Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021

Đạo đức

Em với anh chị em trong gia đình (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:

- Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đinh.

- Thế hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.

- Lễ phép, vâng lời anh chị; nhường nhịn và giúp đỡ em nhò.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- SGK Đạo đức 1.

- Băng/đĩa/clip bài hát “Làm anh khó đấy” (nếu có).

- Các tranh trong bài phóng to.

- Máy chiếu đa năng, máy tính,. (nếu có).

- Một số đạo cụ để đóng vai.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Khởi động

- GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe bài hát “Làm anh khó đấy” - Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Nguyễn Đình Khiêm.

- GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?

- HS phát biểu ý kiến.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.

B. Khám phá

Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc anh chị nên làm với em nhỏ

Mục tiêu:

- HS nêu được cách cư xử phù hợp của anh chị đối với em nhỏ.

- HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 44 và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi:

1) Nêu những việc bạn trong tranh đã làm đối với em nhỏ

2) Những việc làm đó thể hiện điều gì?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày về một tranh.

- Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.

- GV kết luận:

Tranh 1: Anh đưa cho em cái bánh và nói: “Anh để phần em này!”. Việc làm đó thể hiện anh quan tâm, nhường nhịn em.

Tranh 2: Chị rủ em cùng chơi gấu bông, chị nói: “Chị em mình cùng chơi nhé!”. Việc làm này thể hiện chị biết nhường nhịn và hoà thuận với em.

Tranh 3: Anh đang giặt khăn để rửa mặt cho em, anh nói: “Anh lau mặt cho em nào!”. Việc làm đó thể hiện anh rất quan tâm và biết chăm sóc em.

Tranh 4: Mẹ đang nấu cơm, em bé khóc đòi mẹ. Chị dỗ em và nói: “Em ra đây với chị.”. Việc làm này thể hiện chị biết trông em, dồ dành để em khỏi khóc.

- GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc em nhỏ?

- HS trình bày ý kiến.

- GV kết luận: Là anh chị trong gia đình, các em nên hoà thuận, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc em nên làm vói anh chị

 

doc30 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 1 - Tuần 19 - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng hoặc trong vở Luyện viết 1, tập hai: quả chanh, cuốn sách, dòng kênh, con ếch.
- GV viết mẫu, hướng dẫn HS viết các từ ngữ cỡ nhỏ. Chú ý chiều cao các con chữ: q, d cao 2 li; h, g, k cao 2,5 li; s cao hơn 1 li; các chữ còn lại cao 1 li.
- HS viết vào vở Luyện viết. GV khích lệ HS hoàn thành phần Luyện tập thêm cỡ nhỏ. Khi HS viết, không đòi hỏi chính xác về độ cao các con chữ.
3. Củng cố, dặn dò 3’
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết đúng, trình bày đẹp. 
- Nhắc HS nào chưa hoàn thành bài viết sẽ viết tiếp ở nhà.
LUYỆN TOÁN
ÔN LUYỆN PHÉP CÁC SỐ TỪ 11 ĐẾN 16
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- HS nắm vững các số11, 12, 13, 14,15,16 gồm 1 chục và một số đơn vị (1 , 2 , 3 , 4, 5, 6); đọc viết chắc các số đó ; điền được các số 11 , 12 , 13 , 14 , 15 , trên tia số. 
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Bộ đồ dùng Toán 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
Hs chơi trò chơi truyền điện nêu kết thứ tự các số từ 11 đến 16
- Gv nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Ôn luyện 25’	
Bài 1. HS nêu YC bài : viết ( theo mẫu ) 
a. GV đọc lần lượt các số cho HS viết vào bảng con : 11,12,13,14,15,16
b. HS viết các số theo thứ tự từ 10 -16 rồi đọc theo thứ tự viết được
Bài 2: Viết ( theo mẫu ) 
+ GV hướng dẫn mẫu : Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị 
Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
Số 12 gồm ... chục và .... đơn vị
Số 13 gồm .... chục và .... đơn vị
Số 14 gồm .... chục và ..... đơn vị
Số 15 gồm .... chục và .......đơn vị
Số 16 gồm ..... chục và...... đơn vị
+ HS cả lớp làm bài vào vở - GV theo dõi kiểm tra - 3 HS lên bảng chữa bài 
+ GV cùng lớp nhận xét chữa bài chốt lại ND bài 
Bài 3. HSNK Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu ) 
114
13
14
164
1
10
+ HS làm bài vào vở - GV kiểm tra nhận xét
5. Củng cố, dặn dò 3’’
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?	
- Về nhà các em nhớ xem lại bài.
__________________________________
Đạo đức
Em với anh chị em trong gia đình (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
Nhận biết được biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đinh.
Thế hiện được sự quan tâm, chăm sóc anh chị em trong gia đình bằng những hành vi phù hợp với lứa tuổi.
Lễ phép, vâng lời anh chị; nhường nhịn và giúp đỡ em nhò.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
SGK Đạo đức 1.
Băng/đĩa/clip bài hát “Làm anh khó đấy” (nếu có).
Các tranh trong bài phóng to.
Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
Một số đạo cụ để đóng vai.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Khởi động
GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe bài hát “Làm anh khó đấy” - Thơ: Phan Thị Thanh Nhàn, nhạc: Nguyễn Đình Khiêm.
GV nêu câu hỏi: Bài hát nói về điều gì?
HS phát biểu ý kiến.
GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học.
B. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc anh chị nên làm với em nhỏ
Mục tiêu:
HS nêu được cách cư xử phù hợp của anh chị đối với em nhỏ.
HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở mục a SGK Đạo đức 1, trang 44 và thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi:
Nêu những việc bạn trong tranh đã làm đối với em nhỏ
Những việc làm đó thể hiện điều gì?
HS thực hiện nhiệm vụ.
GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời đại diện mồi nhóm lên bảng trình bày về một tranh.
Đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
GV kết luận:
Tranh 1: Anh đưa cho em cái bánh và nói: “Anh để phần em này!”. Việc làm đó thể hiện anh quan tâm, nhường nhịn em.
Tranh 2: Chị rủ em cùng chơi gấu bông, chị nói: “Chị em mình cùng chơi nhé!”. Việc làm này thể hiện chị biết nhường nhịn và hoà thuận với em.
Tranh 3: Anh đang giặt khăn để rửa mặt cho em, anh nói: “Anh lau mặt cho em nào!”. Việc làm đó thể hiện anh rất quan tâm và biết chăm sóc em.
Tranh 4: Mẹ đang nấu cơm, em bé khóc đòi mẹ. Chị dỗ em và nói: “Em ra đây với chị.”. Việc làm này thể hiện chị biết trông em, dồ dành để em khỏi khóc..
GV nêu câu hỏi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự quan tâm, chăm sóc em nhỏ?
HS trình bày ý kiến.
GV kết luận: Là anh chị trong gia đình, các em nên hoà thuận, nhường nhịn, quan tâm, chăm sóc em nhỏ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc em nên làm vói anh chị
Mục tiêu:
HS nêu được cách cư xử phù hợp của em đối với anh chị.
HS được phát triển năng lực giao tiếp.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát tranh ở mục b SGK Đạo đức 1, trang 45 và trả lời các câu hỏi:
Nêu những việc bạn nhỏ trong tranh đã làm đối với anh chị.
Những việc làm đó thể hiện điều gì?
HS thực hiện nhiệm vụ.
GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và mời HS lên bảng trình bày.
Một vài HS lên bảng trình bày. Các HS khác trao đổi, bổ sung.
GV kết luận:
Tranh 1: Thấy anh đi học về, em chạy ra chào anh. Điều đó thế hiện em rất lễ phép với anh.
Tranh 2: Chị làm rơi hộp bút, em nhắc chị: “Hộp bút của chị rơi kìa!”. Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến chị.
Tranh 3: Em tặng quà cho chị và nói: “Em chúc mừng chị!”. Việc làm này thể hiện em biết quan tâm, chia sẻ niềm vui với chị.
Tranh 4: Em thấy anh mệt mỏi, em sờ trán anh và nói: “Trán anh nóng thế?”. Điều đó thể hiện em rất quan tâm đến anh.
Lưu ý: Sau mỗi phần HS trình bày, trao đổi về một tranh, GV kết luận nội dung tranh đó rồi mới chuyển sang khai thác tranh khác.
GV nêu câu hởi: Ngoài những việc làm trên, các em còn có thể làm những việc nào khác thể hiện sự lê phép, vâng lời, quan tâm, chăm sóc anh chị?
- HS trình bày ý kiến.
GV kết luận: Là em trong gia đình, các em nên lễ phép, vâng lời và quan tâm, giúp đỡ anh chị bằng những việc làm phù hợp.
C. Củng cố - Dặn dò
--------------------------------------------------------------
Thứ 4, ngày 20 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
 BÀI 96: inh ich (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần inh, ich; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần inh, ich. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần inh, vần ich. 
- Đọc đúng, hiểu bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (2).
- Viết đúng các vần inh, ich, các tiếng kính (mắt), lịch (bàn) cỡ nhỡ (trên bảng con).
+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài
- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính, ti vi. 
- Bộ đồ dùng 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 
1 HS đọc bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (1) (bài 95). 1 HS nói tiếng ngoài bài có vần ênh, vần êch.
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ vần inh, vần ich.
2. Chia sẻ và khám phá 10’(BT 1: Làm quen)
2.1. Dạy vần inh
- GV viết lần lượt chữ i, chữ nh (đã học), cả lớp: i, nhờ. / HS đánh vần (cá nhân, cả lớp): i - nhờ - inh / inh. .
- Phân tích vần inh: gồm âm i và nh (nhờ). Âm i đứng trước, nh đứng sau. 
- HS nói tên sự vật: kính mắt. / Nhận biết: Tiếng kính có vần inh. 
- Phân tích tiếng kính: âm k đứng trước, vần inh đứng sau, dấu sắc đặt trên i.
- GV giới thiệu mô hình tiếng kính. HS (cá nhân, tổ, cả lớp): ca - inh - kinh - sắc - kính / kính.
- HS nhìn mô hình vần inh, tiếng kính, từ khoá, đánh vần, đọc trơn: i- nhờ - inh / ca - inh - kinh - sắc - kính / kính mắt.
2.2. Dạy vần ich (như vần inh)
Vần ich giống vần inh đều bắt đầu bằng âm i. Khác vần inh, vần ich có âm cuối là ch.
* Củng cố: HS nói 2 vần mới vừa học là: vần inh, vần ich. 2 tiếng mới là: kính, lịch. Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá: inh, kính mắt; ich, lịch bàn.
3. Luyện tập 18’
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần inh? Tiếng nào có vần ich?). 
- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ cho 1 HS đọc, cả lớp đọc: ấm tích, chim chích,... 
- HS tìm tiếng có vần inh, vần ich, làm bài trong VBT. 
- HS nói kết quả. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng tích có vần ich,... Tiếng tính có vần inh,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4). 
a) Cả lớp đọc từng vần, tiếng vừa học trên bảng lớp. 
b) Viết vần: inh, ich. 
- 1 HS đọc vần inh, nói cách viết.
- GV vừa viết vần inh vừa hướng dẫn: viết chữ i trước, nh sau; độ cao các con chữ 1 li, chữ h cao 2,5 li; chú ý nét nối giữa i và nh. / Làm tương tự với vần ich. .
- Cả lớp viết: inh, ich (2 lần). / HS giơ bảng, GV nhận xét. 
c) Viết tiếng kính (mắt), lịch (bàn).
- GV vừa viết mẫu tiếng kính vừa hướng dẫn: viết k trước, vần inh sau, dấu sắc đặt trên i; độ cao của các con chữ k, h là 2,5 li.
- Thực hiện tương tự với tiếng lịch. Dấu nặng đặt dưới i. 
- Cả lớp viết: kính (mắt), lịch (bàn) (2 lần).
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 32’
a) GV chỉ hình, giới thiệu: Đây là tranh minh hoạ truyện Ước mơ của tảng đá phần 2. Tranh vẽ cảnh báo gió thổi mạnh làm tảng đá lăn xuống biển.
b) GV đọc mẫu, nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm: kinh ngạc, chìm, năn nỉ, ngập tràn, kênh, hích, lăn lông lốc, ùm, mất tích. Giải nghĩa từ: kênh (nâng một bên, một đầu của vật nặng - ở đây là tảng đá – lên); năn nỉ (nài xin).
c) Luyện đọc từ ngữ: tâm tình, kinh ngạc, lăn xuống biển, năn nỉ, thích, bình minh, ngập tràn, kênh, hích một nhát, lăn lông lốc, mất tích.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài có mấy câu? (9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối câu (đọc liền 2 câu ngắn) (cá nhân, cả lớp). 
e) Thi đọc đoạn, bài 
- Từng cặp HS nhìn SGK cùng luyện đọc trước khi thi. 
- Thi đọc tiếp nối 2 đoạn (4/5 câu) (theo cặp, tổ). Có thể 2 tổ cùng đọc 1 đoạn. 
- Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ). 
- 1 HS đọc cả bài. 
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV giải thích: Nói tiếp ý 2 và 3 còn thiếu để hoàn thành sơ đồ tóm tắt truyện. 
- 1 HS đọc trước lớp 4 ý chưa hoàn chỉnh. 
- HS làm bài trong VBT hoặc làm miệng. /1 HS đọc kết quả. 
- GV chốt lại đáp án. 
- Cả lớp đọc: 
(1) Tảng đá nhờ gió lăn nó xuống biển. 
(2) Gió can ngăn, nhưng tảng đá không nghe / tảng đá vẫn thích thể. 
(3) Gió đành kênh tảng đá lên, hích một nhát. 
(4) Tảng đá lăn xuống biển và mất tích. 
4. Củng cố, dặn dò 3’
- HS tìm tiếng ngoài bài có vần inh (định, hình, vinh,...); vần ich (bịch, địch, xích...) hoặc nói câu có vần inh / vần ich.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe; xem trước bài 97 (ai, ay).
Thứ 5, ngày 21 tháng 1 năm 2021
TIẾNG VIỆT
Bài 97: ai ay (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
- Nhận biết các vần ai, ay; đánh vần, đọc đúng tiếng có các vần ai, ay. 
- Nhìn chữ, tìm và đọc đúng tiếng có vần ai, vần ay. 
- Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc Chú gà quan trọng (1). 
- Viết đúng các vần ai, ay, các tiếng (gà) mái, máy bay cỡ nhỡ.
+ Phần Tập đọc: - Đối với học sinh tiếp thu tốt, khá: Đọc cả bài
- Đối với học sinh đọc chậm: Đọc được 2 câu( không yêu cầu tìm hiểu bài)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Máy tính, ti vi
- Bộ đồ dùng TV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’ 
1 - 2 HS đọc bài Tập đọc Ước mơ của tảng đá (2)
- Gv nhận xét
B. DẠY BÀI MỚI 
1. Giới thiệu bài: 2’ vần ai, vần ay. 
2. Chia sẻ và khám phá (BT 1: Làm quen) 10’
2.1. Dạy vần ai 
- GV viết bảng lần lượt chữ a, chữ i. / HS (cá nhân, cả lớp): a - i - ai.
- GV hỏi, HS nói: gà mái. Tiếng mái có vần ai. / Phân tích vần ai: gồm 2 âm - âm a và âm i. Âm a đứng trước, âm i đứng sau (hoặc: chữ a đứng trước, chữ i ngắn đứng sau).
- HS (cá nhân, tổ, cả lớp) nhìn mô hình, đánh vần: a - i - ai / ai. 
- Đánh vần, đọc trơn: a - i - ai / mờ - ai - mai - sắc - mái / gà mái. 
2.2. Dạy vần ay (như vần ai).
- Vần ay gồm âm a và âm y. Âm a đứng trước, âm y đứng sau (hoặc: chữ a đứng trước, chữ y dài đứng sau).
- Vần ay giống vần ai đều có âm a đứng trước. Khác vần ai, vần ay có chữ y dài đứng sau.
* Củng cố: HS nói vừa học 2 vần mới là: vần ai, ay; các tiếng mới là: mái, máy bay. Cả lớp đọc trơn các vần mới, từ khoá.
3. Luyện tập 18’
3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ai? Tiếng nào có vần ay?) 
- GV nêu YC; chỉ từng từ ngữ cho 1 HS đọc, cả lớp đọc. 
- HS tìm tiếng có vần ai, vần ay, làm bài trong VBT. 
- HS báo cáo kết quả. 
- GV chỉ từng tiếng, cả lớp: Tiếng nai có vần ai,... Tiếng váy có vần ay,... 
3.2. Tập viết (bảng con - BT 4) 
a) Cả lớp đọc các vần, từ ngữ vừa học trên bảng lớp. 
b) Viết vần: ai, ay 
- 1 HS đọc vần ai, nói cách viết.
- GV vừa viết mẫu vần ai vừa hướng dẫn: viết a trước, viết i (ngắn) sau; độ cao. các con chữ là 1 li; chú ý nét nối giữa a và i.
- Làm tương tự với vần ay. Vần ay khác vần ai ở âm cuối y (dài). 
- HS viết: ai, ay (2 lần). 
c) Viết tiếng: (gà) mái, máy bay 
- 1 HS đọc mái, nói cách viết tiếng mái.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn: Viết m trước, vần ai sau; độ cao các con chữ là 1 li, dấu sắc đặt trên a./ Làm tương tự với máy bay; dấu sắc đặt trên a (máy); khoảng cách giữa các con chữ bằng chiều ngang 1 con chữ o. 
- HS viết: (gà) mái, máy bay (2 lần). 
TIẾT 2
3.3. Tập đọc (BT 3) 32’
3.3. Tập đọc (BT 3)
a) GV chỉ hình minh hoạ bài Chú gà quan trọng (1); giới thiệu hình ảnh gà trống đang sai khiến, dạy dỗ gà mái mơ (gà mái trên lông có những chấm trắng), gà mái vàng (có lông màu vàng) và đàn gà con.
b) GV đọc mẫu.
c) Luyện đọc từ ngữ (cá nhân, cả lớp): quan trọng, gáy vang, tỉnh giấc, ưỡn ngực, đi đi lại lại, ra lệnh, gà mái mơ, quay sang, sai khiến, dạy dỗ.
d) Luyện đọc câu 
- GV: Bài đọc có mấy câu? (9 câu). 
- GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ (1 HS, cả lớp). 
- Đọc tiếp nối từng câu (cá nhân, từng cặp).
e) Thi đọc đoạn, bài (quy trình đã hướng dẫn). Có thể chia bài làm 2 đoạn đọc: 3 câu / 6 câu.
g) Tìm hiểu bài đọc 
- GV nêu YC của BT. / 1 HS đọc trước lớp 3 ý. / HS làm bài trong VBT. 
- 1 HS đọc kết quả. 
- Cả lớp nhắc lại: a) Gà trống cho là mình rất quan trọng. - Đúng. b) Lũ gà mái ưỡn ngực, đi đi lại lại. - Sai. c) Gà trống sai khiến, dạy dỗ tất cả. - Đúng.
* Cả lớp đọc 8 vần vừa học trong tuần (SGK, chân trang 10): anh, ach, ênh, êch, inh, ich, ai, ay.
4. Củng cố, dặn dò 3’
- HS tìm thêm tiếng ngoài bài có vần ai (bài, tai, mai,...); có vần ay (cháy, ngay, tay,...) hoặc nói câu có vần ai / có vần ay.
- GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc bài Tập đọc cho người thân nghe, xem trước bài 98 (Kể chuyện), bài 99 (Ôn tập).
TOÁN
Bài 40: CÁC SỐ 17, 18, 19, 20 ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 17 đến 20.
- Nhận biết thứ tự các số từ 17 đến 20.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Máy tính, ti vi.
- Các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
- Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười, hai mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’
- GV cho hs viết vào bảng con các số: 11, 12, 13, 14, 15, 16 
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 2’Gv giới thiệu bài, ghi mục bài lên bảng
2. Hoạt động khởi động 5’
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng từng loại cây trong vườn rau và nói, chẳng hạn: “Có 18 cây su hào”, ...
- Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).
3. Hoạt động hình thành kiến thức 15’
1. Hình thành các số 17, 18, 19, 20
- HS đếm số cây xu hào, nói: “Có 18 cây su hào”. HS đếm số khối lập phương, nói: “Có 18 khối lập phương”. GV gắn mô hình tương ứng lên bảng, hướng dẫn HS: Có 18 cây su hào ta lấy tương ứng 18 khối lập phương (gồm 1 thanh và 8 khối lập phương rời). GV đọc “mười tám”, gắn thẻ chữ “mười tám”, viết “18”.
- Tương tự như trên, HS hoạt động theo nhóm bàn (hoặc cặp đôi) hình thành lân lượt các số từ 17 đến 20, chẳng hạn: HS lấy ra 17 khối lập phương (gồm 1 thanh và 7 khối lập phương rời), đọc “mười bảy”, gắn thẻ chữ “mười bảy”, viết “17”; ...
2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
- HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: GV đọc số 17, HS lấy ra đủ 17 que tính, lấy thé số 17 đặt cạnh những que tính vừa lấy.
4. Hoạt động thực hành, luyện tập 5’
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đếm số lượng các khối lập phương, đặt các thẻ số tương ứng vào ô ? .
- Đọc cho bạn nghe các số từ 16 đến 20.
5. Củng cố, dặn dò 3’
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng, trừ trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.
Tự nhiên – xã hội
BÀI 11: CÁC CON VẬT QUANH EM 
( tiết 3) 
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS đạt được:
1. Về kiến thức: 
- Nêu được tên 1 số con vật và bộ phận của chúng.
2. Về năng lực, phẩm chất.
- Đặt được các câu hỏi đơn giản để tìm hiểu 1 số đặc điểm bên ngoài nổi bật của động vật.
- Phân biệt được 1 số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.
- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến cá nhân của mình về các đặc điểm của con vật. 
II. ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu. 
- Một số cây xanh trong sân trường, vườn trường
- Bảng phụ.
2. Học sinh
- SGK, Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
3. Lợi ích và tác hại của con vật và con người
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu lợi ích của một số con vật đối với con người và con vật
	* Mục tiêu 
- Nêu được 1 số lợi ích và tác hại của 1 số con vật đối với con người.
- Có tình yêu và ý thức bảo vệ loài vật. 
	* Cách tiến hành
Bước 1: Tổ chức làm việc theo cặp 
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 78, 79 (SGK)
- GV hướng dẫn từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về lợi ích hoặc tác hại của các con vật đối với đời sống con người có trong các hình ở SGK.
	Lưu ý: GV cần khuyến khích HS khai thác được càng nhiều lợi ích hay tác hại càng tốt, phát huy sự hiểu biết, sáng tạo của HS và có thể gợi ý HS cách phòng tránh, tiêu tiệt 1 số con vật có hại. Dưới đây là 1 số gợi ý: 
+ Hình 1: Con gà cung cấp trứng, thịt cho con người. Trứng gà được chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như: Trứng ốp, caramen,  
+ Hình 2: Con bò cung cấp sữa, phomat, thịt,  
+ Hình 3: Con mèo bắt chuột, làm bạn thân thiết với con người, 
+ Hình 4: Con chuột mang nhiều mầm bệnh mang nhiều truyền nhiễm như dịch hạch, sốt,  Ngoài ra, do có 2 răng nanh luôn mọc dài nên chuột hay cắn vào các đồ dùng, đặc biệt là cắn dây điện có thể gây điện giật, hỏa hoạn, gây chết người. 
+ Hình 5: Ngoài cung cấp sữa, ở các cùng núi và nông thôn, bò còn dùng để chuyên chở hàng hóa, kéo cày, bừa. 
+ Hình 6: Con ong giúp thụ phấn cho cây, tiêu diệt 1 số loài sâu bệnh cho cây trồng; hút hoa làm mật, mật ong rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu để ong đốt thì sẽ rất đau, buốt.
+ Hình 7: Con ruồi đậu vào phế thải, ăn thức ăn của người vì vậy, ruồi là nguyên nhân mang và phát tán nhiều mầm bệnh khác nhau như tiêu chảy, nhiễm trùng da, mắt. 
+ Hình 8: Con gián sống ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu, ăn các chất thải và chúng bò vào thức ăn, tủ bát,  chúng sẽ là vật trung gian truyền bệnh cho con người như tiêu chảy, kiết lị, ..
+ Hình 9: Con chim sâu còn gọi là con chim chích bông rất nhỏ bé nhưng là trợ thủ đắc lực giúp bác nông dân bắt sâu. Ngoài ra, chim sâu còn có tiếng hót rất hay. 
+ Hình 10: Con muỗi hút máu người gây ra ngứa ngáy, khó chiu. Đặc biệt là muỗi Anophen truyền bệnh sốt rét rất nguy hiểm đối với con người.
- GV tổ chức chia nhóm, 1 nhóm tóm tắt vào bảng về lợi ích của các con vật bằng sơ đồ hoặc vẽ hình. Tương tự như vậy, nhóm khác tóm tắt về tác hại của các con vật. 
Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm
- Từng cặp chia sẻ với các bạn trong nhóm sản phẩm của cặp mình
- Các nhóm HS treo sản phẩm trên bảng và chia sẻ trước lớp ( nếu có thời gian). 
Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp
- Cử đại diện HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm về lợi ích hoặc tác hại của con vật đối với con người. Cử 1 số HS đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. 
	LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 
6. Hoạt động 6: Trò chơi “ Đó là con gì?”
	* Mục tiêu
- Phân biệt 1 số con vật có lợi ích và con vật có hại.
- Phát triển ngôn ngữ, thuyết trình
	* Cách tiến hành
Bước 1: Chia nhóm
- GV chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 4 -6 HS.
- Mỗi bạn được chọn câu hỏi về đặc điểm của con vật ( Ví dụ: Con vật di chuyển bẳng gì? Ích lợi hoặc tác hại của nó?)
- Các bạn trong nhóm dựa vào hình đang có để trả lời.
	Cuối cùng, dựa trên các đặc điểm của con vật, bạn được chọn sẽ nêu tên con vật đó. Cứ như vậy, lần lượt từng bạn lên đặt câu hỏi và các bạn khác trả lời. 
Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- GV chọn mỗi nhóm 1 cặp điển hình, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_1_tuan_19_nam_hoc_2020_2021.doc