Giáo án Toán Lớp 5 - Bài: Nhân số đo thời gian với một số - Năm học 2015 -2016 - Trương Thị Mỹ Xuyên
HĐ 1:Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:
*Ví dụ 1:
- GV treo bảng phụ ghi đề bài toán.
- GV cho HS đọc bài toán.
- GV hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ GV gọi 1 HS nêu tóm tắt bài toán.
GV ghi bảng bài tóm tắt:
1 sản phẩm : 1 giờ 10 phút
3 sản phẩm : thời gian?
+ Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm phép tính gì?
+ GV ghi bảng phép tính:
1 giờ 10 phút
x 3
- GV nêu : Đây chính là một phép nhân của một số đo thời gian với một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép nhân này.
- GV nhận xét các cách HS đưa ra, tuyên dương HS có cách làm đúng, sang tạo, sau đó giới thiệu cách đặt tính để tính như SGK.
GV mời 1 HS đọc cách thực hiện phép tính và giáo viên ghi bảng:
Ngày soạn: 05/03/2016 Ngày dạy :14/03/2016 Môn: Toán Tiết: Bài : NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I- Mục tiêu: Giúp HS biết : - Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. - GDHS tính cẩn thận, cần cù , chịu khó trong giải toán. II-Chuẩn bị: -Phiếu học tập. - PP trực quan, đàm thoại gợi mở – vấn đáp, luyện tập. III- Các hoạt động dạy học TG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ 1ph 4ph 1ph 17ph 15ph 3ph 1.Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: “Luyện tập” 2HS lên bảng làm các bài tập ở bài luyện tập tiết hôm trước : + HS1 làm 2 phép tính: 1) 3 ngày 14 giờ + 5 ngày 6 giờ 2) 23 năm 9 tháng - 4 năm 5 tháng + HS2 giải bài toán: Một máy cắt cỏ ở hai khu vườn mất 5 giờ 15 phút. Riêng cắt ở khu vườn thứ nhất mất 2 giờ 45 phút. Hỏi máy cắt cỏ ở khu vườn thứ hai mất bao nhiêu thời gian? Tóm tắt: hai khu vườn:5 giờ 15 phút khu vườn thứ nhất:2 giờ 45 phút khu vườn thứ hai:..thời gian? GV chữa bài, nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu: GV: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với 1 số qua bài “Nhân số đo thời gian với một số” HĐ 1:Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số: *Ví dụ 1: - GV treo bảng phụ ghi đề bài toán. - GV cho HS đọc bài toán. - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + GV gọi 1 HS nêu tóm tắt bài toán. GV ghi bảng bài tóm tắt: 1 sản phẩm : 1 giờ 10 phút 3 sản phẩm : thời gian? + Vậy muốn biết làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu chúng ta phải làm phép tính gì? + GV ghi bảng phép tính: 1 giờ 10 phút x 3 - GV nêu : Đây chính là một phép nhân của một số đo thời gian với một số. Hãy thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách thực hiện phép nhân này. - GV nhận xét các cách HS đưa ra, tuyên dương HS có cách làm đúng, sang tạo, sau đó giới thiệu cách đặt tính để tính như SGK. GV mời 1 HS đọc cách thực hiện phép tính và giáo viên ghi bảng: 3 x 0 = 0 3 x 1 = 3 Ta được 30 phút 3 x 1 = 3 Ta được 3 giờ. - GV hỏi :Vậy 1 giờ 10 phút x 3 bằng bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút? - GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào? * Ví dụ 2: - GV treo bảng phụ có ghi đề bài toán 2 và yêu cầu HS đọc. GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Mời 1 HS nêu tóm tắt bài toán: GV ghi tóm tắt: 1 buổi : 3 giờ 15 phút 5 buổi : giờ.phút? + Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta phải làm như thế nào? - GV yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép tính trên. + Em có nhận xét gì về kết quả trong phép nhân trên. + Khi đổi 75 phút thành 1 giờ 15 phút thì kết quả của phép nhân trên là bao nhiêu thời gian? + GV nhận xét kết quả của HS. + GV hỏi Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì? - GV gọi 2HS nhắc lại chú ý. HĐ 2:Luyện tập – thực hành: Bài 1/135: + 1HS đọc đề bài a) 3 giờ 12 phút x 3 4 giờ 23 phút x 4 12 phút 25 giây x 5 b) 4,1 giờ x 6 3,4 phút x 4 9,5 giây x 3 +Bài tập yêu cầu các em làm gì? Gọi 2 HS lên bảng trình bày. GV nhận xét, sửa bài. Bài 2/135: + 1HS đọc đề bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Mời 1 HS tóm tắt bài toán. GV ghi tóm tắt bài toán: Quay 1 vòng: 1 phút 25 giây Quay 3 vòng: thời gian? + Để biết bé Lan ngồi trên đu quay bao lâu chúng ta phải làm như thế nào? + Mời 1 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, sửa bài. 4.Hoạt động nối tiếp : - Nhắc lại cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì ta cần làm gì? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau “Chia số đo thời gian cho một số”. 2HS lên bảng làm bài tập. 3 ngày 14 giờ 23 năm 9 tháng + - 5 ngày 6 giờ 4 năm 5 tháng 8 ngày 20 giờ 19 năm 4 tháng Máy cắt cỏ ở khu vườn thứ hai mất khoảng thời gian là: 5 giờ 15 phút – 2 giờ 45 phút = 2 giờ 30 phút Đáp số: 2 giờ 30 phút HS khác nhận xét. HS chú ý lắng nghe . + Trung bình để làm xong một sản phẩm thì hết 1 giờ 10 phút. + Người thợ làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian? + 1HS nêu tóm tắt của bài toán. + Muốn biết người thợ làm 3 sản phẩm như thế hết bao lâu ta cần thực hiện phép nhân: 1 giờ 10 phút x 3 + 2HS ngồi cạnh nhau thảo luận để tìm ra cách thực hiện phép nhân, sau đó một số cặp HS trình bày cách của mình trước lớp . Ví dụ: * Đổi ra số đo có một đơn vị( phút hoặc giờ rồi nhân). * Nhân số giờ riêng, nhân số phút riêng rồi cộng các kết quả lại. + HS khác theo dõi nhận xét cách làm của bạn. + HS theo dõi và thực hiện lại theo cách đặt tính: HS đặt tính và tính : 1 giờ 10 phút x 3 3 giờ 30 phút Vậy 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút. + HS: 1 giờ 10 phút 3 bằng 3 giờ 30 phút. + HS: Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. + 2HS nhắc lại. + HS đọc cho cả lớp nghe. +Mỗi buổi sáng Hạnh học ở trường trung bình 3 giờ 15 phút. Một tuần lễ Hạnh học ở trường 5 buổi. + Mỗi tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian? + 1HS nêu tóm tắt: + HS : Để biết một tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian chúng ta thực hiện phép nhân : 3 giờ 15 phút 5 + 1 HS lên bảng tính, cả lớp làm bảng con: 3 giờ 15 phút x 5 15 giờ 75 phút + HS : 75 phút lớn hơn 60 phút, tức là lớn hơn 1 giờ,có thể đổi thành 1 giờ 15 phút. + HS: Khi đó ta có 3 giờ 15 phút x 5 bằng 16 giờ 15 phút. + HS nhận xét. - Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta cần thực hiện chuyển sang đơn vị lớn hơn liền kề. + HS nhắc lại chú ý. + 1 HS đọc cho cả lớp nghe. + Bài tập yêu cầu thực hiện phép nhân số đo thời gian với 1 số. + 2 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con. + HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. + 1HS đọc trước lớp. + Một chiếc đu quay quay mỗi vòng hết 1 phút 25 giây. Bé Lan ngồi trên đu quay và quay 3 vòng. + Bé Lan ngồi trên đu quay bao nhiêu lâu? + 1 HS nêu tóm tắt: + Chúng ta cần thực hiện phép nhân : 1 phút 25 giây x 3 + Lớp làm vào vở. Bài giải Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là: 1 phút 15 giây x 3 = 3 phút 75 giây Đáp số: 3 phút 75 giây + Lớp nhận xét bài làm bạn trên bảng. + Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. + Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta cần thực hiện chuyển sang đơn vị lớn hơn liền kề.
File đính kèm:
- Nhan_so_do_thoi_gian_voi_mot_so.docx