Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- HS biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- HS hiểu nghĩa của các từ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn; Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.

- HS hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của Chi dành cho bố, biết cảm thông với hoàn cảnh của Chi. Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp.

- GDHS lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ để HD luyện đọc. Tranh minh hoạ bài đọc; Tranh, ảnh những bông cúc đại đoá ( hoặc hoa thật ).

- Các PP dạy học: PP trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân và PP phản hồi tích cực.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS đọc TL bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi về ND bài .

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: - GV dẫn dắt từ tình thương yêu của mẹ đối với con qua 2 bài TĐ: Sự tích cây vú sữa và Mẹ -> Tình cảm của con cái đối với cha mẹ -> Giới thiệu bài.

- GV kết hợp cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc.

b. Các hoạt động :

 

doc31 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 200 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 13 - Năm học 2017-2018 - Nguyễn Thị An - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới mặt đất" ? ( vì quà gồm rất nhiều các con vật sống trên mặt đất ).
+ HS đọc toàn bài + TL câu 3 ( SGK ): Hấp dẫn nhất là ... Quà của bố làm anh em tôi giàu quá ! 
- GV hỏi thêm: Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các con lại cảm thấy " giàu quá" ? ( Vì đó là những món quà chứa đựng tình cảm yêu thương của bố. ... )
* HĐ 3: Luyện đọc lại.
- HS luyện đọc theo cặp. 
- GV tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyờn dương những HS đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ND bài. GV chốt: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con + Liờn hệ kể về những mún quà của bố dành cho em. 
- GV nhận xét tiết học. Tuyờn dương HS tớch cực học tập.
 Tiết 2: Tập viết 
 Chữ hoa: L
I. Mục đích yêu cầu:
- HS viết đúng chữ hoa L, chữ ứng dụng của bài theo cỡ vừa và nhỏ; Viết đúng câu ứng dụng của bài theo cỡ nhỏ. 
- Rèn KN viết chữ hoa L.
- HS có ý thức rèn viết chữ đẹp.
II. chuẩn bị: 
- Mẫu chữ L viết hoa, phấn màu.
- Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Lá, Lá lành đùm lá rách.
- Bảng con, phấn, bút chì, Vở Tập viết - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Cả lớp viết chữ cái hoa K đã học ở bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng Kề vai sát cánh; Cả lớp viết bảng con chữ Kề. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD viết chữ hoa L.
- GV cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu HS nêu nhận xét về cấu tạo của chữ L:
 + Cao 5 li.
 + Là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.
- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ L lên bảng + kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.
- HS luyện viết chữ L trên bảng con. GV nhận xét, uốn nắn.
* HĐ 2: HD viết chữ và câu ứng dụng.
- HS đọc câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách. 
- HS nêu cách hiểu nghĩa của câu tục ngữ:
 đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
- GV viết mẫu câu ứng dụng.
- HDHS quan sát mẫu chữ ứng dụng và yêu cầu HS nêu nhận xét về: 
+ Độ cao của các chữ cái.
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
+ Khoảng cách giữa những chữ ghi tiếng.
+ Nối nét: nét cong trái của chữ a chạm điểm cuối chữ L.
- HDHS tập viết chữ Lá ở bảng con. GV nhận xét, uốn nắn cách viết.
* HĐ 3: HS viết bài vào vở Tập viết.
- GV nêu yêu cầu viết:
+ 1 dòng chữ L cỡ vừa, 1 dòng chữ L cỡ nhỏ. 
+ 1 dòng chữ Lá cỡ vừa, 1 dòng chữ Lá cỡ nhỏ.
+ 3 lần câu ứng dụng cỡ nhỏ: Lá lành đùm lá rách. 
- GV theo dõi, uốn nắn giúp HS viết đúng mẫu chữ.
* HĐ 4: Chấm, chữa bài.
- GV thu chấm 1/ 3 số bài.
- Nêu nhận xét để cả lớp rút KN.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS viết đẹp.
- Nhắc HS luyện viết chữ L.
 Tiết 3: Toán
 T.63: 54 - 18
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 - 8; Biết giải bài toán về ít hơn với các số có kèm theo đơn vị đo dm; Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh. 
- Rèn luyện KN thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 54 - 8; KN giải bài toán về ít hơn kèm theo đơn vị dm và KN vẽ hình tam giác. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: - Vở nháp, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc TL bảng trừ 14 trừ đi một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: GV tổ chức cho HS tự tìm ra cách thực hiện phép trừ dạng 54 - 18.
- GV nêu phép trừ: 54 - 18 = ? - kết hợp ghi bảng.
- HDHS tự đặt tính rồi tính trên bảng lớp và bảng con: 
 54 . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 ( thẳng cột với 4 
 - 18 và 8), nhớ 1.
 36 . 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3 ( thẳng cột với 5 và 1).
- HS nhắc lại cách thực hiện. 
* HĐ 2: Thực hành.
 GV tổ chức, HDHS làm các BT: 1, 2, 3, 4 ( SGK - T.63 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1 ( a ): - HS nêu yêu cầu của bài: Tính.
- HS tự tính rồi ghi KQ tính vào bảng con. Một số HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng.
- Củng cố cho HS về cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 dạng 54 - 18.
+ Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài + nêu SBT và ST trong mỗi trường hợp.
- HS làm bài vào vở BT, tự đặt tính rồi tính hiệu ( HS làm phần a, b).
 - HS lên bảng làm bài. GV lưu ý cho HS cách đặt tính.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV hỏi HS về tên gọi các thành phần và KQ của phép trừ.
+ Bài 3: - HS đọc, nêu tóm tắt bài toán.
- HD HS xác định dạng toán -> cách giải.
- HS làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét, chữa bài.
- Củng cố cho HS cách giải bài toán về ít hơn.
+ Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài.
- GV vẽ hình mẫu lên bảng + HD đánh dấu các điểm vào trong vở BT rồi tự vẽ theo mẫu.
- HS nêu cách vẽ hình tam giác.
- Củng cố KN vẽ hình tam giác.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng các bảng trừ đã học.
 Tiết 4: đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ bạn ( T. 2 )
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết được bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau; nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.
- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS có KN thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
- GDHS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Thấy được sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn; quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
II. chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ ( SBT đạo đức ).
- Các PP/ KT dạy học: PP thảo luận nhóm, PP đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra ? 
- Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn.
- Cách tiến hành:
+ HS thảo luận tình huống: Trong giờ KT toán, bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh: “ Nam ơi, cho tớ chép bài với !”
+ HS đoán cách ứng xử của bạn Nam.
+ GV chốt lại 3 cách ứng xử của bạn Nam: 
. Nam không cho Hà xem bài.
. Nam khuyên Hà tự làm bài.
. Nam cho Hà xem bài.
+ HS thảo luận nhóm về 3 cách ứng xử trên theo câu hỏi:
. Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam ? 
. Nếu là Nam, em sẽ làm gì để giúp bạn ?
+ Các nhóm thể hiện qua đóng vai.
+ Các nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, chọn cách ứng xử phù hợp và giải thích vì sao ? 
-> Kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường.
* HĐ 2: Tự liên hệ.
- Mục tiêu: Định hướng cho HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Cách tiến hành:
+ GV nêu yêu cầu: Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè hoặc những trường hợp em đã được quan tâm, giúp đỡ.
	. Khi bạn ốm em hỏi thăm bạn, chép bài hộ bạn.
	. Em làm trực nhật giúp bạn khi bạn bị mệt.
	. Em cho bạn đi chung áo mưa khi trời mưa.	
+ Một số HS trả lời, các nhóm khác nhận xét: đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn 
( HS giải thích tại sao ? )
+ GVKL: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Bạn bè như thể anh em
Quan tâm, giúp đỡ càng thêm thân tình.
* HĐ 3: Trò chơi Hái hoa dân chủ.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức, KN đã học.
- Cách tiến hành:
+ HS trả lời câu hỏi như gợi ý SGV- 47.
+ GVKL: Cần phải cư xử tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo, các bạn khuyết tật, bạn khác giới, vv ... Đó chính là thực hiện quyền khộng bị phân biệt đối xử với trẻ em.
-> Kết luận chung: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trọng các bạn biết quan tâm giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn: Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn ? Một số biểu hiện của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
 Ngày soạn: 23 - 11 - 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 30 - 11 - 17.
 Buổi sáng:
 Tiết 1: chính tả ( nghe - viết ) 
Quà cuả bố
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu trong bài Quà của bố. Hiểu và làm đúng các BT theo yêu cầu. 
- Rèn luyện KN viết đúng chính tả; viết đúng các chữ có iê / yê; phân biệt cách viết phụ âm đầu d / gi.
- HS có ý thức rèn viết đúng chính tả.
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết sẵn ND bài tập 2, bài 3 ( a ).
- Vở BT Tiếng Việt - tập 1; Bảng con.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp dưới lớp viết ở bảng con : yếu ớt, kiến đen, khuyên bảo, múa rối, nói dối, ...
- Cả lớp và GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: HD HS tập chép.
- GV đọc một lần bài viết - 2 HS đọc lại - Cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS nắm ND bài chính tả: Quà của bố đi câu về có những gì ?
- HS nêu nhận xét: 
+ Bài chính tả có mấy câu ? Những chữ đầu câu viết như thế nào ?
+ Câu nào có dấu hai chấm ? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con: lần nào, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, toả, thơm lừng, quẫy, toé nước, thao láo, ...
- GV đọc cho HS chép bài vào vở. - HS đổi vở để soát lỗi .
- GV chấm 1/ 3 số bài, nhận xét từng bài về các mặt: ND, chữ viết, cách trình bày.
* HĐ 2: HD làm BT chính tả.
+ BT 2: - 1 HS đọc yêu cầu của BT . 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS sửa bài theo lời giải đúng: câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện tập. 
+ BT 3 ( a): - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV gắn bảng phụ ghi sẵn ND bài tập lên bảng, nhấn mạnh yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. 
- HS sửa bài theo lời giải đúng - 2 HS đọc lại bài đồng dao.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen những HS viết bài và làm bài tốt.
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc chính tả, cách viết âm đôi: iê, yê; phân biệt phụ âm đầu: d/ gi.
 Tiết 2: luyện từ và câu 
Từ ngữ về công việc trong gia đình. 
Câu kiểu Ai làm gì ?
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở vốn từ chỉ hoạt động ( công việc trong gia đình ). Luyện tập về kiểu câu Ai làm gì ?
- HS nêu được một số TN chỉ công việc trong gia đình; Tìm được các bộ phận câu TL cho câu hỏi: Ai ? Làm gì ?; Biết chọn các từ cho sẵn để xếp thành câu kiểu Ai làm gì ?
- HS tích cực, chủ động học tập .
II. chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi sẵn 4 câu văn ở BT 2.
- Vở BT Tiếng Việt 2 - tập 1.
III. các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS làm lại BT 1, 3 ( tiết LTVC, tuần 12 ) - mỗi em làm miệng 1 bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, đỏnh giỏ. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu MĐ, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Luyện tập từ ngữ về công việc trong gia đình.
. GV tổ chức, HDHS làm BT 1 ( SGK - 108 ).
- 1 HS đọc yêu cầu của BT: Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.
- HS làm miệng ( có thể viết trước vào nháp ).
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS làm được nhiều việc giúp cha mẹ.
* HĐ 2: Luyện tập câu kiểu Ai làm gì ?
. GV tổ chức, HDHS làm BT 2, 3 ( SGK - 108 ):
+ Bài 2: - GV gắn bảng phụ ghi sẵn các câu văn lên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài. GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài và HDHS làm mẫu.
- 1 HS phân tích mẫu câu trong SGK.
- HS làm bài vào vở BT, 1 HS lên bảng làm. 
- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
b) Cây / xoà cành ôm cậu bé. c) Em / học thuộc đoạn thơ. 
d) Em / làm ba bài tập toán.
+ Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài và HD câu mẫu.
- 1 HS phân tích mẫu câu trong SGK.
- GV lưu ý HS: với các từ ở 3 nhóm trên, các em có thể xếp tạo thành nhiều câu.
( với mỗi từ ở nhóm 1 có thể xếp được với cả 1 trong 4 từ ở nhóm 2 và 3 ).
- Cả lớp làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau kể. GV cùng HS khác nhận xét.
( HS chọn và xếp được từ 3 - 4 câu ).
- GV chốt lại kết quả, cho HS đọc lại các câu văn.
. Củng cố, khắc sâu KT về câu kiểu Ai làm gì ?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND tiết học, GV củng cố KN đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?
- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt, có cố gắng. Nhắc HS tìm thêm các từ ngữ khác chỉ về công việc gia đình.
 Tiết 3: Toán 
T.64: luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS thuộc bảng 14 trừ đi một số; Thực hiện được phép trừ dạng 54 - 18; Biết tìm số bị trừ hoặc tìm số hạng chưa biết trong một tổng; Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 54 - 18. 
- Rèn KN thực hành làm tính và giải toán về phép trừ dạng 14 - 8; 34 - 8 và 54 - 18.
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- HS bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra xen kẽ luyện tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Thực hành.
 GVtổ chức, HD HS làm các Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - T. 64 ) rồi chữa bài.
+ Bài 1: - HS tự tính nhẩm rồi nêu miệng KQ.
- Củng cố bảng trừ có nhớ dạng: 14 trừ đi một số.
+ Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nhắc lại cách đặt tính, cách thục hiện phép tính.
- HS làm bài trên bảng lớp và bảng con ( HS - làm cột 1, 3 ).
- HS nhận xét, chữa bài. 
- GV củng cố cho HS về KN đặt tính và thực hiện phép trừ có nhớ.
+ Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài: Tìm x.
- HS xác định thành phần cần tìm trong mỗi trường hợp + nêu cách tìm:
( a - tìm số bị trừ chưa biết ; b, c - tìm số hạng chưa biết ).
- HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất KQ đúng.
- Củng cố cho HS về cách tìm số bị trừ; cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng.
+ Bài 4: - HS đọc ND bài toán.
- GV yêu cầu HS xác định dạng toán: Tìm một SH khi biết tổng và số hạng kia.
- HS tự ghi tóm tắt rồi giải bài toán, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữa bài, thống nhất lời giải đúng.
- Củng cố cho HS về cách giải bài toán bằng một phép trừ dạng 54 - 18.
+ Bài 5 ( HS làm thêm nếu cũn thời gian ).
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV kết hợp vẽ hình lên bảng + nhấn mạnh yêu cầu của bài.
- HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- GV gợi ý, HD cách vẽ.
- HS tự vẽ vào vở, lần lượt chấm từng điểm vào vở sau dùng bút và thước nối các điểm để có hình vuông.
- Củng cố cho HS biểu tượng về hình vuông.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực học tập.
- Dặn HS học thuộc lòng bảng trừ dạng 14 trừ đi một số.
 Tiết 4: tự nhiên và xã hội
 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường.
- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh.
- Cỏc KNS được GD trong bài: KN ra quyết định ( nờn và khụng nờn làm gỡ để giữ sạch mụi trường xung quanh nhà ở ); KN tư duy phờ phỏn ( phờ phỏn những hành vi làm ảnh hưởng đến mụi trường ); KN hợp tỏc ( hợp tỏc với mọi người tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở ); Cú trỏch nhiệm thực hiện giữ vệ sinh mụi trường xung quanh nhà ở. 
- GDHS ý thức giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
II. chuẩn bị:
- GV: Tranh ( SGK - T.28, 29 ).
- Cỏc PP dạy học: PP động nóo, thảo luận nhúm, đúng vai và xử lớ tỡnh huống. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể tên các đồ dùng trong gia đình và nêu công dụng của chúng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: HS khởi động: chơi trò chơi “ Bắt muỗi ”.
- GV hướng dẫn cách chơi SGV - 48.
- HS cả lớp cùng chơi.
- GV giới thiệu bài.
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Làm việc với SGK theo nhóm nhỏ.
+ Mục tiêu: HS kể được những việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
+ Cách tiến hành:
- GV HDHS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 ( SGK - 28, 29 ) và trả lời câu hỏi:
. Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ ? 
. Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở ?
. Giữ vệ sinh xung quanh nhà ở có lợi gì ?
- HS làm việc theo nhóm nhỏ. GV giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung thêm.
- GV kết luận: Để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi, muỗi, gián, chuột và các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí cũng được trong sạch; tránh được khí độc và mùi hôi thối do phân, rác gây ra.
* HĐ 2: Đóng vai.
+ Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh. Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trờng xung quanh nhà ở.
+ Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS liên hệ việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở của mình.
- GV kết luận về thực trạng vệ sinh môi trường nơi các em ở.
- HS làm việc theo nhóm nhỏ: tự nghĩ ra các tình huống để tập cách nói với mọi người trong gia đình về những gì học được trong bài. 
- GV mời 1 nhóm HS lên đóng vai, các HS khác theo dõi và cùng thảo luận lựa chọn cách ứng xử có hiệu quả.
- GV chốt lại ý chính.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS liên hệ việc giữ vệ sinh lớp học, sân trường, khu vệ sinh của HS.
- GV nhắc nhở HS tự giác không vứt rác bừa bãi ... và nói lại với những người trong gia đình về ích lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
 Ngày soạn: 24 - 11 - 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 01 - 12 - 2017
 Buổi sáng:
 Tiết 1: Tập làm văn 
 Kể về gia đình
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết kể về gia đình mình theo gợi ý cho trước, viết được một đoạn văn ( từ 3 đến 5 câu ) kể về gia đình mình.
- Rèn kĩ năng nói, viết kể về gia đình. Biết dùng từ, đặt câu đúng.
- HS biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tình cảm của bản thân, hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác, Cung cấp thông tin về gia đình một cách đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn.
- GDHS tình cảm yêu quý những người thân trong gia đình.
II. chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn phần gợi ý ( BT 1 - T.110 ). 
- Các PP/ KT dạy học được sử dụng: PP đóng vai, trình bày 1 phút.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 1.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đoạn văn viết kể về người thân ở BT 2 ( Tuần 12 ).
- GV + HS nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Các hoạt động: 
* HĐ 1: Tập kể về gia đình em.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 1 ( SGK - 110 ):
- HS đọc yêu cầu và các gợi ý trong bài tập .
- GV lưu ý cho HS kể về gia đình, không phải là trả lời câu hỏi. Các câu hỏi chỉ là gợi ý để kể. Có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không cần kể dài.
- HS cả lớp đọc gợi ý SGK, 2 HS dựa vào gợi ý kể mẫu.
- HS thi kể trước lớp. GV và HS nhận xét. 
* HĐ 2: Luyện viết đoạn văn ngắn kể về gia đình em.
GV tổ chức, HDHS làm bài tập 2 ( SGK - 110 ):
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- GV nhắc HS viết lại những điều vừa nói khi làm BT 1 ( Viết từ 3 đến 5 câu ); chú ý dùng từ, đặt câu đúng.
- HS làm bài viết vào vở, GV bao quát, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- HS tiếp nối nhau đọc bài viết của mình. GV cùng cả lớp nhận xét, góp ý.
- GV chấm nhận xột 1 số bài .
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND đã luyện trong tiết học. Một số HS tiếp nối nhau nêu cảm nhận về gia đình mình.
- GV nhận xét tiết học. Tuyờn dương HS kể tốt về gia đỡnh mỡnh 
 Tiết 2: Toán
 T.65: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
I. Mục đích yêu cầu:
- HS biết cách thực hiện các phép trừ để lập các bảng trừ: 15, 16, 17, 18, trừ đi một số. 
- Rèn KN vận dụng bảng trừ đã học để làm các phép trừ dạng: 15, 16, 17, 18, trừ đi một số. 
- HS tích cực, chủ động học tập.
II. chuẩn bị: 
- Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 4, 5 HS đọc TL bảng trừ: 11, 12, 13, 14 trừ đi một số.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Các hoạt động:
* HĐ 1: Hướng dẫn lập bảng trừ 15 trừ đi một số:
- GV nêu bài toán: 
“ Có 15 que tính, bớt đi 6 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính ?”
- HS nghe, phân tích bài toán rồi rút ra phép trừ: 15 - 6
- HS thao tác trên que tính tìm KQ -> còn 9 que tính.
- HDHS tự đặt tính rồi tính trên bảng lớp và bảng con. 
- HS nhắc lại cách

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_13_nam_hoc_2017_2018_ngu.doc
Giáo án liên quan