Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu

 - Dựa váo gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện)đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan , yêu đời.

 - Hiểu nội dung chính câu chuyện (đoạn truyệ) đã kể, biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng chuẩn bị

 - Thầy: Dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá

 - Trò: Xem trước bài ở nhà

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

 1. Kiểm tra:

 2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài:

 b. Nội dung bài:

- GV đọc và ghi đề lên bảng

- HS đọc lại đề

- Đề bài yêu cầu gì?

- HS đọc nối tiếp các gợi ý sgk

- GV dán dàn ý kể chuyện và tiêu chí đánh giá lên bảng

- HS giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể

* Kể chuyện

- HS kể chuyện theo nhóm, cặp

- Thi kể chuyện trước lớp

- Lớp và GV nhận xét, đánh giá

- Bình chọn người kể chuyện hay và câu chuyện hay nhất * Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.

- được nghe, được đọc, tinh thần lạc quan, yêu đời

* Dàn ý:

+ Giới thiệu câu chuyện

+ Nêu tên câu chuyện, tên nhân vật

+ Kể diễn biến câu chuyện

- HS tự giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể

- HS kể chuyện theo nhóm, theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện

 

doc20 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Đạo đức:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
LUYỆN ĐỌC: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI (Tiếp)
* Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: Không kiểm tra 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
 b. Nội dung bài:
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm
- Bài chia làm mấy đoạn? (3 đoạn)
- HS đọc nối tiếp đoạn, rèn đọc từ khó, câu dài + giải nghĩa từ khó sgk.
- Đọc theo cặp- đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu bài
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn, nêu cách đọc
* Luyện đọc:
- Từ khó: lom khom, tàn lụi, bất ngờ,...
- Câu: 
* Luyện đọc đúng giọng:
- Đoạ n 1:
- Luyện đọc phân vai trong nhóm, thi đọc trước lớp 
3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
SÁNG
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2016
Tiết 1. Toán: 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp)
I. Mục tiêu 
- Tính giá trị biểu thức với các phân số
- Giải toán có lời văn với các phân số.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Sách vở
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
	1. Kiểm tra: 
	2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung bài:
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài, trình bày kết quả
- Nêu cách nhân một tổng với một số?
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng thực hiện
- HS đọc đề, tóm tắt bài toán
- Nêu cách giải và giải bài toán
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (169). Tính bằng 2 cách
a. C1:( + ) = = 
C2: + = + = = 
c.C1: 
 C2: 
* Bài 2 (169). 
 : = = 2
* Bài 3 (169). Giải
Số vải may quần áo:20 : 5 4 = 16 (m)
Số vải còn lại là: 20 – 16 = 4 (m)
Số túi may được là: 4 : = 6 (cái túi)
 Đáp số: 6 túi.
 3. Củng cố- dặn dò: 
 a. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
- Làm bài tập vở bài tập xem trước bài sau.
Tiết 2. Âm nhạc: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3. Khoa học: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4. Chính tả (Nhớ- viết): 
NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
I. Mục tiêu 
 - Nhớ - viết đúng bài chính tả, biết trình bày 2 khổ thơ ngắn theo 2 thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát.
 - Làm đúng BTCT phương ngữ(2) a/b, hoặc (3) a/b BT do GV soạn
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
 - Trò: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- GV đọc mẫu bài viết.
- HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ
- Nêu cách trình bày 2 bài thơ?
* Luyện viết từ khó:
- GV đọc – HS viết bảng con
* Viết chính tả:
- HS tự nhẩm và viết lại đúng 2 bài thơ.
- HS tự soát lại lỗi trong bài
- Thu chấm 1 số bài – nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài
- HS theo dõi
- Vài HS đọc thuộc bài thơ
- Ghi tên bài ở giữa dòng...
- HS viết chính tả
* Bài 2 (144).
a, Tr: trà, trả lời, tra lúa, thanh tra, tra hỏi, rừng tràm, quả trám, xử trảm, tràn đầy, tràn lan, tràn ngập, trang vở, trang bị,...
- Ch: cha mẹ, cha xứ, chà đạp, áo chàm, chạm cốc, chạm trán, chan canh, chan hoà,...
* Bài 3 (145).
a, trắng trẻo, trơ trẽn, tráo trưng, trùng trình, chông chênh, chong chóng, chói chang.
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học, tuyên dương những hs viết đẹp, đúng.
 b. Dặn dò:
- Làm bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.
CHIỀU
Tiết 1: Tiếng việt+
CHÍNH TẢ (N-V): ĂNG – CO - VÁT
* Các hoạt động day học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
 b. Nội dung bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết
Trao đổi về nội dung đoạn văn
Gọi 1 em đọc đoạn viết.
- Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu hs tìm các từ khó dễ lẫn: 
- HS luyện đọc các từ khó vừa tìm được
Viết chính tả: 
- GV đọc cho HS viết theo nội dung bài
- HS viết theo lời đọc của GV
Thu chấm , nhận xét bài của HS
 - GV thu bài 5-6 bài chấm và nhận xét cụ thể
-1 Em thực hiện trên bảng, lớp viết nháp
Lắng nghe
 - HS đọc đoạn viết 
- Tìm và luyện viết các từ khó trong bài.
Ăng-co-vát,....
 - 3 Em lên bảng viết, còn lại dưới lớp viết vào nháp
Đọc nối tiếp các từ khó
HS viết bài vào vở
3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Toán+
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu 
 - Dựa váo gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện)đã nghe, đã đọc nói về tinh thần lạc quan , yêu đời.
 - Hiểu nội dung chính câu chuyện (đoạn truyệ) đã kể, biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá
 - Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- GV đọc và ghi đề lên bảng
- HS đọc lại đề
- Đề bài yêu cầu gì?
- HS đọc nối tiếp các gợi ý sgk
- GV dán dàn ý kể chuyện và tiêu chí đánh giá lên bảng
- HS giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể
* Kể chuyện
- HS kể chuyện theo nhóm, cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Lớp và GV nhận xét, đánh giá
- Bình chọn người kể chuyện hay và câu chuyện hay nhất
* Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về tinh thần lạc quan, yêu đời.
- được nghe, được đọc, tinh thần lạc quan, yêu đời
* Dàn ý: 
+ Giới thiệu câu chuyện
+ Nêu tên câu chuyện, tên nhân vật
+ Kể diễn biến câu chuyện 
- HS tự giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể
- HS kể chuyện theo nhóm, theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
3. Củng cố- dặn dò :
 a. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
	- Tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: 
SÁNG
Thứ tư ngày 27 tháng 4 năm 2016
Tiết 1. Tập đọc:
CON CHIM CHIỀN CHIỆN
I. Mục tiêu 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm hai, ba khổ thơ trong bài với giọng vui, hồn nhiên.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn ca hát giữa không gian cao rộng trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình cho thấy sự ấm no ,hạnh phúc và tràn đầy tình yêu trong cuộc sống.(Trả lời được các CH trong SGK, thuộc 2,3 khổ thơ)
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Bảng phụ,
 - Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Nội dung bài:
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài
- HS đọc nối tiếp bài thơ, rèn đọc từ khó, câu dài kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
- Chim chiền chiện bay giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
- Tìm những câu thơ nói về tiếng hót của chim chiền chiện?
- Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho em cảm giác gì?
- HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ, nêu cách đọc từng khổ thơ
- HS đọc theo cặp, đọc trước lớp
1. Luyện đọc:
- Từ khó: cao hoài, cao vợi, thì, lúa tròn bụng sữa...
- Câu: 
 2. Tìm hiểu bài:
- Chim chiền chiện bay lượn trên cánh đồng lúa, giữa không gian cao rộng.
- Lúc sà xuống cánh đồng, lúc vút lên cao.
- Hình ảnh: cánh đập trời xanh, chim biến mất rồi.
- Khúc hát ngọt ngào, tiếng hót long lanh, tiếng ngọc trong veo.
- Cuộc sống thanh bình hạnh phúc.
3. Luyện đọc đúng giọng:
- HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, kết hợp đọc thuộc lòng bài thơ
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nội dung bài nói gì?
 b. Dặn dò:
	- Học bài và xem bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Tiết 2. Khoa học: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3. Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp)
I. Mục tiêu 
 - Thực hiện được 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số và giải toán có lời văn.
 - Vận dụng được để tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
 - Trò: Bảng con, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài: 
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng lớp, bảng con
- Nêu cách thực hiện phép cộng, trừ phân số?
- Nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng thực hiện, lớp làm vở
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán
- HS nêu cách giải và giải
* Bài 1 (170). 
 + = + = ; 
 - = - = 
 = ; : = = = 
Bài 3 (170).
 + - = + - = - = - = 
* Bài 4 (170). Giải
Sau 2 giờ vòi nước đó chảy được là:
 + = (bể)
Số phần bể nước còn lại là:
 - = (bể)
3. Củng cố- dặn dò:
a. Củng cố:
	- Nêu nội dung vừa ôn tập
 b. Dặn dò:
- Làm bài tập vở bài tập. Xem trước bài sau.
Tiết 4. Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI
 I. Mục tiêu 
 - Hiểu nghĩa từ lạc quan (BT1) ,biết xếp đúng các từ cho trước có tiếng lạc thành hai nhóm nghĩa (BT2) ,xếp các từ cho trước có tiếng quan thành ba nhóm nghĩa (BT3) ,biết thêm một số câu tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan ,không nản trí trước khó khăn (BT4).
 - Biết thêm một số tục ngữ khuyên con người luôn lạc quan, bền gan không nản chí trong những hoàn cảnh khó khăn.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Phiếu bài tập
 - Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:	
 a. Giới thiệu bài:
 b. Nội dung bài:
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài trên phiếu
- Trình bày kết quả
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài, trình bày bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- Đổi vở kiểm tra kết quả
- HS đọc bài 4
- Các câu tục ngữ khuyên ta điều gì?
* Bài 1 (145). 
Tình hình đội tuyển rất lạc quan.
Có triển vọng tốt đẹp
Chú ấy sống lạc quan.
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
Lạc quan là liều thuốc bổ.
Luôn tin tưởng ở tương lai tốt đẹp
* Bài 2 (146). 
a, lạc quan, lạc thú.
b, lạc hậu, lạc điệu, lạc đề.
* Bài 3 (146).
a, quan lại, quan quân.
b, lạc quan (cái nhìn vui, tươi sáng...)
c, quan hệ, quan tâm
* Bài 4 (146).
- Gặp khó khăn là chuyện thường tình, không nên buồn phiền, nản chí.
- Nhiều cái nhỏ sẽ dồn góp lại thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại ắt thành công.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Bài học hôm nay thuộc chủ điểm nào?
 b. Dặn dò:
- Học bài, chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
CHIỀU 
Tiết 1 :Toán+
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (VBT-Tr 98)
* Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài: 
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng lớp, bảng con
- Nêu cách thực hiện phép cộng, trừ phân số?
- Nêu yêu cầu của bài
- HS lên bảng thực hiện, lớp làm vở
- HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán
- HS nêu cách giải và giải
* Bài 1. Viết phân số thích hợp vào ô trống
a) 
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
b) 
Thừa số
Thừa số
Tích
Bài 2. Tính
a) 
b) 
c) 
 + Bài 3 Giải
a) Sau 2 giờ vòi nước đó chảy được là:
 (bể)
b) Số nước còn lại trong bể là:
	(bể)
Đáp số: a) (bể)
 b) (bể)
3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Kĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3 :Tiếng việt+
ÔN TLV: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
* Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Gv ghi đầu bài lên bảng
	 b. Nội dung bài:
- Đọc yêu cầu của bài
- Bài văn: Con chuồn chuồn nước có mấy đoạn? tìm ý chính của mỗi đoạn?
- HS đọc nội dung bài tập
- HS tự sắp xếp thành đoạn văn và trình bày kết quả
- Nêu yêu cầu của bài
- HS dựa vào gợi ý để viết hoàn chỉnh đoạn văn
* Bài 1 (130).
- 2 đoạn
+ Đoạn 1: Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
+ Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên.
* Bài 2 (130).
 Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy... cườm đẹp.
* Bài 3 (130).
 Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống rất đẹp. Chú có bộ lông màu nâu đỏ óng ánh. Nổi bật nhất là cái đầu có chiếc mào đỏ rực. Đôi mắt sáng. Đuôi của chú là một túm lông đen pha xanh, cao vồng lên rồi uốn cong xuống. Đôi chân cao to, nom thật khoẻ.
 3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
(Giáo viên chuyên dạy)
SÁNG
Thứ năm ngày 28 tháng 4 năm 2016
Tiết 1. Toán: 
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG 
I. Mục tiêu 
- Chuyển đổi được số đo khối lượng.
- Thực hiện được phép tính với số đo đại lượng.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài bảng lớp, bảng con
- Nêu yêu cầu của bài
- Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS thực hiện so sánh
- HS đọc đề bài, nêu tóm tắt
- HS lên bảng thực hiện
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (170).
10 yến = 10 kg 1 tạ = 10 yến
1 tạ = 100 kg 1 tấn = 10 tạ
1 tấn = 1000kg 1 tấn = 100 yến 
* Bài 2 (171).
a. 10 yến = 100 kg yến = 5 kg
 50 kg = 5 yến 1yến 8 kg = 18 kg
b. 5 tạ = 50 yến 1500 kg = 15 tạ
 30 yến = 3 tạ 7 tạ 20 kg = 720 kg 
c. 32 tấn = 320 tạ 4000kg = 4 tấn
 230 tạ = 23 tấn 3 tấn 25kg = 3025kg 
* Bàib 4 (171).
Bài giải:
Cá và rau cân nặng là:
1700 + 300 = 2000(g)
Đổi 2000g = 2(kg)
 Đáp số: 2kg.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Hệ thống lại kiến thức vừa ôn.
 b. Dặn dò:
	- Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
Tiết 2. Luyện từ và câu:
THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU
I. Mục tiêu 
 - HS hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích (trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?)
 - Nhận biết được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
c, Luyện tập:
- HS nêu yêu cầu của bài 
- HS làm bài trên phiếu
- Đổi phiếu kiểm tra kết quả
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài và trình bày bài
- Lớp nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài, nêu kết quả
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (150). Tim trạng ngữ chỉ mục đích
a, Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.
b, Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
c, Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
* Bài 2 (151). Tìm trạng ngữ chỉ mục đích ...
a, Để lấy nước tưới cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương.
b, Vì danh dự của lớp, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thất tốt.
c, Để thân thể khoẻ mạnh, em phải năng tập thể dục.
* Bài 3 (151). Thêm chủ ngữ và vị ngữ...
- Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.
- Để tìm thức ăn, nó dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó dũi đất.
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
- Học và làm bài ở vở bài tập, bài sau: Mở rộng vốn từ: Du lịch...
Tiết 3. Địa lí:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Tập làm văn:
MIÊU TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu 
 - Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) diễn đạt thành câu, lời văn tự nhiên, chân thực.
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Thầy: SGK
2. Trò: Dàn bài của bài văn miêu tả con vật
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu 
	1. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của Hs
	2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài lên bảng
 b. Nội dung bài:
- GV đọc đề và chép đề lên bảng
- HS đọc lại đề- nhắc lại các yêu cầu của đề
c, HS làm bài:
- GV nhắc nhở HS cách làm bài
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng
* Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà.
- Thể loại: Văn miêu tả
- Kiểu bài: tả con vật
- Nội dung: Tả một con vật nuôi trong nhà
- HS thực hành làm bài
- Bài viết phải đúng với yêu cầu của đề, đảm bảo nội dung của từng phần.
- Câu văn gãy gọn, dùng từ sát hợp.
- Trình bày bài sạch sẽ, không gạch xoá trong bài
 3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố: - Nhắc lại nội dung bài
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò: Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
CHIỀU
Tiết 1:Toán+ 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 2: Mĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
CHÍNH TẢ (N-V): CON CHIM CHIỀN CHIỆN
* Các hoạt động day học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết
Trao đổi về nội dung khổ thơ
Gọi 1 em đọc đoạn viết.
- Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu hs tìm các từ khó dễ lẫn: 
- HS luyện đọc các từ khó vừa tìm được
Viết chính tả: 
- GV đọc cho HS viết theo nội dung bài
- HS viết theo lời đọc của GV
Thu chấm , nhận xét bài của HS
 - GV thu bài 4-5 bài chấm và nhận xét cụ thể
-1 Em thực hiện trên bảng, lớp viết nháp
Lắng nghe
 - HS đọc đoạn viết 
- Tìm và luyện viết các từ khó trong bài.
- 3 em lên bảng viết, còn lại dưới lớp viết vào nháp
Đọc nối tiếp các từ khó
HS viết bài vào vở
 3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
 - HS về nhà viết lại bài
SÁNG
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2016
Tiết 1. Thể dục:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 2 .Toán:
	ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (T2)
I. Mục tiêu 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập ở nhà.
 2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài bảng lớp, bảng con
- Nhận xét, chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài bảng lớp, bảng con
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài trên phiếu bài tập
- Đổi phiếu kiểm tra kết quả
* Bài 1 (171). 
1 giờ = 60 phút ; 1 năm = 12 tháng
1 phút = 60 giây ; 1 thế kỉ = 100 năm
1 giờ = 3600 giây ; 
1 năm thường = 365 ngày
1 năm nhuận = 366 ngày
* Bài 2 (171). 
a. 5 giờ = 300 phút ;
 3 giờ 15 phút = 195 phút
420 giây = 7 phút ; 
 giờ = 5 phút
b. 4 phút = 240 giây ;
3 phút 25 giây = 205 giây
2 giờ = 7200 giây ; 
phút = 6 giây
c. 5 thế kỉ = 500 năm ;thế kỉ = 5 năm 
12 thế kỉ = 1200 năm ; 2000 năm = 20 thế kỉ
* Bài 4 (172). Giải
a, Hà ăn sáng trong 30 phút
b, Hà ở trường 4 tiếng đồng hồ (4 giờ) 
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Các em vừa được ôn tập nội dung gì?
 b. Dặn dò:
	- Làm bài vở bài tập Xem bài sau: 
Tiết 3. Lịch sử: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4. Tập làm văn:
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu 
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn :Thư chuyển tiền , bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửi.(BT2).
II. Đồ dùng chuẩn bị
 - Thầy: Phiếu bài tập, bảng phụ
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: 	
 b. Nội dung bài:
- Đọc yêu cầu của bài
- GV giải nghĩa từ viết tắt, những từ khó hiểu
- HS đọc nội dung mẫu thư chuyển tiền sgk
- GV hướng dẫn HS cách điền
- HS tự điền vào mẫu thư chuyển tiền
- Trình bày trước lớp
- GV và HS lớp nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn người nhận (HS cần viết gì)
- HS làm bài, trình bày bài trước lớp
* Bài 1 (152).
+ Mặt trước mẫu thư:
- Ngày gửi thư, sau đó là tháng, năm.
- Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (Họ tên của mẹ em)
- Số tiền gửi (viết toàn chữ- không phải bằng số).
- Họ tên, người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy.
- Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
- Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ điền.
+ Mặt sau mẫu thư em phải ghi đầy đủ các nội dung sau:
- Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) - viết vào phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ kí tên.
- Tất cả các mục khác, nhân viên bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nào nhận tiền) sẽ viết.
* Bài 2 (152).
- Số chứng minh thư của mình.
- Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại

File đính kèm:

  • docTUAN 33.doc