Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 17 - Năm học 2017-2018

I/Mục tiêu:

- Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.

II/Đồ dùng:

- Hình minh họa trang 68 SGK

III/Hoạt động dạy học:

A/Bài cũ: Làm việc cặp đôi

- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo?

- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi

B/Bài mới

Hoạt động 1: Làm việc nhóm hai

- HS thảo luận nhóm 2, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK và trả lời.

+ Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường máu và đường sinh sản?

+ Bệnh sốt xuất huyết lây qua con đường nào?

+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?

+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?

+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?

- HS trả lời, GV bổ sung.

 

doc21 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 03/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Khối 5 - Tuần 17 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 – 15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 x 100 = 1,6%
 b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
 Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người) 
 Đáp số: a, 1,6% ; b, 16 129 người.
Bài 4. Trao đổi nhóm 4 đưa ra kết quả và giải thích cách làm
 KQ : Khoanh vào C.
C/ Nhận xét, dặn dò
- HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính với số thập phân
- Ôn cách tính giá trị của biểu thức, hoàn thành VBT
_______________________________
LỊCH SỬ
Ôn tập học kì I
I/Mục tiêu
- Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II/ Đồ dùng
- Bản đồ hành chính VN và hình minh họa trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc nhóm 4
- HS thảo luận nhóm 4 lập bảng thống kê dán lên bảng.
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình, bổ sung ý kiến.
Thời gian
Sự kiện lịch sử
Ý nghĩa lịch sử
Cuối 1945-năm 1946
19-12-1946
20-12-1946
20-12-1946 đến 2-1947
Thu-đông 1947
Thu đông 1950
 2-1951 đến 1-5 -1952
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để ôn lại kiến thức lịch sử đã học của giai đoạn 1945-1954.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
- GV nêu câu hỏi thứ nhất rồi gọi 1 HS trả lời, HS đó trả lời đúng thì được quyền ra câu hỏi để hỏi bạn tiếp theo (dựa theo hệ thống câu hỏi ôn tập GV đã phát cho từng bạn). Trò chơi cứ tiếp tục như thế đến hết thời gian quy định. 
- Kết thúc cuộc chơi, bạn nào dành được nhiều điểm nhất bạn đó thắng cuộc.
C/ Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét, tuyên dương và nhắc nhở HS
- Về nhà ôn bài chuẩn bị thi ĐK lần I
_________________________________________
KHOA HỌC:
Ôn tập học kì I
I/Mục tiêu:
- Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
II/Đồ dùng:
- Hình minh họa trang 68 SGK
III/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc cặp đôi
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo?
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi
B/Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc nhóm hai
- HS thảo luận nhóm 2, cùng đọc câu hỏi trang 68 SGK và trả lời.
+ Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS, bệnh nào lây qua đường máu và đường sinh sản?
+ Bệnh sốt xuất huyết lây qua con đường nào?
+ Bệnh sốt rét lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm não lây truyền qua con đường nào?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua con đường nào?
- HS trả lời, GV bổ sung.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
- HS hoạt động theo nhóm 4: Quan sát tranh minh họa và cho biết:
 + Hình minh họa chỉ dẫn điều gì?
 + Làm như vậy có tác dụng gì? Vì sao?
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- GV tổng kết.
C/ Cũng cố, dặn dò
 - HS hoàn thành BT VBT khoa học và báo cáo nhanh trước lớp.
 - Chuẩn bị bài sau kiểm tra cuối kì I
Thứ ba,ngày 26 tháng 12 năm 2017
TOÁN:
 Luyện tập chung
I/Mục tiêu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỷ số phần trăm.
- HS làm bài tập 1; 2; 3- SGK ; khuyến khích HS có năng khiếu hoàn thành tất cả bài tập sgk
II/Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Làm việc cặp đôi
- Kiểm tra HS làm bài tập VBT.
B/Bài mới
1/Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu giờ học
2/ Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Bài 1: Hướng dẫn HS làm theo 2 cách:
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
Cách 2: Thực hiện phép chia tử số của phần phân số cho mẫu số:
KQ : 4,5 ; 3,8 ; 2,75 ; 1,48
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 2: Thực theo các quy tắc tính đã học.
 a, x = 0,09 b, x = 0,1
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: Hướng dẫn HS giải.
 Giải
 Hai ngày đầu máy bơm hút được là:
 35% + 40% = 75% (lượng nước trong hồ)
 Ngày thứ ba máy bơm hút được là:
 100% - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số: 25% lượng nước trong hồ.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
Bài 4: KQ : Khoanh vào D
- y/c HS giải thích cách làm.
C/Củng cố, dặn dò
- HS trao đổi cặp đôi Nhắc lại các dạng toán đã ôn tập 
- Nhận xét giờ học; dặn HS hoàn thành VBT
___________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Ôn tập về từ và cấu tạo từ
I/Mục tiêu
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các bài tập trong SGK.
II/Đồ dùng
- Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ: Trao đổi cặp đôi	
- HS cùng bàn kiểm tra vBT của bạn
B/Bài mới
Hoạt động 1: Làm việc cặp đôi
Bài 1.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành và báo cáo trước lớp
- GV cũng cố kiến thức:
+ Trong tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ như thế nào?
- Từ có hai kiểu cấu tạo là từ đơn và từ phức: Từ đơn gồm một tiếng; Từ phức gồm hai hay nhiều tiếng.
 2. Từ phức gồm hai loại từ ghép và từ láy
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
Bài 2:
a. Đánh trong các từ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống là từ nhiều nghĩa.
b. Trong veo, trong vắt, trong xanh là những từ đồng nghĩa với nhau.
c. Đậu trong các từ ngữ thi đậu, chim đậu trên cành, xôi đậu là những từ đồng âm với nhau.
Bài 3:
- Các từ đồng nghĩa với tinh ranh là tinh nghịch, tinh khôn, tinh ranh, ranh mãnh,
ranh ma, ma lanh, khôn ngoan, khôn lõi.
- Các từ đồng nghĩa với dâng là tặng, hiến, nộp, cho, biếu, đưa.
- Các từ đồng nghĩa với êm đềm là êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.
- Các từ dùng đúng nhất là: tinh ranh, dâng, êm đềm.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 4:
a/Có mới nới cũ
b/Xấu gỗ hơn xấu nước sơn
c/ mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
- Thi đọc thuộc thành ngữu, tục ngữ.
C/ Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại khái niệm từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
- GV nhận xét tiết học.; HS chuẩn bị ôn tập 
___________________________________
Thứ tư, ngày 27 tháng 12 năm 2017
TẬP ĐỌC:
 Ca dao về lao động sản xuất
I/ Mục tiêu
- Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên đồng ruộngcủa người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Thuộc lòng 2-3 bài ca dao.
II/ Đồ dùng
Tranh minh họa trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
A/Bài cũ
- HS đọc lại bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Nêu nội dung của bài tập đọc.
B. /Bài mới
1/Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học
2/Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- 3 HS đọc 3 bài ca dao.
- HS tiếp nói nhau đọc từng bài ca dao.
- Đọc chú giải bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm 4
+ Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, sự lo lắng của người nông dân trong sản xuất?
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
+ Tìm những câu ứng với mỗi nội dung:
- Khuyên chăm chỉ cấy cày.
- Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
- Nhắc nhở người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- 3 HS đọc nối tiếp 3 bài ca dao.
 HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các bài.
- HS đọc thuộc lòng 2 - 3 bài ca dao và thi đọc thuộc lòng trước lớp.
C/ Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học; dặn HS ôn tập chuẩn bị thi định kì lần I
 __________________________________
TOÁN:
Giới thiệu máy tính bỏ túi
I/Mục tiêu
- Bước đầu biết dùng máy tính bỏ túi để thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
- Khuyến khích HS hoàn thành tất cả các bài tập sgk
II /Đồ dùng
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Các nhóm quan sát máy tính bỏ túi, trả lời câu hỏi:
+ Em thấy trên mặt máy tính có những gì?
+ Em thấy ghi gì trên các bàn phím?
- HS ấn phím ON/C và phím OFF nói kết quả quan sát được.
- GV lần lượt ghi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia lên bảng.
- Đọc cho HS ấn các nút cần thiết đồng thời quan sát kết quả trên mà hình.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: (T82-SGK) - HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính bỏ túi để tính rồi ghi kết quả vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 2: (T82-SGK) - Thực hiện tương tự bài 1.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Bài 3: (T82-SGK) Gọi HS đọc đề toán , sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
- HS dùng máy tính để tính.
- Gọi 1 em nêu kết quả- cả lớp đối chiếu kiểm tra.
C/Cũng cố, dặn dò
- HS nhắc lại cấu tạo của máy tính
- Nêu tiện ích của máy tính bỏ túi?
__________________________________________
Thứ năm, ngày 28 tháng 12 năm 2017
TOÁN
Sử dụng máy tính bỏ tuí để giải toán về tỉ số phần trăm
I/Mục tiêu
 - Biết sử dụng máy tính bỏ túi để hỗ trợ giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
- HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2 ( dòng 1, 2); KK HS hoàn thành cả 3 bài tập. 
II/ Đồ dùng
- Máy tính bỏ túi.
III/Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: Làm việc cặp đôi
- Kiểm tra VBT của HS
B/Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
Ví dụ 1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
- Một HS nêu cách tính theo quy tắc.
- GV hướng dẫn thực hiện tính trên máy tính bỏ túi và so sánh kết quả.
Ví dục 2: Tính 34% của 56.
- Một HS nêu cách tính theo quy tắc đã học.
- Cho các nhóm tính trên máy, đọc kết quả. GV ghi kết quả lên bảng.
 Ví dụ 3: Tìm một số biết 65% của số đó bằng 78.
- Một HS nêu cách tính theo quy tắc.
- HS thực hành tính trên máy và nêu kết quả.
Hoạt động 2: Làm việc cặp đôi
Bài 1: (T83- SGK) - Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính, một em ghi vào bảng. Sau đó đổi lại : em thứ hai bấm máy tính rồi đọc cho em thứ nhất kiểm tra kết quả đã ghi vào bảng.
Bài 2: (T83- SGK) - Thực hiện tương tự BT1.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm 4
Bài 3: (T83- SGK) - HS đọc yêu cầu của BT.
C/ Cũng cố, dặn dò
- Nêu tiện ích của máy tính bỏ túi?
- HS chuẩn bị bài sau và hoàn thành VBT
____________________________________
KỂ CHUYỆN
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I/ Mục tiêu
 Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rỏ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Riêng HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
II/Đồ dùng
- Một số truyện, báo có liên quan.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: Gọi 1HS nhắc lại nội dung tiết kể chuyện giờ trước
B/Bài mới
1 /Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi bảng đề bài.
2/ Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV giúp HS nắm yêu cầu đề bài.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị truyện.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
3. Thực hành kể chuyện
* Kể trong nhóm.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ một số HS còn yếu.
* Thi kể trước lớp:
- Mời đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
C. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện các em vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
_____________________________
TẬP LÀM VĂN:
Ôn tập viết đơn
 I. Mục tiêu
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn.
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ ( hoặc Tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng
- VBT, bảng phụ
III Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ 
- HS đọc biên bản về việc cụ ún trốn viện.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. - Gọi HS đọc đề bài. GV giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lá đơn của mình.
- Ví dụ về một lá đơn đã hoàn thành ( SGV).
Bài 2. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT.
- Tổ chức cho HS làm việc và báo cáo kết quả.
- Ví dụ về một lá đơn đã hoàn thành (SGV).
C. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các mẫu đơn để viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
_________________________________________
Thứ sáu,ngày 29 tháng 1 năm 2017
ÂM NHẠC:
GV bộ môn dạy
 __________________________
TIẾNG ANH:
G V bộ môn dạy
TẬP LÀM VĂN:
 Trả bài văn tả người 
I.Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
 II. Đồ dùng
- Bảng phụ viết 4 đề bài. 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
- GV kiểm tra vở, nhận xét Đơn xin được học môn tự chọn của 1-2 HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và treo bảng phụ ghi sẵn 4 đề bài.
2. GV nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp
- Nhận xét về kết quả làm bài : Đa số các em đã biết cách làm một bài văn tả người đúng với yêu cầu của đề bài.
- Một số em làm bài tốt, trình bày sạch đẹp như: Lê Vi, Ánh, Mai Linh, 
- Bên cạnh đó còn có một số em chưa chú ý tập trung làm bài: bài viết sơ sài, nghèo ý; mới chỉ dừng lại ở viết đoạn văn tả ngoại hình hoặc tả hoạt động chứ chưa phải là một bài văn hoàn chỉnh.. 
3. Hướng dẫn HS chữa bài
a. Hướng dẫn chữa lỗi chun.g
- Một số HS lên bảng chữa từng lỗi
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
b. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài.
c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay của các bạn trong lớp để các bạn khác học tập.
d. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
- Chọn và viết lại một đoạn trong bài cho tốt hơn.
 Gợi ý HS chọn đoạn văn để viết lại, khi:
 + Đoạn văn diễn đạt lủng củng.
 + Đoạn văn dùng từ chưa hay.
 + Mở bài, kết bài đơn giản.
C. Nhận xét, dặn dò. 
 Gv nhận xét giờ học
- HS làm bài, sau đó gọi một số em đọc đoạn văn của mình.
_________________________________________
TOÁN:
Hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II. Đồ dùng
 - Các dạng hình tam giác; E ke.
HS hoàn thành cả 3 bài tập .
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
B. Bài mới
HĐ1. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- HS chỉ ra 3 cạch, 3 góc, 3 đỉnh của mỗi hình tam giác.
- HS viết tên 3 góc, 3 cạnh của mỗi hình tam giác.
 HĐ2. Giới thiệu ba dạng hình tam giác theo góc
- GV giới thiệu đặc điểm Hình tam giác có 3 góc nhọn; có một góc tù và 2 góc nhọn; có 1 góc vuông và 2 góc nhọn.
- HS nhận dạng, tìm ranhững hình tam giác theo từng dạng.
HĐ3. Giới thiệu đáy và đường cao ( tương ứng)
- Giới thiệu hình tam giác ABC, tên đáy BC và đường cao AH tương ứng.
- HS nhận biết đường cao của hình tam giác (dùng ê ke) trong các trường hợp GV nêu.
HĐ4. Thực hành
Bài 1: (T86 - SGK) HS viết tên ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác(như SGK)
Bài 2: (T86 - SGK) HS chỉ ra đường cao tương ứng với đáy vẽ trong mỗi hình tam giác.
Bài 3: (T86 - SGK) Hướng dẫn HS đếm số ô vuông và số nửa ô vuông.
a, Hình tam giác ADE và hình tam giác EDH có 6 ô vuông và bốn nửa ô vuông. Hai tam giác đó có diện tích bằng nhau.
b, Tương tự: Hình tam giác EBC và hình tam giác EHC có diện tích bằng nhau.
c, Từ phần a và phần b suy ra : Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp hai lần diện tích hình tam giác EDC.
C. Củng cố, dặn dò
- Nêu các đặc điểm của hình tam giác?
- Có những dạng hình tam giác nào?
 -Về nhà xem lại bài
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
 Sinh hoạt lớp
I Mục tiêu:
- Sơ kết tuần 17
- Phổ biến kế hoạch tuần 18.
II Hoạt động dạy học:
1. Sơ kết tuần 17
- Nhận xét hoạt động tuần qua.
- Phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- Lớp phó học tập đọc tổng hợp thi đua đạt được của từng cá nhân.
- GV nhận xét chung.
 + Ưu điểm.
 Đi học chuyên cần, đúng giờ; trong tuần không có HS vắng học. Phần lớn các em có ý thức học bài làm bài, tranh thủ các giờ ra chơi ôn tập các môn Lịch sử, Địa lí chuẩn bị cho KT cuối kì I. Trực nhật vệ sinh sạch sẽ, kịp thời. Trang phục đúng quy định. 
 + Tồn tại. : Việc nói chuyện riêng, nói ngang trong giờ học vẫn diễn ra; vẫn có bạn quên sách vở. Một số chưa có ý thức trong học tập: thiếu chú ý, ham chơi, lười học bài, lười ôn bài, dẫn đến nắm kiến thức hời hợt.
- Bình chọn HS được tuyên dương và những HS cần nhắc nhở trong tuần.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 18
- Thực hiện tốt nề nếp dạy và học.
- Ôn tập các môn học chuẩn bị KTĐK lần 2.
- Rèn chữ viết, giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân mùa đông và vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục đóng góp các khoản quy định . 
_________________________________________
TUẦN 17
Thứ hai, ngày 25 tháng 12 năm 2017
CHÍNH TẢ:
Nghe- viết: Người mẹ của 51 đứa con
I .Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2.
II.. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
- HS làm BT 2 tiết chính tả trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe -viết
 a. Nắm nội dung bài viết:
- Cho HS đọc bài văn.
Hỏi: Đoạn văn nói về ai?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc, tìm từ khó khi viết chính tả (Lí Sơn, Quãng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng,).
- Yêu cầu HS luyện viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
d. Soát lỗi và chấm bài.
- GV đọc cho HS khảo bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: 
a. - Giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm vào VBT. Một HS làm vào bảng phụ.
- HS chữa bài.
b. - HS tự làm bài và chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng: Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
- GV nói thêm : Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
C. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
_________________________________________
Thứ năm, ngày 28 tháng 12 năm 2017
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Ôn tập về câu
 I. Mục tiêu
- Tìm được một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.
- Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ
HS làm lại bài 1 tiết trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1. - HS đọc nội dung bài tập 1.
- GV hỏi, HS trả lời. GV ghi nhanh vào bảng sau:
Các kiểu câu
 Chức năng
 Các từ đặc biệt
 Dấu câu
Câu hỏi
Câu kể
Câu khiến
Câu cảm
 - Một HS đọc lại kiến thức cần ghi nhớ.
- HS đọc thầm mẩu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng”, viết vào VBT các kiểu câu theo yêu cầu.
- HS báo cáo kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2. - HS đọc nội dung bài 2.
- Các em đã biết những kiểu câu kể nào?
- GV ghi nhanh lên bảng các kiểu câu kể.
- Các kiểu câu kể.
Kiểu câu kể
Vị ngữ
Chủ ngữ
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
 - Một số HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ.
- HS đọc thầm mẩu chuyện Quyết định độc đáo, làm vào VBT.
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
KHOA HỌC:
 Ôn tập học kì I ( Tiết 2)
I.Mục tiêu:
Ôn tập kiến thức về:
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học.
II.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
B. Bài mới
 HĐ3. Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu.
- HS thảo luận theo nhóm 2, làm phần thực hành trang 69 SGK.
- Gọi một nhóm HS trình bày kết quả, các nhóm bổ sung.
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
- GVnêu một số câu hỏi:
+Tại sao khi làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hỏa lại phải sử dụng thép?
+ Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà lại sử dụng gạch?
+ Tại sao lại dùng tơ, sợi để may quần, áo, chăn màn?
 HĐ4. Trò chơi: Ô chữ kì diệu.
- GV treo bảng có ghi sẵn các ô chữ có đánh dấu theo thứ tự từ 1-10 trang70, 71 SGK.
- Chọn một HS nói tốt, dí dỏm để dẫn chương trình.
- Mỗi tổ cử một HS tham gia chơi.
Người chơi được quyền chọn ô chữ. Trả lời đúng được 10 điểm, sai mất lượt chơi.
ô chữ nào người chơi không trả lời được, quyền giải thuộc về HS dưới lớp.
- Nhận xét tổng kết số điểm.
Lời giải ô chữ: 1. Sự thụ tinh.	 2.Bào thai (thai nhi).
 3. Dậy thì 4.Vị thành niên.
 5.Trưởng thành 6. Già.
 7.Sốt rét.	 8. Sốt xuất huyết.
 9. Viêm não.	 10. Viêm gan A.
C. Nhận xét- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà Xem lại bài và đọc trước bài tiếp theo
TUẦN 18
Thứ hai, ngày tháng 1 năm 2018
Tập đọc
ÔN TẬP C

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_khoi_5_tuan_17_nam_hoc_2017_2018.doc