Giáo án Toán Lớp 3 - Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số

Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .

a) Phép nhân 14273 x 3

- Viết lên bảng phép nhân 14273 x 3 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.

- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?

- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS theo từng bước như phần bài học SGK.

b) Phép nhân 21526 x 2

- Tiến hành tương tự như phép nhân 14273x3 = 42819. Lưu ý HS, phép nhân 21526 x 2 = 43052 là phép nhân có nhớ.

- GV lưu ý HS:

 + Lượt nhân nào kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 3 - Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Toán
	NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ	 
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	- Áp dụng phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	Bảøng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:
	- Gọi HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào bảng con.
	x 3 = 7254 x – 34986 = 29076
 - 5 thùng dầu chứa được 1025 lít dầu. hỏi 8 thùng dầu như thế chứa được bao nhiêu lít dầu?
	Nhận xét bài cũ.
 2. GIỚI THIỆU BÀI: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1 
 2
Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .
a) Phép nhân 14273 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 14273 x 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình, sau đó GV nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng thì GV hướng dẫn HS theo từng bước như phần bài học SGK.
b) Phép nhân 21526 x 2
- Tiến hành tương tự như phép nhân 14273x3 = 42819. Lưu ý HS, phép nhân 21526 x 2 = 43052 là phép nhân có nhớ.
- GV lưu ý HS: 
 + Lượt nhân nào kết quả lớn hơn hoặc bằng 10 thì “phần nhớ” được cộng sang kết quả của phép nhân hàng tiếp theo.
+ Nhân rồi mới cộng với “phần nhớ” ở hàng liền trước (nếu có).
Luyện tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng trình bày cách tính của một trong các phép tính mà mình đã thực hiện.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc phép nhân.
- 1 HS lên bảng làm tính, cả lớp làm tính vào bảng con.
 14273
 3
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính tới hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn.
 14273 * 3 nhân 3 bằng 3, viết 3.
 3 * 2 nhân 7 bằng 21, viết 1, nhớ 2.
 42819 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, 
 viết 8 .
 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2, nhớ 1.
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, 
 viết 4 .
 * Vậy 14273 nhân 3bằng 42819.
- Theo dõi ghi nhớ.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào bảng con.
 21526 40729 17092 15180
 3 2 4 5
 64578 81458 68368 75900
- HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Lần đầu người ta chuyển 27150 kg thóc vào kho, lần sau chuyển được số thóc gấp đôi lần đầu. Hỏi cả hai lần chuyển vao kho được bao nhiêu kg thóc?
- Làm bài, 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt
Lần đầu : 27150 kg
Lần sau : gấp đôi lần đầu
Cả hai lần : . . . . kg?
Bài giải
 Số ki-lô-gam thóc lần sau chuyển được là:
 27150 x 2 = 54300(kg)
Số ki-lô-gam thóc cả hai lần chuyển được là:
 27150 + 54300 = 81450(kg)
 Đáp số: 81450kg
IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Khi thực hiện phép nhân có nhớ em lưu ý điều gì?
- Về nhà luyện tập thêm về phép nhân và làm bài tập 2/ 161.
- Chuẩn bị bài: luyện tập.
- Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docNhan_so_co_nam_chu_so_voi_so_co_mot_chu_so.doc