Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016

Tiết 3: Kể chuyện:

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I. Mục tiêu

- Dựa vào gợi ý SGK , chọn và kể lại được câu chuyện( đoạn chuyện) đã được nghe, đã đọc noái về một người có tài.

- Hiều được nội dung chính của câu chuyện(đoạn chuyện) đă kể.

II. Đồ dùng chuẩn bị

- Thầy: Dàn ý kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá

- Trò: Xem trước bài ở nhà

III. Các hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra: - Hs kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài

b. Nội dung bài

- HS đọc đề

- Em hiểu người có tài là người như thế nào?

- Những chuyện em kể lấy ở đâu ra?

- HS đọc nối tiếp các gợi ý SGK

- Khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?

- GV đưa ra trình tự kể chuyện, tiêu chí đánh giá.

- HS đọc nối tiếp trình tự kể chuyện và tiêu chí đánh giá

c, Luyện tập:

- HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Nhận xét- đánh giá * Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài

- Là người có khả năng đặc biệt hơn người

- Lấy ở sách báo, .

- Nhớ được cốt truyện, kể diễn cảm, tự nhiên

* Trình tự kể chuyện:

- Giới thiệu tên truyện, nhân vật

- Mở đầu câu chuyện

- Diễn biến câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện

* Tiêu chí đánh giá:

- Nội dung câu chuyện

- Cách kể

- Khả năng hiểu chuyện

3. Củng cố- dặn dò :

 a. Củng cố:

 - Nhận xét giờ học- Bình chọn người kể chuyện hay nhất.

 - Tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.

 b. Dặn dò:

 - Dặn HS về nhà học bài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 20 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài + giải nghĩa từ khó sgk.
- Đọc theo cặp- đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu bài
- Đọc đoạn 1: Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây gặp ai ? được giúp đỡ như thế nào?
- Biết yêu tinh đã đến bà cụ làm gì?
Cẩu Khây nói gì với bà cụ?
- Đọc đoạn 2: Cẩu Khây vừa hé cửa yêu tinh đã làm gì?
- Nắm Tay Đóng Cọc đã làm gì yêu tinh?
- Yêu tinh chạy trốn 4 anh em Cẩu Khây làm thế nào?
Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?
- Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn
- HS đọc theo cặp- thi đọc trước lớp
* Luyện đọc:
- Từ khó: đánh hơi, núc nác, ...
- Câu: Nắm Tay Đóng Cọc... khơi dòng nước chảy đi.
* Tìm hiểu bài:
- Anh em Cẩu Khây chỉ gặp một bà cụ còn sống sót. Bà cụ nấu cơm cho ăn và cho ngủ nhờ.
- Bà cụ gọi anh em Cẩu Khây dậy giục chạy trốn.
- Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác.
- Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy răng.
- Đuổi theo nó, nhổ cây bên đường quật túi bụi ...
- Phu nước như mưa làm ngập cả cách đồng.
- Có sức khỏe và tài năng phi thường, đồng tâm hiệp lực.
* Luyện đọc đúng giọng:
- Đoạn: Cẩu Khây hé cửa... tối sầm lại.
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - Bài đọc giúp ta hiểu được điều gì?
 - Nội dung bài nói gì?
 b. Dặn dò:
 - Học và chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn.
Tiết 4. Toán:
PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận biết về phân số, về tử số và mẫu số.
- Biết đọc viết, phân số.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Mô hình trực quan (bộ đồ dùng)
- Trò: Sách vở, bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy- học: 
	1. Kiểm tra: - Nêu cách tính chu vi và diện tích hình bình hành?
	2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- HS quan sát hình tròn trên bảng.
- Hình tròn được chia thành mấy phần bằng nhau? đã tô màu mấy phần?
- GV viết phân số, nêu cách đọc- HS đọc.
- GV giới thiệu tử số và mẫu số
- Nêu cách viết phân số?
- HS quan sát hình vẽ và nêu nhận xét số phần đã tô màu ở mỗi hình?
- Viết và đọc phân số chỉ phần tô màu?
- Nêu cấu tạo của phân số?
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm phiếu bài tập, trình bày kết quả 
- Gọi HS nhận xét-GV nhận xét
- Gọi HS làm phần b
- Các ý còn lại HS tự làm
- Nêu yêu cầu của bài
PHÂN SỐ
TỬ SỐ
MÂU SỐ
6
11
8
10
5
12
1. Ví dụ 1:
- Hình tròn chia thành 6 phần bằng nhau.
- Tô màu của hình tròn (năm phần sáu)
- được gọi là 1 phân số.
- Phân số có tử số là 5, mẫu số là 6
2. Ví dụ 2:
* Bài 1 (107).
a.- Hình 1:  ; Hình 2:  ; Hình 3: 
- Hình 4:  ; Hình 5:  ; Hình 6: 
b. Hình 1 mẫu số cho biết HCN được chia làm 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.
* Bài 2(107).
PHÂN SỐ
TỬ SỐ
MÂU SỐ
3
8
18
25
12
55
3. Củng cố- dặn dò: 
 a. Củng cố:
 - Nêu cấu tạo của phân số?
 b. Dặn dò:
 - Làm bài tập vở bài tập xem trước bài sau.
CHIỀU
Tiết 1: Toán+
Tiết 2: Đạo đức:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2016
Tiết 1: Toán: 
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu
 - Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành 1 phân số có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Bảng con, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: - HS nêu cấu tạo của phân số? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- GV nêu ví dụ- ghi bảng
- Muốn biết mỗi em được mấy quả ta làm thế nào?
- HS đọc ví dụ b
- GV hướng dẫn HS thực hiện chia mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau, chia cho mỗi em 1 phần. Sau 3 lần chia mỗi em được mấy phần của cái bánh?
- Nhận xét kết quả của phép chia này?
c, Luyện tập: 
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng con
- Nêu yêu cầu của bài 
- HS dựa vào mẫu sgk
- làm bài theo mẫu
- Nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài
- GV nhận xét- chữa bài
* Ví dụ:
a, Có 8 quả cam, chia đều cho 4 em. Mỗi em được... quả cam.
 8 : 4 = 2 (quả).
b, Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu phần của chiếc bánh.
: 4 (3 không chia hết cho 4)
- Mỗi em được 3 phần. Ta nói mỗi em được cái bánh.
- Ta viết: ; Vậy 3 : 4 = (cái bánh)
- Kết quả là 1 phân số
 8 : 4 = ; 3 : 4 = ; 6 : 19 = ; 5 : 5 = 
* Bài 1 (108).
 7 : 9 =  ;5 : 8 =  ; 6 : 19 = ; 1 : 3 = 
* Bài 2 (108).
 36 : 9 = = 4 88 : 11 = = 8
 * Bài 3 (108).
 6 = ; 1 = ; 27 = ; 0 = ; 3 = 
Nhận xét (sgk/ 108)
 3. Củng cố- dặn dò :
 a. Củng cố :
	- Nhắc lại nội dung bài.
 b. Dặn dò :
 - Làm bài tập vở bài tập. Xem trước bài sau.
____________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Khoa học: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Chính tả (Nghe- viết): 
CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP
I. Mục tiêu
- HS nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập phân biệt đúng phương ngữ (2) a/ b, hoặc 3 a/b hoặc BT do GV soạn
II. Đồ dùngchuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - HS viết bảng con: sinh sản; sắp xếp
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: 	
b, Giảng bài:
- GV đọc mẫu bài viết 
- HS đọc thầm lại đoạn viết
- Nội dung bài nói gì?
* Luyện viết từ khó:
- GV đọc- học sinh viết bảng con
* Viết chính tả:
- GV đọc chính tả- HS viết bài vào vở 
- GV đọc lại bài- HS soát lỗi chính tả
- Thu chấm một số bài- Nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm trên phiếu- trình bày bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài- GV nhận xét, chữa bài.
- HS theo dõi SGK
- Bài văn nói về chiếc lốp xe đạp...
- bánh xe đạp, nẹp sắt, suýt ngã,...
* Bài tập 2 (14).
a, chuyền; trong
- chim; trẻ
b, cuốc; buộc; thuốc; chuột
* Bài 3 (15).
a, trí; chẳng; trình
b, thuốc; cuộc; buộc.
3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết đẹp, đúng.
 b. Dặn dò:
	- Làm bài tập, chuẩn bị bài giờ sau.
CHIỀU
Tiết 1: Toán+
Tiết 2: Tiếng việt+
Tiết 3: Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu
- Dựa vào gợi ý SGK , chọn và kể lại được câu chuyện( đoạn chuyện) đã được nghe, đã đọc noái về một người có tài. 
- Hiều được nội dung chính của câu chuyện(đoạn chuyện) đă kể.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Dàn ý kể chuyện, tiêu chuẩn đánh giá
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra: - Hs kể chuyện: Bác đánh cá và gã hung thần
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- HS đọc đề
- Em hiểu người có tài là người như thế nào?
- Những chuyện em kể lấy ở đâu ra?
- HS đọc nối tiếp các gợi ý SGK
- Khi kể chuyện cần lưu ý điều gì?
- GV đưa ra trình tự kể chuyện, tiêu chí đánh giá.
- HS đọc nối tiếp trình tự kể chuyện và tiêu chí đánh giá
c, Luyện tập:
- HS kể chuyện theo nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét- đánh giá
* Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài
- Là người có khả năng đặc biệt hơn người
- Lấy ở sách báo, ...
- Nhớ được cốt truyện, kể diễn cảm, tự nhiên
* Trình tự kể chuyện:
- Giới thiệu tên truyện, nhân vật
- Mở đầu câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện
- Kết thúc câu chuyện
* Tiêu chí đánh giá:
- Nội dung câu chuyện
- Cách kể
- Khả năng hiểu chuyện
3. Củng cố- dặn dò :
 a. Củng cố:
 - Nhận xét giờ học- Bình chọn người kể chuyện hay nhất.
	- Tập kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài.
SÁNG
Thứ tư ngày 13 tháng 1 năm 2016
Tiết 1. Tập đọc:
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo là niềm tự hào của người Việt Nam( Trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Bảng phụ
- Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra - Đọc bài: Bốn anh tài
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài
- Bài chia làm mấy đoạn?
- HS đọc nối tiếp đoạn, rèn đọc từ khó, câu dài kết hợp giải nghĩa từ.
- GV đọc mẫu
- Đọc đoạn 1: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
- Hoa văn trên trống được tả như thế nào?
- HS đọc đoạn 2: Nổi bật trên hoa văn trống là những hình ảnh nào?
- Tìm những từ ngữ miêu tả hoạt động của con người được tả trên trống đồng?
- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ta?
- HS đọc nối tiếp đoạn, nêu cách đọc từng đoạn
- HS đọc theo cặp, thi đọc trước lớp
1. Luyện đọc:
- Bài chia làm 2 đoạn.
- Rèn đọc: Đông Sơn, lao động, khát khao, ...
- Câu: Con người cầm.... cảm tạ thần linh.
2. Tìm hiểu bài:
- Đa dạng về hình dáng, kích cỡ, phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.
- Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công...
- Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên.
- Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn
- Những hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất
- Là cổ vật quý giá phản ánh trình độ văn minh của người Việt cổ xưa, là bằng chứng nói lên dân tộc Việt Nam có 1 nền văn hóa lâu đời.
3. Luyện đọc đúng giọng:
- Đoạn: Nổi bật.... sâu sắc.
3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
	- Nội dung bài nói gì?
	b. Dặn dò:
	 - Học bài và xem bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Tiết 2: Khoa học: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán:
PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp)
I. Mục tiêu
- Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.
- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Đọc trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - Kiểm tra vở bài tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- GV nêu ví dụ- HS đọc
- Muốn biết được phân số chỉ số phần quả cam Vân đã ăn ta làm thế nào?
- HS đọc ví dụ- GV thực hành, HS quan sát
- Sau 5 lần chia mỗi người được mấy phần quả cam?
- Kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết dưới dạng nào?
c, Luyện tập: 
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bảng lớp, bảng con
- Nhận xét- chữa bài
* Ví dụ 1: 
- Ăn 1 quả cam tức là ăn 4 phần hay quả cam
- Ăn thêm 1 phần quả cam tức là quả cam nữa. 
Vậy Vân đã ăn hết tất cả 5 phần hay quả cam.
* Ví dụ 2: 
- Chia mỗi quả cam thành 4 phần bằng nhau chia
cho mỗi em 1 phần (quả cam)
- Sau 5 lần chia mỗi người được 5 phần hay quả cam 
* Nhận xét (sgk)
* Bài 1 (110).
 9 : 7 = ; 8 : 5 = ; 2 : 15 = 
* Bài 3 (110).
 < 1 < 1 < 1
 = 1 > 1 > 1 
3. Củng cố- dặn dò:
	a. Củng cố:
 - Nêu cách so sánh phân số với 1?
	b. Dặn dò:
 - Làm bài tập vở bài tập, xem bài sau.
Tiết 4: Luyện từ và câu: 
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
 I. Mục tiêu
- Nắm vững kiến thức và kĩ nắng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được các câu kể Ai làm gì trong đoạn văn. Xác định được bộ phận chủ ngữ- vị ngữ trong câu.
- viết được một đoạn văn có dùng kiểu câu kể Ai làm gì?(BT3)
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Đọc trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
	1. Kiểm tra: - Kiểm tra vở bài tập.
	2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS trao đổi và tìm câu kể Ai làm gì trong đoạn văn?
- Nêu yêu cầu của bài 
- Bài tập yêu cầu gì? 
- HS làm bài 
- Nhận xét- chữa bài
- Đọc yêu cầu của bài
- Đề bài yêu cầu gì?
- HS làm bài, nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa viết.
* Bài 1 (16).
- Câu kể: 3, 4, 5, 7.
* Bài 2 (16).
- Tàu chúng tôi/ buông neo trong vùng biển Trường Sa.
- Một số chiến sĩ/ thả câu.
- Một số khác/ quây quần trên boong sau ca hát.
- Cá heo/ gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
* Bài 3 (16).
Sáng hôm đó, chúng em đến trường sớm hơn mọi ngày. Theo sự phân công của tổ trưởng Hùng, chúng em làm việc ngay. Hai bạn Hạnh và Hoa quét thật sạch nền lớp. Bạn Hùng và Nam kê dọn lại bàn ghế. Còn em sắp xếp lại đồ dùng học tập ở cuối lớp. Chỉ một loáng, chúng em đã làm xong mọi việc.
 3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
 - HS nhắc lại khái niệm câu kể Ai làm gì?
 b. Dặn dò:
 - Học bài: viết lại đoạn văn vào vở. Bài sau: Mở rộng vốn từ: Sức khỏe.
CHIỀU 
Tiết 1 :Toán+
Tiết 2: Kĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3 :Tiếng việt+
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
(Giáo viên chuyên dạy)
SÁNG
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2016
Tiết 1. Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết đọc , viết phân số.
- Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập
- Trò: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: - Kiểm tra vở bài tập của HS.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS trả lời miệng
- Nêu yêu cầu của bài
- GV đọc– HS viết bài vào bảng con
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài vào phiếu
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS tự làm bài vào vở- trình bày trước lớp
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 1 (110).
kg (Một phần hai ki- lô- gam)
 giờ (Mười chín phần mười hai giờ)
 m (Sáu phần một trăm mét)
* Bài 2 (110).
; ; ; 
* Bài 3 (110).
8 = ; 14 = ; 32 = ; 0 = 
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Nêu các nội dung vừa ôn tập?
 b. Dặn dò:
	- Làm bài vở bài tập Xem bài sau: 
Tiết 2: Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE
I. Mục tiêu
- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao( BT1-BT2) Nắm được một số thành ngữ liên quan đến sức khỏe( BT3-BT4) .
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Phiếu bài tập.
- Trò: Xem trước bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - Đọc đoạn văn kể về công việc trực nhật lớp
2. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài: 	
 b, Nội dung bài:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm phiếu dán kết quả
- GV chốt lời giải đúng
- Nêu yêu cầu của bài 2
- HS làm bài theo nhóm- đọc kết quả
- Đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ và làm bài
- GV nhận xét- chữa 
- Đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ và làm bài
- GV nhận xét- chữa bài.
* Bài 1( 19).
a, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, ăn uống điều độ, giải trí...
b, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn...
* Bài 2 (19).
- bóng chuyền, bóng đá, bóng chày, cầu lông, quần vợt, chạy, nhảy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ, bắn súng, bơi. đấu kiếm, đấm bốc, cử tạ, xà đơn, trượt tuyết...
* Bài 3 (19).
- Khỏe như voi (trâu, hùm)
- Nhanh như cắt (gió, điện, chớp, sóc)
* Bài 4 (19).
- Ăn được ngủ được nghĩa là người có sức khỏe tốt
- Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
	- Em hiểu người như thế nào là có sức khỏe tốt?
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà làm lại bài tập.
Tiết 3: Địa lí:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Tập làm văn:
 MIÊU TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Biết viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần( mở bài, thân bài, kết luận), diễn đạt thành câu rõ ý
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Bảng phụ ghi dàn ý của bài văn
- Trò: Xem bài trước ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. Kiểm tra: - Dàn bài văn miêu tả đồ vật của HS. 
	2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài
- GV đưa ra 1 số đề bài
- HS đọc đề bài- Nhắc lại các yêu cầu của đề.
- GV gợi ý HS chọn đề bài gần gũi với HS để các em làm bài tốt
* Học sinh viết bài:
- HS viết bài đúng với yêu cầu của đề, đảm bảo đầy đủ nội dung của từng phần.
- Trình bày bài sạch sẽ, câu văn gãy gọn, dùng từ sát hợp
- GV đến từng bàn giúp đỡ, nhắc nhở HS làm bài
- HS nhắc lại dàn bài.
* Đề bài : Tả cây bút chì của em.
- Thể loại: Miêu tả đồ vật
- Nội dung: Tả cây bút chì của em
3. Củng cố- dặn dò:
	a. Củng cố:
 - Thu bài- Nhận xét giờ học.
	b. Dặn dò:
 - Xem lại cách làm văn miêu tả đồ vật.
CHIỀU
Tiết 1:Toán+ 
Tiết 2: Mĩ thuật: 
	(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
SÁNG
Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2016
Tiết 1: Thể dục:
(Giáo viên chuyên dạy.)
Tiết 2:Toán: 
PHÂN SỐ BẰNG NHAU
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản( trường hợp đơn giản)
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Băng giấy
- Trò: Xem trước bài ở nhà 
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra: Kiểm tra bài tập ở nhà.
2. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài: 	
 b, Nội dung bài:
- HS quan sát 2 băng giấy
- Băng giấy thứ 1được chia thành mấy phần bằng nhau?
- Mấy phần đã tô màu? Viết phân số chỉ số phần đã tô màu?
- Băng giấy thứ 2 đã tô màu mấy phần? Viết phân số chỉ số phần đã tô màu của băng giấy thứ 2?
- Em có nhận xét gì về băng giấy và băng giấy?
- Làm thế nào để phân số thành phân số và ngược lại?
- HS rút ra nhận xét
c, Luyện tập:
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài vào phiếu- đọc kết quả
- Nhận xét- chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài– trình bày kết quả 
- Lớp nhận xét- đánh giá
1. Ví dụ:
 = 
 = = ; = = 
2. Tính chất cơ bản của phân số (sgk- 111)
* Bài 1 (112). Viết số thích hợp vào ô trống
a. = = ; = = 
 = = ; = = 
b. = ; = ; ; 
 3. Củng cố- dặn dò:
	a. Củng cố:
	 - Nêu tính chất cơ bản của phân số?
	b. Dặn dò:
	 - Làm bài tập vở bài tập, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3:Lịch sử: 
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- HS nắm được cách giới thiệu về địa phương 
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được những đổi mới nơi các em sinh sống (BT2).
II. Đồ dùng chuẩn bị
- Thầy: Bảng phụ, phiếu bài tập
	- Trò: Xem trước bài ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập ở nhà 
2. Bài mới:
 a, Giới thiệu bài: 	
 b, Nội dung bài
- Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của địa phương nào?
- Kể lại những nét đổi mới nói trên?
- GV dán dàn ý lên bảng
- HS đọc dàn ý
- Đọc nội dung bài tập
- Xác định yêu cầu của bài
- Để làm được đề văn này trước hết các em phải làm gì?
- HS nêu nội dung các em chọn giới thiệu.
- HS thực hành giới thiệu về những đổi mới của địa phương
* Bài 1 (19). Đọc bài văn và trả lời câu hỏi
- Xã Vĩnh Sơn một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạch, tỉnh Bình Định là xã vốn có nhiều khó khăn nhất, nghèo đói đeo đẳng quanh năm.
- Người dân Vĩnh Sơn trước kia chỉ quen phát rẫy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ, bà con không thiếu ăn...
- Nghề nuôi cá phát triển, đời sống được cải thiện
+ Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên, đặc điểm chung)
+ Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương
+ Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó.
* Bài 2 (19).
 - Kể những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.
- Nhận ra những nét đổi mới (trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, xây dựng thêm nhiều trường học mới).
- Chọn 1 hoạt động mà em thích...
- Giới thiệu hiện trạng địa phương, ước mơ đổi mới của mình...
 3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
	- Nhận xét giờ học, bình chọn HS giới thiệu về địa phương hay nhất.
 b. Dặn dò:
 - Học bài và chuẩn bị bài sau: Trả bài văn miêu tả đồ vật.
Tiết 5:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 20
I. Mục tiêu:
 - Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua
 - Phương hướng phấn đấu trong tuần tới
 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung sinh hoạt:
A. Nhận xét tuần 20:
1. Các môn học và hoạt động giáo dục:
* Ưu điểm
 - Trong tuần học sinh đi học tương đầy đủ và đúng giờ quy định.
 -Sách vở đồ dùng học tập của học sinh tương đối đầy đủ. Có nhiều em có ý thức tự giác học tập
 * Nhược điểm: 
- Hiện tượng lười học vẫn còn diễn ra ở một số em: Khánh, Xế,..
- Kĩ năng đọc, viết, tính toán của một số em còn chậm: Tú, Tà. 
2. Các năng lực:	
* Ưu điểm 
 - Phần đa các em đã biết tự chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc.
* Nhược điểm: 
 - Một số em chưa tự hoàn thành công việc.
3. Các phẩm chất:
* Ưu điểm
- Phần đa các em biết chăm học, chăm làm; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người học sinh.
4. Các hoạt động khác 
* Ưu điểm
- Có ý thức tham gia các hoạt động phong trào, thể dục đầu giờ và giữa giờ. Các em luôn có ý thức làm vệ sinh hàng ngày, giữ gìn trường lớp sạch đẹp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
* Nhược điểm: - Vệ sin

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc