Giáo án Toán Lớp 3 - Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ (Tiếp theo) - Năm học 2015-2016
* Cách tiến hành:
+ Bài 1: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.
GV y/c 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi. HS hỏi phải kiểm tra được bạn trả lời đúng hay sai, nếu sai thì giải thích cho bạn biết vì sao sai.
- GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút?
- GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút?
- GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 10 giờ 24 phút?
- GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 5 giờ 45 phút?
- GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 8 giờ 8 phút?
Thứ hai, ngày 22 tháng 2 năm 2016 ?&@ GIÁO ÁN LỚP 3 Môn: Toán Tiết 121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo) Mục tiêu Giúp HS; Củng cố biểu tượng về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian). Củng cố kĩ năng xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút). Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của HS. Đồ dùng dạy học Mặt đồng hồ Hoạt động dạy học Ổn định tổ chức Hát. Kiểm tra bài cũ Gọi HS lên bảng làm bài 1,2,3,4/39 VBT Toán 3, tập hai. GV nhận xét, chữa bài cho HS. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài GV: Trong giờ học hôm nay các em tiếp tục thực hành xem đồng hồ. * Cách tiến hành: + Bài 1: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi. GV y/c 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 HS hỏi, 1 HS trả lời câu hỏi. HS hỏi phải kiểm tra được bạn trả lời đúng hay sai, nếu sai thì giải thích cho bạn biết vì sao sai. GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút? GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 7 giờ 13 phút? GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 10 giờ 24 phút? GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 5 giờ 45 phút? GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 8 giờ 8 phút? GV yêu cầu HS: Nêu vị trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 9 giờ 55 phút. + Gọi HS tổng hợp lại các hoạt động trong một ngày của An. GV yêu cầu HS nói thời gian hoạt động trong một ngày của mình. GV: Trong cuộc sống, chúng ta sẽ được thấy đồng hồ có 2 loại chính: đồng hồ treo tường và đồng hồ điện tử, tuy chúng có hình dáng, cấu tạo khác nhau nhưng chúng cùng chỉ khoảng thời gian hiện tại như nhau. Trong bài tập 2 này, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau thực hành xem giờ ở 2 loại đồng hồ này nhé! Bài 2: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập và quan sát mô hình đồng hồ (sgk). Đồng hồ A chỉ mấy giờ? 1 giờ 25 phút buổi chiều còn được gọi là mấy giờ? Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào? Yêu cầu HS tiếp tục làm bài theo nhóm bốn. Đại diện 1-2 nhóm lên trình bày. GV hỏi nhóm khác có cùng kết quả với 2 nhóm trên bảng không? Nếu có, giải thích kết quả sai chỗ nào. GV nhận xét, sửa sai. Bài 3: GV yêu cầu HS quan sát 2 tranh trong phần a. GV hỏi: Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ? Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ? Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút? Yêu cầu HS giải thích cách xác định thời gian Hà đánh răng và rửa mặt. GV hướng dẫn lại cho cả lớp cách xác định được khoảng thời gian 10 phút: Khi bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt đồng hồ chỉ 6 giờ, kim phút chỉ vào số 6, kim giờ chỉ vào số 12. Khi bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong, kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2, tức là 6 giờ 10 phút. Vậy tính từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc của kim phút tì được 10 phút. GV yêu cầu HS làm bài tương tự như bức tranh a. GV mời 1 HS lên bảng làm bài. GV y/c HS khác nhận xét. GV nhận xét. * Củng cố và dặn dò GV hỏi: Em ăn cơm trưa trong bao lâu? Em tự học vào buổi tối trong bao lâu? GV: Các em về nhà thực hành xem đồng hồ ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo nhé. HS thảo luận theo nhóm đôi. HS quan sát tranh và thảo luận. + 1 HS hỏi. +1 HS trả lời An tập thể dục lúc mấy giờ? An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút. An đến trường lúc mấy giờ? An đến trường lúc 7 giờ 13 phút. An học bài lúc mấy giờ? An học bài lúc 10 giờ 24 phút. An ăn cơm chiều lúc mấy giờ? An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút ( 6 giờ kém 15 phút). An xem truyền hình lúc mấy giờ? An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút. An ngủ lúc mấy giờ? An ngủ lúc 9 giờ 55 phút ( 10 giờ kém 5 phút). HS tổng hợp lại thời gian hoạt động trong một ngày của An. HS trả lời. HS lắng nghe. HS quan sát và nêu yêu cầu của bài tập. 1 giờ 25 phút. 13 giờ 25 phút. Đồng hồ A với đồng hồ I. Đồng hồ B với đồng hồ H; C nối với K; D nối với M; E nối với N; G nối với L. HS trình bày. HS lắng nghe. HS quan sát. HS trả lời: Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc 6 giờ đúng. Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc 6 giờ 10 phút. Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút. HS lắng nghe. HS làm bài b) Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút. c) Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. HS trả lời. HS lắng nghe.
File đính kèm:
- Xem_dong_ho_tiep_theo.docx