Giáo án Tổng hợp các môn khối 1 - Tuần 1
A. Mục tiêu :
1. Giúp học sinh : Nhận biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán.
2. Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập toán 1
3. Giáo dục lòng say mê với môn học.
* Trọng tâm : Các hoạt động và yêu cầu cần đạt trong học toán 1
B. Chuẩn bị :
- GV: SGK toán 1 – Bộ đồ dùng dạy học Toán 1
- HS: SGK toán ,bộ đồ dùng học toán 1của HS
C.Các hoạt động dạy học:
an sát - HS thực hành viết bảng theo các nhóm nét - HS viết vở tập viết - HS đọc tên nét *Mỗi nhóm 3 HS - HS viết bảng Đạo đức Tiết 1:Bài 1. Em là học sinh lớp Một A.Mục tiêu 1.HS biết được: -Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. - Vào lớp Một các em có thêm bạn mới,thầy cô mới và biết nhiều điều mới lạ . 2. HS thấy phấn khởi , vui vẻ khi đi học, các em tự hào trở thành HS lớp Một 3. Giáo dục HS yêu quí bạn bè, thầycô , trường lớp. * Trọng tâm: HS hiểu các em có quyền có họ tên và quyền được đi học. B.Các kĩ năng sóng cơ bản được giáo dục trong bài -Kĩ năng tự giới thiệu về bản thân. -Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người. -Kĩ năng lắng nghe tích cực. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng về ngày đầu tiên đi học,về trường lớp, thầy giáo/ côgiáo, bạn bè,... C.Chuẩn bị - GV :+ Tham khảo các điều trong công ước Quốc tế về quyền trẻ em. + Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em HS : Vở bài tập Đạo đức D . Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Dạy bài mới Hoạt động 1 : Vòng tròn giới thiệu * Mục đích : HS biết tự giới thiệu và biết tên cácbạn trong lớp Cách chơi: Đứng thành vòng tròn điểm danh từ 1 đến hết. Em thứ nhất giới thiệu tên mình , em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. Đến em thứ ba giới thiệu tên bạn thứ nhất thứ hai và tên mình . Cứ như vậy đến khi tất cả mọi người được giới thiệu tên * Thảo luận: -Trò chơi giúp em điều gì ? - Em cảm thấy như thế nào khi giới thiệu mình với các bạn ? * Kết luận: Mỗi người đều có một cái tên . Trẻ em cũng có quyền có họ tên. Hoạt động 2: HS tự giới thiệu về sở thích củaem - Những điều bạn thích có hoàn toàn giống như em không? * Kết luận: Chúng ta cần phải tôn trong những sở thích riêng của người khác, bạn khác . Hoạt động 3:Kể về ngày đầu tiên đi học của em. - Em mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học như thế nào? - Bố mẹ đã quan tâm ,chuẩn bị cho em như thế nào ? - Được đi học em thấy vui không? - Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một? *Kết luận:- Vào lớp Một em sẽ có bạn mới, thầy mới ,em sẽ học được nhiều điều mới lạ. - Được đi học là niềm vui,là quyền lợi . - Em rất vui và tự hào là HS lớp Một. - Em và các bạn sẽ cố gắng ngoan, học giỏi IV. Củng cố V. Dặn dò: Xem trước bài tập 4 - HS hát HS đứng thành 3 vòng tròn - Các nhóm HS chơi - Cảm thấy tự hào, khi có họ tên HS hoạt động nhóm đôi - Cá nhân tự giới thiệu trước lớp - Bố mẹ mua sắm quần áo, sách vở,đồ dùng học tập. HS hát múa về ngày đầu tiên đi học . Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2012 Học vần Bài 1: e A. Mục đích yêu cầu - HS làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa tiếng chỉ đồ vật , sự vật. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh theo nội dung. Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. *Trọng tâm: Làm quen và nhận biết được chữ e, âm e. B. Chuẩn bị GV: Giấy kẻ ô li ( để treo lên bảng) có viết chữ e. - Tranh minh họa (Hoặc các vật mẫu) các tiếng: bé, me, xe, ve. - Tranh minh họa phần luyện nói HS :Sách TV1 /1 ,vở TV1/1. C. Các hoạt động dạy học I.ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài cũ - Cho học hs nêu lại và viết bảng các nét cơ bản III.Bài mới 1. Giới thiệu: Cho hs thảo luận và trả lời các câu hỏi. + Các tranh vẽ ai ,vẽ gì? - GV: bé, mẹ, xe, ve . Là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm e. - GV: Hôm nay các em học âm ( e ) trong bài. 2. Dạy âm và chữ ghi âm a.Nhận diện và phát âm - GVghi bảng: e - GV nêu: Đây là chữ cái e *Tìm trong thực tế tiếng (từ )có chứa chữ cái e b. Hướng dẫn viết chữ - Gv dùng thao tác cho hs xem và nhận diện chữ ghi âm e - GV viết mẫu và hướng dẫn hs viết chữ e Tiết 2 3. Luyện tập a, Luyện đọc * Đọc trên bảng * Đọc SGK b, Luyện nói GV nêu câu hỏi gợi ý: - Quan sát tranh em thấy những gì ? - Mỗi bức tranh nói về loài vậy nào ? - Các bạn nhỏ đang làm gì ? - Các bức tranh có gì chung ? * Giáo dục HS các em phải đi học đều và học tập chăm chỉ c, Luyện viết vở - GV hướng dẫn cách ngồi đúng, cầm bút, để vở đúng. - GV ngồi mẫu - GV lưu ý HS điểm đặt bút và điểm dừng bút, độ cao của các con chữ. *GV chấm 5- 7 bài Nhận xét bài viết của HS IV. Củng cố *Trò chơi : “Tìm chữ ghi âm e trong câu đồng dao sau ” V. Dặn dò - Đọc ,viết chữ e - Chuẩn bị bài 2: b - HS hát - HS viết bảng -Vẽ ( bé, mẹ, xe, ve) - Cho hs đọc tên bài: e - Cho HS nhận diện chữ e - HS lấy e trong bộ học tập - HS phát âm: e - HS tự tìm theo nhóm - HS thảo luận và nêu nhận xét: Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo - HS quan sát - HS dùng ngón tay trỏ viết trên không - HS viết vào bảng con - HS tự nhận xét chữ viết - Đọc cá nhân, nhóm - Đọc ĐT cả lớp - Con chim, con ve, con ếch con gấu - HS chỉ bảng và nêu - Các bạn học bài - Con người, các loài vật đều phải học tập - HS thực hành ngồi đúng tư thế - HS viết bài :Viết lần lượt từng chữ, từng dòng Ve vẻ vè ve . Tự nhiên xã hội Tiết 1: Cơ thể chúng ta A. Mục tiêu: 1. Sau bài học, học sinh biết kể tên các bộ phận chính bên ngoài của cơ thể. 2.Biết một số cử động của: Đầu, cổ, mình và chân, tay. Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt. *Trọng tâm :HS biết tên và một số cử động của các bộ phận cơ thể. B. Đồ dùng dạy học: GV: - Các hình vẽ trong bài 1 - sách giáo khoa. HS: sách giáo khoa, vở bài tập. C. Các hoạt động dạy học: I.ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị sách vở ở nhà của học sinh. III. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Để biết được cơ thể chúng ta gồm những bộ phận nào, cô cùng các em sẽ tìm hiểu điều đó qua bài tự nhiên - xã hội đầu tiên của chương trình lớp 1. - GV ghi đầu bài lên bảng. b. Giảng bài: HĐ1: Quan sát tranh: * Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. * Cách tiến hành: - GV đưa ra chỉ dẫn: Quan sát hình ở tranh 4 - SGK hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - GVđộng viên các em càng kể nhiều càng tốt, chấp nhận các ý kiến gây cười: tý, chim. HĐ2: Quan sát tranh: * Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, tay chân. * Cách tiến hành: Các bạn trong từng hình đang làm gì ? - Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình các em nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm mấy phần.? - HS hát - Học sinh để sách, vở lên bàn. - Học sinh nhắc lại đầu bài. - Học sinh thảo luận nhóm làm việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên. - Học sinh quan sát. - HS nêu tên các bộ phận: Chân, tay, đầu, mình, tai, mắt, mũi...... - HS quan sát trong SGK và thảo luận theo cặp. - Các bạn ngửa cổ, cúi đầu, đá bóng , đi xe , tập thể dục.... - Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay. * Kết luận: Cơ thể chúng ta gồm có 3 phần: Đầu mình và chân tay, chúng ta nên tích cực hoạt động, hoạt động sẽ giúp cho cơ thể chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. HĐ3: Thực hành: * Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể. * Cách tiến hành: - GVhướng dẫn HS hát bài: - GV làm mẫu từng động tác và hát. - GV gọi vài HS đứng trước lớp thực hiện các động tác thể dục. * Kết luận: Muốn cho cơ thể phát triển tốt, cần tập thể dục hàng ngày. IV. Củng cố - Hỏi: Cơ thể chúng ta gồm mấy phần? - Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài. V. dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Đại diện các nhóm trình bày các hoạt động ở trong hình. - Các nhóm khác bổ sung. - Học sinh hát bài: “ Cúi mãi mỏi lưng, Viết bài mỏi tay, Thể dục thế này, Là hết mệt mỏi ”. - HS làm theo giáo viên. - Cả lớp theo dõi và làm theo. - Gồm 3 phần: Đầu, mình, chân tay. - Về học bài và xem nội dung bài sau. Thể dục Tiết 1: Tổ chức lớp - Trò chơi vận động A.Mục tiêu: 1.Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập , chọn cán sự bộ môn. 2. Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ Thể dục. 3.Chơi trò chơi:“ Diệt các con vật có hại”. Yêu cầu bước đầu biết tham gia được vào trò chơi. B.Địa điểm và phương tiện: - Sân trường. - GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật. C.Nội dung và phương pháp lên lớp: nội dung định lượng phương pháp tổ chức 1.Phần mở đầu: - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Khởi động 2 phút 3 phút - HS tập hợp thành 2- 4 hàng dọc, sau đó quay thành hàng ngang. - Đứng vỗ tay, hát. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1- 2. 2.Phần cơ bản: - Biên chế tổ tập luyện , chọn cán sự bộ môn. - Phổ biến nội quy luyện tập: + Tập hợp dưới sự điều khiển của cán sự. + Trang phục luôn gọn gàng, không đi dép lê. + Muốn ra ngoài hay vào lớp phải xin phếp GV. Cho HS sửa lại trang phục. - Trò chơi : :“ Diệt các con vật có hại”. + GV nêu tên trò chơi. + Hãy kể tên các con vật có ích ? có hại ? ( kết hợp sử dụng tranh.) + G Vhướng dẫn cách chơi. . - GV gọi tên một số con vật cho HS làm quen dần với cách chơi 5 phút 10 phút 10 phút - Tập hợp 4 hàng ngang: x - x - x - x - x ....... x - x - x - x - x ....... x - x - x - x - x ....... x - x - x - x - x ....... x - HS tập hợp theo hàng ngang hoặc vòng tròn. Các em có thể đứng hoặc ngồi xổm. - HS kể tên - Khi gọi đến tên các con vật có hại thì cả lớp đồng thanh hô:“ Diệt ! Diệt ! Diệt !”và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi; còn gọi tên con vật có ích thì đứng im, ai hô: “ Diệt ! ” là sai. Phải đi lò cò một vòng xung quanh các bạn. - HS chơi thử - Cả lớp chơi 3.Phần kết thúc: - Hồi tĩnh. - GV cùng HS hệ thống bài học - GV kết thúc giờ học. - Dặn dò về nhà 3 phút 1 phút 1 phút - HS đứng vỗ tay và hát. GV hô:“ Giải tán !” HS hô : “Khoẻ !” Thứ năm ngày 13tháng 9 năm 2012 Học vần Bài 2: b A. Mục đích yêu cầu - HS nhận biết chữ và âm b. HS ghép và đọc được tiếng: be - Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ với tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ và các loài vật * Trọng tâm: HS nhận biết chữ b, âm b. B. Đồ dùng GV: 1 sợi dây, tranh minh họa: bóng, bè, bé, bà; bài viết mẫu HS : SGK + Bảng con C. Các hoạt động dạy học I .ổn định tổ chức - HS hát II.Kiểm tra bài cũ - HS đọc ,viết :e III .Bài mới 1. Giới thiệu bài: - GV Ghi bảng Bài 2: b - HS cả lớp đọc:b (bờ) 2. Dạy chữ ghi âm b a. Nhận diện- Phát âm - GV ghi bảng : b - Hướng dẫn cách đọc: Môi ngậm, bật hơi ra ngoài b. Ghép chữ và phát âm - Nêu cấu tạo tiếng :be * Tìm tiếng có âm b vừa học? c. Hướng dẫn viết - GV viết mẫu và hướng dẫn HS cách viết Tiết 2 - HS tập phát âm : b - HS lấy b trong hộp chữ HS tự ghép b và e - HS phát âm: bờ - e- be/be - Tiếng be có âm b và âm e - bò, bê, bé, bi, bố, bà. - HS lên gạch chân chữ b - HS nhận xét điểm dừng và đặt bút - HS đồ chữ theo - HS viết bảng con : b , be 3. Luyện tâp a. HS luyện đọc * Đọc bài trên bảng *Đọc SGK b. Luyện nói: - Quan sát tranh em thấy vẽ gì? - Ai đang học bài? - Ai đang tập viết chữ e ? - Bạn voi đang làm gì ? - Ai đang kẻ vở ? - Hai bạn gái đang làm gì ? - Các bức tranh này có điểm gì giống và khác nhau ? c. Luyện viết - Hướng dẫn viết vở. - Đọc cá nhân + đồng thanh - Đọc kết hợp phân tích cấu tạo tiếng be - HS mở SGK - Có con chim, gấu, voi, các bạn. - Con chim - Con gấu - Bạn voi đang cầm sách ngược, bạn ấy không biết chữ - Bạn gái - Các bạn đang chơi xếp hình - Giống nhau: Ai cũng đang tập trung vào việc học tập - Khác nhau: Các loài khác nhau các công việc khác nhau - Viết bài trong vở tập viết: b- bé IV. Củng cố - Trò chơi: Thi tìm chữ - 2 nhóm đại diện lên tìm chữ có chữ cái b nhóm nào tìm được nhiều hơn sẽ thắng V. Dặn dò - Đọc lại bài cũ. Chuẩn bị bài dấu / Toán Tiết 3 :Hình vuông - Hình tròn A. Mục tiêu 1. Giúp HS nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn. 2. Bước đầu nhận ra hình vuông , hình tròn từ các vật thật. Có kĩ năng tô đúng,đẹp các hình vuông , hình tròn. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống. * Trọng tâm : Nhận ra và nêu đúng tên hình vuông , hình tròn. B Chuẩn bị GV:Một số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau. Một số đồ vật thật có mặt là hình vuông , hình tròn. HS: Bộ đồ dùng học toán. C. Các hoạt động dạy học I. ổn định lớp II. Kiểm tra bài III. Dạy bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông, hình tròn Mục tiêu:HS nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn *GV đính lên bảng tấm bìa hình vuông và nói : Đây là hình vuông -GV đính các hình vuông khác màu sắc, kích thước khác nhau lên bảng hỏi : Đây là hình gì -GV xê dịch vị trí hình lệch đi ở các góc độ khác nhau và hỏi :Còn đây là hình gì ? *Giới thiệu hình tròn tương tự Hoạt động 2 : Làm việc với Sách Giáo khoa Mục tiêu : Nhận dạng hình qua tranh vẽ, qua bộ đồ dùng học toán 1, qua các vật thật -GV chỉ định HS cầm hình lên nói tên hình Hoạt động 3: Thực hành * tô màu GV hướng dẫn HS làm bài * Nhận dạng hình qua các vật thật - Tìm xem trong lớp có những đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn -Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh IV. Củng cố GV chỉ bảng V. Dặn dò - Tìm các đồ vật có dạng hình vuông , hình tròn ở gia đình. - Chuẩn bị bài: Hình tam giác. - HS hát - HS tự tìm và so sánh các nhómđồ vật -HSquan sát lắng nghe -HS nhắc lại hình vuông –HS quan sát trả lời - Đây là hình vuông -HS cần nhận biết đây cũng là hình vuông nhưng được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. - Hs lấy các hình vuông, hình tròn trong bộ thực hành toán để lên bàn - Cá nhân HS nêu * HS mở SGK và nêu tên các vật có dạng hình vuông, hình tròn Học sinh nói với nhau theo cặp - Bạn nhỏ đang vẽ hình vuông -Chiếc khăn tay có dạng hình vuông -Viên gạch lát nền có dạng hình vuông -Bánh xe có dạng hình tròn -Cái mâm có dạng hình tròn -Bạn gái đang vẽ hình tròn -Học sinh biết dùng màu khác nhau để phân biệt hình vuông, hình tròn. -Mặt đồng hồ, quạt treo tường cái mũ có dạng hình tròn, -Khung cửa sổ, gạch hoa lát nền có dạng hình vuông - HS nêu tên các hình Thứ sáu ngày14 tháng 9 năm 2012 Học vần Bài 3: Dấu sắc A. Mục đích yêu cầu - Giúp hs nhận biết dấu sắc và thanh sắc; ghép, đọc được tiếng: bé. - Rèn kĩ năng nói, đọc, viết - Trả lời 2 -3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh theo chủ đề: Các hoạt động khác nhau của trẻ em . * Trọng tâm: HS nhận biết dấu sắc và biết cách ghi đúng vị trí dấu sắc. Ghép ,đọc được tiếng : bé B. Đồ dùng GV:Tranh, vật mẫu minh họa : bé, cá lá, chuối, chó, khế. Tranh minh hoạ bài luyện nói HS: Hộp đồ dùng, SGK, bảng C. Các hoạt động dạy học I.ổn định tổ chức - HS hát II. Bài cũ - HS đọc, viết: b, bé . III. Bài mới 1.Giới thiệu bài : Bằng tranh vẽ - HS đọc tên bài: Dấu sắc 2. Dạy dấu ghi thanh: a. Nhận diện –Phát âm - GV nêu: Dấu sắc là một nét xiên phải - Dấu sắc giống cái gì ? b. Ghép tiếng - Ghi bảng: be. - Thêm dấu sắc được tiếng gì? - Vị trí dấu (/ ) trong tiếng bé: - Tìm tiếng có dấu sắc c. Hướng dẫn viết - GV viết mẫu và nêu qui trình viết: Lưu ý: nét nối từ trong b sang e, vị trí dấu (/). - HS đọc: Dấu sắc - Cái thước đặt nghiêng. - HS lấy dấu / trong bộ học tập - Đọc CN, ĐT - HS gài bảng: be - HS gài thêm dấu sắc vào be ố bé - Đánh vần : b- e –sắc –bé /bé - Trên âm e - bé, bó, bế, chó - HS đồ chữ trên không - HS viết bảng Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc * Đọc trên bảng lớp. * Đọc SGK b. Luyện nói: - Quan sát tranh em thấy những gì ? - Điểm giống nhau và khác nhau của hai bức tranh này là gì ? - Em và các bạn ngoài các hoạt động kể trên còn có hoạt động nào nữa ? - Ngoài giờ học em còn thích làm gì c. Luyện viết: - GV quan sát và HD học sinh - GV chấm 5 – 6 bài. Nhận xét. - Đọc cá nhân, đồng thanh. - HS đọc theo nhóm đôi HS đọc tên bài: Bé. - Các bạn ngồi học trong lớp. Hai bạn gái nhảy dây. Bạn gái đi học đang tạm biệt chó mèo. + Giống nhau: Đều có bạn + Khác nhau: Mỗi bạn làm 1 việc. Bạn tưới rau, bạn nhảy dây - Nhặt rau, trồng cây, quét nhà. - HS tự nêu - HS đọc lại bài viết - HS viết bài IV. Củng cố - Trò chơi “Ai nhanh hơn”. Chia lớp thành 2 nhóm. Nối chữ có dấu sắc với dấu sắc. - Nhóm nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng. Cá Voi Bói / Chó Chuối Mèo V. Dặn dò - Đọc lại bài, chuẩn bị bài 4: ? , Toán Tiết 4 : Hình tam giác A. Mục tiêu 1. Giúp học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác 2.Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật 3. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức toán học vào thực tế cuộc sống * Trọng tâm : Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác. B.Chuẩn bị GV: + Một số hình tam giác mẫu + Một số đồ vật thật : khăn quàng, cờ thi đua, biển báo giao thông HS: Bộ đồ dùng học toán C. Các hoạt động dạy học I. ổn định tổ chức II.Kiểm tra bài - GV gắn các hình lên bảng III. Dạy bài mới Hoạt động 1: Giới thiệu hình tam giác Mục tiêu :Học sinh nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác -GV gắn các hình tam giác lên bảng và nêu: Đây là hình tam giác -Hãy nhận xét các hình tam giác này có giống nhau không ? -GV khắc sâu cho học sinh hiểu : Dù các hình ở bất kỳ vị trí nào, có màu sắc khác nhau nhưng tất cả các hình này đều gọi chung là hình tam giác. -GV chỉ vào hình bất kỳ Hoạt động 2 : Nhận dạng hình tam giác Mục tiêu : HS nhận ra hình qua các vật thật, bộ đồ dùng,hình trong SGK . -GV đưa 1 số vật thật để HS nêu được vật nào có dạng hình tam giác Yêu cầu HS mở SGK -Nhìn hình nêu tên -Nhận xét các hình ở dưới trang 9 được lắp ghép bằng những hình gì ? Hoạt động 3: Học sinh thực hành * Xếp hình -GV xem xét giúp đỡ HS yếu Hoạt động 4: Trò chơi Tìm hình nhanh Mục tiêu : Củng cố việc nhận dạng hình nhanh, chính xác Mỗi đội chọn 1 em đại diện lên tham gia chơi . -GV để một số hình lộn xộn. Khi giáo viên hô tìm cho cô hình -Học sinh phải nhanh chóng lấy đúng hình gắn lên bảng .Ai gắn nhanh, đúng đội ấy thắng -Giáo viên nhận xét tuyên dương học sinh IV Củng cố - Tìm những đồ vật có dạng hình tam giác có ở trong lớp học? V. Dặn dò - Xem lại bài -Tập vẽ hình tam giác - Chuẩn bị bài : Luyện tập -HS hát - Nêu tên các đồ vật có dạng hình vuông ,hình tròn - HS nhận dạng hình vuông , hình tròn - Không giống nhau : Cái cao lên, cái thấp xuống, cái nghiêng qua – HS đọc to tên hình :hình tam giác -HS nêu : khăn quàng, cờ thi đua, biển báo giao thông có dạng hình tam giác . -HS lấy các hình tam giác trong bộ học tập đặt lên bàn. -HS quan sát tranh nêu được : Biển chỉ đường, thước ê ke , cờ thi đua có hình tam giác -Các hình được lắp ghép bằng hình tam giác,riêng hình ngôi nhà lớn có lắp ghép 1 số hình vuông và hình tam giác -HS dùng các hình tam giác, hình vuông để xếp thành các hình : cái nhà, cái thuyền, chong chóng,nhà có cây, con cá -Học sinh phải nhanh chóng lấy đúng hình gắn lên bảng .Ai gắn nhanh, đúng đội ấy thắng - HS đọc lại tên bài Thủ công Tiết 1:Giới thiệu một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công. A-Mục tiêu: -Qua bài học giới thiệu với HS 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ thủ công. -HS biết sử dụng các dụng cụ như:kéo, thước kẻ, hồ dán, bút chì. -Giáo dục cho HS tính kiên trì, bền bỉ. *Trọng tâm:HS biết 1 số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công. B-Đồ dùng dạy học: GV:Các loại giấy, bìa, kéo, thước kẻ, hồ dán, bút chì. HS: Giấy màu,kéo, thước kẻ, hồ dán, bút chì. C- Các hoạt động dạy- học: I-ổn định tổ chức: II-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị III-Bài mới: 1-Giới thiệu bài:Giấy, bìa -Giới thiệu quyển vở hay quyển sách. -HS quan sát các loại giấy màu và nêu nhận xét. 2-Giới thiệu dụng cụ học thủ công. *GV nêu câu hỏi để HS trả lời -Thước kẻ được làm bằng chất liệu gì? -Thước dùng để làm gì? -Bút chì dùng để làm gì? -Kéo dùng để làm gì? -Hồ dán dùng để làm gì? 3-Thực hành: IV-Củng cố: -HS nhắc lại tác dụng của các dụng cụ nêu trên. V-Dặn dò: -Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau:Xé, dán. HS hát -Giấy, bìa được làm từ tre, nứa. -Phân biệt: giấy là phần mỏng bìa phía ngoài dày hơn. -Giấy có các màu: xanh, đỏ, vàng,mặt sau có kẻ ô. -Làm bằng gỗ,nhựa. -Dùng để đo, kẻ -Dùng để kẻ, vẽ. -Dùng để cắt giấy, bìa. -Để dán giấy. -HS nêu cá
File đính kèm:
- tuan 1.doc