Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU:

- Nêu được 1 số VD về dung dịch.

- Biết tách các chất ra khỏi 1 số dung dịch bằng cách chưng cất.

II.CHUẨN BỊ:

 - Hình vẽ trong SGK.

 - Đem một vài đồ dùng thông thường muối, đường, nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh thìa nhỏ có cán dài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc14 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uận nhóm 4 tìm câu ghép trong đoạn văn trên, đại diện nhóm xác định vế câu trong từng câu . 
Bài 2: 
- Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở BT1 thành một câu đơn được không? Vì sao? 
- GV kết luận.
Bài 3: 
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS thảo luận theo cặp làm bài. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Nghe.
- HS đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm cặp để trả lời câu hỏi.
- Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ/cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
- Hễ con chó/đi chậm, con khỉ /cấu hai tai nó giật giật.
- Con chó/chạy sải thì khỉ /gò lưng như người phi ngựa.
- Chó/chạy thong thả, khỉ/buông thỏng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
+ Câu đơn: Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to 
+ Câu ghép:
.Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai nó giật giật.
.Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa.
.Chó chạy thong thả, khỉ buông thỏng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
- Không được, vì các vế câu diễn tả những ý quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách một vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trường hợp bỏ quan hệ từ hễ , thì sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa). 
- Do nhiều câu ghép lại. 
- Thường có cấu tạo giống câu đơn (có đủ cụm C-V).
- 2HS đọc. (CHT) 
- HS đọc.
- HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét bổ sung.
- KQ: 
.C1: Trời/xanh thẳm, biển/cũng xanh thẳm xanh , như dâng cao lên, chắc nịch. 
.C2: Trời/rải mây trắng nhạt, biển/ mơ màng dịu hơi sương.
.C3: Trời/âm u mây mưa, biển/xám xịt, nặng nề.
.C4: Trời/ầm ầm dông gió, biển/đục ngầu, giận dữ 
.C5: Biển/nhiều khi rất đẹp, ai/cũng thấy như thế.
- Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn được, vì các vế câu diễn tả những ý quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác.
- HS đọc. (CHT) 
- HS thảo luận nhóm 2, đại diện nhóm trình bày. 
- KQ:
a).. cây cối đâm chồi nảy lộc.
b) ..sương tan dần.
c) .,còn người anh thì tham lam, lười biếng. 
d) .. nên đường ngập nước.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học
.....................................................................................
Hoạt động ngoài giờ
CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM.
Hoạt động 3: HỘI KHAI BÚT ĐẦU XUÂN - THI VIẾT CHỮ ĐẸP
I. Mục tiêu hoạt động
- HS hiểu: Cho và xin chữ đầu xuân là nét đẹp văn hoá trong ngày tết cổ truyền để chúc phúc cho một năm mới.
- HS biết phát huy truyền thống văn hoá dân tộc qua việc rèn "nét chữ, nết người" trong hội thi "Khai bút đầu xuân."
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
III. Tài liệu phương tiện
- Giấy ô li, bút dạ, bút vẽ, bút màu.
IV. Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
- GV giới thiệu cho HS phong tục đón xuân mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc ta là tục đầu năm "cho chữ và "xin chữ." Người cho chữ là những người hiền tài đức độ học rộng, giỏi giang. Người xin chữ mang về nhà treo để lấy may mắn và mong con cái mình học hành thông minh, sáng dạ.
- Nội dung hội thi: Mỗi học sinh tham dự sẽ chọn , trình bày, viết đẹp một bài thơ chúc tết của Bác Hồ.
- Cung cấp cho HS một số bài thơ chúc tết của Bác Hồ 
- Cử người điều khiển chương trình.
- Công bố giải thưởng.
2) Bước 2: HS Luyện viết
- HS chọn 1 trong các bài thơ GV cung cấp, lựa chọn kiểu chữ mình thích, tập viết và tập trang trí bài viết theo các tiêu chí chấm như sau:
+ Bài viết đúng, sạch (2 đ)
+ Trình bày trang trí đẹp (2 đ)
+ Chữ viết đẹp, sáng tạo (5 đ)
+ Hoàn thành đúng giờ qui định.
- Chuẩn bị tiết mục văn nghệ có ND về mùa xuân, về tết.
3) Bước 3: Hội "Khai bút đầu xuân"
- BTC sắp xếp địa điểm tổ chức thi, trang trí khẩu hiệu "Khai bút đầu xuân"
- MC tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu
- Giới thiệu BTC, BGK, thông qua chương trình, thời gian.
- Tiến hành thi. Hết thời gian, BGK thu bài
- Văn nghệ chào mừng tết.
4) Bước 4: Nhận xét đánh giá.
- GV khen ngợi những thầy đồ tham dự khai bút đầu xuân.
- Tất cả các bài thi sẽ được chấm, xếp giải thưởng và được công bố trong tuần tới. Các bài viết đẹp sẽ được chọn tham gia triển lãm.
- Tuyên bố kết thúc hội thi.
.....................................................................................
Thứ ba, ngày 14 tháng 1 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
- Biết tính diện tích hình thang (Bài1,3a)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 GV
 HS
A.Khởi động:
- Nêu công thức tính diện tích hình thang
- Tính S hình thang có độ dài đáy là 1,5 m và 6,4 m, chiều cao là 1,2 m.
- Nhận xét.
- S = (đáy lớn + đáy bé) x chiều cao : 2 
- S = (1,5 + 6,4) x 1,2 : 2 = 4,74 m2
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Thực hành:
Bài 1:
-YC HS đọc đề bài. 
-YC HS nêu lai công thức tính diện tích hình thang.
- YCHS làm bài.
Bài 2: 
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS làm bài.
Bài 3:
- YCHS đọc đề bài. 
- YCHS quan sát hình.
- YCHS trình bày, nhận xét.
- DT các hình thang AMCD, NMCD, NBCD bằng nhau là đúng hay sai? Vì sao?
- DT hình thang AMCD = 1/3 DT hình chữ nhật ABCD đúng hay sai? Vì sao? 
- Nghe.
- HS đọc. (CHT) 
- S = (a + b) x h : 2
- HS làm bài, 2HS làm việc trên phiếu trình bày KQ
 a) 70 (cm2) ; b) (m2) ; c) 1,15 (m2)
- HS đọc. (CHT) 
- HS thực hiện.
 Bài giải
Độ dài đáy bé thửa ruộng là:
120 x 2 : 3 = 80 (m)
Chiều cao thửa ruộng là:
80 – 5 = 75 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
(120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
Số kg thóc thu được là:
7500 : 100 x 64,5 = 4 837,5 (kg)
Đáp số: 4 837,5 kg. 
- HS đọc. (CHT) 
- HS quan sát.
- HS làm nêu cách tính.
- KQ:
a) DT các hình thang AMCD, NMCD, NBCD bằng nhau là đúng.
Vì:S AMCD = (3 + 9) x 6 : 2 = 36 cm
 S MNCD = (3 + 9) x 6 : 2 = 36 cm
 S NBCD = (3 + 9) x 6 : 2 = 36 cm
b) DT hình thang AMCD = 1/3 DT hình chữ nhật ABCD là sai.
Vì:S ABCD = 9 x 6 = 54 cm
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
...............................................................................
Khoa học
DUNG DỊCH
I.MỤC TIÊU:
- Nêu được 1 số VD về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi 1 số dung dịch bằng cách chưng cất.
II.CHUẨN BỊ:
	- Hình vẽ trong SGK.
	- Đem một vài đồ dùng thông thường muối, đường, nước sôi để nguội, một cốc (li) thuỷ tinh thìa nhỏ có cán dài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 GV
 HS
A.Khởi động:
- Hỗn hợp là gì?
-Nêu cách tạo ra một hỗn hợp?
-Nhận xét.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
- Để tạo ra hỗn hợp cần có ít nhất hai chất trở lên và các chất đó phải trộn lẫn với nhau.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành tạo một dung dịch đường.
- KT sự chuẩn bị của HS.
- YCHS làm việc theo nhóm 4 như HD trong SGK, trình bày kết quả theo mẫu.
- YC nhóm khác thử tên dung dịch và nhận xét.
- Để tạo ra dd cần có những điều kiện nào?
- Dung dịch là gì?
- Hãy kể tên một số dd mà em biết?
- Muốn tạo ra độ mặn hoặc độ ngọt khác nhau của DD ta làm thế nào?
- GV kết luận
Hoạt động 2: Thực hành 
- YCHS đọc SGK như hướng dẫn thực hành SGK/77, YCHS thảo luận nhóm 4, làm thí nghiệm: Úp đĩa lên cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
- Theo bạn, những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Tại sao? 
-YCHS nếm thử để Khởi động.
- Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
- GV kết luận.
- YCHS đọc Bạn cần biết/77.(CHT) 
- Tổ chức HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo YC trong SGK/77.
- Nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4 ; từng nhóm thực hành tạo một DD. Đại diện các nhóm trình bày. 
- KQ:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
1.Muối: Màu trắng, vị 
mặn
2.Đường: Màu trắng, vị ngọt 
3.Nước: Không màu,
không vị, trong suốt
- Nước đường, dd có vị ngọt. 
- Nước muối, dd có vị mặn. 
- Muốn tạo ra một dd, ít nhất phải có 2 chất trở lên, phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa tan được vào trong chất lỏng đó.
- Nêu mục Bạn cần biết trong SGK/76.
- dd nước và xà phòng/dd giấm và đường/dd giấm và muối
-ta cho nhiều chất hòa tan vào trong nước.
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Có vị mặn nhưng không mặn như nước muối trong cốc.
- Nước trên đĩa không mặn như nước trong cốc.
- Ta có thể tách dd bằng cách làm nước trong dd bay hơi hết ta sẽ thu được muối.
- 2HS đọc. (CHT) 
- HS nêu.
.Để SX ra nước cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
.Để SX ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước vào các ô ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
....................................................................................
Đạo đức
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết1)
I.MỤC TIÊU: 
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 GV
 HS
A.Khởi động: Không.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em.
- YCHS đọc truyện cây đa làng em, quan sát tranh ở SGK/28 thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi trong SGK.
+ Những người đi làm đồng về thường làm gì dưới gốc đa?
+ Trên cành cây, chim chóc làm gì?
+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? 
+ Những ngày ở quê, Hà thường rủ bạn làm gì ở gốc đa?
+ Bạn Hà đã góp tiền để làm gì? 
+ Vì sao Hà Làm như vậy? 
* Kết luận: Qua câu chuyện trên cho ta thấy Hà đã biết làm những việc để thể hiện tình yêu quê hương của mình như là góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh.
Hoạt động 2: Làm BT1/29 
- YCHS làm việc nhóm 2.
+ Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện tình yêu quê hương? Vì sao? 
+ YCHS giải thích.
* Kết luận: Những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hương là: a,b,c,d,e.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (BT2)
- YC 1HS đọc yc của bài.
- YCHS thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau. Đại diện nhóm trình bày. 
+ Quê bạn ở đâu? 
+ Bạn biết những gì về về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
* Kết luận: Qua hoạt động trên, các em đã kể được những việc làm của mình thể hiện tình yêu quê hương. Tích cực tham gia các hoạt động BVMT theo tấm gương Bác Hồ.
- YCHS đọc phần Ghi nhớ (SGK). 
- Nghe.
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Ngồi nghỉ, xua tan mệt nhọc.
+ Chim đậu, hót líu lo.
+ Vì từ lúc họ sinh ra đã thấy “Ông đa”ở đó rồi.
+ Ngồi trò chuyện, vui chơi.
+ Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa hết bệnh.
+ Hà làm như vậy vì Hà yêu quê hương của mình.
- Những việc làm thể hiện tình yêu quê hương : a,b,c,d,e.
- HS giải thích lí do: Vì dù có đi đâu nhưng cũng không bao giờ quên quê hương của mình 
- HS đọc. (CHT) 
- HS thảo luận nhóm 4, đại diện nhóm trình bày KQ. 
+ Quê em ở An Giang. 
+ Quê hương em có núi, có đồi, có sông 
+ Học giỏi để sau này trở thành một ngừời có ích cho quê hương.
- 2HS đọc. (CHT) 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
.................................................................................
Thứ tư, ngày 15 tháng 1 năm 2020
Chính tả 
 (Nghe-viết)
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I.MỤC TIÊU: 
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2, BT3(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ A 4 làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 GV
 HS
A.Khởi động: Không.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn học sinh nghe-viết.
- YCHS đọc bài. 
- Em biết gì về nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực?
- Tìm những danh từ riêng viết trong bài? 
- YCHS tìm từ khó viết, phân tích.
- YCHS viết bảng con.
- GV giải thích:
+ Chài lưới: Thường dùng để chỉ nghề đánh cá 
+ Nổi dậy: Vùng lên thành lực lượng đông đảo chống lại trật tự xã hội.
+ Khảng khái: Có khí phách cứng cỏi và kiên cường không chịu khuất phục.
- GV đọc bài cho HS viết. 
- GV chữa lỗi và nhận xét 1 số vở.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 2: 
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS làm nhóm 4
- Gợi ý:.ô 1 chữ r,d, gi
 .ô 2 chữ o hoặc ô
Bài 3: 
- YCHS đọc đề bài.
- YCHS làm bài cá nhân.
- Nghe.
- 1HS đọc. (HTT) 
- Bài chính tả nói về một nhà yêu nước nổi tiếng của VN. Trước lúc hi sinh ông đã khảng khái, lưu danh muôn thuở: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam đánh Tây
- Nguyễn Trung Trực,Vàm Cỏ, Long An, Tây Nam Bộ, Nam Kì, Tây. 
- Từ khó: Chài lưới, nổi dậy, khảng khái,
- HS viết bảng con
- HS viết bài 
- HS đổi tập soát lỗi.
- HS đọc. (CHT) 
- HS làm nhóm 4,trình bày.
- KQ: + Ô 1: giấc, dim, rơi, giêng.
 + Ô 2: trốn, gom, ngọt.
- HS đọc. (CHT) 
- HS làm cá nhân trên phiếu trình bày KQ .
a) ra, giải, già, dành (lựu/sen).
b) hồng, ngọc, trong/trong, rộng. 
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
.................................................................................
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
KNS: TỔ CHỨC, SẮP XẾP CÔNG VIỆC HỢP LÍ
I. Mục tiêu:
 - Tạo dựng được thói quen tổ chức, sắp xếp công việc hợp lí.
II. Chuẩn bị:
 - GV: SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động.
2. Bài mới:
- GTB, ghi tựa bài
Hoạt động 1: Chuyện của Nam.
- GV cho HS mở SGK đọc nhẩm câu chuyện Chuyện của Nam. 
- GV đọc câu chuyện.
- Cho HS đọc câu chuyện.
Hoạt động 2: Trải nghiệm
Bài tập 1: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
- GV chia nhóm
- GV giao việc cho các nhóm
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy Nam đã sắp xếp công việc hợp lí chưa?
+ Nam cần làm gì để có thể vừa học được bài vừa đi đá bong với các bạn?
- Cho các nhóm thảo luận.
- Cho HS phát biểu.
- GV nhận xét
* Liên hệ: Qua câu chuyện trên em rút ra điều gì?
Bài tập 2: Em cùng các bạn trong tổ thảo luận xem những việc nào dưới đây là: phải làm, nên làm, không làm cũng được 
- GVHD HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào SGK.
- Cho HS phát biểu.
- GV nhận xét
Bài tập 3: Liệt kê công việc phải làm trong ngày của em.
- GV HD HS làm bài vào SGK.
- Cho HS làm bài vào SGK.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét ý kiến của HS.
Bài tập 4: Đánh dấu X vào (ô vuông) ở những ý em cho là đúng.
- Cho HS làm cá nhân.
- GV lắng nghe, nhận xét.
3: Củng cố, dặn dò:
GDKNS: Có thói quen tổ chức, sắp xếp công việc hợp lí.
- Thực hành điều em đã học.
- HS nhắc lại
- Cả lớp 
- HS lắng nghe
- 1, 2 HS đọc
- 2 HS nêuYC
- Nhóm 6
- Các nhóm nghe
- Các nhóm TL 
- Đại diện nhóm phát biểu
- HS nêu tiếp nối
- HS đọc YC
- Cả lớp lắng nghe.
- HS làm vào SGK.
- Vài HS nêu: Phải làm: học bài, chuẩn bị dụng cụ học tập, . Nên làm: quan tâm chăm sóc ông bà, dọn dẹp nhà cửa,.... Không làm cũng được: chơi game, ăn quà vặt, đá bóng,
- HS nêu YC.
- HS nghe
- HS làm vào SGK 
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- 2 HS nêuYC
- Cả lớp
- HS trình bày: công việc quan trọng làm trước
- HS nghe
..
Thứ năm, ngày 16 tháng 1 năm 2020
Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP VỀ CÂU GHÉP
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố để HS nhận biết được câu ghép, thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II.Hoạt động dạy học:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
1. Củng cố kiến thức đã học:
- Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
- Nhận xét, ghi điểm. 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
Bài 1: Những câu nào dưới đây là câu ghép, gạch chéo giữa các vế câu trong từng câu ghép em vừa tìm được.
a/ Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. 
b/ Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.
c/ Bà tôi ở rất xa nhưng tôi luôn cảm thấy như có bà bên cạnh.
d/ Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Bài 2: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. 
a/ Chim chóc hát ca, ..
b/ Trong buổi lao động chiều qua, tổ em làm vệ sinh lớp học còn..
c/ Tuy trời mưa to...
3. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra.
- Đại diện các nhóm nêu, các nhóm nhận xét bổ sung.
a.Ngày chưa tắt hẳn / trăng đã lên rồi. 
b.Bà tôi ở rất xa / nhưng tôi luôn cảm thấy như có bà bên cạnh.
- HS tự đọc đề bài và xác định y/c bài tập, làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra.
- Một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.
 a. Hoa đua nhau nở.
 b. Còn tổ bạn Việt quét sân
c. nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
- Lắng nghe
.
Luyện từ và câu
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I.MỤC TIÊU: 
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ).
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III) ; viết được đoạn văn theo yêu cầu BT2.
II.CHUẨN BỊ: Giấy phô tô phóng to bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 GV
 HS
A.Khởi động: 
- Thế nào là câu ghép?
- Cho ví dụ về câu ghép.
- Nhận xét.
- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại ; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác
- Trời vừa sáng em đã thức dậy đi học.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Tìm hiểu ví dụ:
- YCHS đọc yc bài. 
- YCHS làm bài theo nhóm cặp.
a) Đoạn này có 2 câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế. 
Câu 1: Súng kíp của ta mới bắn một phát /thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
Câu 2: Quan ta lay súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, /trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.
b) Câu này có hai vế: 
Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: /hôm nay tôi đi học.
c) Câu này có ba vế: 
Kia những mái nhà đứng sau lũy tre ; /đây là mái đình cong ; / kia nữa là sân phơi.
- Từ KQ phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? 
- YCHS đọc ghi nhớ. 
2.Thực hành:
Bài 1:
- YCHS đọc đoạn văn.
- YCHS thảo luận nhóm 4, tìm câu nào là câu ghép và cho biết các vế câu được nối với nhau bằng cách nào.
 Các câu ghép và vế câu
- Đoạn a có 1 câu ghép, gồm 4 vế câu. 
Từ xưa xâm lăng (2 TN) thì tinh thần ấy lại sôi nổi, /nó kết thànhto lớn,/nó lướt qua khó khăn, /nó nhấn chìm.. lũ cướp nước.
- Đoạn b có 1 câu ghép, gồm 3 vế câu 
Nó nghiến răng ken két, /nó cưỡng lại anh, /nó không chịu khuất phục.
- Đoạn c có 1 câu ghép, gồm 3 vế câu:
Chiếc lá thống tròng trành, /chú nhái thăng bằng, rồi xuôi dòng.
Bài 2: 
- YCHS đọc yc bài.
- YCHS làm bài cá nhân.
- YCHS suy nghĩ viết đoạn văn, hai bạn ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe đoạn văn mình vừa viết, nối tiếp nhau đọc đoạn văn. 
- Nhận xét bổ sung .
- Nghe.
- HS đọc. (CHT) 
- YC các nhóm làm việc theo cặp, nối tiếp nhau trả lời.
- Từ thì đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu. 
- Dấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
- Dấu hai chấm đánh dấu ranh giới giữa 2 vế câu.
- Dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa 3 vế câu.
- Hai cách: dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để trực tiếp nối.
- 2HS đọc. (CHT) 
- HS đọc. (HTT) 
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày. 
 Cách nối các vế câu
- 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu). 
- 3 vế câu nối trực tiếp với nhau, giữa các vế có dấu phẩy.
- Vế 1 và 2 nối nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy.Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi.
- HS đọc. (CHT) 
- HS viết bài cá nhân. Nối tiếp nhau đọc đoạn văn. 
VD: Trúc Phương là bạn thân thiết của em. Bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Vóc người thanh mảnh, /dáng đi nhanh nhẹn, / mái tóc cắt ngắn gọn gàng
.Câu 4 là câu ghép có 3 vế: các vế nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ : công dân”.
.
Luyện Toán
LUYỆN: TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. MỤC TIEU: 
 - Củng cố để HS nắm được quy tắc tính diện tích hình thang.
 - Vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV
HS
1. Củng cố kiến thức: 
- Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết:
a. Độ dài hai đáy lần lượt là 16cm và 9cm; chiều cao là 7 cm
b. Độ dài hai đáy lần lượt là 6,8dm và 3,2dm; chiều cao là 2,5 dm
Bài 2: 
 Một mảnh đất hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 98m và 80,4m. Chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy. Tính diện tích mảnh đất đó.
- Gọi HS xác định dạng.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2019_2020.doc