Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS hiểu ý nghĩa của tết Trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm Trung thu.
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn ràng cho HS trong ngày hội.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các loại hoa quả để bày cỗ.
- Các nguyên liệu để làm cho bằng bưởi:quả bưởi, tăm tre nhọn hai đầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chối con.
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu.
TUẦN 3 Thứ hai, ngày 23 tháng 9 năm 2019 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN I. MỤC TIÊU: - Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1) ; nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người VN (BT2) ; hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3). - HS(HTT) thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ; đặt câu với các từ tìm được( BT3c). II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ để HS làm BT. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với nhau? - GV nhận xét. a) bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang. b) bao la, rộng lớn, lung linh, rộng rãi. c) bao la, hiu quạnh, hắt hiu. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: - YCHS đọc yc bài. - YCHS tự làm bài (nhóm đôi) - Gợi ý: Chọn các từ cho trong ngoặc đơn để xếp vào các nhóm đã cho sao cho đúng. 2 nhóm làm việc trên phiếu, các nhóm còn lại làm bài. -Tiểu thương: Người buôn bán nhỏ. Bài 2: - YCHS đọc yc bài. - YCHS thảo luận nhóm 4. - Gợi ý: Đọc kĩ từng câu, tìm hiểu nghĩa của từng câu, ghi vở, học thuộc. - YCHS trình bài cá nhân (suy nghĩ nối tiếp nhau trả lời) Bài 3: - YCHS đọc bài Con Rồng cháu Tiên. + Vì sao người VN ta gọi nhau là đồng bào? + Đồng bào nghĩa là gì? - YCHS thảo luận nhóm 4. + Tìm từ bắt đầu bằng tiếng “đồng” + Đặt câu với 1 trong những từ vừa tìm được. - Nghe. - HS đọc. (CHT) - HS làm bài. - KQ: a) Công nhân : thợ điện, thợ cơ khí. b) Nông dân : thợ cấy, thợ cày. c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm. d) Quân nhân : đại úy, trung sĩ. e) Trí thức : giáo viên, bác sĩ, kĩ sư. g) Học sinh : HS tiểu học, HS trung học. - HS đọc. (CHT) - Thảo luận nhóm 4. - Lắng nghe. - HS trình bày. - KQ: a) Cần cù, chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ. b) Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến. c) Đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. d) Coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc. e) Biết ơn người đã đem lại những điều tốt lành cho mình. - HS đọc. (HTT) - Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. - Những người cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc, có quan hệ mật thiết như ruột thịt. - HS thảo luận. + đồng hương, đồng chí, đồng bộ, đồng ca, đồng cảm, đồng diễn, đồng đội, đồng thanh, đồng phục, đồng tâm,... + Đội đồng ca lớp em có nhiều giọng hát vàng. + Ba và mẹ em là đồng nghiệp. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. .................................................................................... Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề:MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM Hoạt động 3: BÀY CỖ TRUNG THU I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - HS hiểu ý nghĩa của tết Trung thu. - HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm Trung thu. - Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn ràng cho HS trong ngày hội. II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: Tổ chức theo theo quy mô lớp. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các loại hoa quả để bày cỗ. - Các nguyên liệu để làm cho bằng bưởi:quả bưởi, tăm tre nhọn hai đầu, khuy nhựa mỏng màu đen, thân cây chối con. - Các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu. IV.CÁCH TIẾN HÀNH: 1.Chuẩn bị: - GV phổ biến cho HS nắm được: Trung thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm Trung thu người ta thường bày mâm quả. Đó là hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo cùng với bàn tay khéo léo của người trưng bày. Để đêm Trung thu được vui vẻ, lớp ta sẽ tự tay bày mâm quả vui liên quan. Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ giành giải “Bàn tay vàng”. 2.GV hướng dẫn HS làm có bằng bưởi - Nguyên liệu: + Đầu và thân chó: có thể chọn thân chuối, quả cam, quả bí, quả dưa + Chân chó: chọn 4 đoạn cuống của tàu lá chuối. + Lông chó: Dùng bưởi tách múi làm lông chó. + Hai que tre nhọn, dài để xiên đầu và thân chó. + Mắt, mũi chó: Dùng hột nhản. Lưỡi chó dùng miếng cam. - Cách làm: + Cắt vát đầu thân, dùng que nhọn, dài ghép vào đầu chó. + Các múi buổi được tách ra làm lông chó. + Gắn mắt, mũihoàn thành sản phẩm. 3.Nhận xét-đánh giá: - GV và HS chọn một số nhóm có sản phẩm đẹp để nhận xét. - GV nhận xét lớp học. .................................................................................... Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2019 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - HS Biết chuyển: - Phân số thành phân số thập phân. - Hỗn số thành phân số. - Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. - Làm bài 1, bài 2 (2 hỗn số đầu), bài 3, bài 4. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - YC 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con. a) + = . b)- =. = = - Nhận xét. + = - = B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các BT luyện tập về phân số thập phân và hỗn số. 2.Thực hành: Bài 1: - YCHS đọc yc bài - YCHS nêu cách chuyển từ phân số thành PSTP. - YCHS làm bảng con. Bài 2: - YCHS đọc đề bài. - YCHS nêu cách chuyển. - YCHS làm bài. Bài 3: - YCHS tự làm vào SGK, 2HS lên bảng làm. a) 1dm = m 3dm = m 9dm = m Bài 4: - YCHS trao đổi tìm cách giải. - YCHS làm vào nháp. Mẫu: 5 m 7 dm = 5 m + m = Bài 5: (Nếu còn thời gian) - YCHS đọc yc bài. - YCHS làm bài. - Nghe. - HS đọc. (CHT) - YCHS nêu. - YCHS làm bài. - KQ: = = ; = = - HS đọc. (CHT) - HS nêu. - KQ: - HS thực hiện theo yêu cầu. b) 1g = kg c) 1 phút = giờ 8g = kg 6 phút = giờ 25g = kg 12 phút = giờ - HS thực hiện. - KQ: 2m 4 m 1 m - HS đọc. (CHT) - HS nêu kết quả. - KQ: a) 3m27cm = 327cm. b) 3m27cm = 32dm7cm = 32dm c) 3m27cm = 3m C.Củng cố-dặn dò: - GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử đại diện 1 em, lên bảng thi đua. - Nhận xét tiết học. - Thi đua giải nhanh .................................................................................... Khoa học CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHOẺ? I. MỤC TIÊU: - Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai. * KNS: Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai. II. CHUẨN BỊ: H12,13/SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào? - Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh? - Nhận xét. - Sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố - Khi trứng rụng, có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặo trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Phụ nữ mang thai không nên làm gì? - YCHS thảo luận nhóm cặp, quan sát hình 1,2,3,4 và trả lời câu hỏi: Phụ nữ mang thai nên và không nên làm gì? Tại sao? * Kết luận: Phụ nữ mang thai cần: ăn, uống đủ chất, đủ lượng, không dùng các chất kích thích, nghỉ ngơi nhiều, tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hại, đi khám thai định kỳ, tiêm vắc-xin phòng bệnh - YCHS đọc mục Bạn cần biết SGK/12. Hoạt động 2: Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình đối với phụ nữ mang thai. - YCHS cả lớp quan sát hình: 5,6,7 nêu nội dung của từng hình rồi thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: - Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? * Kết luận: Chuẩn bị cho bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố. Hoạt động 3: Đóng vai: Giúp đỡ phụ nữ có thai. - Chia nhóm, giao mỗi nhóm xử lí 1TH, trình diễn trước lớp. + TH1: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng em làm gì? + TH2: Em cùng nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Trên xe quá đông. Bỗng có một người phụ nữ mang thai bước lên xe. Chị đưa mắt nhìn nhưng không còn một chỗ trống nào. Em làm gì? * Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai. - Nghe. - HS thực hiện.Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. -KQ:.Nên: Hình 1,3: Trong bữa ăn có đủ 4 nhóm thức ăn, khám thai tại cơ sở y tế. .Không nên: Hình 2,4: Tiếp xúc với một số thứ không tốt hoặc có hại cho sức khoẻ như: rượu, thuốc lá, cà phê..Không gánh vác nặng và tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu - HS đọc. (CHT) - HS thực hiện. .H5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ. .H6: Phụ nữ mang thai làm những công việc nhẹ nhàng, chồng gánh nước. .H7: Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe thầy nhận xét tốt. - Làm những việc nặng, mua thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - Đóng vai và trình diễn trước lớp. - Nhận xét tuyên dương. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. .................................................................................... Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH. I. Mục tiêu: - Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị. - Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. - Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS H Đ 1.Khởi động kiến thức: - Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. Giáo viên nhận xét và nhắc lại. H Đ 2. Luyện tập: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước . - Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm. - Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài. Bài làm gợi ý: - Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi. - GV cho HS trình bày, các bạn khác nhận xét. - GV tuyên dương bạn viết hay, có sáng tạo. H Đ 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - HS nêu. - HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước. - HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm. Vd :Sáng nào em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng. Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. .. - HS trình bày, các bạn khác nhận xét. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau. ..................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2019_2020.doc