tháng 1 và tháng 4.
- 1 HS nêu các ngày chủ nhật trong tháng 4.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
Tiết 4: tự nhiên & xã hội
Tiết 16: Các thành viên trong nhà trường.
I. mục đích, yêu cầu:	
- Biết các thành viên trong nhà trường. 
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
- Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong trường.
II. Đồ dùng: 
- Tranh trong SGK..
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các phòng ở trường em? 
- Em thích phòng nào nhất? Vì sao? 
- HS, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
HĐ1: Biết các thành viên và công việc của họ trong trường.
- Cho HS quan sát 6 hình trong SGK.
- HS ghi các thành viên (cạnh số hình bằng bút chì).
- HS thảo luận nhóm về vai trò, công việc của từng người.
- Đại diện nhóm trình bày.
 Ví dụ: Cô hiệu trưởng: lãnh đạo quản lí trường.
- HS, GV nhận xét bổ sung. GV kết luận.
HĐ 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
- Cho HS thảo luận để nói tình cảm và thái độ của họ.
- HS thảo luận, trình bày ý kiến.
- Để tỏ lòng kính trọng các thành viên trong trường bạn sẽ làm gì? (HS nêu ý kiến)
 + GV chốt: Phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong trường.
HĐ 3: Trò chơi: “Đó là ai?”
- GV hướng dẫn cách chơi, nêu luật chơi.
- HS chơi trò chơi. GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài.
- HS giới thiệu các thành viên trong trường mình.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh ngã khi ở trường.
*****
Ngày soạn: 6/ 12/ 2014
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 12 tháng 12 năm 2014
Buổi sáng
Tiết 1: tập làm văn
Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu
I- mục đích, yêu cầu: 
- Dựa vào câu và mẫu câu cho trước, nói được câu tỏ ý khen ngợi. Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà. Biết lập thời gian biểu một buổi tối trong ngày.
- Rèn kĩ năng viết câu đúng, diễn đạt 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_16_nam_hoc_2014_2015_ngu.doc
Giáo án liên quan