Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 6 - Năm học 2019-2020 (Bản 2 cột)
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS hiểu: Giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
- Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Kịch bản: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.
- Đạo cụ: Mũ, áo cho các vai Dế Mèn, nhà trò, Nhện chúa.
IV\.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
GV phổ biến kịch bản tiểu phẩm cho đội kịch của lớp.
2.Trình diễn tiểu phẩm:
3.Thảo luận lớp sau khi xem tiểu phẩm:
đặt ít nhất 1 câu ; HTT đặt 2, 3 câu) - Lớp và GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung. Bài 4: - YCHS đọc yc bài - Gợi ý: + Đọc từng câu. + Tìm hiểu nghĩa. + Đặt câu với thành ngữ đó. + HT đặt 1 câu ; HTT đặt 3 câu. - GV giúp HS hiểu ND 3 thành ngữ: - Lắng nghe. - HS đọc. (CHT) - HS trao đổi làm bài theo nhóm 4. a)“Hữu” nghĩa là bạn bè: + hữu nghị ; hữu hảo: tình cảm thân thiện giữa các nước. + chiến hữu: bạn chiến đấu. + thân hữu ; bạn hữu: bạn bè thân thiết. + bằng hữu: bạn bè. b)“Hữu” nghĩa là có: + hữu ích: có ích. + hữu hiệu: có hiệu quả + hữu tình: có tình cảm, có sức hấp dẫn. + hữu dụng: dùng được việc - HS đọc. (CHT) - HS làm bài, trình bày theo nhóm 2. a) Hợp tác, hợp nhất, hợp lực. b) Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp. - HS đọc. (CHT) - HS nêu câu đã đặt. VD: B1a: Bác ấy là chiến hữu của ba mẹ tôi. B1b: Trồng cây gây rừng là việc làm rất hữu ích. B2a: Ba tổ chức riêng rẽ giờ đã hợp nhất. B2b: Khí hậu MN rất thích hợp với sức khoẻ của ông tôi. - HS đọc. (CHT) - Nghe. VD: + Chúng tôi luôn kề vai sát cánh bên nhau làm mọi việc. + Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau trong mọi khó khăn, thử thách. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Dùng từ đồng âm để chơi chữ. ....................................................................................... Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 2: TIỂU PHẨM “DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU” I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - HS hiểu: Giúp đỡ, bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết. - Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè. II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo theo quy mô lớp. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Kịch bản: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. - Đạo cụ: Mũ, áo cho các vai Dế Mèn, nhà trò, Nhện chúa. IV\.CÁCH TIẾN HÀNH: 1.Chuẩn bị: GV phổ biến kịch bản tiểu phẩm cho đội kịch của lớp. 2.Trình diễn tiểu phẩm: 3.Thảo luận lớp sau khi xem tiểu phẩm: a.Vì sao chị Nhà Trò lại run rẩy, sợ hãi? b.Nghe chuyện, anh Dế Mèn có thái độ gì? c.Vì sao, có lúc anh Dế Mèn hơi do dự? d.Hành động của Dế Mèn như thế nào trước bọn Nhện độc hung hãn? e.Em có suy nghĩ gì trước việc làm của anh Dế Mèn? 4.Nhận xét-đánh giá: - Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất. - GV kết luận, căn dặn HS hãy học tập tấm gương dũng cảm của anh Dế Mèn. ....................................................................................... Thứ ba, ngày 15 tháng 10 năm 2019 Toán HÉC-TA I.MỤC TIÊU: Biết: - Tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích Héc-ta. - Biết quan hệ giữa Héc-ta và mét vuông. - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với Héc-ta) - Làm bài 1a (2 dòng đầu) 1b (cột đầu), Bài 2. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: 1 m2 25 cm2 = . cm2 Số thích hợp để viết vào chỗ trống là: A.125 B.1 025 C.12 500 D.10 025 2. Điền dấu thích hợp: 801 cm2 .....8 dm2 10 mm2 12 km2 5 hm2 ......125 hm2 - Nhận xét. - 2HS làm bài. - KQ đúng: A 801 cm2 > 8 dm2 10 mm2 12 km2 5 hm2 > 125 hm2 B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - Hãy nêu các đơn vị đo diện tích đã học? - GV: Thông thường để đo diện tích môt khu rừng, khu vườn người ta dùng đơn vị là héc-ta. 2.Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc-ta: - GV giới thiệu: 1 Héc-ta bằng 1 Héc-tô-mét vuông. Héc-ta viết tắt là: ha. - YCHS đổi:1 hm2 = m2? 1 ha = m2? 2.Thực hành: Bài 1: - YCHS đọc yc bài - YCHS làm bảng con, nhận xét. Bài 2: - YCHS đọc yc bài - YCHS làm bài, nhận xét. Bài 3: - YCHS đọc yc bài - YCHS làm bài, nhận xét. Rèn luyện cho HS kỹ năng đổi đơn vị đo. Bài 4: - YCHS đọc yc bài - YCHS làm bài, nhận xét. - km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2 - Nghe. - Nghe và viết bảng con. - 1 hm2 = 10 000 m2 - 1 ha = 10 000 m2 - HS đọc. (CHT) - HS làm bảng con. a) 4 ha = 40 000 m2 b)60 000m = 6 ha 20 ha = 20 0000 m2 800 000 m = 80 ha ha = 5 000 m2 1800 ha = 18 ha ha = 100 m2 27 000 ha = 270 ha - HS đọc. (CHT) - HS làm bài. .Đổi: 22 200 ha = 222 km2 .Diện tích rừng Cúc Phương là 222 km2. 85 km2 < 850 ha £ Ta có 85 km2 = 8500 ha, 8500ha > 850ha, nên 85km2 > 850 ha Vậy ta viết S vào ô trống. Bài giải 12 ha = 120.000 m2 Diện tích mảnh đất dùng để xây dựng tòa nhà chính của trường là: 120.000 : 40 = 3 000 (m2) Đáp số: 3 000 m2 C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Luyện tập. ....................................................................................... Khoa học DÙNG THUỐC AN TOÀN I.MỤC TIÊU: - Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc. * KNS: Xử lí thông tin, phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn. II.CHUẨN BỊ: Hình trang 24, 25/SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Ma tuý là tên chung để gọi những chất gì? - Ma tuý có tác hại gì? - Nhận xét. - Kích thích và gây nghiện, đã bị Nhà nước cấm buôn bán, vận chuyển và sử dụng. a. Huỷ hoại sức khoẻ ; mất khả năng lao động, học tập ; hệ thần kinh bị tổn hại ; dùng quá liều sẽ chết. b. Hao tốn tiền của bản thân và gia đình. c. Dễ bị lây nhiễm HIV. d. Có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Liên hệ thực tế - YCHS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi sau: + Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào? - GVKL: Khi bị bệnh chúng ta dùng thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí có thể gây chết người. Hoạt động 2: Thực hành -YCHS làm bài tập SGK/24 tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi: - GVKL: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách và đúng liều lượng. Cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Hoạt động 3: Trò chơi “ai nhanh, ai đúng?” - Chia nhóm, mỗi nhóm 4HS, phát phiếu cho từng nhóm. - YCHS đọc kĩ từng câu hỏi trong SGK, sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thức tự ưu tiên từ 1 đến 3. - GVKL: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể cách tốt nhất là ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min. - YCHS đọc Bạn cần biết. - Nghe. - HS thảo luận nhóm 2. - Đã dùng rồi, trong lúc bị bệnh. - HS làm bài. - HS nối tiếp nhau trả lời. - KQ:1d, 2c, 3a, 4b - Thảo luận nhóm 4. - YC nhóm nhanh nhất dán phiếu lên bảng, các nhóm nhận xét, bổ sung. + 1c,a,b + 2c,b,a + - 2HS đọc. (CHT) C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Phòng bệnh sốt rét. ....................................................................................... Đạo đức CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: - Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt qua khó khăn. II.CHUẨN BỊ: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau: khó khăn, bền chí vượt qua, ước muốn, cuộc sống để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới đây cho phù hợp: - GV nhận xét. - HS nêu:Khó khăn có thể đến với bất kỳ người nào trong cuộc sống. Nếu biết quyết tâm bền chí vượt qua thì có thể đạt được ước muốn. B.Bài mới: - Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Kể về tấm gương có chí thì nên mà em biết (BT3). - GV chia nhóm 4. - YCHS thảo luận về những tấm gương đã sưu tầm được vào bảng sau, 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày KQ. - YC đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? - Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập? - Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp chúng ta điều gì? * Kết luận: Trong những hoàn cảnh khó khăn đó. Họ biết vượt qua khó khăn đó để sống và tiếp tục học thì mới là người có chí. Hoạt động 2: Tự liên hệ - GV chia nhóm đôi. Yêu cầu mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình. - GV tổ chức HĐ cả lớp. - Yêu cầu cả lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn ở trong lớp. - GV kết luận. - Nghe. - HS thực hiện. - HS thảo luận về những tấm gương sưu tầm được. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Lớp nhận xét, bổ sung. Hoàn cảnh Những tấm gương Khó khăn của bản thân Bị khuyết tật Khó khăn của gia đình Nhà nghèo Khó khăn khác Đường đi học xa - Khắc phục được những khó khăn của mình, không ngừng học tập để vươn lên. - Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu trong học tập, không chịu lùi bước để đạt kết quả tốt. - Giúp ta tự tin trong cuộc sống, học tập và được mọi người yếu mến, cảm phục. - HS trao đổi những khó khăn của mình với bạn. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. STT Khó khăn BP khắc phục 1 Nhà nghèo 2 Sức khoẻ yếu 3 Bị khuyết tật 4 Đường đi học xa C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Bài sau: Nhớ ơn tổ tiên. ....................................................................................... Thứ tư, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Chính tả (Nghe-viết) ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I.MỤC TIÊU: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có iê, ia (BT 2, 3). II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, kẻ sẵn mô hình cấu tạo tiếng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY HOC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - YCHS viết bảng con: gửi, hoàn cầu, kiến thiết. - GV nhận xét, kết luận. - HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. - Nhận xét bổ sung. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn HS nghe viết: - GV đọc toàn bài CT một lượt. - Vì sao Phrăng Đơ Bô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta? - Chi tiết cho thấy Phrăng Đơ Bô-en rất trung thành với quân đội ta? - Vì sao đoạn văn có tên “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”? - Hãy nêu những danh từ riêng có trong bài? - HDHS viết chữ khó: xâm lược, phục kích, khuất phục, chính nghĩa. - GV giải thích 1 số từ khó. - YC 1HS đọc lại từ khó. - Khi viết bài này cần chú ý điều gì? - GV đọc cho HS viết CT. - GV đọc lại bài viết cho HS soát lỗi. - GV nhận xét (5-7 vở). 3.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 2: - YCHS đọc YC của BT. - Gợi ý: Ghi vần của tiếng nghĩa, chiến vào mô hình và chỉ ra sự giống và khác nhau của hai tiếng. - YC 2HS làm việc trên phiếu, cả lớp làm vào nháp. + 2HS làm việc trên phiếu trình bày kết quả. + HS sửa bài, lớp nhận xét, bổ sung. Bài 3: - YCHS đọc yc. + GV giao việc: YCHS QS mô hình và nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng nghĩa, chiến. - YCHS suy nghĩ làm bài và nối tiếp nhau trả lời. - Lắng nghe. - HS vừa nghe,vừa theo dõi bài CT trong SGK và đọc thầm bài chính tả. - Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược. - Bị địch bắt, bị dụ dỗ tra khảo nhưng ông vẫn không khai. - Vì ông là người Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân yêu mến gọi anh là anh bộ đội Cụ Hồ. - Phrăng Đơ Bô-en, Phan Lăng, Việt Nam, Pháp, Bỉ. - HS viết bảng con. - 1HS đọc. (CHT) - Tên riêng là tên nước ngoài, cách viết năm là viết bằng số chứ không phải bằng chữ - HS viết CT. - HS đổi vở soát lỗi. - HS đổi chéo, Khởi động cho nhau. - HS đọc to lại BT. - HS làm bài. Tiếng Âm đầu Vần â.đệm â.chính â.cuối Nghĩa Ngh ia Chiến Ch iế n - HS đọc yêu cầu của BT. (CHT) - HS làm bài (Một số HS phát biểu lớp nhận xét, bổ sung). .Trong tiếng nghĩa không có âm cuối nên dấu thanh ghi trên chữ cái đầu đứng trước của nguyên âm đôi. .Trong tiếng chiến có âm cuối nên dấu thanh nằm ở chữ cái đứng sau của nguyên âm đôi. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. ....................................................................................... Kĩ thuật CHUẨN BỊ NẤU ĂN I.MỤC TIÊU: - Nêu được tên những công việc nấu ăn. - Biết thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình. II.CHUẨN BỊ: - Tranh ảnh SGK. - Rau xanh, củ quả tươi, dao gọt. - Phiếu đánh giá KQ học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Hãy nêu cách sử dụng loại bếp ở gia đình em? - Kể tên và nêu tác dụng một loại dụng cụ nấu ăn hoặc ăn uống ở gia đình em? - Nhận xét. - HS nêu. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Chọn thực phẩm. - YCHS đọc nội dung mục I và quan sát H1/SGK. - YCHS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi sau: - Nêu yc của việc chọn thực phẩm dùng cho bữa ăn? - Kể tên các chất dinh dưỡng cần cho con người? - Nêu cách chọn thực phẩm nhằm đảm bảo đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn? - Kể tên những loại thực phẩm thường được gia đình em chọn cho bữa ăn chính? Kết luận: Muốn thực hiện nấu ăn cần chọn những thực phẩm tươi, non, đảm bảo sạch, an toàn và không bị héo úa. Hoạt động 2: Sơ chế thực phẩm + Nêu những công việc thường làm trước khi nấu ăn? + Nêu mục đích của việc sơ chế thực phẩm? + Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào? + Cách sơ chế rau xanh có gì giống và khác so với cách sơ chế các loại củ quả? + Gia đình em sơ chế cá như thế nào? + Nêu cách sơ chế tôm? - GV kết luận. - YCHS đọc ghi nhớ. - Nghe. - HS thảo luận nhóm 4. - Các nhóm trình bày KQ vào phiếu. - Đảm bảo có đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng. Thực phẩm phải sạch và an toàn. Phù hợp với ĐK KT của gia đình. Ăn ngon miệng. - Chất đạm, đường, bột, béo, vi-ta-min, khoáng. - Mỗi loại thực phẩm có đặc điểm, tính chất khác nhau nên cách lựa chọn thực phẩm cũng khác nhau. - Củ, quả, rau, thịt, cá, tôm, tàu hũ. HS nêu + Loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm. Ngoài ra tuỳ loại thực phẩm có thể cắt, thái, tạo hình thực phẩm, tẩm ướp gia vị vào thực phẩm + Làm sạch thực phẩm trước khi chế biến thành các món ăn. Khi sơ chế có thể cắt thái và tẩm ướp nhằm làm cho thực phẩm nhanh chín, có mùi vị thơm ngon. + Cắt bỏ rễ, những phần dập nát, héo, úa, già, bị sâu bọ cắn sau đó rửa bằng nước sạch. + Giống: bỏ những phần ăn không được, rửa sạch bằng nước. + Khác: rau xanh bỏ rễ, bỏ lá úa, dập già sâu rồi rửa bằng nước sạch. Củ gọt vỏ, rửa bằng nước sạch, thái nhỏ. + Đánh vảy, mổ ruột, rửa sạch, cắt khúc. + Bóc vỏ, rửa sạch. - HS đọc. (CHT) C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS - Bài sau: Nấu cơm. ....................................................................................... Hoạt động ngoài giờ lên lớp ATGT:KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. Mục tiêu - HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ. - HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố. - HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau. - Phán đoán được các điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp. - Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp II. Chuẩn bị - Mô hình hoặc sa bàn đường phố vơí các tuyến đường giao thông khác nhau. - Những phương tiện giao thông có thể di chuyển được trên mô hình cùng đèn tín hiệu. - Có thể vẽ một đường phố trên sân trường, thể hiện đường nhiều làn xe, có vạch kẻ đường, dải phân cách III. Các hoạt động chính Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: - Nêu tên các nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ 2. Dạy bài mới a, Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn. - GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách chơi. - GV giới thiệu mô hình 1 đoạn đường phố, em nào có thể giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình. - GV đặt các loại xe bằng đồ chơi trên mô hình; gọi 1,2 HS chỉ trên sa bàn trình bày cách đi xe đạp từ 1 điểm này tới 1 điểm khác. - GV tóm tắt cho HS nội dung cần ghi nhớ. b, Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường. - Kẻ săn trên sân trường 1 đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường. - Cho 1 HS thực hành đi thử. HS khác quan sát và nhận xét. - GV có thể hỏi thêm nhiều tình huống có thể xảy ra với người tham gia giao thông. - Tại sao phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ? - Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải? - KL ghi nhớ: - HS nhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo ATGT - GV nhắc nhở các em khi đi xe đạp trên đường. 3. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, dặn HS về - Tự xây dựng 1 số phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - HS trả lời câu hỏi theo các tình huống mà GV đưa ra - GV cho HS trả lời một số câu hỏi cơ bản về đi xe đạp an toàn. - HS thực hành - + Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng(muốn rẽ phải, rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường. + Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tín hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn. ....................................................................................... Luyện Tiếng Việt ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ TRÁI NGHĨA I. MỤC TIÊU - HS xếp được các từ đã cho vào các nhóm từ đồng nghĩa. - Tìm được từ đồng nghĩa thay thế các từ dùng không phù hợp. - Tìm được các từ trái nghĩa với từ đã cho . - Viết được đoạn văn miêu tả có sử dụng cặp từ trái nghĩa. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Nêu ví dụ?. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Luyện tập về từ đồng nghĩa Bài 1: Chọn và xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa: màu mỡ, nhậu, ngó, xơi, phì nhiêu, ăn, nhìn, xem, chén. - GV dán bảng phụ BT1. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 làm bài. - Tổ chức đàm thoại => chốt đáp án đúng Nhóm 1: màu mỡ, phì nhiêu. Nhóm 2: nhậu, ăn, xơi, chén. Nhóm 3: nhìn, ngó, xem. Bài 2: - GV phát phiếu HT . - Yêu cầu HS đọc nội dung phiếu HT. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân trên phiếu. - Gọi HS trình bày và giải thích lí do . - GV chốt các từ đồng nghĩa. HĐ2: Luyện tập về từ trái nghĩa Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: yêu thương, hạnh phúc, mong manh, vạm vỡ, bao la. Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 5 câu sử dụng 1 cặp từ vừa tìm được. - GV kết luận. - HS đọc bài tập 1. - HS làm bài theo nhóm 2 em vàovở nháp. - Mỗi nhóm trình bày 1 nhóm từ đồng nghĩa, nhóm khác nhận xét. - Theo dõi. - Nhận phiếu HT. - HS đọc nôï dung phiếu HT - TH làm bài trên phiếu HT. - Nối tiếp nhau nêu các từ tìm được. - Theo dõi nhắc lại. - HS trình bày miệng. - HS nhận xét bổ sung - HS làm nhóm 4 - Trình bày kết quả - Nhận xét bổ sung 2. Củng cố dặn dò - Nêu sự khác biệt của từ đồng âm và từ đồng nghĩa ....................................................................................... Luyện từ và câu LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG ÂM I. MỤC TIÊU - HS xếp được các từ đã cho vào các nhóm từ đồng nghĩa. - Tìm được từ đồng nghĩa thay thế các từ dùng không phù hợp. - Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm, tìm được các từ đồng âm của một số từ cho trước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động - Thế nào là từ đồng âm. Nêu ví dụ?. Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1: Luyện tập về từ đồng âm ( 20 phút) Bài 1: PB nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ: Một cân đường. – Con đường trước nhà. Xe hai bánh. - Một chiếc bánh bao. Cầu thủ bóng đá. – Núi đá cheo leo. Con bò găm cỏ bờ đê. – Bé An đã biết bò. - GV dán bảng phụ BT3. YC HS đọc và xác định rõ YC của bài. - Tổ chức làm việc cả lớp. Bài 2: Trò chơi Ai nhanh - Ai đúng? - Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ đồng âm : xe, vàng, báo, chiều. - HD cách chơi và phổ biến luật chơi. - VD: + Em được mẹ chăm chút, chiều chuộng. + Buổi chiều, trời hay có mưa. - Tổ chức cho HS chơi. - Tổng kết cuộc chơi – Tuyên dương đội thắng cuộc. - HS đọc bài, xác định yêu cầu. - HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. - Theo dõi, nắm bắt cách chơi. Và tham gia tích cực vào trò chơi. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nêu sự khác biệt của từ đồng âm và từ đồng nghĩa. - GV nhận xét chung tinh thần, thái độ học tập của lớp. Chuẩn bị bài sau. ...........................................
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_6_nam_hoc_2019_2020_b.doc