Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU.

Giúp HS:

- Biết chuyển một số phân số thành phân số thập phân.

- Chuyển hỗn số thành phân số.

- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn vị

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

 

doc31 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G VIỆT(TT)
 LUYỆN VIẾT
I. MỤC TIÊU.
- GV luyện viết cho học sinh.
- Giúp học sinh luyện viết đúng chính tả đẹp đúng mẫu chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Bộ chữ cái, bảng chữ cái cho học sinh xem mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: HD học sinh viết bài 
- GV đọc bài viết 
- GV hướng dẫn học sinh viết theo đúng bảng mẫu chữ 
Hoạt động 2 : GV chia lớp thành 3 nhóm 
Nhóm 1 : HSCĐC Viết bài trong vở bằng khoảng 3, 4 dòng 
GV quan sát giúp đỡ 
Nhóm2 : HSĐC Viết 5 dòng 
Yêu cầu viết tương đối đẹp 
Nhóm 3: HSNK Yêu cầu viết thật đẹp và viết khoảng 7 dòng.
- GV quan sát giúp đỡ các bạn để các bạn viết và sửa lỗi ngay tại chỗ.
- GV nhận xét cách viết của các em
- GV chấm bài cho các em.
- Khuyến khích các em.
Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò:
 - VÒ luyÖn viÕt thªm ë nhµ. 
- HS nghe 
- HS Lắng nghe 
- HS Đọc bài: Nghìn năm văn hiến
- HS trình bày vào vở 
- HS tr×nh bµy vµo vë 
- HS tr×nh bµy vµo vë 
- HS l¾ng nghe
- HS söa lçi ngay t¹i chç.
- Về thực hiện
 ___________________________________________________________
TIẾT: 2. GDKNS
 (GV2)
TIẾT: 3. THỂ DỤC
 (GV2)
TIẾT: 4. GDNGLL
 BÀY CỖ TRUNG THU
1. MỤC TIÊU HĐ.
- HS hiểu y nghĩa của Tết trung thu
- HS biết cùng các bạn bày cỗ trong đêm trung thu
- Tạo không khí và niềm vui cho HS trong ngày hội.
2. QUY MÔ HĐ.
Có thể tồ chức theo quy mô lớp, tổ khối hoặc toàn trường.
3. PHƯƠNG TIỆN – TÀI LIỆU.
GV+HS:
- Các loại hoa quả để bày cỗ.
- Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi: quả bưởi, tăm tre nhọn hao đầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chuối con
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ trung thu.
4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
Bước 1: Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động
- Trước 1- 2 tuần, GV phổ biến HS nắm được:
Trung thu là Tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm trung thu người ta thường bày mâm quả. Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo cùng với đôi bàn tay khóe léo của người bày. Để đón một đêm trăng Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự tay bày mâm quả vui liên hoan. Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải “ Bàn tay vàng” 
- Công bố danh sách Ban tổ chức, Ban giám khảo.
- Công bố các giải thưởng dành cho mâm quả đẹp.
Bước 2: GV hướng dẫn HS làm chó bằng bưởi
- GV hướng dẫn cách làm chó bưởi
+ Nguyên liệu:
Đầu và thân chó: Có thể chọn thân chuối, quả cam, quả bí, quả dưa.
Chân chó: Dùng 4 đoạn cuống của tàu lá chuối (hoặc bằng đu đủ xanh). 
Lông chó: Dùng bưởi để tách làm lông chó ( bưởi mộng nước lông mới đẹp)
Hai que tre nhọn, dài dùng để xiên đầu vào thân chó. Một hộp tăm nhọn 2 đầu ( 2 hộp đinh ghim) để cài muối bưởi.
Mắt,mũi chó: Dùng hột nhãn( hoặc vỏ trái cây dày có màu đen) 
Lưỡi chó: dùng miếng cam ( qu‎yt, quả ớt) cắt hình lưỡi chó.
+ Cách làm:
Cắt vát đầu thân, dùng que nhọn dài ghép vào đầu chó ( đầu ngốc lên cao hơn thân). Phần đáy của thân chó cắt phẳng để đặt chó trên khây cho vững. Như vậy là chúng ta đã tạo được “ bộ khung” . 
Các múi bưởi được tách xòe ra sau cho các tép bưởi vẫn dính vào vỏ múi. Cắt bỏ vỏ muối ở 2 bên phần tép.
Nhẹ nhàng kết các múi bưởi ra ngoài bộ khung, bắt đầu từ đầu chó chạy dài theo sống lưng đến tận đuôi chó, kết đến đâu ghim đến đó. Kết tiếp như vậy cho kín thân chó để tép bưởi chạm tới khay, không kết vào phần “ mông chó”. Phần mông này phải xoay hướng tép bưởi xuôi xuống khi kết. Trang chí chú chó sinh động nhờ khéo léo cắt hình và gắn mắt, mũi, tai, lưỡi.
Bước 3: Niêm yết điểm chấm thi
- Biểu điểm chấm thi:
Loại A : Đúng thời gian, đẹp, phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo:
Loại B: Đúng thời gian, đẹp, chưa phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo.
Loại C: Đúng thời gian, trình bày chưa đẹp.
Bước 4: Tiến hành cuộc thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc cuộc thi, giới thiệu y nghĩa của cuộc thi.
- Thông qua chương trình cuộc thi.
- Giới thiệu Ban giám khảo.
- Các đội thi về vị trí tiến hành bày và trang trí về mâm quả.
Hết giờ các thành viên Ban giám khảo chấm vào phiếu điểm cá nhân
Bước 5: Đánh giá:
- Sau khi phần trưng bày kết thúc, thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm .
- Ban giám khảo hội y để quyết định chọn các giải thưởng.
- Trong thời gian chờ quyết định của Ban giám khảo, Ban tổ chức mời HS tham quan mâm cỗ của các đội.
Bước 6: Trao giải thưởng
- Thư kí thay mặt cho Ban giám khảo đọc kết quả xếp loại, xếp giải cuộc thi và mời Ban tổ chức lên trao giải thưởng.
- HS phá cỗ và tham gia rướt đèn cùng các bạn trong khối, trong trường.
5. TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Hình ảnh mâm quả trong đêm trung thu. 
 _____________________________________________________
 Thứ 4 ngày 25 tháng 9 năm 2019.
 (HN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC)
 (CHUYỂN HỌC SÁNG THỨ 5)
TIẾT: 1. THỂ DỤC
 (GV2)
TIẾT: 2. TẬP ĐỌC 
 LÒNG DÂN (TT)
I. MỤC TIÊU.
- Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:
+ Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài.
+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. 
+ HSNK biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cưú cán bộ cách mạng ; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
- Mục tiêu riêng: Biết đọc lưu loát với em: Thao, Phần
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a. Luyện đọc. 
- 1 em đọc bài
- GV chia phần tiếp của vở kịch thành các đoạn
Đoạn: 1. Từ đầu đến lời chú cán bộ (Để tôi đi lấy – chú toan đi , cai cản lại)
Đoạn: 2. Từ lời cai (để chị này đi) đến lời dì Năm (Chưa thấy)
Đoạn: 3. Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp lần 1+ Kết hợp LĐ từ khó
- Đọc nối tiếp lần 2+ Kết hợp giải nghĩa từ 
- Luyện đọc nhóm đôi
b. Tìm hiểu bài. 
- YC HS đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi.
 An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
 Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
 Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân ?
- Nêu nội dung của bài:
c. HDHS đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 
- GV treo bảng phụ ghi đoạn ”Từ đầu đến cản lại” Hướng dẫn cách đọc và đọc diễn cảm.
- Luyện đọc theo nhóm phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đóng kịch phân vai diễn lại đoạn kịch trước lớp.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Khen những HS học tốt. 
- Khuyến khích HS phân vai, dựng lại toàn vở kịch.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân.
- HS quan sát tranh minh họa những nhân vật trong SGK.
- 1 HSNK đọc toàn bài
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
- 3 HS Đọc nối tiếp + Tìm và LĐ từ khó.
- 3 HS Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ 
- Luyện đọc theo cặp.
- Theo dõi
- HS đọc thể hiện.
- Khi bọn giặc hỏi An: Ông đó phải tía mầy không ? An trả lời không phải tiá làm chúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháu... kêu bằng ba, chứ hổng phải tiá .
- Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo 
- Vì vở kịch thể hiện tấm lòng người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
* Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cưú cán bộ cách mạng ; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng.
- 3 HS đọc nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi
- HS theo dõi
- 5 em đọc nối phân vai
- HS luyện đọc diễn cảm, phân vai 
- HS đóng kịch.
- Cả lớp và gv nhận xét, chọn nhóm đọc phân vai hay nhất.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc ở nhà.
 _________________________________________________________
TIẾT: 3. TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS biết: 
- Phép nhân và phép chia các phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Đổi số đo 2 đơn vị thành số đo 1 đơn vị viết dưới dạng hỗn số.
- HSNK được bài toán liên quan đến diện tích các hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 
HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HDHS luyện tập 
Bài: 1.
- 1 HS nêu YC
- YCHS làm vào nháp
- 2 HS lên bảng làm.
- Cho HS nhận xét.
- Nêu cách thực hiện.
- Muốn thực hiện phép nhân hai phân số ta làm thế nào ?
- Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta làm như thế nào ?
- Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài: 2. Tím x
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS nêu miệng GV ghi bảng, NX.
- Nêu cách tìm x.
- GV bổ sung.
Bài: 3. Viết số đo độ dài.
- HS đọc đề, phân tích đề.
- GV HD HS làm bài.
- YCHS làm vào vở.
- GV chấm một số bài, chữa bài.
Bài: 4. YC làm bài.
- Vậy khoanh vào B. 
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lắng nghe.
- Tính.
- HS làm bài.
- Nhân tử với tử, mẫu với mẫu
- Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược
- Ta phải chuyển hỗn số thành phân số rồi tính
- Làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm
- HS làm bài.
2m 15cm = 2m + m = 2m
1m 75cm = 1m + m = 1m
5m 36cm = 5m + m = 5m
8m 8cm = 8m + m = 8m
- HSNK tự làm bài.
- Nêu miệng bài giải.
- HS tự học
 ___________________________________________________________
TIẾT: 4. HDHSTH 
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN TOÁN + TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU.
- HS luyện viết chữ đúng, đẹp.
- HS ôn lai bảng nhân chia và thực hiện được một số PT đơn giản
- HS làm được các bài tập ở vở bài tập thực Toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
 Hoạt động 1: Ôn tập
 - Cả lớp ôn bảng nhân chia.
- GV kiểm tra HS viết.
Hoạt động 2: HDHS tự học
* HDHS luyện viết.
* HDHS làm bài tập ở vở bài tập TH Toán 3.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
TIẾT: 5. MỸ THUẬT
 (GVC)
 __________________________________________________________
 Thứ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2019.
 (CHUYỂN HỌC CHIỀU)
TIẾT: 1. TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU.
- Biết cộng, trừ phân số, hỗn số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. 
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó. BT1(a,b), 2(a,b), 4 (3 số đo1, 3, 4), 5
II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HDHS Luyện tập.
Bài: 1. HS tự làm bài rồi chữa bài. 
Bài: 2. HS tự làm bài rỗi chữa bài tự. 
Bài: 4. Cho HS tự làm bài rồi chữa bài theo mẫu. 
Bài: 5. Cho HS nên bài toán rồi tự giải và chữa bài. 
4. Củng cố - dặn dò: 
(tương tự bài 1).
- HS thực hiện
Bài giải 
quãng đường AB dài là: 
12 : 3 = 4 (km)
Quảng đường AB dài là: 
 4 x 10 = 40 (km)
 Đáp số : 40km.
 _________________________________________________________
TIẾT: 2. TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I. MỤC TIÊU.
- Qua phân tích bài văn Mưa rào, HS tìm hiểu tìm hiểu được những dấu hiệu báo cơn mưa săp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, tả con vật, bầu trời trong bài.
- Từ đó nắm được cách,và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập đđược một dn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- GDHS biết biết bảo vệ và yêu cảnh đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- HS: Những ghi chép của HS sau khi quan sát một cơn mưa.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HDHS luyện tập 
Bài tập: 1. Nêu yêu cầu bài tập 
Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến ?
 Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa ?
 Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa ?
 Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào ?
GV: Tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy và cảm thấy sự biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mư. Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa rất chân thực.
Bài tập: 2. 
- 1 HS nêu YC.
- GVHD: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cơn mưa.
- YCHS làm vào vở
- Phát giấy khổ to, bút dạ cho HS.
- Chấm điểm những bài làm tốt.
3. Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả một cơn mưa.
- HS lắng nghe.
- Đọc BT1. HS theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm. Trao đổi, thảo luận nhóm đôi. 
+ Mây: đặc xịt, nặng, lổm ngổm đầy trời ; tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
+ Gió: thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước ; khi mưa xuống, gió càng mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây. 
- Tiếng mưa:
+ Lúc đầu: lẹt đẹt... lẹt đẹt, lách tách.
+ Về sau: mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, giọt gianh đổ ồ ồ.
- Hạt mưa: Những giọt nuớc lăn xuống mái phên nứa rồi tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây ; hạt mưa giọt ngã, giọt bay, tỏa bụi nước trắng xoá.
- Trong mưa:
+ Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy.
+ Con gà sống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Cuối cơn mưa, vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm những tiếng sấm của mưa mới đầu mùa.
- Sau trận mưa:
+ Trời rạng dần.
+ Chim chào mào hót râm ran.
+ Phía đông một mảng trời trong vắt.
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
- Bằng mắt (thị giác) nên thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa ; thấy mưa rơi ; những đổi thay của cây cối, con vật, bầu trời, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn, lúc mưa ngớt.
- Bằng tai nghe (thính giác) nên nghe thấy tiếng gió thổi ; sự biến đổi của tiếng mưa ; tiếng sấm ; tiếng hót của chaò mào.
- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác) nên cảm thấy sự mát lạnh của làn gió nhuốm hơi nước mát lạnh trước cơn mưa.
- Bằng mũi ngửi (khưú giác) nên biết một mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Lập dàn ý vào vở.
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
- HS trình bày trên giấy khổ to dán trên bảng lớp. GV và HS nhận xét bổ sung xem như bài làm mẫu.
- HS tự học
 _________________________________________________________
TIẾT: 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. MỤC TIÊU.
- HS biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1) khi viết câu văn, đọan văn.
- Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2).
Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa.
- HS NK biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo bài tập 3
II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 HDHS làm BT 
Bài tập: 1.
- YC 1 HS làm bài ở bảng.
Bài tập: 2. 
Giải nghĩa từ cội ( gốc ) trong câu tục ngữ Lá rụng về cội 
Lưu ý: 3 câu đã cho cùng nhóm nghĩa, Nhiệm vụ của em là phải chọn 1 ý (trong 3 ý đã cho) để giải thích đúng ý nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ đó.
- Đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng một trong 3 câu tục ngữ trên ?
Bài tập: 3.
- Đọc yêu cầu. Nhắc HS hiểu đúng yêu cầu đề bài. (HSNK biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo bài tập 3)
- YC HS làm vào vở.
Nhắc HS: Có thể viết về màu sắc của những sự vật có trong bài thơ và cả những sự vật không có trong bài ; chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
- GV chấm 7-8 bài NX
- Khen ngợi những HS viết đoạn văn hay, dùng từ đúng chỗ.
3. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết đoạn văn BT3 chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân.
- Phát biểu ý kiến 
- Lời giải đúng:
Lệ đeo ba lô, Thư xách túi đàn, Tuấn vác thùng giấy, Tân và Hưng khiêng lều trại, Phượng kẹp báo.
- Đọc yêu cầu BT.
- Đọc lại 3 ý đã cho: làm người phải thủy chung, gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên, loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
- Lời giải đúng: Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
- Làm người phải biết nhớ quê hương. Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi nữa là.
- Ông tôi sống ở nước ngoài sắp về nước sống cùng gia đình tôi. Ông bảo“Lá rụng về cội, ông muốn về chết nơi quê cha đất tổ”.
- Đi đâu chỉ vài ba ngày, bố tôi đã thấy nhớ nhà muốn về. Bố thường bảo “Trâu bảy năm còn nhớ chuồng. Con người nhớ tổ ấm của mình là phải”,
- 1 em nêu yêu cầu của bài tập
- Chọn 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu để viết thành đọan văn miêu tả.
Gợi ý: Trong các sắc màu, màu em thích nhất là màu đỏ vì đó là màu của lộng lẫy,gây ấn tượng nhất. Màu đỏ là màu máu đỏ hồng trong tim, màu đỏ tươi của lá cờ Tổ quốc, màu đỏ thắm của những chiếc khăn quàng đội viên. Đó còn là màu đỏ ối của mặt trời sắp lặn, màu đỏ rực của bếp lửa, màu đỏ tía của đóa hoa mào gà, màu đỏ au trên những đôi má phúng phính của những em bé khỏe mạnh, xinh đẹp.
- HS làm bài vào vở
- Từng HS nối tiếp nhau đoc đoạn văn đã viết.
- Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS tự học ở nhà.
TIẾT: 4. ÂM NHẠC
 (GV2)
 _____________________________________________________________
 Chiều thứ 5 ngày 26 tháng 9 năm 2019.
 (CHUYỂN HỌC SÁNG THỨ 6)
TIẾT: 1. TOÁN (TT) 
 ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh củng cố về nhân với số có 2, 3 chữ số 
- Biết áp dụng tính chất kết hợp, nhân một số với một tổng, nhân với 1 hiệu để tính nhanh kết quả.
- Biết tìm thừa số, số hạng chưa biết. Giải bài toán có lời văn 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: Chuẩn bị nội dung ôn tập, phiếu HT
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoaït ñoäng: 1. Ôn lại cách nhân với số có một, hai, ba chữ số. Các tính chất giao hoán kết hợp của phép cộng và phép nhân 
Hoaït ñoäng 2: Thöïc haønh
Baøi taäp: 1. Đặt tính rồi tính 
 35 x 15 98 x 34 
 67 x 39 323 x 345
- GV ghi đề lên bảng học sinh làm bài bảng con, nhận xét sửa bài
Baøi taäp: 2. GV phát phiếu học tập –học sinh làm bài 
- Chấm một số phiếu 
 X : 345 = 123 
 6 × x = 36018
 3453 – x = 1230 
 x : 256 = 4563
Baøi taäp: 3. 
- HS đọc bài toán – nêu tóm tắt 
- Hai ô tô chở hàng, xe một mỗi xe chở 3500 kg, xe 2 mỗi chuyến chở 4500 kg. 
- Mỗi xe chở 5 chuyến. Tính số hàng hai xe đã chở ? 
- Làm bài vào vở - thu một số vở chấm –nhận xét 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để tìm được có bao nhiêu kg trước hết ta phải tìm gì ?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Hệ thống nội dung bài.
- HS thảo luận làm bài vào bảng con
4 em lên làm bảng lớp.
Baøi taäp: 2. Tìm x Kết quả :
 X : 345 = 123 6 × x = 36018
 X = 123 × 345 x = 36018:6 
 X = 42435 x = 6003
3453 – x = 1230 x : 256 = 4563
X = 3453 – 1230 x = 4563 ×256
X = 2223 x = 1168128
Baøi taäp: 3 . Tóm tắt 
Xe 1: 3500 kg -> 5 chuyến: kg ? 
Xe 2: 4500 kg -> 5 chuyến: kg ?	?kg
Bài giải
Mỗi chuyến 2 xe chở số hàng là:
3500 + 4500 = 8000 ( kg)
Số hàng 2 xe đã chở là: 
 5 × 8000 = 40.000( kg )
 Đáp số: 40.000 kg
 _________________________________________________________
TIẾT: 2. LỊCH SỬ
 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS
- Nắm, kể được một số sự kiện của cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức vào đêm mồng 5-7-1885. 
- Nêu tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương.
- Nêu tên một số trường học, đường phố  mang tên những nhân vật đó.
- Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ; Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu được những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
+ Những đề nghị đó của Nguyễn Trường Tộ có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao? 
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về việc làm của Nguyễn Trường Tộ. 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Trong bài học hôm nay chúng ta cùng trở về với sự việc bi tráng diễn ra đêm 5-7-1885 tại kinh thành Huế. 
Hoạt động 1 : Yêu cầu

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_3_nam_hoc_2019_2020.doc