Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 (Buổi 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

docx8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Ngày: 06/01/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán + Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 (Buổi 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về phân số.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Viết dưới dạng phân số:
	a)Viết thương dưới dạng phân số. 
8 : 15= 815 	7 : 3= 73	23 : 6 = 263	15 : 9 = 159
	b) Viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
 	19 = 191 25= 251 	32 = 321 	78 = 751
Bài 2. Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:
	Các phân số bằng nhau là: 35 = 1220 = 60100 ; 67 = 1224 = 1821
Bài 3. Qui đồng mẫu số các phân số sau:
	a) 	MSC: 5 × 9 = 45 Ta có: 45 = 3645 ; 79 = 3545
	b) 	MSC: 12 . Ta có: 23 = 812 và giữ nguyên 512
Bài 4. Điền dấu (> ; < ; =) thích hợp vào chỗ chấm :
	a) 	 b)	 c) 	d) 
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
--------------------------------------------
Thực hành Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình lựa chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (in nghiêng) trong các tập hợp từ sau:
a. Những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá. 
b. Bông hoa huệ trắng muốt.
c. Hạt gạo trắng ngần.
d. Đàn cò trắng phau.
e. Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.
Gợi ý
- trắng bệch : trắng nhợt nhạt; 
- trắng muốt: trắng mịn màng;
- trắng ngần: trắng và bóng vẻ tinh khiết; - - trắng phau: trắng và đẹp vẻ tự nhiên;
- trắng xóa: trắng đều trên diện rộng.
 Bài 2.a. Từ nào dưới đây có tiếng “đồng” không có nghĩa là “cùng”? (khoanh tròn chữ cái trước ý đúng)
A. Đồng hương
B. Thần đồng
C. Đồng khởi
D. Đồng chí
2.b. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
A. Leo - chạy
B. Chịu đựng - rèn luyện
C. Luyện tập - rèn luyện
D. Đứng - ngồi
Đáp án
B. Thần đồng
C. Luyện tập - rèn luyện
Bài 3. Tìm những từ đồng nghĩa với từ in nghiêng, đậm trong từng câu dưới đây: 
a. Bóng tre trùm lên làng tôi âu yếm.
b. Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.
c. Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.
Gợi ý
- làng: xóm, ...
- chăm nom: chăm sóc, ...
- nhỏ: bé, ...
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa 
bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
------------------------------------
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2018
Thực hành Toán
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về phân số.
2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
* Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 2 trong 4 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 3 trong 4 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1.	a) Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 	- Sáu phần mười:	
	- Năm trăm bảy mươi hai phần trăm:	
	- Hai trăm mười lăm phần nghìn:	
	- Tám nghìn không trăm bốn mươi ba phần triệu:	
	b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Các phân số nào dưới đây được viết theo thứ tự từ bé đến lớn?
	A. B. C. D. 
Đáp án: C
Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống:
	a) 	 	b) 	
	c) 	 	d) 	
Bài 3. Một quãng đường cần phải sửa. Ngày đầu đã sửa được quãng đường, ngày thứ 2 sửa bằng so với ngày đầu. Hỏi sau 2 ngày sửa thì còn lại bao nhiêu phần quãng đường chưa sửa?
Giải
Phân số chỉ quãng đường sửa trong ngày thứ hai là:
(quãng đường)
Phân số chỉ quãng đường sửa trong hai ngày là:
(quãng đường)
Phân số chỉ phần quãng đường chưa sửa là:
(quãng đường)
Đáp số: quãng đường
Bài 4. Điền dấu (> ; < ; =) thích hợp vào chỗ chấm :
a) b) 	 c) d) 
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài
----------------------------------------
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2018
Thực hành Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức cho học sinh về xác định dàn ý bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành văn tả cảnh.
3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh trung bình tự chọn làm 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm bài tập 2 và tự chọn 1 trong 2 bài còn lại; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):
Bài 1. Trong bài thơ “Luỹ tre” của nhà thơ Nguyễn Công Dương có viết:
	Mỗi sớm mai thức dậy
	Luỹ tre xanh rì rào
	Ngọn tre cong gọng vó
	Kéo mặt trời lên cao.
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh thơ nào? Vì sao em thích?
Tham khảo
Trong đoạn thơ trên, em thích nhất hình ảnh: “Ngọn tre cong gọng vó / Kéo mặt trời lên cao”.Qua sự liên tưởng, tưởng tượng độc đáo của nhà thơ, các sự vật “ngọn tre”, “gọng vó”, “mặt trời” vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng trở lên gần gũi, thân thiết, và gắn bó chặt chẽ với nhau. Cảnh vật như hoà quện vào nhau, tạo nên sự sống động cho hình ảnh thơ.
Bài 2. Đọc bài văn sau và làm theo yêu cầu : 
Chiều bên sông A-mong
 Mùa nắng, những buổi chiều miền Tây bao giờ cũng có màu xanh huyền ảo như màu của những giấc mơ. 
 Trên những rặng núi xa, màu lá cây ban ngày đã biến đi, núi non trầm trong màu khói đá xanh thẳm. Những sườn núi ven sông A-mong chi chít những đám rẫy với nhiều màu sắc : rẫy khô chưa đốt màu vàng cháy, rẫy già vừa dọn xong màu đất đỏ ửng, lúa ba trăng dậy thì lượn sóng xanh mơn mởn bên cạnh những rẫy ngô trổ cờ màu lục tươi lấp loáng ánh nắng.
 Dưới chân những nương rẫy bạt ngàn như những tấm thảm màu trải dài vô tận đó, sông A-mong như một dòng trường ca rầm rộ đổ về đồng bằng. Nước lũ đã đục xói mặt đá những lớp sóng lô xô nối liền nhau đến mút tầm mắt, lưng sóng tròn nhẵn và đầu sóng nhọn vút đổ theo một chiều. Dọc hai bên bờ sông, loài cây rì rì mọc san sát, rậm rịt, cành và lá nhỏ nhắn như cây trúc đào, rễ toả ra ôm chặt những tảng đá vững chãi.
 Bây giờ đang là tháng tư, nước sông A-mong chảy hiền hoà, rặng cây rì rì lao xao gió nồm, lá cây lay động lấp lánh như ngàn triệu con mắt lá răm sáng trưng nắng hè, hoa rì rì năm cánh nở từng chùm đỏ ngun ngút như ở thành phố.
Xác định dàn ý của bài văn trên.
* Mở bài 	: (từ .... đến ......)
* Thân bài 	: (từ .... đến ......)
* Kết bài 	: (từ .... đến ......)
Đáp án: Mở bài (từ Mùa nắng đến giấc mơ) ; Thân bài : (từ Trên những rặng núi xa đến những tảng đá vững chãi) ; Kết bài : (từ Bây giờ đang là tháng tư đến đỏ ngun ngút như ở thành phố).
Bài 3. Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là: “Thu đến...”
Tham khảo
Thu đến, những chiếc lá bàng cứ đỏ dần lên theo từng nhịp bước heo may. Cây bàng lại trang điểm cho mình một bộ cánh mới. Bộ cánh đó cứ đậm dần, đậm dần lên sau từng đêm thao thức. Đến cuối thu thì nó chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Cái màu đỏ ấy không thể thấy ở bất cứ loài cây nào. Cái màu tía kì diệu, càng nhìn càng thấy mê say. 
(sử dụng biện pháp nhân hoá, điệp ngữ)
c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_tieng_viet_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2019_2020.docx