Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU:

- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về Luật an toàn giao thông.

- Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.

- Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách phòng, tránh.

II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:

Tổ chức theo theo quy mô lớp.

III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

Tài liệu về luật giao thông đường bộ: tranh, ảnh, mô hình giao thông, một số biển báo thường gặp, các bài hát tuyên truyền

IV.CÁCH TIẾN HÀNH:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 30 tháng 9 năm 2019
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA
I.MỤC TIÊU:
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (nôi dung ghi nhớ).
- Nhận biết những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ và biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT 2,3).
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ viết sẵn ND BT 1,2,3 phần luyện tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
- YC 2HS đọc BT3. 
- GV nhận xét.
- 2HS đọc đoạn văn của BT3 mà các em về viết lại đã hoàn chỉnh.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức
Bài 1:
- YC 1HS đọc yc của bài 
- YCHS trao đổi theo cặp để tìm nghĩa của 2 từ in đậm rồi so sánh nghĩa của 2 từ trên.
- YC đại diện nhóm trình bày.
+ Phi nghĩa: Trái với đạo lí.
+ Chính nghĩa: Đúng với đạo lí, điều chính đáng cao cả.
+ Phi nghĩa và trái nghĩa là hai từ có nghĩa trái ngược nhau.
* Kết luận: Những từ có nghĩa trái ngược nhau gọi là những từ trái nghĩa.
Bài 2,3:
- YCHS đọc yc của BT 
- YCHS tìm những từ trái nghĩa với nhau trong câu tục ngữ. 
- Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người VN ta?
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Việc đặt từ trái nghĩa cạnh nhau có tác dụng gì? 
- YC 2HS đọc lại ghi nhớ. 
3.Phần luyện tập: 
Bài 1:
- YC 1HS đọc yc BT
- YCHS làm bài, 1HS làm việc trên phiếu trình bày kết quả. 
- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất.
Bài 2: 
- YC 1HS đọc yc BT
- YCHS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày KQ.
- Lớp và GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Bài 3,4: 
- YCHS làm vào vở, có nhận xét đánh giá.
- Lắng nghe. 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS thảo luận nhóm đôi. 
- HS phát biểu, lớp nhân xét, bổ sung.
- 1HS đọc, nối tiếp nhau trả lời. 
 + Sống/chết ; vinh/nhục
 + Vinh: Được kính trọng, đánh giá cao.
 + Nhục: Xấu hổ vì bị khinh bỉ.
- Tạo ra hai vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người VN: Thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà người đời khinh bỉ.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Nổi bật những sự vật, sự việc, hoạt động, trạng tháiđối lập nhau.
- 2HS đọc. (CHT)
- 1HS đọc. (CHT)
- 1HS làm việc trên phiếu trình bày KQ. 
- KQ: đục/trong đen/sáng
 rách/lành dở/hay
- 1HS đọc. (CHT) 
- HS thảo luận theo cặp. 
- 2 nhóm làm việc trên phiếu trình bày KQ.
- KQ: hẹp/rộng xấu/đẹp trên/dưới
- HS làm bài. 
- KQ:
+ Hòa bình/chiến tranh, xung đột.
+ Thương yêu/căm ghét, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù hận, thù hằn, thù địch,
+ Đoàn kết/chia rẽ, bè phái, xung khắc,
+ Giữ gìn/phá hoại, phá phách, tàn phá, hủy hoại, 
.Những người tốt trên thế giới yêu hòa bình.
.Những kẻ ác thích chiến tranh.
.Ông em thương yêu tất cả các cháu. Ông chẳng ghét bỏ đứa nào.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
.................................................................................
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
Hoạt động 4: 
GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về Luật an toàn giao thông.
- Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách phòng, tránh.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Tài liệu về luật giao thông đường bộ: tranh, ảnh, mô hình giao thông, một số biển báo thường gặp, các bài hát tuyên truyền
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
GV phổ biến cho HS nắm được: 
- Chủ đề của cuộc giao lưu.
- HD cho HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên hoan chủ đề.
- Nội dung: ATGT và phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em.
- Hình thức: Giao lưu tuyên truyền về ATGT và phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ em thông qua tiểu phẩm.
- Tiêu chí đánh giá: Nội dung , sáng tạo, phong cách, trang phục.
- Các giải thưởng: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 1 giải KK.
- Chọn người dẫn chương trình, ban giám khảo.
2.Tổ chức cuộc thi
- Ổn định tổ chức.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua nội dung chương trình.
- Giới thiệu Ban giám khảo, các đội thi, các đội thi giới thiệu về mình.
- Lần lượt từng đội lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
3.Nhận xét - đánh giá: 
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi và thái độ các đội.
- Trong thời gian BGK hỏi ý, các tiết mục văn nghệ sẽ được biểu diễn.
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Kết thúc cuộc thi.
.......................................................................................
Thứ ba, ngày 1 tháng 10 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
	- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị hay tìm tỉ số”
	- Làm bài 1, bài 3, bài 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động: 
- YCHS sửa bài tập 3/19
- Nhận xét.
Số lần 4000 người gấp 1000 người là: 
4000 : 1000 = 4 (lần) 
Một năm sau dân số của xã tăng thêm: 
21 x 4 = 84 (người) 
Một năm sau dân số của xã tăng thêm:
15 x 4 = 60 (người) 
Đáp số : 60 người 
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: 
- YCHS đọc đề bài. 
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì? 
- Giải bài toán trên theo cách nào? 
 + 1HS giải trong bảng phụ.
 + Lớp làm trong vở nháp.
- Lớp nhận xét, thống nhất KQ.
Tóm tắt : 
 12 quyển : 24 000đồng
 30 quyển :đồng?
Bài 2
- YCHS đọc đề bài. 
- Bài toán cho em biết gì và bài toán hỏi gì? 
- Biết giá của một chiếc bút không đổi, em hãy nêu mối quan hệ giữa số bút muốn mua và số tiền phải trả?
- 24 cái bút giảm đi bao nhiêu lần thì được 8 cái bút? 
- Vậy số tiền mua 8 cái bút như thế nào so với số tiền mua 24 cái bút? 
- Bài toán trên giải theo cách nào?
Tóm tắt:
 24 bút chì : 30 000 đồng
 8 bút chì : đồng? 
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài. 
- Bài toán cho biết gì và hỏi gì? 
- Nêu mối quan hệ giữa số học sinh và số xe ô tô? 
Tóm tắt:
 120 HS : 3 ô tô.
 160 HS :ô tô?
Bài 4:
- YCHS đọc đề.
- YCHS tóm tắt, giải. (Rút về đơn vị)
Tóm tắt:
 2 ngày : 72 000 đồng
 5 ngày :.đồng?
- Nghe.
- HS đọc đề bài. 
- Mua 12 quyển vở hết 24000 đồng. 
- Mua 30 quyển vở hết bao nhiêu tiền?
- Rút về đơn vị. 
- HS tự giải rồi chữa bài.
 Bài giải
Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 
24 000 : 12 = 2 000 (đồng) 
Mua 30 quyển vở hết số tiền là: 
2 000 x 30 = 60 000 (đồng)
Đáp số: 60 000 đồng.
- HS đọc. 
- Mua hai tá bút chì hết 30 000 đồng. Hỏi mua 8 cái bút chì hết bao nhiêu tiền?
- Khi gấp (giảm) số bút muốn mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 24 cái bút giảm 3 lần thì được 8 cái bút.
- Số tiền mua 8 cái bút bằng số tiền mua 24 cái bút giảm đi 3 lần.
- Tìm tỉ số (Tìm 8 bút kém 24 bút số lần). 
 Bài giải
Đổi: 2 tá = 24 bút.
Số lần 8 cái bút kém 24 cái bút là:
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 8 cái bút là:
30000 : 3 = 10 000 (đồng)
 Đáp số: 10 000 đồng.
- HS đọc
- Cho biết chở 120 học sinh cần 3 xe ô tô. Hỏi có 160 học sinh thì cần mấy xe ô tô như thế? 
- Khi gấp (giảm) số HS bao nhiêu lần thì số xe ô tô cần để chở học sinh cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
 Bài giải
Mỗi ô tô chở được số học sinh là:
120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ô tô chở 160 học sinh là:
160 : 40 = 4 (ô tô)
Đáp số: 4 ô tô.
- HS đọc. (HTT)
- HS làm bài.
 Bài giải
Số tiền trả một ngày công là:
72 000: 2 = 36 000 (đồng)
Số tiền trả 5 ngày công là:
36 000 x 5 = 180 000 (đồng)
Đáp số : 180 000 đồng.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
................................................................................................
Khoa học
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị của bản thân nói riêng.
II.CHUẨN BỊ: H/16,17/SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Khởi động:
+ Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
+ Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
- Nhận xét.
- Trình bày
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- GV chia lớp thành nhóm 3 đọc thông tin SGK/16,17 thảo luận về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi.
- Đại diện nhóm trình bày.
Giai đoạn
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai? Họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?”
- YC các nhóm xác định xem những người trong ảnh: 
 + Họ là ai? Làm nghề gì?
 + Họ ở giai đoạn nào của cuộc đời? Giai đoạn này có đặc điểm gì?
- Kết luận: Qua trò chơi này các em đã nắm được từng giai đoạn của con người.
- Lắng nghe.
- HS đọc và thảo luận.
- Nhận xét bổ sung.
Đặc điểm nổi bật
- Chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè, xã hội.
- Được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và xã hội
- Cơ thể suy yếu dần, các chức năng hoạt động giảm dầnKéo dài tuổi thọ bằng cách sống điều độ, tập TDTT, tham gia các hoạt động xã hội.
+ N1,2: Sưu tầm tranh ảnh tuổi vị thành niên.
+ N3,4: Sưu tầm tranh ảnh tuổi trưởng thành. 
+ N5,6: Sưu tầm tranh ảnh tuổi già. 
- HS thảo luận và trình bày. 
- Nhận xét bổ sung. 
C.Củng cố-dặn dò:
- Em đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
- Nhận xét tiết học.
- Ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì).
..............................................................................
Luyện tiếng việt
 ÔN LUYỆN: LUYỆN TỪ & CÂU
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố về từ đồng nghĩa
- Mở rộng một số từ ngữ thuộc chủ đề: nhân dân.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Khởi động
-Từ đồng nghĩa là gì?
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm:
a, Đi vắng, nhờ người .... giúp nhà cửa. (chăm chút, chăm lo, chăm nom, săn sóc, chăm sóc, trông coi, trụng nom)
b, Cả nể trước lời mời, tôi đành phải .... ngồi rốn lại. (do dự, lưỡng lự, chần chừ, phân vân, ngần ngại)
c, Bác gửi .... các cháu nhiều cái hôn thân ái. (cho, biếu, biếu xộn, tặng, cấp, phát, ban, dâng, tiến, hiến)
d, Câu văn cần được ... cho trong sáng và súc tích. (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào)
e, Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa .... . (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ gay, đỏ chói, đỏ lững, đỏ tía, đỏ ửng)
g, Dòng sụng chảy rất ..... giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô. (hiền lành, hiền từ, hiền hậu)
Bài 2: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống
a, Loại xe ấy ... nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ... nên rất khó ..... (tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao)
b, Các .... là những người có tâm hồn .... (thi sĩ, nhà thơ)
Bài 3: Tong các từ ngữ cho sẵn dưới đây những từ ngữ có chứa tiếng “đồng” đồng nghĩa với tiếng “cùng” (gạch chân dưới các từ ngữ đó)
đồng bằng, đồng hương, đồng chua nước mặn, đồng diễn (thể dục), đồng hồ, đồng tâm nhất trí, đồng tiền, đồng ruộng, đồng ca, đồng thanh, đồng hành.
Bài 4: * Nâng cao: Tìm từ lạc trong từng dãy từ sau:
a, thợ cấy, thợ cày, thợ rốn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b, thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.
c, giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
3. Củng cố dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
- Trình bày
- Hs đọc đề bài
- Thảo luận nhóm, chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm
- Gv nhận xét, chữa bài 
a. trông coi. 
b. chần chừ
c. tặng 
d. gọt giũa 
 e. đá chói 
g. hiền hòa 
- HS đọc thầm và tự làm bài
- GV chấm , chữa bài
- Gọi 1 số HS đọc lại bài chữa
- Thảo luận nhóm 4
- YC HS thảo luận và tìm từ cùng nghĩa 
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi các nhóm còn lại nhận xét, chữa bài
đồng hương, đồng diễn thể dục, đồng tâm nhất trí, đồng ca, đồng thanh, đồng hành
- HS tự làm bài
- Gọi 1 số HS đọc bài của mình
- Lớp nhận xét, chữa bài
a, thợ rèn 
b, thợ công nghiệp 
c, nghiên cứu
...................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2019_2020.doc