Giáo án Toán Lớp 4 - Bài: Phép cộng phân số
2.2. Hướng dẫn học sinh thực hành trên băng giấy :
- Giáo viên nêu : Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 3/8 băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp 2/8 băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của bang giấy ?
- Giáo viên nêu : Để biết bạn Nam đã tô màu tất cả bao nhiêu phần của bang giấy chúng ta sẽ cùng hoạt động với băng giấy.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bang giấy, đồng thời cũng làm mẫu với bang giấy to : Gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau.
- Giáo viên hỏi:
+ Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ?
+ Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy ?
+ Các em hãy tô màu 3/8 băng giấy.
+ Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy?
+ Như vậy bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau ?
+ Các em hãy đọc phân số tương ứng với phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu.
- Giáo viên kết luận: Vậy cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả là 5/8 băng giấy
TOÁN PHÉP CỘNG PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Nhận biết phép cộng hai phân số cùng mẫu số. - Biết cộng hai phân số có cùng mẫu số. - Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Giáo viên chuẩn bị một bang giấy to. - Mỗi học sinh chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30cm, chiều rộng 10cm, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ : - 1 học sinh nhắc lại quy tắc so sánh hai phân số khác mẫu. - 2 học sinh lên bảng giải bài tập sau: So sánh hai phân số : a. 35 và 27 b. 48 và 23 - Học sinh trả lời. - Học sinh lên bảng làm bài tập. 2. Dạy - học bài mới : 2.1. Giới thiệu bài : - Ở tiết học trước chúng ta đã học cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với bài học mới về các phép tính với phân số. Và bài học đầu tiên về các phép tính với phân số là bài phép cộng phân số. 2.2. Hướng dẫn học sinh thực hành trên băng giấy : - Giáo viên nêu : Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 38 băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp 28 băng giấy. Hỏi bạn Nam đã tô màu bao nhiêu phần của bang giấy ? - Giáo viên nêu : Để biết bạn Nam đã tô màu tất cả bao nhiêu phần của bang giấy chúng ta sẽ cùng hoạt động với băng giấy. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bang giấy, đồng thời cũng làm mẫu với bang giấy to : Gấp đôi băng giấy 3 lần để chia băng giấy thành 8 phần bằng nhau. - Giáo viên hỏi: + Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ? + Lần thứ nhất bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy ? + Các em hãy tô màu 38 băng giấy. + Lần thứ hai bạn Nam tô màu mấy phần băng giấy? + Như vậy bạn Nam đã tô màu mấy phần bằng nhau ? + Các em hãy đọc phân số tương ứng với phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu. - Giáo viên kết luận: Vậy cả hai lần bạn Nam tô màu được tất cả là 58 băng giấy. 2.3. Hướng dẫn cộng hai phân số cùng mẫu : - Giáo viên nêu : Có một băng giấy, bạn Nam tô màu 38 băng giấy, sau đó Nam tô màu tiếp 28 băng giấy nữa. Vậy muốn biết bạn Nam tô màu tất cả mấy phần của băng giấy chúng ta làm phép tính gì ? - Giáo viên hỏi : Ba phần tám băng giấy thêm hai phần tám băng giấy bằng mấy phần băng giấy ? - Vậy ba phần tám cộng hai phần tám bằng bao nhiêu ? - Giáo viên viết bảng : 38 + 28 = 58 - Giáo viên hỏi : Em có nhận xét gì về tử số của hai phân số 38 và 28 so với tử số của phân số 58 trong phép cộng 38 + 28 = 58 ? - Giáo viên hỏi : Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số 38 và 28 so với mẫu số của phân số 58 trong phép cộng 38 + 28 = 58 ? - Giáo viên nêu : Từ đó ta có phép cộng phân số như sau : 38 + 28 = 3+28 = 58 - Giáo viên hỏi : Từ bài giảng của cô bạn nào có thể cho cô biết muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào ? - Yêu cầu 2, 3 học sinh nhắc lại cách làm. - Cho học sinh thực hiện phép tính 35 + 75 vào bảng con. 2.4. Thực hành : Để hiểu rõ bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa. * Bài 1 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Cho 1 học sinh làm bài tập trên bảng lớp, cả lớp làm vào bảng con. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. - Cho học sinh nhắc quy tắc cộng hại phân số có cùng mẫu số. * Bài 2 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên. - Giáo viên nêu : Cũng giống như cộng các số tự nhiên, phép cộng các phân số cũng có tính chất giao hoán. Tính chất giao hoán của phép cộng các phân số như thế nào, chúng ta cùng giải quyết bài tập 2 để biết được điều đó. - Cho 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài tập vào vở. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. - Giáo viên hỏi : Các em có nhận xét gì về kết quả của hai phép cộng phân số trên? - Giáo viên hỏi : Khi ta ta đổi chỗ các phân số trong một tổng thì kết quả của tổng có thay đổi hay không? - Cho 2, 3 học sinh nêu lại tính chất giao hoán trong sách giáo khoa. * Bài 3 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Cho 1 học sinh lên bảng tóm tắt bài toán. - Giáo viên hỏi : Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho chúng ta làm thế nào? - Cho học sinh làm bài tập theo nhóm 4 trong vòng 5 phút. - Giáo viên nhận xét và sửa bài tập 4 nhóm nhanh nhất trước lớp. - Học sinh lắng nghe - Học sinh chú ý lắng nghe - Học sinh chú ý lắng nghe. - Học sinh quan sát và làm theo hướng dẫn của giáo viên. - Học sinh lắng nghe và trả lời: + Băng giấy được chia thành 8 phần bằng nhau. + Lần thứ nhất bạn Nam tô màu 38 băng giấy. + Học sinh làm theo yêu cầu. + Lần thứ hai bạn Nam tô màu 28 băng giấy. + Bạn Nam đã tô màu 5 phần bằng nhau. + Phân số tương ứng với phần băng giấy mà bạn Nam đã tô màu là 58 - Học sinh lắng nghe. - Làm phép tính cộng. - Bằng năm phần tám băng giấy. - Ba phần tám cộng hai phần tám bằng năm phần tám. - Tử số của hai phân số 38 và 28 cộng lại bằng 5, bằng với tử số của phân số 58. - Ba phân số có mẫu số bằng nhau. - Học sinh lắng nghe và quan sát. - Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số ta cộng hai tử số và giữ nguyên mẫu số. - Học sinh nhắc lại. - Học sinh làm bài tập vào bảng con. - Học sinh đọc. - Học sinh làm bài vào bảng con. - Học sinh nhận xét bạn. - Học sinh nhắc lại quy tắc. - Học sinh đọc. - Khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh làm bài tập : 37 + 27 = 3+27 = 57 27 + 37 = 2+37 = 57 - Học sinh nhận xét bạn. - Kết quả của hai phép cộng bằng nhau. - Khi ta ta đổi chỗ các phân số trong một tổng thì kết quả của tổng đó không thay đổi. - Học sinh nêu : Khi ta đổi chỗ hai phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi. - Học sinh đọc. - Học sinh tóm tắt : Ô tô thứ nhất chuyển : 27 số gạo trong kho Ô tô thứ hai chuyển : 37 số gạo trong kho Cả hai ô tô chuyển : ? số gạo trong kho. - Muốn biết cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho chúng ta làm phép cộng phâ số : 27 + 37 - Học sinh làm bài tập theo nhóm. - Học sinh quan sát chú ý quan sát và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò : - Yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc cộng hai phân số có cùng mẫu số. - Giáo viên nhận xét giờ học và khen thưởng những học sinh tích cực trong giờ học. - Dặn dò học sinh về làm bài tập, học thuộc quy tắc và chuẩn bị bài cho tiết học trước. - Học sinh nêu. - Học sinh lắng nghe.
File đính kèm:
- Phep_cong_phan_so.docx