Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 23

I/ Mục tiêu :

- Đọc và viết được các vần oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng

 - Phát triển lời nói tự nhiên từ 2- 4 câu theo chủ đề : Nhà máy,cửa hàng,doanh trại

* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng tư duy sáng tạo

II/ Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên : Tranh trong SGK

- Học sinh : Bảng cài, Bảng con.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đi ở phần đường nào? Tại sao?
- Gọi đại diện HS từng nhóm phát biểu
- Kết luận: Ở nông thôn cần đi sát lề đường. Ở thành phố cần đi trên vỉa hè.
*Hướng dẫn làm bài tâp 2
- Hướng dẫn làm và chữa bài
- Kết luận: 
+ Tranh 1: Đi bộ đúng quy định
+ Tranh 2 : Bạn chạy qua đường sai quy định.
+ Tranh 3: Hai bạn sang đường đúng quy định.
* Hướng dẫn trò chơi: Qua đường
- Phổ biến luật chơi
- Tiến hành chơi
- Trả lời: Có quyền được học tập, vui chơi, tự do kết giao bạn bè.
- Trả lời: Phải biết cư xử tốt với bạn bè khi học, khi chơi.
- Đọc đề bài: Đi bộ đúng quy định
- Từng cặp thảo luận và cùng làm bài tập
- HS trình bày ý kiến trả lời 2 câu hỏi của Giáo viên.
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu của bài tập 2
- HS lên trình bày kết quả ( 5 em)
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- HS chơi theo nhóm 
******************************************************************
HỌC VẦN : (Tiết 221-222)
BÀI 95 : OANH - OACH
I/ Mục tiêu :
- Đọc và viết được các vần oanh, oach, doanh trại, thu hoạch. 
- Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng 
 - Phát triển lời nói tự nhiên từ 2- 4 câu theo chủ đề : Nhà máy,cửa hàng,doanh trại
* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Tranh trong SGK
- Học sinh : Bảng cài, Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc: vỡ hoang , con hoẵng, áo choàng, dài ngoẵng.
- Viết: áo choàng, dài ngoẵng.
 - Đọc SGK
- GV nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2: Bài mới (35’)
1/ Giới thiệu bài : oanh, oach.
2/ Dạy vần oanh:
- Vần oanh khác vần oang chữ gì?
- Ghi vần: oanh
- Nêu cấu tạo vần oanh
- Muốn có tiếng doanh phải làm gì?
- Viết chữ : doanh
- Tranh vẽ gì. Giới thiệu đây là doanh trại bộ đội
- Viết từ: doanh trại
3/ Dạy vần oach:
- Vần oach khác vần oanh như thế nào?
( HD tương tự như dạy vần oanh) 
4/ Viết : oanh, oach, doanh trại, thu hoạch
5/ Từ ứng dụng
- Giới thiệu từ
- Hướng dẫn đọc từ
- Giải nghĩa từ
- HS 1 đọc: vỡ hoang,con hoãng
- HS 2 đọc: áo choàng,dài ngoẵng
- HS 3 viết: dài ngoẵng
- HS 4 viết: áo choàng
- HS 5 đọc SGK
- HS đọc lại vần ( 2 lần)
- Khác nhau chữ ng và nh
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần
- Thêm chữ d trước vần oanh
- Đánh vần, đọc trơn. Phân tích tiếng: doanh
- Đọc trơn từ: doanh trại
- Đọc trơn vần, tiếng, từ
- Khác nhau chữ nh và ch
- Đánh vần, đọc trơn. Phân tích vần và tiếng từ
- HS viết bảng con
- Đọc thầm tìm tiếng mới
- Đọc ( cá nhân tổ, lớp)
- Lắng nghe
- Đọc toàn bài ( 4 em )
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
1/ Đọc bài tiết 1 
- Đọc vần tiếng, từ khóa, từ ngữ ứng dụng
2/ Đọc câu ứng dụng
- Tranh vẽ gì?
- Giới thiệu câu ứng dụng,HS đọc và tìm tiếng mới
- Giáo viên đọc mẫu và gọi 2 em đọc lại
Họat động 2: Luyện viết (15’)
- Hướng dẫn xem chữ mẫu để viết chính xác trong vở tiếng việt
- Nhận xét cách viết.
Họat động 3: Luyện nói (10’)
- Chủ đề gì?
- Hướng dẫn xem tranh và trả lời đủ câu
+ Vì sao em biết đây là nhà máy?
+ Ở cửa hàng người ta làm gì?
+ Doanh trại bộ đội là nơi làm gì?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò (5’)
- Đọc SGK 
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
- Dặn dò cần thiết
- HS đọc trơn: 
oanh, doanh, doanh trại
oach, hoach, thu hoạch
khoanh tay, mới toanh, kế hoạch, loạch xoạch
- Xem tranh, thảo luận: các bạn làm kế hoạch nhỏ
- Đọc thầm, tìm tiếng mới : hoạch
- Đọc to (cá nhân, tổ, lớp)
- HS quan sát
- HS viết vào vở Tập Viết
- nhà máy, cửa hàng, doanh trại
- Phát biểu: nhiều ống khói
- Bán hàng tiêu dùng
- HS đọc SGK, đọc lần lượt
************************************************************************
Thứ ba ngày 07 tháng 02 năm 2012
TOÁN :( Tiết 89)
VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I/ Mục tiêu :
- Bước đầu biết dùng thước có vạch chia xăng ti mét để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết vẽ một đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Thước đo có vạch xăng ti mét. 
- Học sinh : Sách giáo khoa. Thước đo có vạch xăng ti mét
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho HS chữa bài tập 3 trang 121
- Nhận xét và chấm chữa một số bài
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
1/ Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước: 4cm
* Bước 1: Đặt thước có vạch xăng ti mét lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút, chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4.
* Bước 2: Dùng bút nối điểm ở vạch 0 đến vạch 4 thẳng theo mép thước.
* Bước 3: Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu, viết B ở điểm cuối đoạn thẳng. Ta có đoạn thẳng AB dài 4cm.
2/ Thực hành:
- Bài 1: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm, 7cm, 2cm, 9cm.
- Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Đoạn thẳng AB : 5cm
 Đoạn thẳng BC : 3cm
 Cả hai đoạn thẳng :...cm?
- Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB, BC có độ dài nêu trong bài 2.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò (5’)
GV hệ thống nội dung bài học 
GV nhận xét chung tiết học 
- HS đọc yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt.
 Có : 5 hình vuông
 Có : 4 hình vuông
 Có tất cả :..........hình vuông?
- HS giải:
Số hình vuông, hình tròn có tất cả là:
5 + 4 = 9 (hình)
 Đáp số: 9 hình
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS thực hành vẽ trên vở ô li.
- HS làm bài trong vở
 Bài giải
 Cả hai đoạn thẳng dài là:
5 + 3 = 8 (cm)
 Đáp số: 8cm
- HS tự làm bài
- HS chú ý lắng nghe
********************************************************************
HỌC VẦN : (Tiết 223 - 224)
BÀI 96 : OAT- OĂT
I/ Mục tiêu :
- Đọc và viết được các vần oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt. 
- Đọc được từ ứng dụng và bài ứng dụng . 
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2- 4 câu theo chủ đề : Phim hoạt hình
* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cực - Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Tranh SGK. Bảng cài
- Học sinh : Bảng cài, Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
1/ Tìm tiếng đã mất: khoanh tay, kế hoạch
2/ Đọc: mới toanh, loạch xoạch
3/ Viết: oanh oach, kế hoạch, doanh trại
- GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 2: Bài mới (35’)
1/ Giới thiệu: vần oat - oăt.
2/ Dạy vần oat:
- Ghi vần : oat
- Ghi tiếng : hoạt
- Viết từ: hoạt hình
3/ Dạy vần oăt :
- So sánh vần oat với vần oăt
- HD tương tự như dạy vần oat 
4/ Viết: 
- Hướng dẫn viết vần, từ
5/ Từ ngữ ứng dụng
- Giới thiệu từ
- Hướng dẫn đọc từ
- Giải nghĩa từ: đoạt giải, chỗ ngoặc
- GV đọc mẫu
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
1/ Đọc bài tiết 1 
- Đọc vần, tiếng, từ khóa
2/ Đọc bài ứng dụng
- Tranh vẽ gì?
- Luyện đọc
Họat động 2: Luyện viết (15’)
- Viết mẫu
- Giảng cách viết
 Họat động 3: Luyện nói (10’)
- Chủ đề gì?
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Em xem phim hoạt hình ở đâu?
- Khi nào thì em xem phim hoạt hình?
- Em có thích xem phim hoạt hình không?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò (5’)
- Hướng dẫn đọc SGK 
- Trò chơi: 
- Dặn dò cần thiết 
 kh......anh tay . kế ho.....ch
- HS đọc: mới toanh,loạch choạch
- HS viết: oanh oach, kế hoạch, doanh trại.
- HS đọc lại vần
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần
- HS ghép tiếng: hoạt
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: hoạt
- Đọc trơn từ: hoạt hình
- Đọc trơn: oat, hoạt, hoạt hình
- Khác nhau chữ a và ă
- Đánh vần, đọc trơn. Phân tích vần,
tiếng ,từ 
- HS viết lần lượt: oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt
- Đọc thầm tìm tiếng mới
- Đọc ( cá nhân tổ, lớp)
- HS đọc vần, tiếng, từ khóa
- Đọc từ ứng dụng
- Cảnh rừng. Sóc đang chuyền cành
- Đọc thầm, tìm tiếng mới: hoạt
- Đọc cá nhân cả bài ( 4 em)
- HS viết vào vở Tập Viết : oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt
- Phim hoạt hình
- Xem phim hoạt hình
- Phát biểu
- Phát biểu
- HS đọc SGK toàn bài
- Tham dự thi đua chơi tìm tiếng mới ( 4 tổ) 
************************************************************************
THỦ CÔNG : ( Tiết 23)
KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I/ Mục tiêu:
- HS biết kẻ được đoạn thẳng
- Kẻ được đoạn thẳng cách đều.
II/ Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị của GV:
- Bút chì, thước kẻ, kéo. ,1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
+ Chuẩn bị của HS:
- Giấy màu ,bút chì, thước kẻ.
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét (8’)
- GV gắn hình mãu lên bảng.
- HS quan sát mẫu.
- Định hướng cho HS quan sát đoạn thẳng AB và rút ra nhận xét hai đầu đoạn thẳng có hai điểm.
- Hai đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô ?
Hoạt động 2(15’)
 Hướng dẫn HS thực hành.
Bước 1: Cho hs lấy hai điểm A, B bất kì trên cùng một dòng kẻ.
- Đặt thước và kẻ đoạn thẳng.
- Lấy hai điểm C,D dưới hai hay ba dòng kẻ tuỳ ý.
- Kẻ như trên.
Bước 2: 
- HS kẻ hai đoạn thẳng.
 A B
 C D
Hoạt động 3: HS thực hành.(12’)
- Kẻ đoạn thẳng AB
- Kẻ đoạn thẳng CD
- Giáo viên chấm điểm , nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò (3’)
- Nhận xét thái độ học tập của HS.
- Dặn dò: Bài tuần sau
- HS quan sát.
- Lắng nghe
- HS: quan sát
- Lắng nghe
HS quan sát.
- Cho HS thực hành từng bước.
- GV giúp đỡ HS làm .
- HS lắng nghe.
Thứ tư ngày 08 tháng 02 năm 2012
HỌC VẦN : (Tiết 225 - 226)
BÀI 97 : ÔN TẬP
I/ Mục tiêu :
- Đọc và viết chắc chắn các vần bắt đầu bằng chữ O. 
- Đọc được bài ứng dụng , nhìn tranh kể lại được câu chuyện : Chú gà trống khôn ngoan 
* GDKNS : - Kỹ năng thể hiện sự tự tin – Kỹ năng giao tiếp – Kỹ năng tư duy sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Tranh trong SGK, bảng ôn
- Học sinh : Bảng cài, Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7’)
- GV gọi HS đọc và viết các từ ngữ theo yêu cầu của GV
- Đọc bài trong SGK
- GV nhận xét chung tiết học 
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
1/ Giới thiệu:
- Cái loa - loa - oa
- Phiếu bé ngoan - ngoan - oan
- Ghi đề bài: Ôn tập
2/ Ôn tập:
- Giới thiệu bảng ôn
- Hướng dẫn ghép chữ O đầu vần cũ để đọc vần mới: oa, oe, oai, oay,oat, oăt, oach,oan, oăn,oang,oăng,oanh
3/ Từ ứng dụng: khoa học, ngoan ngoãn, khai hoang
- Giải nghĩa từ: khai hoang
3/ Viết bảng con:
- Viết mẫu
- Chữa sai cho HS
- HS đọc và viết : hoạt hình, loắt choắt, lưu loát ,nhọn hoắt
- 2 HS đọc bài
- Đọc và phân tích vần: oa, oan
- Đọc trơn: oa, oan
- HS ghép và đọc vần bảng a ( cá nhân 10 em)
- HS ghép vần và đọc vần ở bảng b( cá nhân 10 em)
- HS ghép vần và đọc vần ở bảng c(cá nhân, tổ, lớp)
- HS viết lần lượt : ngoan ngoãn, khai hoang
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
- Đọc bảng ôn
- Đọc từ ứng dụng
- Đọc bài ứng dụng
- Tranh vẽ gì?
- Bài thơ có mấy câu?
- Luyện đọc
- Đọc mẫu
Họat động 2: Luyện viết (13’)
- Viết mẫu
- Hướng dẫn cách viết
Họat động 3: Kể chuyện (13’)
- Kể theo tranh
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện:
+ Kẻ nào đang rình rập chúa gà trống
+ Cáo dùng lời lẽ gì để lừa chú gà trống
+ Thái độ của gà trống?
+ Gà trống đã nói gì với Cáo?
+ Thái độ cáo như thế nào khi nghe gà trống dọa?
+ Kẻ nào là kẻ mưu mô ác độc?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò (3’)
- Hướng dẫn đọc SGK 
- Trò chơi: Ai đọc nhanh
- Dặn dò cần thiết
- HS đọc vần ở bảng a, b, c
(cá nhân, tổ, lớp)
- Đọc: khoa học, ngoang, ngoãn, khai hoang.
- Hoa đào, hoa mai
- 6 câu
- Đọc thầm, tìm tiếng mới
- HS viết vào vở Tập Viết
- Lắng nghe
- Hòa bình rồi, trên thế gian không còn ai ăn thịt ai.
- Không dễ tin ngay lời Cáo
- Đằng kia hình như có tiếng Hổ đang đến
- Sợ hái cút chạy ngay.
- Con Cáo
- HS đọc SGK
- Tham dự thi chơi ( 4 tổ)
*********************************************************************
TOÁN : (Tiết 90)
LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu dạy học:
- Đọc viết đếm các số đến 20.Cộng các số đến 20.
- Biết giải bài toán .
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Bảng phụ. Đề toán ghi sẵn
- Học sinh : Sách giáo khoa, vở ô li.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho HS chữa bài tập 3
- GV nhận xét,sửa sai
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
1/ Giới thiệu: Ghi đề bài
2/ Các hoạt động:
- Tổ chức, Hướng dẫn HS tự giải toán
* Bài tập 1: Thực hiện bài giải
* Bài tập 2: Ghi số thích hợp vào ô trống
- Cho HS đọc kỹ đề toán và nêu các số sẽ ghi vào ô trống, đọc các số đó.
16
13
11
 + 2 + 3
* Bài tập 3: Cho HS đọc đề toán nêu tóm tắt.
* Bài tập 4: Cho HS tự giải thích theo mẫu
13 + 1 = 14 viết 14 vào ô trống.
Hoạt động3:Tổng kết - Dặn dò (5’)
GV hệ thống nội dung bài học 
Nhận xét chung tiết học 
- HS chữa bài 
- Cả lớp làm bài 3 vào vở ô li
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
 5 + 3 = 8( cm)
 Đáp số: 8 cm.
- Đọc kỹ đề bài toán
- Đếm theo thứ tự từ 1 đến 20
- Tự ghi số thích hợp vào ô trống.
Bài giải
 Hộp đó có số bút là:
 12 + 3 = 15 ( bút)
 Đáp số: 15 cái bút.
- HS làm bài và chữa bài
- HS chú ý lắng nghe
************************************************************************ 
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:(Tiết 23)
CÂY HOA
I/ Mục tiêu :
- Biết kể tên một số cây hoa và nơi sinh sống của mỗi loại cây hoa. Nói được các bộ phận chính của cây.
- Biết được sự ích lợi của việc trồng hoa
- GDKNS : - Kỹ năng kiên định : Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Một số hoa. Tranh SGK. Khăn bịt mắt
- Học sinh : Sách giáo khoa. Đem một số loại hoa.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Kể tên một số cây rau.
- Kể các bộ phận của một cây rau.
- Kể tên một số cây rau ăn lá, ăn củ, ăn quả.
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
1/ Giới thiệu bài mới
2/ Các hoạt động chủ yếu:
* Quan sát cây hoa
- Bước 1: Chia nhóm, Hướng dẫn quan sát.
+ Chỉ các bộ phận cây hoa?
+ Em thích ăn loại hoa nào?
 - Bước 2: Gọi phát biểu
- Bước 3: Giáo viên chốt ý chính
- Giáo viên đọc và ghi ý chính lên bảng lớp
- Cho HS nhắc lại ý chính
* Làm việc với SGK
- Hướng dẫn hỏi đáp từng cặp
- Hoạt động cả lớp
+ Câu hỏi:
- Hoa được dùng để làm gì?
- Kể tên một số loài hoa mà em biết.
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò (5’)
GV kết luận: ( Như SGV)
Nhận xét chung tiết học 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đọc đề bài: cây hoa.
- HS đem cây hoa của mình ra
- Hình thành các nhóm 4 em
- Thảo luận theo nội dung
- Thi đua phát biểu trước lớp
- HS nắm được nội dung:
+ Có nhiều loại hoa ( kể tên)
+ HS kể tên một số loài hoa mà em biết.
- Phát biểu cá nhân
- HS đọc lại ý chính
************************************************************************ 
Thứ năm ngày 09 tháng 02năm 2012
TOÁN : (Tiết 91)
 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu :
- Cộng trừ nhẩm so sánh các số trong phạm vi 20; vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Bảng phụ. Đề toán ghi sẵn
- Học sinh : Sách giáo khoa, vở ô li.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho HS chữa bài tập 3
- Chấm 5 em
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
1/ Giới thiệu : Ghi đề bài
2/ Các hoạt động dạy học:
* Bài tập 1: HS nêu yêu cầu làm bài.
- HS làm miệng câu a.
- Tính : 11 + 4 + 2 = 17 ; 19 – 5 – 4 = 10
 14 + 2 – 5 = 11
* Bài tập 2: Khoanh vào số thích hợp
- Cho HS đọc kỹ đề toán và nêu các số lớn nhất , bé nhất 
18
- Số lớn nhất
10
- Số bé nhất
* Bài tập 3: Cho HS đọc đề toán 
* Bài tập 4: Cho HS đọc đề nêu tóm tắt.
- Gọi HS lên bảng giải, lớp làm vở 
Hoạt động 3 : Tổng kết - Dặn dò (5’)
GV hệ thống nội dung bài học
GV nhận xét chung tiết học 
- HS chữa bài ( 4 em)
- Cả lớp làm bài 3 vào vở ô li
Bài giải
Hộp đó có số bút là:
 12 + 3 = 15 (bút)
 Đápsố:15cái bút.
- Tính :
- 3 HS lên bảng làm
- Tự ghi số thích hợp vào ô trống.
- HS làm bài và chữa bài
- 2 HS lên bảng chữa bài , lớp làm vở
- HS vẽ đoạn thẳng vào vở 
 Bài giải
 Độ dài đoạn thẳng AC là:
 3 + 6 = 9( cm)
 Đáp số: 9 cm
HS chú ý lắng nghe 
HỌC VẦN : (Tiết 227-228)
BÀI 98 : UÊ- UY
I/ Mục tiêu :
- Đọc và viết được các vần uê, uy, bông huệ, huy hiệu. 
- Đọc được từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng . 
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Tàu hỏa , tàu thủy ,ô tô , máy bay .
* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cực – Kỹ năng tư duy sáng tạo.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Tranh SGK
- Học sinh : Bảng cài, Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- GV gọi HS đọc và viết các từ ngữ mà GV yêu cầu 
- GV nhận xét chung và ghi điểm 
Hoạt động 2: Bài mới (30’)
1/ Giới thiệu : Ghi đề bài : uê, uy
2/ Dạy vần uê:
- HD nhận diện vần , đánh vần và đọc trơn các vần tiếng từ
 3/ Dạy vần uy:
- So sánh vần uy với vần uê
- Các bước còn lại HD tương tự như dạy vần uê
4/ Viết: 
- Viết mẫu: uê, uy, bông huệ, tàu thủy
- Chấm và tuyên dương
5/ Từ ngữ ứng dụng
- Giới thiệu từ
- Hướng dẫn đọc tiếng, từ
- Giải nghĩa từ: cây vạn tuế, tàu thủy
Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
- Đọc bài tiết 1 ở bảng con
- Đọc bài ứng dụng
- Tranh vẽ gì?
- Bài đọc
- Luyện đọc
Họat động 2: Luyện viết (15’)
- Viết mẫu: uê, uy, bông huệ, huy hiệu
- Nhắc lại cách viết
Họat động 3: Luyện nói (10’)
- Chủ đề gì?
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Trong các phương tiện em thích đi phương tiện nào ?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò (5’)
- Hướng dẫn đọc SGK 
- Tìm tiếng mới
- Dặn dò cần thiết 
- HS đọc và viết : khoa học, ngoan, ngoãn.khai hoang , hoa hòe 
- Đọc trơn: uê, uy
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần : uê
- HS ghép: h + uệ
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: huệ
- Đọc trơn từ: bông huệ
- Giống nhau u, khác nhau ê và y
- HS viết vào bảng con
- Đọc thầm tìm tiếng mới
- Đọc ( cá nhân tổ, lớp)
- Đọc trơn toàn bài ( 4 em)
HS đọc cá nhân – tập thể 
- Xem tranh
- Đọc thầm, tìm tiếng mới
- Đọc cá nhân, tổ, lớp
- HS viết vào vở Tập Viết
- Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay
- Phát biểu tự nhiên
- HS đọc SGK
- HS tìm tiếng mới
- Tham dự chơi ( 2 nhóm 
 **********************************************************
 Thứ sáu ngày 10 tháng 02 năm 2012
HỌC VẦN : (Tiết 229- 230)
BÀI 99 : ƯƠ - UYA
I/ Mục tiêu :
- Đọc và viết được các vần uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya, 
- Đọc được từ ngữ ứng dụng và câu ứng dụng .
- Phát triển lời nói tự nhiên từ 2 – 4 câu theo chủ đề : Sáng sớm,chiều tối,đêm khuya.
* GDKNS : - Kỹ năng lắng nghe tích cực – Kỹ năng tư duy sáng tạo
II/ Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên : Tranh SGK
- Học sinh : Bảng con.Bộ chữ
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
1/ Tìm chữ đã mất
2/ Đọc từ
3/ Viết từ
- GV nhận xét,ghi điểm.
Hoạt động 2: Bài mới (35’)
1/ Giới thiệu: ghi đề bài: uơ - uya.
2/ Dạy vần uơ:
- Ghi vần 
- Hướng dẫn đọc vần
- Hướng dẫn tạo tiếng : huơ
- Viết tiếng : huơ
- Giải nghĩa bằng tranh: voi huơ vòi
- Viết từ: huơ vòi
3/ Dạy vần uya:( HD tương tự như dạy vần ươ)
- Giải nghĩa bằng tranh: đêm khuya và ghi từ
4/ Viết bảng con
5/ Từ ngữ ứng dụng
- Giới thiệu từ
- Giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu từ
- HS 1: bông h....ệ; tàu th...ỷ
- HS 2 đọc : cây vạn tuế, khuy áo
- HS 3 viết: tàu thủy, cây vạn tuế
- HS đánh vần, đọc trơn, phân tích vần: uơ
- HS ghép tiếng: huơ
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng: huơ
- Đọc trơn từ: hươ vòi
- Đọc vần, tiếng, từ
- Đánh vần, đọc trơn. Phân tích vần: uya
- Đọc trơn vần, tiếng, từ
- Đọc trơn cả hai vần
- HS viết bảng con: uơ, uya, hươ vòi, đêm khuya
- Đọc thầm tìm tiếng mới
- Đọc từ ( cá nhân tổ, lớp)
 Tiết 2
Hoạt động 1: Luyện đọc (10’)
1/ Đọc bài đã học ở tiết 1
- Chỉ cho HS đọc
- HS tự chỉ và đọc
2/ Đọc bài ứng dụng
- Giới thiệu tranh vẽ.
- Giới thiệu bài ứng dụng
- Luyện đọc
- Đọc mẫu
Họat động 2: Luyện viết (12’)
- Giới thiệu bài viết mẫu
- Giảng cách viết
- GV theo dõi uốn nắn
Họat động 3: Luyện nói (12’)
- Chủ đề gì?
- Cảnh nào cho em biết trời vào lúc sáng sớm?
- Vì sao em biết đây là cảnh chiều tối ?
- Đêm khuya mọi vật như thế nào?
Họat động 4: Củng cố - Dặn dò (5’)
- Hướng dẫn đọc SGK 
- Tìm tiếng mới trong đoạn văn
- Dặn dò cần thiết
- HS đọc vần, tiếng, từ khóa, từ ứng dụng.
(cá nhân, tổ, nhóm, lớp)
- Xem tranh và nhận biết tranh vẽ 

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc