Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

 - Đọc đúng các từ ngữ : non sông, Kì Lừa, quanh quanh,. Ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.

 - Biết các địa danh trong bài. Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các vùng miền đất nước ta, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước. Thuộc 2 - 3 câu ca dao trong bài.

 - Giáo dục HS biết ơn cha ông, yêu quý môi trường thiên nhiên và có ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ :

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn các câu ca dao cần HD HS luyện đọc và HTL.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 1. Kiểm tra bài cũ:

 - 3 HS tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện: "Nắng phương Nam" và trả lời câu hỏi : Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân ?

 - HS, GV nhận xét.

 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

 b) Các hoạt động:

* HĐ1: Luyện đọc

 - GV đọc diễn cảm bài thơ.

 - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

 + Luyện đọc từng dòng thơ : Mỗi em nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ, HS, GV phát hiện từ đọc sai, GVchỉnh sửa rồi cho HS rồi đọc tiếp.

 + Luyện đọc từng khổ thơ : HS đọc nối tiếp nhau đọc 6 câu ca dao. GV mở bảng phụ đã viết các câu ca dao, kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên.

 - GV giúp HS nắm được các địa danh được chú giải sau bài.GV giải nghĩa thêm: Tô thị, Tam Thanh, Trấn Vũ,.

 - Cả lớp đọc ĐT toàn bài.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2, Tuần 12 - Năm học 2017-2018 - Bùi Thị Mai - Trường Tiểu học Thượng Quận, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 45 trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo gợi ý sau : 
 . Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì ?
 . Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1.
 . Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa ?
 . Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Tại sao ?
 - Bước 2:
 + Gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. 
 + HS và GV nhận xét, bổ sung. GV giúp HS rút ra KL: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy.
 - Bước 3: 
 + GV và HS cùng nhau kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay các em đã chứng kiến hoặc biết được qua các thông tin đại chúng.
 + GV cho HS thảo luận để tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn đã kể ra ở trên nhằm giúp các em hiểu được : Cháy có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi và có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn các vụ cháy đó lẽ ra là có thể tránh được nếu mọi người đều có ý thức phòng cháy.
* HĐ2 : Thảo luận và đóng vai 
Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm tay với của em nhỏ.
 Cách tiến hành
- Bước 1: Động não
 + GV : Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn ?
 + Lần lượt mỗi HS nêu một vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất giữ chúng, theo các em là chưa an toàn.
 - Bước 2: Thảo luận và đóng vai
 Dựa vào các ý kiến HS nêu lên ở trên, GV giao cho mỗi nhóm đi sâu tìm biện pháp khắc phục từng nguyên nhân dễ dẫn đến hoả hoạn ở nhà.
 - Bước 3: Làm việc cả lớp
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. các nhóm khác có thể bổ sung. GV theo dõi, nhận xét và kết luận.
 => KL : Cách tốt nhất để phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
* HĐ3 : Chơi trò chơi gọi cứu hoả
Mục tiêu : HS biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.
Cách tiến hành:
 - Bước 1: GV nêu tình huống cháy cụ thể.
 - Bước 2: Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng của HS thế nào. 
 - Bước 3: GV nhận xét và HD một số cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà một tầng ở nông thôn, nhà cao tầng ở thành phố, ... cách gọi điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS thực hiện tốt theo bài học: có ý thức phòng cháy. 
Sáng Ngày soạn: 16/ 11/ 2017
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 23/11/ 2017.
Tiết 1	 luyện từ và câu 
ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. 
I. Mục đích yêu cầu
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1); biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2); chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
 - Vận dụng vào làm các BT theo yêu cầu một cách chính xác.
- HS tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp viết khổ thơ trong bài tập 1. Bảng phụ chép BT3.
III. các Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- HS tìm từ ngữ nói về quê hương.
2. Bài mới a. Giới thiệu bài: 
 b. Các hoạt động
*HĐ1: Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS lên bảng làm bài: gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn). Sau đó đọc lại câu có hình ảnh so sánh; dưới lớp làm bài vào vở.
- GV nhấn mạnh: Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động “ lăn tròn ” của những hòn tơ nhỏ. Đây là một cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này giúp ta cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
- Củng cố giới thiệu một phép so sánh mới: hoạt động với hoạt động.
*HĐ2: Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT. 
- GV HD HS dựa vào SGK, trao đổi theo cặp để tìm những hoạt động được so sánh với nhau
trong mỗi đoạn. 
- 3HS lên bảng làm bài. 
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Nhắc lại ngắn, gọn từng hình ảnh so sánh để thấy cách so sánh đó làm rõ thêm hoạt động của con vật, sự vật trong câu.
Sự vật, con vật
Hoạt động
Từ SS
Hoạt động
a)Con trâuđen
(chân ) đi
như
đập đất
b) Tàu cau
vươn
như
( tay ) vẫy
c) Xuồng con
- đậu ( quanh thuyền lớn )
- húc húc ( vào mạn thuyền mẹ)
như
như
nằm (quanh bụng mẹ )
đòi ( bú tí ) 
 - Củng cố cách xác định hình ảnh so sánh hoạt động với hoạt động.
*HĐ3: Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV mời 1 HS lên bảng làm bài, những HS khác làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng. 
- Củng cố cách nối câu có từ chỉ hoạt động, trạng thái.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nêu nội dung bài, liên hệ.
- GV nhận xét tiết học: Tuyên dương HS làm việc tích cực trong giờ học. 
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau:. 
Tiết 3: Chính tả (n-v)
 cảnh đẹp non sông
I. MụC đích, yêu cầu : 
 - Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục bát, thể song thất. 
 - Làm đúng BT2/a: luyện viết đúng một số tiếng chứa âm đầu tr/ ch.
 - Giáo dục ý thức viết chữ đẹp, giữ vở sạch. 
II. Chuẩn bị : 
 - GV : Bảng lớp viết nội dung bài tập 2/a. HS vở BTTV in.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC : .
 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con 3 từ có tiếng chứa vần ooc. GV nhận xét.
 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết
 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
 - GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông.
 - 1 HS đọc thuộc lòng lại. Cả lớp thầm 4 câu ca dao trong SGK. Chú ý cách trình bày, những tên riêng trong bài, những chữ các em dễ viết sai chính tả.
 - GV hướng dẫn HS nhận xét chính tả và cách trình bày :
 + Bài chính tả có những tên riêng nào ? 
 + Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào ? 
 - Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào ? 
 - HS tập viết ra giấy nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh,...
GV đọc cho HS viết bài : GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, HS viết chậm, chữ xấu.
Chấm, chữa bài :
- GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
- GV thu chấm một số bài, nhận xét chữa.
* HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: - GV chọn cho HS làm phần a). Nhắc nhở HS.
 - Cả lớp đọc lại nội dung bài, làm bài vào bảng con. GV đi đến từng bàn theo dõi HS, phát hiện lỗi và uốn nắn cho các em.
 - HS giơ bảng. GV mời HS có lời giải đúng và HS có lời giải sai giơ bảng cho cả lớp xem, đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 - 5, 7 HS nhìn bảng đọc lại lời giải. 
 - HS làm bài vào vở BT.
 Lời giải: a) cây chuối - chữa bệnh - trông. 
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS viết chữ đẹp.
 - Dặn dò HS xem lại BT, viết lại những lỗi sai trong bài. HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT
Tiết 4: toán
 Tiết 59 : Bảng chia 8
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Biết tự lập bảng chia 8. Bước đầu thuộc bảng chia 8.
 - Vận dụng được phép chia 8 trong giải toán chính xác.
 - HS tích cực trong học tập.
II. chuẩn bị: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS đọc bảng chia 7.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Hướng dẫn HS lập bảng chia 8.
 GV hướng dẫn HS dùng các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn để lập lại từng công thức của bảng nhân, rồi cũng sử dụng các tấm bìa đó để chuyển từ một công thức nhân 8 thành một công thức chia 8 (tương ứng). Chẳng hạn :
- Cho HS lấy một tấm bìa (có 8 chấm tròn), GV hỏi : “8 lấy 1 lần bằng mấy ?”(8 lấy 1 lần bằng 8), viết lên bảng : 8 x 1 = 8. GV chỉ vào tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi “ lấy 8 (chấm tròn) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 8 (chấm tròn) thì được mấy nhóm ?”, viết lên bảng : 8 : 8 = 1 ; chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng gọi HS đọc : “8 nhân 1 bằng 8”, “8 chia 8 bằng 1”. 
 - Làm tương tự đối với 8 x 2 = 16 và 16 : 8 = 2 ; 8 x 3 = 24 và 24 : 8 = 3, rồi hướng dẫn HS tự làm tương tự với các trường hợp tiếp theo. Khi HS đã quen không cần thiết phải sử dụng
 các tấm bìa, chỉ cho HS nêu công thức nhân 8 rồi tự lập công thức chia 8 tương ứng.
 - Cho HS học bảng chia 8 theo nhiều hình thức khác nhau để HS ghi nhớ bảng chia 8.
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài.
 - GV HD HS tính nhẩm (nêu miệng). GV viết bảng (HS làm cột 1, 2, 3).
 - Rèn kĩ năng ghi nhớ bảng chia 8.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp. (HS làm cột 1, 2, 3).
 - Nhận xét chữa bài, HS nên phát hiện mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia : (Lấy tích chia cho một thừa số thì được thừa số kia).
Bài 3: - HS đọc đề bài toán.
 - BT cho biết gì ? BT hỏi gì ?
 - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
 - Cả lớp tự giải vào vở. Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
Bài 4: - HS đọc đề bài toán.
 - BT cho biết gì ? Hỏi gì ?
 - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
 - Cả lớp tự giải vào vở. Gọi 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố về giải toán có lời văn.
 - GV giúp HS nhận ra và phân biệt chia thành 8 phần bằng nhau và chia thành 8 nhóm ở bài 3 và bài 4 để ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 1 số HS đọc bảng chia 8.
 - GVnhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. 
 - Dặn dò học thuộc bảng chia 8, chuẩn bị bài sau.
Chiều Tiết 1: tự nhiên - xã hội
 một số hoạt động ở trường
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa. Hợp tác giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp, trong trường.
 - Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm nhanh, đúng.
 - Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
 - GD HS có ý thức tích cực tham gia các hoạt động ở trường góp phần bảo vệ môi trường làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây,...
II. Chuẩn bị : 
Các hình trong SGK trang 46, 47. 
Làm việc theo cặp/ nhóm.
III. các Hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động :
 * HĐ1: Thảo luận
 Mục tiêu : - Biết một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học.
- Biết mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
Cách tiến hành :
 - Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời ban theo gợi ý sau :
 + Kể một số hoạt động diễn ra trong giờ học.
 + Trong từng hoạt động đó , HS làm gì ? GV làm gì ?
 - Bước 2: + Một số cặp HS lên hỏi và trả lời trước lớp.
 + GV, HS nhận xét , bổ sung.
 - Bước 3: GV và HS thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp HS liên hệ thực tế bản thân.
 + Em thường làm gì trong giờ học ?
 + Em có thích học theo nhóm không ?
 + Em thường học nhóm trong giờ học nào ?
 + Em thường làm gì khi học nhóm ? 
 + Em có thích được đánh giá bài làm của bạn không ? Vì sao ?
=>Kết luận : SGV tr 70.
 * HĐ2 : Làm việc theo tổ học tập
Mục tiêu : - Biết kể tên những môn học HS được học ở trường.
 - Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bản thân và của một số bạn.
 - Biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với bạn.
Cách tiến hành :
- Bước 1: + HS thảo luận theo các gợi ý sau :
 . ở trường công việc chính của HS là làm gì ?
 . Kể tên các môn học bạn được học ở trường.
 + Từng HS :Nói tên những môn học mình thường được học tốt hoặc học kém và nêu lí do. 
 . Nói tên môn học mình thích nhất và giải thích tại sao. 
 . Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập. 
 + Cả tổ cùng suy nghĩ đưa ra một số hình thức để giúp đỡ các bạn học kém trong nhóm.
- Bước 2: + Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
 + GV nhận xét và bổ sung (nếu cần).
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngợi những em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn kém, chưa chăm.
- Dặn dò HS tích cự tham gia các hoạt động góp phần làm sạch VS môi trường.
Tiết 2 luyện từ và câu *
 ôn về Từ chỉ hoạt động, trạng thái. so sánh.
 I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về từ chỉ hoạt động, trạng thái ; cách tìm hình ảnh so sánh hoạt động với hoạtđộng.
 - Vận dụng vào làm các BT theo yêu cầu một cách linh hoạt, chính xác.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTTV in, nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS nhắc lại kiểu so sánh mới được học ở tuần trước.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: HD HS làm trong vở BTTV in
 - HS mở vở BTTV in trang 59, 60, 61.
 - HS đọc yêu cầu của từng bài rồi làm lần lượt từng bài tập. GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành các BT.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu BT và khổ thơ . Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp làm bài vào vở BT. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố từ chỉ hoạt động và phép so sánh mới theo kiểu hoạt động với hoạt động. 
Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Mời 3 HS lên bảng làm bài. Dưới lớp làm bài vào vở BT. GV theo dõi, giúp đỡ khi HS làm bài.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng.
 - Củng cố về cách tìm hình ảnh so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động.
Bài 3: HS đọc yêu cầu BT và các từ ngữ ở từng cột A, B. Cả lớp đọc thầm theo.
 - HS làm bài rồi chữa. GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
 - Củng cố cách nối câu hoàn chỉnh.
Bài 4: - HS tự làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố cách lựa chọn từ ngữ để tạo thành câu văn có ý so sánh.
* HĐ2 : HD HS làm BT sau:
 - HS làm BT sau:
 Bài tập: Em hãy chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh (chữ S, quả bóng, những vì sao trên bầu trời thu).
 a) Vầng trăng thu tròn như...
 b) Đèn điện sáng lung linh như...
 c) Bờ biển nước ta cong như...
 - HS làm bài rồi chữa bài. 
 - Củng cố cách lựa chọn từ ngữ để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh.
3. Củng cố, dặn dò:
 - GV khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS học tốt. Dặn dò HS xem lại bài.
Tiết 3: toán *
 Luyện tập về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU:
 - Củng cố về cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 - Vận dụng vào để thực hành giải các bài toán về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé đúng, nhanh.
 - HS tích cực học tập.
II. chuẩn bị: Vở BTT in, nội dung ôn tập. 
III. các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 2 HS nêu cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức:
 - HS nêu cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 
 - Vài HS nhắc lại cách nêu trên.
 - HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 - GV chuẩn xác kiến thức.
 - HS lấy VD minh hoạ. Nhận xét, chữa nhanh.
* HĐ2: HD HS làm bài tập trong vở BTT in
 HS mở vở BTT in trang 66 rồi làm lần lượt từng bài sau đó chữa bài.
Bài 1: - HS xác định cầu bài.
 - HS nêu cách làm.
 - Cho cả lớp làm vào vở BT -> Nhận xét, chữa bài.
 - Củng cố về cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài 2: - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng tóm tắt và nêu cách làm.
 - Cả lớp làm bài giải vào vở BT, 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán có lời văn dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
Bài 3: - HS đọc bài toán.
 - HS nêu miệng tóm tắt và nhận dạng toán.
 - HS làm bài vào vở BT, 1HS lên bảng chữa bài.
 - Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài.
 - HS nêu miệng cách tìm số lớn hơn số bé một số đơn vị và so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
 - HS làm bài rồi chữa bài.
 - Củng cố so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và cách tìm số lớn hơn số bé một số đơn vị.
* HĐ3: (Nếu còn thời gian) 
 - HS tự đặt đề toán theo tóm tắt sau rồi trình bày bài giải.
 15kg
 Lớp 3A: 
 Lớp 3B: ? kg
 - Nhận xét, chữa bài. Củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Khắc sâu KT.
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi HS tích cực học tập. - Dặn dò xem lại bài.
Sáng Ngày soạn: 17/ 11/ 2017
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 24/11/ 2017 
Tiết 1 tập làm văn
 nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. MụC ĐíCH, YÊU CầU :
 - Nói được những điều em biét về một cảnh đep đất nước ta dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh), theo gợi ý(BT1). 
 - Viết được những điều đã nói ở BT1 thành một đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu đến 7 câu).
 - Tư duy sáng tạo ; tìm kiếm và xử lí thông tin.
 - GD tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
 I. chuẩn bị : - GV : Chép sẵn phần gợi ý ở BT1 (SGK).
 - HS : Sưu tầm tranh, ảnh về cảnh đẹp đất nước.
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị tranh, ảnh.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
 b) Các hoạt động:
* HĐ1: Bài tập 1
- 1HS đọc yêu cầu BT và các câu hỏi gợi ý ở trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý :
 + Các em có thể nói về bức ảnh Phan Thiết trong SGK.
 + Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không phụ thuộc hoàn toàn vào các gợi ý.
- GV mở bảng phụ đã viết sẵn các câu gợi ý, HD HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết - nói lần lượt từng câu hỏi.
- 1 HS làm mẫu. - HS tập nói theo cặp.
- Một vài HS tiếp nối nhau thi nói.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những HS nói về tranh, ảnh của mình đủ ý, biết dùng các từ ngữ gợi tả...
* HĐ2 : Bài tập 2 
 - GV nêu yêu cầu bài ( HS viết khoảng 5 câu - 7 câu).
 - HS viết bài vào vở. GV nhắc các em chú ý về nội dung, cách diễn đạt.
 - GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em ; phát hiện những bài HS viết tốt.
 - 4, 5 HS đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, rút kinh nghiệm, GV chấm một số bài, n/ xét.
3. Củng cố, dặn dò:
 - 2 HS đọc bài viết của mình. - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
 Tiết 2 thủ công
 Cắt, dán chữ I, T ( Tiết 2 )
I- Mục đích ,yêu cầu :
- Củng cố cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 - Rèn kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- HS yêu thích các sản phẩm, rèn luyện đôi tay khéo léo .
II- Chuẩn bị : 
 Giấy màu, kéo, keo, hồ dán, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu : 
1 . Kiểm tra: Nêu quy trình cắt, dán chữ I, T.
2 . Bài mới . a - Giới thiệu bài .
 b – Các hoạt động
* HĐ3 : HS thực hành cắt, dán chữ I, T
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình :
 + Bước 1 : Kẻ chữ I, T.
 + Bước 2 : Cắt chữ T.
 + Bước 3 : Dán chữ I, T.
 - GV cho HS thực hành kẻ, cắt, dán các chữ I, T. Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uồn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá. Chú ý khen ngợi những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
 3 . Củng cố – Dặn dò .
 - HS nêu qui trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.
 - Nhận xét về ý thức học tập.
 Tiết 3 toán
 Tiết 60 : luyện tập
I. mục đích, yêu cầu :
 - Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8).
 - Rèn kỹ năng làm tính và giải toán đúng, nhanh.
 - HS tự tin, hứng thú trong học tập.
II. chuẩn bị : GV : Bảng phụ BT4. 
III. các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: 2HS đọc bảng chia 8. GV nhận xét.
2. Bài mới: a) Giới thiệu bài:
 b) Các hoạt động: 
* HĐ1: Củng cố kiến thức
 - HS tiếp nối nhau đọc bảng chia 6,7, 8.
 - Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn ?
 - HS tự lấy ví dụ về tìm 1/8 của một số cụ thể rồi tính. 
* HĐ2 : Thực hành
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài.
 - Cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng lớp. Thực hiện 2 phép tính trong cùng một cột (HS làm cột 1, 2, 3).
 - Cả lớp và GV nhận xét chữa bài. Rèn kĩ năng tính nhẩm.
Bài 2: - HS xác định yêu cầu bài.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng lớp.(HS làm cột 1, 2, 3). 
 - Chữa bài, củng cố về bảng chia 8.
Bài 3: - HS đọc bài toán.
 - GV gợi ý HS giải bài toán theo 2 bước :
 + B1 : Tìm số con thỏ còn lại ( 42 - 10 = 32 (con)).
 + B2 : Tìm số thỏ trong mỗi chuồng (32 : 8 = 4 (con)).
 - HS làm bài vào vở.
 - GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - 1HS lên bảng g

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2017_2018_bui.doc