Giáo án Tổng hợp buổi chiều Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
- Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các bài hát nói về thầy cô giáo.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
ẦN 11 Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2019 Luyện từ và câu ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I.MỤC TIÊU: - Nắm được khái niệm đại từ xưng hô (ND ghi nhớ). - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III) ; chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to chép sẵn đoạn văn BT3 (mục III). Bảng phụ viết sẵn đoạn văn mục I. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Nhận xét và rút kinh nghiệm về kết quả bài Khởi động định kì Giữa học kỳ I (phần LTVC). - Nghe rút kinh nghiệm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Phần nhận xét: Bài 1: - YCHS đọc yc. - YCHS suy nghĩ, trả lời. - Gợi ý: + Đoạn văn có nhân vật nào? + Các nhân vật làm gì? + Những từ nào được in đậm trong bài? + Những từ đó dùng để làm gì? Những từ nào chỉ người nghe? Những từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? - GVnhận xét chốt lại. Bài 2: - YCHS đọc yc. - YCHS đọc lại lời của cơm và Hơ bia. - Cách xưng hô của cơm? - Cách xưng hô của Hơ bia? - GV Kết luận Bài 3: - YCHS đọc yc. - YCHS tìm những từ để tự xưng và những từ để gọi người khác. - GV Kết luận. 3.Ghi nhớ: + Đại từ xưng hô dùng để làm gì? + Đại từ xưng hô được chia theo mấy ngôi? + Nêu các danh từ chỉ người để xưng hô theo thứ bậc? + Khi dùng đại từ xưng hô chú ý điều gì? - YCHS đọc ghi nhớ. 4.Luyện tập: Bài 1: - YCHS đọc yêu cầu bài. - YCHS nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng từ đó? Bài 2: - YCHS đọc yêu cầu bài. - YCHS làm nhóm 2. - GV chốt lại. - Nghe - 1HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm. (CHT) - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. + Có 3 nhân vật: Hơ bia, Cơm, Thóc gạo. + Cơm và Hơ bia đối đáp với nhau, Thóc gạo giận Hơ bia bỏ vào rừng. + Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. + Thay thế cho Hơ bia, thóc gạo, cơm./Chị các người./Chúng. - YCHS đọc, nhận xét thái độ của từng nhân vật. (HTT) + Cơm: lịch sự, tôn trọng người nghe. + Hơ bia: kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác, tự xưng là ta, gọi cơm các ngươi. - 1HS đọc. (CHT) - HS viết ra nháp, lần lượt học sinh đọc. Đối tượng Gọi Tự xưng Thầy giáo cô giáo thầy, cô em, con bố, mẹ bố, mẹ, cha. Con anh, chị anh, chị Em bạn bè bạn, cậu, đằng ấy tôi, tớ + Dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. + Hai ngôi. + Ông, bà, anh, chị, em, cháu, thầy, bạn. + Chọn từ cho lịch sự thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. - 2,3HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. (CHT) - HS đọc. (CHT) - HS làm bài (gạch bằng bút chì các đại từ trong SGK). sửa bài trên bảng lớp. + Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng coi thường rùa. + Rùa xưng là tôi, gọi thò là anh: tự trọng lịch sự với thỏ. - HS đọc đề. (CHT) - HS làm bài theo nhóm đôi. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. ................................................................................... Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề : BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO Hoạt động 3: HÁT VỀ THẦY CÔ GIÁO EM I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo. - Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS. - Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS. II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG: - Tổ chức theo theo quy mô lớp. III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Các bài hát nói về thầy cô giáo. IV.CÁCH TIẾN HÀNH: 1.Chuẩn bị: - GV thông báo nội dung, kế họach cho buổi hội diễn văn nghệ. - Nội dung và thể lọai: tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện, tiểu phẩm. + Ca ngợi công ơn các thầy cô giáo. + Ca ngợi tình thày trò. + Nói về tình cảm với trường, với lớp. + Ca ngợi về tình bạn. + Các nhóm xây dựng chương trình biểu diễn của nhóm. + Luyện tập. 2.Tiến hành: - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. - Trưởng ban tổ chức lên khai mạc đêm hội diễn. - Các tiết mục văn nghệ được trình diễn theo chương trình. - Kết thúc hội diễn. 3.Nhận xét-đánh giá: - GV kết luận. - Khen ngợi HS. ........................................................................................ Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2019 Toán TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I.MỤC TIÊU: Biết trừ hai số thập phân, vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế ; Làm bài 1(a, b), 2(a, b), 3. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - YCHS tính: a) 0,14 + 7,38 + 12 = b) 6,28 + 9,3 + 3,72 + 0,7 = - Nhận xét. - 2HS làm bảng lớp: a)19,52 b) (6,28 + 3,72) + (9,3 + 0,7) = 10 + 10 = 20 - Lớp nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn học thực hiện phép trừ hai số thập phân: a)Ví dụ 1: - YCHS đọc ví dụ 1. - YCHS nêu phép tính. - GV hướng dẫn HS thực hiện trừ hai số thập phân. + Hướng dẫn HS đổi về cùng đơn vị 4,29 m = 429 cm 1,84 m = 184 cm - YCHS tự đặt tính rồi tính như SGK. - GV: Vậy 4,29 - 1,84 = 2,54 (m) b)Ví dụ 2: - Ghi bảng: 45,8 - 19,26 = ? - YCHS thực hiện trừ hai số thập phân. - GV:Khi đặt tính ta thấy số bị trừ 45,8 ccó một chữ số ở phần thập phân, số trừ 119,26 có hai chữ số ở PTP, ta có thể viết thêm 0 vào bên phải PTP để có 45,80 rồi trừ như các STN. - YCHS nêu ghi nhớ. 3.Thực hành: Bài 1: - YCHS đọc yc bài. - YCHS làm cá nhân. Bài 2: - YC HS đọc yc bài. - HS làm bài vào bảng con, 3HS bảng lớp. Bài 3: (Nếu còn thời gian) - YCHS đọc đề. + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết số kg đường trong thùng còn lại ta làm sao? + Số kg đường thùng đựng biết chưa? + Số kg đường sau hai lần lấy cho chưa? Muốn tính ta làm sao? - YCHS tóm tắt đề và tìm cách giải. - HS nghe. - HS nêu ví dụ 1. - HS nêu: 4,29 – 1,84 =. - HS tự đặt tính về phép trừ 2 số tự nhiên. 429 - 184 245 (cm) 245 cm = 2,45 m Þ Nêu cách trừ hai số thập phân. 4,29 4,29 - 1,84 2,45 (m) - HS tự nêu kết luận như SGK. - HS làm cá nhân. 45,8 - 19,26 26,54 - HS nhắc lại cách đặt tính và tính trừ hai số thập phân. - HS đọc đề. (CHT) - 3HS lên bảng sửa bài. - KQ: a) 42,7 b) 37,46 c) 31,554 - HS đọc đề. (CHT) - 3HS làm bài vào bảng con. - KQ: a) 41,7 b) 4, 44 c) 61,15 - HS đọc đề. (CHT) - HS trả lời Bài giải Số kg đường còn lại sau khi lấy lần thứ nhất là: 28,75 – 10,5 = 18,25 (kg) Số kg đường còn lại trong thùng là: 18,25 – 8 = 10,25 (kg) Đáp số : 10,25 kg C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. .......................................................................................... Khoa học ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiết 2) I.MỤC TIÊU: Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Tuổi dậy thì là? - Nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Trò chơi “Bắt tay lây bệnh”. - GV chọn ra 2HS (giả sử 2 em này mắc bệnh truyền nhiễm), GV không nói cho cả lớp biết và những ai bắt tay với 2 “em sẽ bị lây bệnh”. - YCHS tìm xem trong mỗi lần ai đã bắt tay với 2 bạn này. - YC HS thảo luận nhóm 2. - Qua trò chơi, các em rút ra nhận xét gì về tốc độ lây truyền bệnh? - Em hiểu thế nào là dịch bệnh? Nêu một số ví dụ về dịch bệnh mà em biết? * Kết luận: Khi có nhiều người cùng mắc chung một loại bệnh lây nhiễm, người ta gọi đó là “dịch bệnh”. Ví dụ: dịch cúm, đại dịch HIV/AIDS Hoạt động 2: Thực hành vẽ tranh vận động. - YCHS quan sát tranh 2,3 và nêu nội dung từng tranh. + Tranh 2 nói gì? + Tranh 3 nói gì? - YCHS làm việc theo nhóm và vẽ theo tranh của nhóm. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo tranh ở chỗ thuận tiện, dễ xem. - Nghe. - Mỗi HS hỏi cầm giấy, bút. + Lần I: đi bắt tay 2 bạn rồi ghi tên các bạn đó (đề rõ lần 1). + Lần II: đi bắt tay 2 bạn khác rồi ghi tên các bạn đó (đề rõ lần 2). + Lần III: đi bắt tay 2 bạn khác nữa rồi ghi tên các bạn đó (đề rõ lần 3). - HS đứng thành nhóm những bạn bị bệnh. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày . - Tốc độ lây bệnh rất nhanh./Khi có nhiều người cùng mắc chung một loại bệnh lây nhiễm, người ta gọi đó là “dịch bệnh”. - Dịch cúm, đại dịch HIV/AIDS - HS quan sát và trả lời. + Không kì thị với người bị AIDS. + Cương quyết cai thuốc. - HS làm việc theo nhóm như đã hướng dẫn ở mục thực hành trang 40/SGK. - Một số HS trình bày sản phẩm của mình với cả lớp. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. ......................................................................................... Đạo đức THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I I.MỤC TIÊU: - Ôn tập các bài đạo đức đã học. - Hoàn thành phiếu học tập. II.CHUẨN BỊ: Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - YCHS đọc ghi nhớ. - YCHS nhận xét. - HS nêu. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài. 2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Em hãy chọn những từ sau đây:cố gắng, gương mẫu, xứng đáng, lớn nhất, học tập để điền vào chỗ trống cho phù hợp: - Lớp 5 là lớp .trường. - HS lớp 5 cần phảiđể cho các em HS lớp dưới... - Chúng ta cần phải.học tập, rèn luyện để .là HS lớp 5. - YCHS trả lời, nhận xét. - GV kết luận. Hoạt động 2: Xử lí tình huống. - YCHS đọc TH, thảo luận nhóm 4. * TH1: Do chủ quan, Nam đã nhận công việc không phù hợp với khả năng của mình, nếu là Nam, em sẽ.. * TH2: Hoa được nhận phân công mang lọ hoa cho buổi sơ kết thi đua GKI. Sáng hôm đó, Hoa bị bệnh không thể đến lớp được. Nếu là Hoa, em sẽ. - YC đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận và tuyên dương nhóm có cách ứng xử hay. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến. - YCHS đọc thông tin và bày tỏ ý kiến của mình . - YC lớp trưởng điều khiển lớp. .Con trai có chí hơn con gái. .Kiên trì sửa chữa khuyết điểm của bản thân cũng là người có ý chí. .Những người khuyết tật dù có cố gắng học tập cũng chẵng làm được gì. - GV nhận xét, khen những bạn tích cực học tập. - HS đọc. - Lớn nhất. - Gương mẫu, học tập. - Cố gắng, xứng đáng. - HS thực hiện theo nhóm. - HS trả lời: + TH1: Xin đổi công việc khác./cố gắng làm cho tốt. + TH2: Nhờ mẹ mang đến lớp hộ./gọi điện thoại cho bạn và nhờ bạn mang hộ.. - HS đọc. - HS giơ thẻ màu và giải thích lí do. - Nghe. .......................................................................................... Thứ tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019 Chính tả (Nghe-viết) LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I.MỤC TIÊU: - Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức văn bản luật. - Làm được BT(2) a/b, hoặc BT(3) a/b. * GDBVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh về BVMT. II.CHUẨN BỊ: Giấy khổ to thi tìm nhanh theo yêu cầu bài 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Hướng dẫn học sinh nghe-viết: - YCHS đọc đoạn văn viết chính tả. - Nội dung điều 3, khoản 3 Luật bảo vệ môi trường nói gì? - YCHS nêu một số từ khó viết, phân tích, viết bảng con. - YCHS đọc. - GV đọc cho HS viết. - GV đọc HS sửa bài. - GV nhận xét, chữa bài. 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 2a: - YC cả lớp đọc thầm. - GV tổ chức trò chơi: Thi viết nhanh các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu. - GV nhận xét Bài 3a: - YCHS đọc yc bài - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3, 4 em chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” - GV nhận xét. * GDBVMT: Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh về BVMT. - Nghe - 1,2HS đọc. (HTT) - Điều 3, khoản 3 giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường. - HS nêu: giữ, ô nhiễm, suy thoái, khắc phục, ứng phó. - 1HS đọc lại từ khó. - Học sinh viết bài. - HS đổi tập sửa bài, soát lại lỗi (đổi tập). - HS đọc. (CHT) - HS lần lượt “bốc thăm” mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu (VD: trăn-trăng) HS tìm thật nhanh từ: - trăn trở-ánh trăng. - dân làng-dâng lên - răn đe-làm răng - lượn vòng-số lượng - 1HS đọc yêu cầu bài. (CHT) - Tổ chức 2 nhóm thi tìm nhanh và nhiều, đúng từ láy. VD: loảng xoảng, leng keng, sang sảng, đùng đồng, quang quác, C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập còn lại. ........................................................................................................ Hoạt động ngoài giờ lên lớp PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI : HẠN HÁN I, Mục tiêu: Học xong bài này học sinh nắm được: - Nguyên nhân của hạn hán. - Tác hại của hạn hán. - Một số việc cần làm khi có hạn hán. II. Đồ dùng : Sách giới thiệu về phòng ngừa thảm hoạ cho HS Tiểu học. - GV : Tranh tư liệu về hạn hán, cánh hoa 3 bông 9 cánh (3 tờ giấy màu, 1 cuộn băng dính 2 mặt , 3 tờ giấy ro ki, 12 bút dạ, 1 kéo. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động: 25’ Kể cho HS nghe chuyện Cóc kiện trời. Tại sao Cóc lại kéo nhau đi kiện trời? GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân bị hạn hán: 25’ - GV trình chiếu một số tranh về cảnh hạn hán. - Đây là hiện tượng gì trong thiên nhiên? Giáo viên nói: Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô - Giáo viên giao việc: Hãy nêu nguyên nhân của hạn hán - Giáo viên chốt: (SGK) *Dạy hát : “Mưa đảo nhỏ” : 20’ Hoạt động 3: Tìm hiểu tác hại của hạn hán:15’ Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ - Hạn hán có tác hại gì cho con người và động vât, thực vật? - Cho học sinh trình bày kết quả thảo luận Giáo viên chốt ý đúng: (SGK) *Tổ chức Chơi trò chơi: : Chơi trò chơi: 10’ Chơi trò chơi: Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách bảo vệ mình và gia đình khi có hạn hán:20’ - Trước, trong và sau khi có hạn hán em phải làm gì để dự trữ nước cho mình và gia đình. -Cho HS thực hiện nhóm theo kiểu khăn trải bàn. Giáo viên chốt ý đúng: (SGK) Hoạt động 5: Củng cố dặn dò: 25’ - Em hãy nêu cách tiết kiệm khi sử dụng nước? - Cho HS vẽ sơ đồ tiết kiệm khi sử dụng nước vào giấy ro ki? - Cho HS thực hành khi có một chậu nước sẽ sử dụng như thế nào? - Cho hát bài bốn phương trời. - HS nghe. -HS trả lời. -HS trả lời : Hạn hán. - HS trao đổi cặp đôi. -HS đọc lại ý đúng. -HS trao đổi nhóm, viết ý vào cánh hoa . - Trưng bày bông hoa nhóm. - HS đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - HS chơi. - HS làm việc nhóm. - HS nêu. - HS vẽ. - 3 HS lên bảng. - HS hát. ............................................................................................ Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2019 Luyện Tiếng Việt LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ I. Môc tiêu: - HS ôn luyện các kiến thức về Đại từ. - Luyện viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh trường em. II. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Hướng dẫn HS làm các bài tập sau : Bài 1: Điền tiếp các đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong bảng phân loại sau: Ngôi Số Ít Nhiều 1 Tôi,............(tao,ta,tớ,mình) Chúng tôi,...(chúng tao, tụy tớ. 2 Mày,....(cậu,bạn) Chúng mày,..(các cậu,các bạn) 3 Nó,.. (hắn,y) Chúng nó,..(họ, tụi, nó) Bài 2 : Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ, cụm danh từ lặp lại (in chữ nghiêng) trong các câu dưới đây : Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên sứ hống hách của nhà Nguyên. Hoài Văn bắt sống được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết. Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn: - Sài Thung có còn dám đánh người nước Nam nữa không? đừng có khinh người nước Nam bé nhỏ! (Thứ tự các đại từ có thể thay thế như sau: nó, nó, nó, mày, chúng tao.) Bài 3: Viết đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh trường em. - GV nhận xét các bài viết hay. Hoạt động 2: Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Học sinh làm bài cá nhân. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. - HS làm bài vào vở. - HS viết bài vào vở - HS đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét .................................................................................. Luyện từ và câu QUAN HỆ TỪ I.MỤC TIÊU: - Bước đầu nắm được khái niệm về quan hệ từ. (ND Ghi nhớ) ; nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn (BT1, mục III) ; xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của nó trong câu (BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ (BT3). * HS(HTT) đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3. * GDBVMT: Liên hệ bản thân giáo dục cho HS về ý thức BVMT. II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu học tập. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Khởi động: - Thế nào là Đại từ xưng hô? Nêu ví dụ? - Khi xưng hô cần chọn những từ như thế nào? Cho vd? - Nhận xét. - Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. VD: tôi, chúng tôi, mày, nó. - Khi xưng hô cần chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. VD: cậu, bạn, mình, tớ, cháu. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài. 2.Nhận xét: Bài 1: - YCHS đọc yc và nd. - YCHS thảo luận nhóm đôi: + Từ in đậm nối những từ ngữ nào trong câu? + Những từ: và, của, như, nhưng được dùng để làm gì? + Tác dụng của những từ in đậm? * Kết luận: Các từ ấy được gọi là quan hệ từ. Bài 2: - YCHS đọc yc và nd. - YCHS thảo luận nhóm 2: tìm quan hệ từ qua những cặp từ nào? * GV: Nhiều khi các từ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu. 3.Ghi nhớ: + Thế nào là quan hệ từ? + Nêu từ ngữ là quan hệ từ mà em biết? + Nêu các cặp quan hệ từ thường gặp? 4.Luyện tập: Bài 1: - YCHS đọc yc và nội dung. -YCHS làm bài cá nhân, 1HS bảng lớp. - GV chốt. Bài 2: - YCHS đọc yc và nội dung. - YCHS tự làm bài, 1HS bảng lớp. * GDBVMT: Liên hệ bản thân giáo dục cho HS về ý thức BVMT. Bài 3: - YCHS đọc yc và nội dung. - YCHS tự làm bài, 1HS bảng lớp. - Nghe. - HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận, trả lời. + Và: nối các từ say ngây, ấm nóng. + Của: nối tiếng hót-Họa Mi. + Như: nối không đậm đặc-hoa đào (quan hệ so sánh). + Nhưng: nối 2 câu trong đoạn văn. - Các từ: và, của, nhưng, như ® quan hệ từ - Nối các từ hoặc nối các câu lại nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ dùng trong câu. - HS đọc kỹ yêu cầu. (HTT) - Thảo luận nhóm 2. Cử đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét. a) Nếu thì (nguyên nhân-kết quả). b) Tuy nhưng (tương phản). - HS trả lời. - 1, 2HS đọc yêu cầu. (CHT) - HS làm bài, trình bày. - KQ: a).Và nối Chim, mây, Nước với Hoa .Của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi .Rằng nối cho với bộ phận đứng sau b).Và nối to với nặng .Như nối rơi xuống với ai ném đá c).Với nối ngồi với ông nội .Về nối giảng với từng loại cây - HS đọc yêu cầu. (CHT) - HS làm bài nối tiếp nhau trả lời. - KQ: a) Nguyên nhân-kết quả. b) Tương phản. - 1HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài. C.Củng cố-dặn dò: - Nhận xét tiết học. .................................................................................. Luyện toán LUYỆN TẬP VỀ TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu - Rèn kỹ năng cộng trừ hai số thập phân - Áp dụng vào tìm X, tính giái trị biểu thức - Giải toán có lời văn thành thạo II/ Các hoạt động dạy học HĐ1: Khởi động.: - Y/c HS nhắc lại cách cộng trừ hai số thập phân HĐ2: Luyện tập thực hành Bài 1:Đặt tính rồi tính: a) 589,67 -295,48 ; 238,35 – 96,07; 54,23- 16,418. b) 27,034 – 9,18 ; 42,73- 8,532; 2,03- 0,479. Bài 2:Tìm x : a) x + 5,22 = 9,08 ; b) X – 14,66 = 3,34 ; c) 8,42 : x = 2,16; d) (x – 5,6) – 3,2 = 4,5. Bài 3:Tính : a) (10 – 9,34) + (10 – 9,66) ; b) 12 – (12 – 9,36). Bài 4:Tính bằng cách thuận tiện nhất: a) 72,64 – (18,35 + 9,29) b) 45,83 – 8,46 – 7,37. Bài 5:Tổng của ba số a, b, c bằng 10. Tổng của số a và số b bằng 5,8. Tổng của số a và số c bằng 6,7. Tìm mỗi số a, b, c. - Gọi HS trình bày kết quả, giải thích. - HS nhận xét. - GV kết luận. - HS chữa bài. 3 .Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS. .............................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_buoi_chieu_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2019_2020.doc