Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019

A. Mục tiêu:

 - Biết đôi nét về tình hình nước ínhau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:

 + Miền bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.

 + Mĩ - Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân Miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ - Diệm: thực hiện chính sách "tố cộng"

" diệt cộng", thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.

 - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên Bản đồ.

B. Đồ dùng dạy học:

 GV: Bản đồ hành chính Việt Nam ( Để chỉ giới tuyến quân sự tạm thời theo qui định của hiệp định Giơ-ne-vơ.)

 - Ảnh tư liệu về cảnh Mĩ-Diệm tàn sát đồng bào miền Nam.

C. Phương pháp dạy học:

 - Quan sát, đàm thoại, Thảo luận, Thực hành.

D. Các hoạt động dạy học

 a. Bài cũ: HS nêu các mốc thời gian nổi bất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

 b. Bài mới:

 

doc23 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm , đất nước sẽ thống nhất,gia đình sum họp,nhưng nguyện vọng đó có được thực hiện không ? Tại sao ?
	+ Âm mưu phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ - Diệm được thể hiện qua những hành động nào ?
	( Nguyện vọng của nhân dân ta không đươc thực hiện . Vì : Mĩ tìm mọi cách...chính quyền tay sai.
	Chúng ra sức chống phá...khủng bố dã man...giết hại những người dân vô tội .)
	- Đại diện nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận 
	- Các nhóm theo dõi nhận xét bổ sung. 
	- GV cùng HS nhận xét kết luận
	- HS đọc phần bài học trong SGK. 
	3. HĐ nối tiếp: 
	- Nhắc lại nội dung bài. ( HS : TB-K )
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CHẤT ĐỐT
A. Mục tiêu:
	- Kể được một số loại chất đốt.
	- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượngặmt trời trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng chạy máy,...
B. Đồ dùng dạy học
	+ Tranh ảnh về sử dụng các loại chất đốt.
	+ Hình và thông tin trang 86,87,88,89 SGK, bảng nhóm, VBT.
C. Phương pháp dạy học: 
	- Quan sát, Thảo luận, Thực hành.
D. Các hoạt động dạy học
	a. Bài cũ: Hs kể một số phương tiện, máy móc, hoạt động,... của con người sử dụng năng lượng Mặt trời. 
	b. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
	1. HĐ1: Kể tên một số loại chất đốt
	*MT: HS nêu được một số loại chất đốt: Rắn, lỏng, khí.
	*ĐD: Tranh ảnh về sử dụng các loại chất đốt.
	*PP: Quan sát, Thảo luận, Thực hành.
	*Cách tiến hành
	- GV đặt câu hỏi cho Hs thảo luận
	+ Kể tên một số chất đốt thường dùng? Chất đốt đó thuộc thể gì?
	- HS trình bày, lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng.
	- HS nhắc lại.
	2.HĐ2: Quan sát và thảo luận
	*MT: HS kể được tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt.
	*ĐD: Tranh ảnh về sử dụng các loại chất đốt, bảng nhóm, VBT.
	*PP: Quan sát, Thảo luận, Thực hành.
	* Cách tiến hành
	- HS làm việc theo nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK
	- HS quan sát thảo luận ghi phân loại chất đốt ở thể ( rắn, lỏng, khí), và cách sử dụng vào bảng phụ.
	- Đại diện nhóm trình bày HS, Gv nhận xét bổ sung.
	- HS nhắc lại.
	3. Hoạt động nối tiếp
	- HS nhắc lại nội dung bài học
	- Về chẩn bị bài sau.
	 Ngày dạy : Thứ ba/29/ 01/2019
Tiết 1: TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH( Trang 104 )
( Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
 	- Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích các hình đã học .
*Bài tập cần làm : Bài 1.
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: SGK
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: 2-3 HS nêu quy tắc tính diện tích các hình hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình vuông,
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. HĐ1: Giới thiệu cách tính.
 	MT: Biết tính diện tích một số hình dựa vào sự phân chia hình đã cho thành các hình thang, hình tam giác .
 	ĐD: Bảng phụ 
 	PP: Quan sát – Thực hành .
*Cách tiến hành .
 	G/V treo bảng phụ vẽ hình HDHS phân tích yêu cầu bài toán.
- HDHS thực hiện như HD (sgk) và nêu kết quả.
- Gọi 2,3 Học sinh nêu các bước thực hiện .
- H/S, G/V nhận xét kết luận.
2.2. HĐ2: Thực hành.
 	MT: Tính được diện tích của một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. Làm được : Bài 1.
 	ĐD: Bảng phụ 
 	PP: Đàm thoại – Luyện tập thực hành .
*Cách tiến hành 
Bài 1: Rèn kĩ năng tính diện tích các hình.
 	- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 	- HS làm bài tập cá nhân, 1 HS làm bảng nhóm và trình bày
 	- Yêu cầu HS giải thích miệng cách làm:
 	( DT hình ABCD = S AEGD + S ABE + S BGC )
 	- HS nhắc lại và làm vào vở.
 	- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 	- GV chốt lại cách tính diện tích các hình...
2.3. HĐ nối tiếp:
 	- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
Tiết 2:	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN( Trang 28 )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Làm được BT1,2
 	- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. 
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT Tv L5 T2
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: HS làm miệng BT 1,2,3 (phần luyện tập), tiết LTVC trước. 
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. HĐ1: Thực hành.
 	MT : Làm được BT1,2. Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. 
 	ĐD: Bảng phụ
 	PP: Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành . 
*Cách tiến hành .
Bài: SGK
 	- 1 Học sinh nêu yêu cầu bài tập .
 	- Học sinh làm bài cá nhân, 2 Học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên, Học sinh nhận xét, kết luận. 
 	KL: Mở rộng vốn từ ngữ về công dân.
 	Bài 2: SGK
 	- 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 	- Học sinh làm bài cá nhân.
 	- 1 Học sinh lên bảng nối nghĩa các cụm từ trên bảng phụ.
 	- Gọi 1số H/S nêu kết quả. Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng .
- Học sinh trao đổi theo cặp đặt câu với mỗi cụm từ đó; trình bày kquả.
 	( + Mỗi người công dân đều có quyền công dân của mình.
 	+ Các doanh nghiệp phải nộp thuế vì đó là nghĩa vụ công dân;...)
 	- Nhận xét, kết luận.
 	KL: Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ về công dân.
 	Bài 3: SGK.
 	- 1 H/S đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
 	- Học sinh làm bài cá nhân ; 2 H/S làm vào bảng phụ.
 	- Gọi H/S lần lượt trình bày miệng bài viết.
 	- Học sinh treo kết quả trên lên bảng ,trình bày.
 	- H/S,G/V nhận xét,bổ sung hoàn chỉnh; kết luận.
 	KL : Giúp học sinh biết vận dụng từ thuộc chủ đề đặt câu, viết đoạn văn.
 	2.2. HĐ nối tiếp:
 	- Hệ thốnh kiến thức toàn bài.
 	- Về nhà ghi nhớ các từ vừa học và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: TẬP LÀM VĂN
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG( Trang 32 )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Lập được một chương trình hoạt động tập thể thao theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK ( hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương )
*GDKNS: Hợp tác (ý thức tập thể , làm việc nhóm, hoàn thành chương trình hoạt động)
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT TV L5 T2
C. Phương pháp dạy – học: 
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: HS nói lại tác dụng của việc lập CTHĐ và cấu tạo của CTHĐ
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. HĐ1: Tìm hiểu yêu cầu của đề .
 	MT: HS hiểu được yêu cầu của đề bài .
 	PP: Đàm thoại – giảng giải. 
*Cách tiến hành 
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi.
 	+ Buổi sinh hoạt tập thể đó là gì ?
 	+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
 	+ Để tổ chức buổi sinh hoạt tập thể đó , có những việc gì cần phải làm ?
 	- HS nối tiếp lần lượt trả lời .
 	- 1 Học sinh nhắc lai cấu tạo lập CTHĐ.Học sinh nhắc lại.
2.2. HĐ2: Thực hành Thực hành lập chương trình hoạt động.
*Cách tiến hành. 
 	MT: Lập được một chương trình hoạt động tập thể thao theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK ( hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế dịa phương )
 	ĐD: Bảng phụ
 	PP: Đàm thoại – Luyện tập Thực hành
*Cách tiến hành .
 	- Học sinh làm bài vào vở bài tập. 3 Học sinh làm vào bảng phụ.
 	- Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu .
 	- 2 học sinh làm vào bảng phụ treo lên bảng trình bày.
 	- Học sinh,giáo viên nhận xét, đánh giá.
 	2.3. HĐ nối tiếp:
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC 
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG( Trang 31 )
(Tiết 1)
A. Mục tiêu:
 	- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.
 	- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
 	- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).
B. Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ
Hs : VBT ĐĐ L5, thẻ màu dùng cho HĐ2, Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
C. Phương pháp dạy – học:
Quan sát - Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành .
D. Các hoạt động dạy - học 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
1. HĐ1: Tìm hiểu truyện : Đến ủy ban nhân dân phường
 	MT: HS biết được một số công việc của UBND xã ( phường ) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã ( phường ) .
 	ĐD: Bảng nhóm
 	PP: Đàm thoại – Thảo luận
*Cách tiến hành.
 	- HS đọc chuyện trong SGK.
 	- Thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK
 	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 	- GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc đối với người dân địa phương;vì vậy mỗi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ.
- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.	
* HĐ2: Làm bài tập 1 SGK
 	MT: HS biết một số công việc của UBND xã ( phường ) 
 	PP: Thảo luận
*Cách tiến hành .
- HS thảo luận theo nhóm đôi
 	- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 	- GVKL: UBND xã làm các việc: (ý b,c,d,đ,e,h,i.).
* HĐ3:Làm bài tập3 SGK
 	MT: HS nhận biết được các hành vi việc làm phù hợp khi đến UBND xã ( phường ) 
 	PP: Trình bày 
*Cách tiến hành.
- H/S làm việc cá nhân.
- Gọi 2-3 học sinh trình bày.
- Giáo viên ,học sinh nhận xét kết luận : (ý b,c) là hành vi việc làm đúng.
*Hoạt động nối tiếp:
 	- 2 H/S nhắc lại nội dung bài học. 
 	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Ngày dạy : Thứ tư/ 30/ 01/2019
Tiết 1: TẬP ĐỌC
TIẾNG RAO ĐÊM( Trang 30 )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Biết đọc bài văn, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
 	- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương bing. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3trong SGK ).
B. Đồ dùng dạy học:
GV: SGK 
HS: SGK
C. Phương pháp dạy – học: 
Đàm thoại – Giảng giải – Thực hành – Thi đua
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: HS đọc bài Trí dũng song toàn, trả lời câu hỏi về bài học.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. HĐ1: Luyện đọc :
 	MT: Đọc rõ ràng, mạch lạc, giọng đọc thay đổi linh hoạt thể hiện được nội dung truyện.
 	PP : Đàm thoại – Thực hành 
*Cách tiến hành 
+GV hướng dẫn đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ,nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
+ Đọc đoạn: HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
- Hướng dẫn HS đọc tiếng khó: Lom khom, sập xuống, chân gỗ...
 	- HDHS thể hiện ngắt giọng đọc, hạ giọng một số câu, các ngữ điệu đọc.
 	- 1 HS đọc phần chú giải
 	+ Đọc theo cặp. ( HS: Lần lượt đọc theo cặp )
 	+ Đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu .
 	2.2. HĐ2: Tìm hiểu bài :
 	MT: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
 	PP : Đàm thoại – Giảng giải
*Cách tiến hành 
 	- HS đọc thầm đoạn 1(từ đầu đến nghe buồn não ruột )trả lời câu hỏi :
 	+ Tác giả nghe tiếng rao đêm của người bán bánh giò vào những lúc nào ?
 	+ Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào ?
 	( Vào lúc đêm khuya tĩnh mịch. Cảm giác buồn não ruột )
 	- Học sinh đọc thầm đoạn ( Rồi một đêm....khói bụi mù mịt ) trả lời câu hỏi 1 SGK. ( Xảy ra vào lúc nửa đêm )
 	+ Đám cháy được miêu tả như thế nào? 
 ( Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mù mịt )
 	- Giảng từ : rầm(rầm nhà): Thanh gỗ to hoặc bê tông đặt ngang trên 1 số điểm.
 	- Học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 2,3 SGK.
 	( Người cứu là một thương binh; hành động: xã thân lao vào đám cháy cứu người.
 	Chi tiết bất ngờ: Anh là thương binh, một chân giả và cũng là người bán bánh giò.)
 	- Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi 3 SGK.
 	- Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình; nhận xét bổ sung.
 	+ Bài học giúp em hiểu điều gì?
( HS rút nội dung)
 Nội dung : (như mục 1)
2.3. HĐ3: Hướng dẫn đọc giọng phù hợp:
 	MT: Biết đọc bài văn với giọng phù hợp.
 	PP: Thực hành – Thi đua
*Cách tiến hành 
 	- HS nêu cách đọc. GVHD cách đọc giọng phù hợp Đ2; HS thi đọc 	
2.4. HĐ nối tiếp:
 	- Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG( Trang 106 )
A. Mục tiêu:
 	- Tìm một số yếu tố chưa biết của hình đã học.
 	- Vận dụng giải các bài toán có ND thực tế.
* Bài tập cần làm : Bài 1, 3
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ
Hs: SGK
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ : 2-3 HS nêu quy tắc tính diện tích các hình hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình vuông,
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. Hoạt động 1: Thực hành.
 	MT: HS biết :Tìm một số yếu tố chưa biết của hình đã học.Vận dụng giải các bài toán có ND thực tế.Làm được : Bài 1, 3
 	ĐD: Bảng nhóm
 	PP: Đàm thoại – Luyện tập thực hành
*Cách tiến hành 
 	+Bài 1: Rèn kĩ năng tính cạnh đáy tam giác.
 	- 1HS đọc yêu cầu bài 1, cả lớp theo dõi.
 	- Yêu cầu 1 H/S nêu công thức tính S hình tam giác.
 	- G/V gợi ý cho H/S thay các giá trị đã biết vào công thức và dẫn dắt H/S tìm ra cách tính độ dài cạnh đáy thông qua cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 	- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm
 	- HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
Yêu cầu HS nêu cách tính cạnh đáy tam giác khi biết S và chiều cao
 	- GV chốt lại cách tính cạnh đáy tam giác.
Bài 3: Rèn kĩ năng quan sát phân tích,tổng hợp trong giải toán.
 	- G/V treo bảng phụ vẽ hình HDHS phân tích yêu cầu bài toán.
 	- H/S trao đổi nhóm đôi tìm hướng giải.Gọi 2,3 H/S nêu cách thực hiện.( độ dài sợi dây = tổng độ dài của 2 nữa đường tròn + với hai lần khoảng cách giữa 2 trục).
 	- HS làm việc cá nhân, 1 HS làm bảng trình bày.
 	- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.H/S nhắc lại cách làm.
 	- GV chốt lại kĩ năng quan sát phân tích,tổng hợp trong giải toán.
2.2. HĐ nối tiếp:
 	- GV hệ thống kiến thức toàn bài.	 
BUỔI CHIỀU
 Ngày dạy : Thứ tư/ 30/ 01/2019
Tiết 1: KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA( Trang 29 )
A. Mục đích yêu cầu:
 	- Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biét ơn các thương binh, liệt sĩ.
B. Đồ dùng dạy học:
HS :NDTK
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Thảo luận – Thực hành 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: HS kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2.1. HĐ1: Tìm hiểu đề.
 	MT : HS hiểu được yêu cầu của đề bài và cách gợi ý kể chuyện như SGK
 	PP : Đàm thoại – giảng giải. 
*Cách tiến hành .
- Một HS đọc thành tiếng đề bài, cả lớp theo dõi.
Đề bài : Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ .
 	- 1 Học sinh đọc đề; Giáo viên gạch chân dưới những từ trọng tâm yêu cầu của đề bài .
 	- 2 Học sinh đọc gợi ý SGK.
 	- Học sinh lần lượt giới thiệu chuyện định kể.
2.2. HĐ2: Kể trong nhóm.
 	MT : HS kể được câu chuyện của mình và trao đổi ý nghĩa câu chuyện cùng với các bạn trong nhóm
 	PP : Thảo luận – Trình bày .
 	- Học sinh kể chuyện theo nhóm 4, cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa với các câu hỏi:
 	+ Việc làm làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất ?
 	+ Theo bạn , việc làm đó có ý nghĩa như thế nào ?
 	2.3. HĐ3: Thi kể trước lớp.
 	MT : HS kể được toàn bộ câu chuyện của mình và trao đổi ý nghĩa câu chuyện cùng với các bạn trước lớp
 	PP : Thảo luận – Thi đua .
 	- Học sinh lần lượt lên kể chuyện .
 	- Học sinh dưới lớp lắng nghe cùng nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
 	- GV nhận xét 
 	2.4. HĐ nối tiếp:
 	- Nhận xét tiết học.
 	- Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: KHOA HỌC
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
A. Mục tiêu:
	- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm phơi khô, phát điện,...
B. Đồ dùng dạy học
	- Hình trang 84,85 SGK, Bảng nhóm, VBT.
C. Phương pháp: 
	- Quan sát, đàm thoại, Thảo luận, Thực hành.
D. Các hoạt động dạy học 
	a. Bài cũ: HS nêu một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra các nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 
	b. Bài mới: 
	* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
	1. HĐ1: Thảo luận. 
	*MT: HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
	*ĐD: SGK, Bảng nhóm, VBT
	*PP: Quan sát, đàm thoại, Thảo luận, Thực hành.
	*Cách tiến hành
	- HS làm việc theo nhóm 4 .
	- Thảo luận các câu hỏi:
	+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào ? ( ánh sáng và nhiệt)
	+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với cuộc sống ?
	+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu ?
	- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
	- GVKL: Mặt trời có vai trò quan trọng với trái đất .
	2. HĐ2: Quan sát và thảo luận.
	*MT: HS kể được một số phương tiện, máy móc, hoạt động, ... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.	
	*ĐD: SGK, Bảng nhóm, VBT
	*PP: Quan sát, đàm thoại, Thảo luận, Thực hành.
	*Cách tiến hành
	- Thảo luận theo nhóm
	- HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận.
	- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày?
	( Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm,...)
	- Kể tên một số công trình, máy móc, sử dụng năng lượng mặt trời? 
	- Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
	- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung, GV kết luận.
	3. HĐ3: Trò chơi
	*MT: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời.
	*ĐD: SGK
	*PP: Quan sát, Thảo luận, Thực hành.
	*Cách tiến hành
	- Chia lớp thành 2 đội ( mỗi đội từ 5 đến 7 học sinh).
	- Các nhóm quan sát hình SGK kết hợp với hiểu biết thực tế cử từng thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và đối với con người nói riêng.(trong thời gian 2 phút) nhóm nào có nhiều kết quả đúng thì thắng cuộc.
	- Học sinh, giáo viên nhận xét tuyên dương. Học sinh cả lớp bổ sung thêm.
*GVKL:( Như SGK ) . Học sinh nhắc lại.
	- HS yếu và TB đọc lại nội dung bài (mục bóng đèn tỏa sáng SGK trang 85 ) 
	4. HĐ nối tiếp:
 	- HS nhắc laị nội dung bài và liên hệ thực tế.
 	- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Chính tả (nghe- viết)
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
A. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng bài Chính tả ( Nghe – viết): trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm được BT (2) a/b, hoặc (3) a/b, hoặc BT chương trình 
phương ngữ do GV soạn.
B. Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ ghi BT2a
Hs: VBT TV L5 T2
C. Phương pháp dạy – học:
Đàm thoại – Luyện tập Thực hành . 
D. Các hoạt động dạy - học
1. Bài cũ: HS viết những từ chứa âm đầu r, d, gi hoặc âm chính o, ô (Dựa vào BT 2) tiết Chính tả trước.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
2.1. HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết.
 	MT : Viết đúng bài Chính tả ( Nghe – viết): trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	PP : Đàm thoại – Thực hành .
*Cách tiến hành 
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 	+ Gọi 1-2 HS đọc bài : Trí dũng song toàn.
 	? Đoạn văn kể điều gì ? (HS : Giang Văn Minh khảng khái khiến vua Minh tức giận,sai người ám hại ông.)
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 	+ Yêu cầu HS: nêu các từ khó viết.
 	+ Yêu cầu HS đọc và GV hướng dẫn HS yếu viết các từ khó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
2.2. HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
 	MT : Làm được BT2a/b .
 	ĐD : Bảng phụ 
 	PP : Luyện tập Thực hành .
*Cách tiến hành 
+Bài tập 2a: SGK.
 	- Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 	- Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm 4 vào vở.
- Đại diện các nhóm trình bày
 	- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. Chốt lời giải đúng.
 	( Câu a: Các từ cần điền : dành dụm,để dành ; rành,rành rẽ ; cái giành.
2.3. HĐ nối tiếp:
 	- Nhận xét tiết học 	
 Ngày dạy : Thứ năm/ 31/ 01/2019
Tiết 1: TOÁN
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG( Trang 107 )
A. Mục tiêu:
 	- Có biểu tượng về: Hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
 	- Nhận biết được các đồ vật trong thực tế có dạng Hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 	- Biết các đặc 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_20_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan