Giáo án Tổng hợp các môn lớp 2 năm 2014 - 2015

ỔN ĐỊNH:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

-Gọi 3 em HTL bài “Cây dừa”

-Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì ?

-Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ?

-Em thích những câu thơ nào nhất vì sao ?

-Nhận xét, đánh giá.

III.BÀI MỚI:

1.Giới thiệu bài:

-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2.Luyện đọc:

 

doc47 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 2 năm 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài và sửa bài.
-2-3 HS.
HS giỏi
HS yếu
HS yếu
_____________________________________
 Thứ .. ngày . tháng .. năm 201.
Tập đọc
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG 
I/ MỤC TIÊU :
Đọc đúng, rõ ràng toàn bài.
Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ.
Hiểu nội dung : Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.
Trả lời được câu hỏi 1,2,4.
*HS giỏi: Đọc tốt và trả lời được các câu hỏi
*HS yếu:Đọc chậm và nhắc lại được câu trả lời của bạn
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	GV – HS : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.ỔN ĐỊNH:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Gọi 3 em đọc truyện “Những quả đào” và trả lời câu hỏi:
-Người ông dành những quả đào cho ai ?
-Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào ?
-Em thích nhân vật nào vì sao ?
-Nhận xét, đánh giá.
III.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Luyện đọc:
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài (giọng nhẹ nhàng tình cảm, đôi chỗ lắng lại thể hiện sự hồi tưởng. Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm : gắn liền, không xuể chót vót, gợn sóng, lững thững ).
-Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giảng từ.
a.Đọc từng câu :
-Giáo viên uốn nắn cách đọc của từng em.
b.Đọc từng đoạn : Chia 2 đoạn .
-GV hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng mạch lạc, nghỉ hới đúng.
-Bảng phụ : Hướng dẫn luyện đọc câu.
-Hướng dẫn học sinh đọc các từ chú giải.
c.Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Nhận xét, kết luận người đọc tốt nhất.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu ?
-Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào ?
-Nhận xét, chốt ý.
-Hãy nói về cây cối ở làng, phố hay trường em ?
-Hãy nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng một từ ?
-Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ?
4.Luyện đọc lại : 
-Nhận xét, tuyên dương em đọc tốt.
5.Củng cố, dặn dò:
-Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào ?
-Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò- Đọc bài .
-3 em đọc và trả lời câu hỏi:
-Cho vợ và ba đứa cháu.
-Xuân ăn xong đem hạt trồng. Vân ăn xong còn thèm. Việt không ăn biếu bạn.
-Em thích ông vì ông thương cháu, hoặc thích Việt vì Việt có lòng nhân hậu.
-Cây đa quê hương.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em đọc lần 2.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu . 
-HS luyện đọc các từ ngữ: gắn, không xuể, chót vót, rễ cây, lúa vàng, lững thững, gợn sóng, gẩy lên.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-Đoạn 1 : từ đầu đến  đang cười đang nói.
-Đoạn 2 : phần còn lại.
* Trong vòm lá,/ gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì/ tưởng chừng như ai đang cười/ đang nói.//
-HS đọc các từ chú giải thời thơ ấu, cổ kính, chót vót, li kì, tưởng chừng, lững thững (STV/ tr 94).
-Chia nhóm: đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài.
-Thi đọc giữa đại diện các nhóm đọc nối tiếp nhau.
-Đồng thanh.
-Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa nhà cổ kính hơn là cả một thân cây.
-Thảo luận, đưa ra ý kiến.
-Đại diện nhóm trình bày.
 Thân cây : là một tòa cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
 Cành cây lớn hơn cột đình.
 Ngọn cây : chót vót giữa trời xanh.
 Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
-Nhiều em phát biểu : 
	Thân cây rất to/ rất đồ sộ.
	Cành cây rất lớn/ to lắm.
	Ngọn cây rất cao/ cao vút.
	Rễ cây ngoằn ngoèo/ kì dị.
-HS phát biểu ý kiến.
-Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy lúa vàng gợn sóng, đàn trâu lững lững ra về, bóng sừng trâu dưới ánh chiều.
-3-4 em thi đọc lại bài.
-Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương.
-Đọc bài .
___________________________________
Chính tả (nghe - viết) (*)
HOA PHƯỢNG 
I/ MỤC TIÊU :
Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm được bài tập 2a.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
-GV : Viết sẵn bài thơ “Hoa phượng”
- HS : Bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI CHÚ
I.ỔN ĐỊNH:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc.
-Nhận xét, đánh giá.
III.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe - viết.
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Nội dung bài thơ nói gì ? 
-Tìm và đọc những câu thơ tả hoa phượng ?
-Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy câu thơ ? Mỗi câu thơ có mấy chữ ?
-Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào ?
-Trong bài thơ những dấu câu nào được sử dụng 
-Giữa các khổ thơ viết như thế nào ?
-Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. 
-Chấm vở, nhận xét.
3.Hoạt động 2 : Làm bài tập chính tả.
 Bài 2 a: Yêu cầu gì ?
-GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm (Điền vào chỗ trống s/ x)
- GV dán bảng 2 tờ giấy khổ to.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGV/ tr 194)
4.Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
-Dặn dò – Sửa lỗi.
-Những quả đào.
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết : xâu kim, chim sâu, xin học, củ sâm.
-Viết bảng con.
-Chính tả (nghe - viết) : Hoa phượng.
-Theo dõi. 3-4 em đọc lại.
-Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng.
-1 em đọc.
-Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 5 chữ.
-Viết hoa.
-Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm.
-Để cách một dòng.
-HS nêu từ khó : lấm tấm, lửa thẩm, rừng rực, chen lẫn, mắt lửa.
-Luyện viết từ khó ở bảng con.
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền vào chỗ trống s hay x.
-Chia nhóm (lên bảng điền vào chỗ trống theo trò chơi tiếp sức)
-Từng em đọc kết quả. 
 -Nhận xét.
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
HS giỏi
HS yếu
HS yếu
HS yếu
______________________________
Thứ .. ngày . tháng .. năm 201.
Toán
SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ MỤC TIÊU :
 Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000).
 *HS giỏi:Biết cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ so
 *HS yếu:Biết so sánh các số có 3 chữ số; nhận biết thứ tự các số
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Các hình vuông to, hình vuông nhỏ, hình chữ nhật.
- HS : Sách giáo khoa, bộ đồ dùng, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.ỔN ĐỊNH:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV đọc cho HS viết số:
+ Hai trăm mười lăm.
+ Ba trăm linh bảy.
+ Bốn trăm hai mươi.
+ Sáu trăm ba mươi.
-Nhận xét, đánh giá.
III.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hoạt động 1 : So sánh 234 và 235.
-GV gắn lên bảng hình biểu diễn số 234 và hỏi : Có bao nhiêu hình vuông nhỏ ?
-Gọi 1 em lên bảng viết.
-Gắn tiếp hình biểu diễn số 235 vào bên phải và hỏi : có bao nhiêu hình vuông ?
-Gọi 1 em lên bảng viết số 235 ở dưới hình biểu diễn.?
-GV hỏi : 234 hình vuông và 235 hình vuông thì bên nào có ít hình vuông hơn, bên nào có nhiều ô vuông hơn ?
-Vậy 234 và 235 số nào bé hơn ? số nào lớn hơn ?
-Dựa vào việc so sánh 234 và 235. Trong toán học việc so sánh thực hiện dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng.
-Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 234 và 235 ?
-Hãy so sánh chữ số hàng chục của 234 và 235 ?
-Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của 234 và 235 ?
-Khi đó ta nói 234 nhỏ hơn 235 và viết 234 234.
* So sánh số 194 và 139:
-Hướng dẫn học sinh so sánh 194 hình vuông với 139 hình vuông tương tự như so sánh số 234 và 235. 
* So sánh số 199 và 215:
-Hướng dẫn học sinh so sánh 199 hình vuông với 215 hình vuông tương tự như so sánh số 234 và 235. 
-Kết luận: Khi so sánh các số có 3 chữ số với nhau ta bắt đầu so sánh từ hàng nào ?
-Số có hàng trăm lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia ?
-Khi đó ta có cần so sánh tiếp đến hàng chục hay không?
-Khi nào ta cần so sánh tiếp đến hàng chục ? 
-Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau thì số có hàng chục lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia ?
-Nếu hàng chục của các số cần so sánh bằng nhau thì ta phải làm gì ?
-Khi hàng trăm và hàng chục bằng nhau, số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ như thế nào so với số kia ?
3.Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành.
 Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét, sửa chữa.
 Bài 2: Gọi 1 em nêu yêu cầu ? 
-Để tìm được số lớn nhất ta phải làm gì ?
-Nhận xét, đánh giá.
 Bài 3 : Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Nhận xét.
4.Củng cố, dặn dò:
-HS nêu lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
-Giáo dục HS.
-Nhận xét tiết học.
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
+ 215.
+ 307.
+ 420.
+ 630.
-So sánh các số có ba chữ số.
-Có 234 hình vuông. 
-1 em lên bảng viết 234 vào dưới hình biểu diễn số.
-Có 235 hình vuông. 
-1 em lên bảng viết số 235.
-234 hình vuông ít hơn 235 hình vuông, 235 hình vuông nhiều hơn 234 hình vuông.
 -1 em lên bảng viết :
234 < 235
235 > 234
-Chữ số hàng trăm đều là 2.
-Chữ số hàng chục đều là 3.
-Chữ số hàng dơn vị là 4 < 5
-234 234
-1 em lên bảng. Lớp làm bảng con :
194 > 139
139 < 194
-1 em : 199 199
-Bắt đầu so sánh từ hàng trăm.
-Số có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.
-Không cần so sánh tiếp.
-Khi hàng trăm của các số cần so sánh bằng nhau.
-Số có hàng chục lớn hơn sẽ lớn hơn.
-Ta phải so sánh tiếp đến hàng đơn vị.
-Số có hàng đơn vị lớn hơn sẽ lớn hơn.
-Vài em đọc lại.
-HS làm vào vở, HS làm trên phiếu trình bày:
127 > 121 865 = 865
124 < 129 648 < 684
182 549
-Tìm số lớn nhất và khoanh vào số đó.
-Phải so sánh các số với nhau.
-HS tìm số lớn nhất : 
a – 695; b – 979; c – 751.
-HS làm bài vào SGK và nêu miệng kết quả.
-1-2 HS.
_____________________________
 Thứ .. ngày . tháng .. năm 201.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát : Chú ếch con
I-MỤC TIÊU:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. Tập hát lời 2.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV – HS : SGK.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI CHÚ
1.Phần mở đầu:
-Ổn định và kiểm tra dụng cụ học tập.
-Kiểm tra bài cũ và khởi động.
-Tiết âm nhạc trước các em học bài gì ?
-Cho HS hát bài “Chú ếch con”. 
-Giới thiệu bài: Ôn bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương”.
2.Phần hoạt động: Ôn tập bài hát “Chú ếch con”. 
* Hoạt động 1: Dạy hát.
-GV hát mẫu.
-Cho HS nghe đĩa bài hát 1 lần.
-Cho HS hát cả bài theo nhạc nền.
-Hướng dẫn HS thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát.
* Hoạt động 2: Luyện tập bài hát.
-Tổ chức cho HS hát và có động tác phụ hoạ
-Nhận xét.
3.Phần kết thúc:
* Củng cố:
-Tiết học hôm nay các em học những nội dung nào ?
-Cho HS hát lại bài hát.
* Dặn dò:
-Tập hát bài hát ở nhà.
-Giáo dục đạo đức.
-Nhận xét tiết học.
-Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
-1 HS: Bài “Chú ếch con”.
-1-2 HS - cả lớp hát 1 lần.
-Lặp lại.
-Nghe.
-Hát nhẩm theo.
-Cả lớp hát.
-Cả lớp hát.
-1 HS nêu.
-Cả lớp.
-Ghi nhớ.
HS yếu
HS giỏi
________________________________
 Thứ .. ngày . tháng .. năm 201.
Tự nhiên & xã hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I/ MỤC TIÊU : 
 -Nêu được tên và ích lợi của một số loài vật sống dưới nước đối với con người.
 *GDKNS:Kĩ năng quan sát, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng hợp tác, Kĩ năng giao tiếp.
*HS giỏi: Nêu được tên và ích lợi của một số loài vật sống dưới nước đối với con người.
*HS yếu: Nêu được tên và ích lợi của một số loài vật sống dưới nước
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Tranh sưu tầm tranh ảnh về các con vật sống ở sông, hồ, biển.
- HS : Sách TN&XH.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.ỔN ĐỊNH:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Nêu tên các con vật có trong hình trang 58, 59/ SGK? 
-Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã? 
-Nhận xét, đánh giá.
III.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hoạt động 1 : Làm việc với SGK.
-Tranh : các con vật có trong SGK.
-Giáo viên nêu câu hỏi : 
-Chỉ và nói tên và nêu ích lợi của một số con vật có trong hình vẽ?
-Con nào sống ở nước ngọt, con nào sống ở nước mặn ?
-Cho biết chúng sống ở đâu ?
-GV giới thiệu các hình trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt. Hình trang 61 là các con vật sống ở nước mặn.
-Kết luận : Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có loài vật sống ở ao, hồ, sông, có loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sống ở dưới nước tồn tại và phát triển, chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
3.Hoạt động 2 : Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước.
-Yêu cầu các nhóm đem những tranh ảnh sưu tầm được để cùng quan sát phân loại.
-Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo.
-Giáo viên hỏi khuyến khích các nhóm cùng đặt câu hỏi. Các con vật sống dưới nước có ích lợi gì ?
-Có loài vật có ích nhưng cũng có loài vật nguy hiểm hãy kể tên các con vật đó ?
-Cần bảo vệ các loài vật này không ?
-Nhận xét tuyên dương nhóm tốt.
4.Hoạt động 3 : Tìm hiểu ích lợi và bảo vệ các con vật.
-GV đưa câu hỏi : Thảo luận về các việc làm để bảo vệ các loài vật dưới nước.Vậït nuôi.Vật sống trong tự nhiên.
-Nhận xét, tuyên dương nhóm.
-Kết luận: Giữ sạch nguồn nước, bảo vệ các loài vật sống dưới nước là góp phần bảo vệ môi trường.
5.Củng cố, dặn dò:
-Giáo dục tư tưởng.
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò – Học bài.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong SGK.
-Một số loài vật sống dưới nước .
-Quan sát và trả lời câu hỏi theo cặp.
-Chia nhóm : Sau đó đại diện nhóm lên bảng chỉ tranh và nói.
 Hình 1 : Cua.
 Hình 2 : Cá vàng .
 Hình 3 : Cá quả.
 Hình 4 : Trai/ nước ngọt.
 Hình 5 : Tôm/nước ngọt.
 Hình 6 : Cá mập. Phía dưới là : cá ngừ, sò, ốc, tôm, đôi cá ngựa.
-Đại diện nhóm trình bày
-Vài em nhắc lại.
-Các nhóm chuẩn bị tranh ảnh sưu tầm. Phân loại theo tiêu chí nhóm mình lựa chọn
	Loài vật sống ở nước ngọt
	Loài vật sống ở nước mặn.
Hoặc :
	Các loại cá
	Các loại tôm.
	Các loại trai, sò, ốc, hến.
-Báo cáo kết quả.
-Làm thức ăn, nuôi, làm cảnh.
-Bạch tuộc, cá mập, sứa, rắn.
-Cần bảo vệ tất cả loài vật.
-Chia nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày:
-Phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ.
-Biết bảo vệ nguồn nước, giữ sạch môi trường.
-Vài HS nhắc lại.
-Theo dõi
-Học bài.
________________________
Thứ .. ngày . tháng .. năm 201.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI 
CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ ?
I/ MỤC TIÊU :
Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1,2).
Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?
*HS giỏi: biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì ?
*HS yếu: Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
	- GV : Tranh một số loài cây ăn quả.
- HS : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.ỔN ĐỊNH:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 em lên bảng.
-Nhận xét, đánh giá.
III.BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập và chữa bài:
 Bài 1 :Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
-Tranh minh họa các loài cây ăn quả phóng to. Giới thiệu tên từng loài cây.
-Nhận xét.
 Bài 2 : (viết)
-Gọi 1 em nêu yêu cầu.
-GV nhắc nhở : Các từ tả bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
-Yêu cầu chia lớp thành các nhóm, trao đổi thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
-Gọi 1 đại diện nhóm trình bày phần rễ ?
-Phần gốc cây thì sao, 1 đại diện nhóm nêu tiếp.
-Phần thân cây có gì đổi mới, 1 bạn trình bày.
-Cành cây cũng không kém phần quan trong , 1 bạn khác nói tiếp.
-Lá cây xum xuê ra sao, 1 bạn tiếp nối.
-Hoa là phần tô điểm cho cây thêm đẹp, 1 em khác trình bày ?
-Phần quả hấp dẫn ra sao, 1 em tiếp tục nêu ?
-Ngọn cây đứng vững như thế nào, đại diện một bạn nói ?
-Nhận xét.
 Bài 3 : (miệng)
-Gọi 1 em nêu yêu cầu ?
-Hướng dẫn trao đổi theo cặp : Dựa vào tranh , em hãy đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “để làm gì ?”
-Nhận xét, khen ngợi HS hiểu biết về cây cỏ, giàu vốn từ.
-> Giáo dục BVMT: HS hiểu trồng và chăm sóc cây là góp phần bảo vệ môi trường, làm cho môi trường xanh, sạch đẹp,
3.Củng cố, dặn dò:
-Giáo dục HS.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò- Tìm hiểu các bộ phận của cây.
-2 em lên bảng:
-1 em : Viết tên các cây ăn quả.
-1 em : Viết tên các cây lương thực.
-2 em thực hành đặt và trả lời câu hỏi “Để làm gì?”
-Nhà bạn trồng xoan để làm gì ?
-Để lấy gỗ đóng tủ, bàn, giường.
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em đọc yêu cầu và mẫu. Cả lớp đọc thầm.
-Quan sát các loài cây ăn quả trong tranh, kể tên từng loài cây đó, chỉ các bộ phận của cây (rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả, ngọn). Nhiều em kể.
-1 em đọc yêu cầu : Tìm những từ có thể dùng để tả các bộ phận của cây.
-Theo dõi.
-Chia các nhóm trao đổi thảo luận, viết kết quả trao đổi vào phiếu.
-Đại diện nhóm lên dán bảng và trình bày. Nhận xét, bổ sung.
-Rễ cây : dài, ngoằn ngoèo, uốn lượn, cong queo, gồ ghề, xù xì, kì dị, quái dị, nâu sẫm, đen sì 
-Gốc cây : to, thô, nham nháp, sần sùi, mập mạp, mảnh mai, chắc nịch .
-Thân cây : to, cao, chắc, bạc phếch, xù xì, nham nháp, ram ráp, nhẵn bóng, mềm mại, xanh thẫm, phủ đầy gai.
-Cành cây : xum xuê, um tùm, cong queo, trơ trụi, khẳng khiu, khô héo, quắt queo.
-Lá : xanh biếc, tươi xanh, xanh nõn, non tơ, tươi tốt, mỡ màng, già úa, đỏ sẫm, úa vàng, héo quắt, quắt queo, khô không.
-Hoa : vàng tươi, hồng thắm, đỏ tươi, đỏ rực, tím biếc, tim tím, trắng tinh, trắng muốt, thơm ngát, hăng hắc.
-Quả : va

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tron_nam_272829_tuan.doc