Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

- Nghe – viết đúng bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi hoặc o/ô

- GDANQP: Nêu những tấm gương hi sinh trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Tài liệu HDH.

- HS: Vở THTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

- Thực hiện các hoạt động thực hành 3, 4, 5 và hoạt động ứng dụng.

* Lưu ý:

1. HĐTH 4: Thứ tự điền: giấc - trốn - dim - gom - rơi - giêng - ngọt.

2. HĐTH 5a): ra - giảng giải - già - dành dụm - phụng dưỡng.

- GV cho học sinh nêu những tấm gương anh hùng chống giặc ngoại xâm và giáo dục lòng yêu nước sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DH
- HS: VTH Toán, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành và hoạt động ứng dụng.
* Lưu ý:
- HĐTH 3: GV hỗ trợ học sinh : Tìm chiều cao tam giác BEC, tìm diện tích tam giác BEC và diện tích hình thang ABED
- HĐTH4: GV hỗ trợ học sinh cách tìm diện tích trồng rau cải và diện tích trồng su hào.
- Sau HĐTH4 cho HS báo cáo, GV và HS nhận xét.
- GV chốt cách tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
Lịch sử
Bài 7: TỪ SAU CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI ĐẾN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (1954) (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 Sau bài học, em cần:
- Trình bày được một số sự kiện quan trọng và ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
- Nêu cảm tưởng về một vài tấm gương tiêu biểu hay hình ảnh bộ đội, dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 3, 4, 5, 6, 7 (ý 2).
* Lưu ý:
1. HĐCB 3a: Xác định vị trí của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trên lược đồ (SGK/74): Tập đoạn cứ điểm Điện Biên Phủ nằm ở vùng rừng núi Tây Bắc, dưới tỉnh Lai Châu và giáp với biên giới nước Lào.    
2. HĐCB 4b: 
- Quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ: Trong việc mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết tâm của Trung ương Đảng và Bác Hồ là giành thắng lợi trong chiến dịch này. Để chuẩn bị cho chiến dịch, cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng chiến đấu với tinh thần cao nhất. 
- Nhận xét: Thông qua hai hình: Đoàn xe thồ từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men... lên Điện Biên Phủ và Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa, hàng vạn tấn vũ khí được chuyến vào mặt trận cho thấy tinh thần của nhân dân ta trong việc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ rất hăng say, hào hứng và quyết tâm giành chiến thắng.   
3. HĐCB 5: 
- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt. 
- Ngày 13 - 3 - 1954 bắt đầu và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 - 5 - 1954.
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò là Tổng tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Hành động lấy thân mình lấp lỗ châu mai của anh Phan Đình Giót để đồng đội xông lên tiêu diệt địch trong trận đánh ở Him Lam thể hiện tinh thần quả cảm, quyết tâm tiêu diệt giặc của anh. Sự hi sinh cao cả ấy đã góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.   
4. HĐCB 6b: Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: 
- Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử... Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. 
- Điện Biên Phủ là một chiến thắng thay đổi lịch sử. Trước hết, nó đập tan tư tưởng cố hữu cho rằng phương Tây là bất bại. Chiến thắng đó còn cổ vũ cho những cuộc chiến chống chế độ thực dân trên khắp thế giới. 
- Thất bại của người Pháp tại Điện Biên Phủ khiến Pháp phải mau chóng chấm dứt sự cai trị ở Đông Dương cũng như sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á.   
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
___________________________________
Địa lí
PHIẾU KIỂM TRA 2
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢCNHỮNG GÌ VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ KINH TẾ 
VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết được các kiến thức đã học về mạng lưới giao thông của nước ta.
- Biết hệ thống các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- HS làm vở thực hành
Câu 1: Quan sát lược đồ dưới đây và thực hiện: 
a, Đánh dấu x vào hai đầu đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 trên lược đồ.
b, Kể tên 3 sân bay quốc tế lớn và những thành phố có cảng lớn ở nước ta.
c, Vẽ 3 vòng tròn thể hiện trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn và vừa vào vị trí 3 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Việt Nam.
- Số dân: 
a, Năm 2009, nước ta có số dân là 86 triệu người. 
b, Năm 2009, nước ta có số dân là 82 triệu người. 
- Các dân tộc: 
a, Nước ta có 45 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
b, Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
- Phân bố dân cư: 
a, Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi.
b, Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển.
- Nông nghiệp: 
a, Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta.
b, Chăn nuôi là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta.
- Lâm nghiệp và thủy sản: 
a, Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đồng bằng.
b, Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có
nhiều sông hồ.
- Công nghiệp: 
a, Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
b, Nước ta có ít ngành công nghiệp và nhưng nhiều nghề thủ công nghiệp.
- Giao thông: 
a, Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất 
lượng chưa cao.
b, Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông với chất lượng
cao.
- Thương mại và du lịch: 
a, Ở nước ta, những năm gần đây số lượng du khách giảm đi do dịch vụ du
lịch chưa đảm bảo.
b, Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với
nước ngoài.
ĐÁP ÁN PHIẾU KIỂM TRA 2
EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ 
VỀ ĐỊA LÍ DÂN CƯ VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
Câu 1: Quan sát lược đồ dưới đây và thực hiện: 
a, Đánh dấu x vào hai đầu đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 trên lược đồ.
b, 3 sân bay quốc tế lớn là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng lớn ở nước ta là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
c, Vẽ 3 vòng tròn thể hiện trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn và vừa vào vị trí 3 thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.
x
x
Câu 2: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng về vị trí, đặc điểm tự nhiên của Việt Nam.
- Số dân: 
x
a, Năm 2009, nước ta có số dân là 86 triệu người. 
b, Năm 2009, nước ta có số dân là 82 triệu người. 
- Các dân tộc: 
a, Nước ta có 45 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
x
b, Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
- Phân bố dân cư: 
a, Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng núi.
x
b, Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển.
- Nông nghiệp: 
x
a, Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta.
b, Chăn nuôi là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta.
- Lâm nghiệp và thủy sản: 
a, Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đồng bằng.
x
b, Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều
sông hồ.
- Công nghiệp: 
x
a, Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
b, Nước ta có ít ngành công nghiệp và nhưng nhiều nghề thủ công nghiệp.
- Giao thông: 
x
a, Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông nhưng chất 
lượng chưa cao.
b, Nước ta có nhiều loại đường và phương tiện giao thông với chất lượng
cao.
- Thương mại và du lịch: 
a, Ở nước ta, những năm gần đây số lượng du khách giảm đi do dịch vụ du
lịch chưa đảm bảo.
x
b, Thương mại gồm các hoạt động mua bán hàng hóa ở trong nước và với
nước ngoài.
.........................................................................................................................................
___________________________________
Giáo dục đạo đức
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1) / 28
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
- GDBVMT : Møc ®é tÝch hîp liªn hÖ : TÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng BVMT lµ thÓ hiÖn t×nh yªu quª h­¬ng.
II. CHUẨN BỊ:
- GV : Các bài thơ, bài hát ... nói về tình yêu quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Khởi động: BVN điều khiển.
- GV ghi tên bài lên bảng, HS ghi vở tên bài.
A. Hoạt động cơ bản:
1. Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em”: 
- Đọc thầm truyện.
- Tự trả lời câu hỏi:
+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Hà gắn bó với cây đa như thế nào?
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương?
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?
- Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi. Các thành viên trong nhóm nêu câu trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm thống nhất đáp án. Nhóm trưởng chốt lại đáp án của cả nhóm.
- BHT cho các bạn báo cáo kết quả vừa thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại câu trả lời đúng:
+ Dân làng lại gắn bó với cây đa vì cây đa là biểu tượng của quê hương cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
+ Hà gắn bó với cây đa thể hiện qua việc: Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa.
+ Bạn Hà đóng góp tiền để chữa cho cây sau trận lụt.
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện bạn rất yêu quý quê hương.
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương.
2. Ghi nhớ:
- Đọc Ghi nhớ - SGK.
- Nhóm trưởng cho từng bạn nêu lại ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành:
1. Bài tập 1:
- Đọc thầm bài tập 1.
- Tự suy nghĩ và làm bài tập.
- Đổi bài cho nhau để kiểm tra.
- Nhận xét, sửa chữa giúp bạn.
- Nhóm trưởng cho từng cặp báo cáo bài làm của mình.
- Nhận xét, sửa chữa giúp bạn.
- Nhóm thống nhất kết quả từng bài. Nhóm trưởng chốt lại đáp án đúng.
- BHT cho các bạn báo cáo kết quả vừa thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại câu trả lời đúng: Các trường hợp a, b, c, d, e, là thể hiện tình yêu quê hương.
2. Bài tập 4:
- Đọc thầm bài tập 4.
- Tự suy nghĩ và làm bài tập.
- Nhóm trưởng cho từng bạn báo cáo bài làm của mình.
- Nhận xét, sửa chữa giúp bạn.
- Nhóm thống nhất những việc làm đúng.
* Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm.
- Mời 1 bạn đọc lại Ghi nhớ.
- BHT cho các nhóm báo cáo bài tập 4.
- GV chốt lại các việc làm đúng:
+ Giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.
+ Luôn nhớ về quê hương.
+ Góp công sức, tiền của để xây dựng quê hương.
+ Lưu giữ truyền thống quê hương.....
- GV kết luận: Chúng ta bày tỏ tình yêu quê hương bằng những việc làm, hành động cụ thể. Đó là những hành động, việc làm để xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp hơn.
- Cùng nhau trao đổi nội dung vừa học ở Nhịp cầu bè bạn.
C. Hoạt động ứng dụng
- Thực hiện hoạt động Thực hành trang 30.
- Cùng với sự giúp đỡ của người thân chuẩn bị bài tập 5 trang 30. 
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 15 tháng 1 năm 2020
Tiếng Anh
Gv chuyên dạy ( 2 Tiết)
_________________________________
Tiếng Việt
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc- hiểu phần 2 trích đoạn Người công dân số Một.
- Nội dung: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách HDH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1, 2, 3 ,4 ,5,6.
* Lưu ý:
1. HĐCB 1: Dưới ngọn đèn dầu lù mù trong một căn phòng đơn sơ nhưng ngăn nắp, anh Thành đang ngồi nói chuyện cùng anh Lê thì anh Mai gõ cửa rồi bước vào.
2. HĐCB 3: a - 3; b - 1; c - 4; d - 2; e - 5.
3. HĐCB 5: 
5.1) Anh Lê có tâm lí ngại khổ, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình quá lạc hậu, yếu đuối và nhỏ bé trước sức mạnh vũ khí của kẻ thù. Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: muốn ra nước ngoài học cái hay, cái mới để về cứu dân, cứu nước.  
5.2) 
Lời nói
Cử chỉ
- Tôi muốn đi sang nước họ ... về cứu dân mình.  
- Tiền đây chứ đâu?  
- Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ ... được không, anh?  
- Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.
- Xòe hai bàn tay ra.
- Nhanh chóng thu xếp đồ đạc.
5.3) “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là anh Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi như vậy vì ý thức là công dân của một nước độc lập đã sớm hình thành trong tư tưởng và anh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, đưa toàn dân ta thoát khỏi kiếp sống nô lệ. 
- Sau HĐCB 6: GVchốt nội dung bài: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
Toán
Bài 61: HÌNH TRÒN. ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Em nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn
- Em biết sử dụng com-pa để vẽ hình tròn.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở BTTH Toán, Com – pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động: + Cơ bản: 1, 2, 3
 + Thực hành: 1, 2 hoạt động ứng dụng
* Lưu ý:
- HĐCB 2: GV hướng dẫn học sinh biết hình tròn và đường tròn, bán kính, đường kính.
- Sau HĐTH2 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GVchốt lại cách vẽ hình tròn. 
.........................................................................................................................................
 _______________________________________________________________
Buổi chiều
Tiếng Việt
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được đoạn mở bài của bài văn tả người theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH. 
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 1, 2, 3.
* Lưu ý:
1. HĐTH 1: 
- Đoạn a) là mở bài trực tiếp, đoạn b) là mở bài gián tiếp. 
- Hai đoạn văn giống nhau: đều giới thiệu người sẽ tả là người bà. 
- Hai đoạn khác nhau: 
+ Đoạn a: Giới thiệu ngay người bà trong gia đình. 
+ Đoạn b: Giới thiệu về hoàn cảnh, niềm vui khi về quê rồi mới giới thiệu người bà định tả.    
2. HĐTH 2: 
a) - Mở bài trực tiếp: Trong gia đình, người em yêu thương và gần gũi nhất chính là mẹ. 
 - Mở bài gián tiếp: Em có một gia đình hạnh phúc. Mọi người trong nhà từ ông bà, cha mẹ đến anh chị đều yêu thương em. Nhưng người mà em yêu thương và gần gũi nhất chính là mẹ. 
b) - Mở bài trực tiếp: Bạn Lan là người bạn rát đáng quý. Đây cũng là người bạn thân nhất của em. 
 - Mở bài gián tiếp: Lớp em luôn đoàn kết và yêu thương nhau. Tất cả các bạn đều quan tâm, giúp đờ nhau cùng tiến bộ. Trong số những người bạn tốt ấy, em thân với Lan nhất. Lan là một người bạn rất đáng quý.
c) - Mở bài trực tiếp: Thần tượng của em đã xuất hiện. Đó là ca sĩ Mỹ Tâm. 
 - Mở bài gián tiếp: Hôm nay là ngày cuối tuần, cả nhà em quây quần bên mâm cơm và cùng xem ti vi. Chương trình ca nhạc đặc sắc đả bắt đầu với nhiều ca sĩ nổi tiếng. Niềm vui của em càng dâng cao khi ca sĩ Mỹ Tâm xuất hiện. 
d) - Mở bài trực tiếp: Trong số những nghệ sĩ hài dễ thương, em thích nhất nghệ sĩ Hoài Linh. 
- Mở bài gián tiếp: Sân khấu hài kịch mang đến sự thư giãn cho mọi người sau những ngày học tập và làm việc vất vả. Để làm được điều đó thì cần có những nghệ sĩ hài tài năng như Trấn Thành, Chí Tài, Trường Giang, Việt Hương, Hoài Linh,... Trong các nghệ sĩ ấy, em thích nhất là chú Hoài Linh.    
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
__________________________________________
Tiếng Việt
Bài 19B: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được câu chuyện Chiếc đồng hồ và hiểu ý nghĩa câu chuyện. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở THTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động thực hành 4, 5,6, 7 và HĐƯD.
* Lưu ý:
1. HĐTH 6: Câu chuyện khuyên chúng ta luôn phải cố gắng làm tốt công việc của mình được giao, không nên suy bì vì công việc nào cũng có ý nghĩa và rất quan trọng.
IV. Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện Hoạt động ứng dụng. (Gợi ý: Điều em học được từ câu chuyện: Mỗi người lao động đều có công việc riêng của mình. Công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý và mang lợi ích cho xã hội).
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Toán
Bài 62: CHU VI HÌNH TRÒN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Em biết quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn để làm các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tài liệu HDH.
- HS: Vở TH Toán 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Thực hiện các hoạt động cơ bản 1,2, 3 và hoạt động ứng dụng.
*Lưu ý:
- HĐCB 2: GV hỗ trợ, hướng dẫn học sinh tìm ra công thức tính chu vi hình tròn.
- Sau HĐTH1 HS báo cáo, GV và HS nhận xét. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn và chốt đáp án HĐTH1
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
Giáo dục thể chất
Bài 38: ÔN ĐI ĐỀU, TUNG VÀ BẮT BÓNG, NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI: BÓNG CHUYỀN SÁU
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Làm quen trò chơi "Bóng chuyền sáu"
II. CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trên sân trường, vệ sinh nơi tập sạch, an toàn
- Phương tiện: còi, dây nhảy, bóng chuyền.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Hoạt động thực hành
1. Khởi động
- Ôn định tổ chức, phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Tập hợp theo đội hình hàng ngang thực hiện khởi động:
 + Chạy chậm quanh sân tập theo 1 vòng tròn.
 + Xoay các khớp.
 + Trò chơi : Kết bạn 
2.Ôn đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp
-TN tổ chức các bạn các động tác đi đều vòng phải, vòng trái
-TBHT tổ chức tập đồng loạt cả lớp 
- GV nhận xét, đánh giá 
- Chia tổ tập luyện.
- TBHTTập hợp lớp, tổ chức các tổ tập thi đua.
3. ¤n: Tung vµ b¾t bãng, nh¶y d©y kiÓu chôm hai ch©n
- TN tổ chức các bạn ôn tập từng nội dung: tung vµ b¾t bãng, nh¶y d©y kiÓu chôm hai ch©n
- TBHT tổ chức cho từng nhóm tập báo cáo từng nội dung 
- GV nhận xét, đánh giá 
4. Trò chơi : Bóng chuyền sáu 
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi và qui định chơi, luật chơi. Hướng dẫn

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_19_nam_hoc_2019_2020.doc
Giáo án liên quan