Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 20 - Trường TH Đông Hợp (Bản 3 cột)

A- Mục tiêu:

- HS biết làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.

- Tập trừ nhẩm ( dạng 17 – 3)

- ôn tập củng cố lại ghép trừ trong phạm vi 10.

B- Đồ dùng dạy - học:

- GV bảng gài que tính, bảng phụ đồ dùng phục vụ trò chơi.

- HS que tính.

C- Các hoạt động dạy - học:

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 20 - Trường TH Đông Hợp (Bản 3 cột), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
 Thứ hai ngày 13 tháng 1 năm 2020
Tiết 77:Phép cộng dạng 14+3
A- Mục tiêu: Giúp HS.
- Biết làm tính cọng( không nhớ) trong phạm vi 20.
- Tập cộng nhẩm ( dạng 14+3)
- Ôn tập, củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10.
B- Đồ dùng dạy - học:
- GV bảng gài, que tính, phiếu BT, đồ dùng phục vụ trò chơi, bảng phụ.
- HS que tính, sách HS.
C- Các hoạt động dạy - học;
Giáo viên
tg
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS viết số từ 10 – 20 và từ 20 – 10 
5’
- 2 HS lên bảng viết
- Số 20 gồm mấy chữ số?
- Số 20 còn gọi là gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét 
II- Dạy -học bài mới:
25’
1- Giới thiệu bài ( linh hoạt)
1’
2- Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14+3
12’
+ Hoạt động 1: Hoạt động với đồ vật.
- HS lấy 14 que tính ( gồm 1 bó que tính và 4 que tính rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Có bao nhiêu que tính?
- có tất cả 17 que tính
+ Hoạt động 2: Hình thành phép cộng 14+3
- Cho HS đạt một chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải.
- HS thực hiện 
- GV đồng thời gài lên bảng.
- GV nói kết hợp gài và viết.
+ Có một chục que ( gài lên bảng bỏ 1 chục viết ở cột chục) và 4 que tính rồi ( gài 4 que tính rời) viết 4 ở cột đơn vị.
- HS theo dõi
- Cho HS lấy 3 que tính rời đặt xuống dưới 4 que tính rời.
- GV gài và nói, thêm 3 que tính rời, viết 3 dưới 4 cột đơn vị.
- Làm thế nào để biết có bao nhiêu que tính?
- Gộp 4 que tính rời với 3 que tính được 7 que tính rời, có 1 bó 1 chục que tính và 7 que tính rời là 17 que tính.
- Để thực hiện điều đó cô có phép cộng:
14 + 3 = 17
+ Hoạt động 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- HD cách đặt tính chúng ta viết phép tính từ trên xuống dưới.
+ Đầu tiên viết số 14 rồi viết số 3 sao cho thẳng cột với 1 ( ở cột đơn vị).
(GV vừa nói vừa thực hiện)
- Viết dấu cộng ở bên trái sao cho ở giữa hai số 
- Kẻ gạch ngang dưới hai số đó.
- Sau đó tính từ phải sang trái 14
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính. + 3
và tính sau đó thực hiện bảng con. 17
- HS chú ý theo dõi
3- Luyện tập: 
12’
Bài 1: Bài Y/c gì?
HD: BT1 đã đặt tính sẵn cho chúng ta nhiệm vụ của các em là thực hiện phép tính sao cho đúng.
Tính 
- GV nhận xét.
- HS làm bài, 2 HS lên bảng 
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
HD: BT2 đã cho phép tính dưới dạng hàng ngang các con hãy dựa vào bảng cộng trong phạm vi 10 để tính 1 cách nhanh nhất.
- HS quan sát và nhận xét.
- Tính 
- GV ghi bảng: 12 + 3 =
- Các em nhẩm như sau: 2 + 3 = mấy?
- Bằng 5
- 10 + 5 = bao nhiêu?
- Bằng 15
- Vậy ta được kết quả là bao nhiêu?
- 15
- Đó chính là kết quả nhẩm, dựa vào đó các em hãy làm bài.
- HS làm bài và nêu miệng cách tính và kết quả.
- Em có nhận xét gì về phép cộng 
13 + 0 = 13
- Một số cộng với 0 sẽ = chính số đó.
Bài 3: 
- Bài yêu cầu gì?
- Điền số thích hợp vào ô trống theo mẫu.
- HD muốn điền số được chính xác chúng ta phải làm gì?
- Phải lấy số ở đầu bảng (14,13) cộng lần lượt với các số trong các ô ở hàng trên, sau đó điền kết quả vào ô, tương ứng ở hàng dưới.
- GV gắn bài tập 3 lên bảng 
Chữa bài:
- HS làm trong SGK.
- Yêu cầu 2 tổ cử đại diện lên bảng để gắn số.
- HS quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương tổ làm đúng, nhanh.
4- Củng cố:
5’
- GV viết lên bảng 3 phép cộng.
12+5= 16+3= 14+2= 
- Gọi 3 HS lên bảng đặt tính và yêu cầu HS tính nhẩm và nêu miệng phép tính.
- 3 tổ cử 3 đại diện lên thi
- Nhận xét chung giờ học.
- HS tính nhẩm và nêu kết quả.
+ Ôn lại bài.
- HS nghe và ghi nhớ.
- Xem trước bài luyện tập.
Bổ sung
Tiết 78:
Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2020
Luyện tập
A- Mục tiêu: 
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng và kĩ năng tính cộng nhẩm phép tính có dạng 14+3.
B- Đồ dùng dạy – học:
- GV phiếu học tập phục vụ trò chơi.
- HS sách HS vở BT.
C- Các hoạt động dạy – học.
Giáo viên
tg
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
5’
- GV ghi bảng: 15 + 2 
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính.
 10 + 3
 14 + 4
- Cho cả lớp làm vào bảng con: 11+7
- GV nhận xét 
 15 16 14
 + 2 + 3 + 4
 17 19 18
- HS làm bảng con: 11
 + 7
 18
II- Dạy - học bài mới.
1- Giới thiệu bài ( trực tiếp)
2- Luyện tập:
Bài 1:
- Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
25’
1’
6’
- Đặt tính và tính.
- 1 vài HS nhắc lại.
- 3 HS làm trên bảng.
- Dưới lớp làm theo tổ ( mỗi tổ làm 1 phép tính).
Bài 2:
6’
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
HD để tính nhẩm được các phép tính trong BT2 chúng ta phải dựa vào đâu?
- Tính nhẩm.
- GV viết bảng 15 + 1 = ?
- Y/C HS đứng tại chỗ nói laị cách nhẩm.
( Khuyến khích HS nhẩm theo cách thuận tiện nhất).
- Dựa vào bảng cộng 10 
- 15 + 1 = 16
- 5 + 1 = 6
- 10 + 6 = 16
- 15 thêm 1 là 16
- GV nhận xét chỉnh sửa.
Bài 3:
- BTYC gì?
- HD hãy dựa vào cách nhẩm của BT2 để làm.
- BT3 chúng ta sẽ làm từ trái sang phải ( tính nhẩm) và ghi kết quả.
6’
- HS làm bài đổi vở KT chéo sau đó nêu miệng kết quả.
- Tính 
10 + 1 + 3 =?
Nhẩm 10 + 1 = 11
10 + 3 = 14
- HS làm bài sau đó nêu kết quả và cách tính
- GV kiểm tra và nhận xét.
Bài tập 4:
6’
- Cho HS đọc yêu cầu.
- HD muốn làm được bài tập này ta phải làm gì trước?
- Nối ( theo mẫu)
- Phải nhẩm tìm kết quả của mỗi phép cộng rồi nối phép cộng với số là kết quả của phép cộng.
- GV gắn ND BT4 lên bảng gọi 1 HS lên bảng nói.
- HS làm trong SGK sau đó lên bảng
- GV nhận xét và chỉnh sửa.
- HS dưới lớp nhận xét.
4- củng cố dặn dò:
- Trò chơi tiếp sức.
+ Chuẩn bị các thanh thẻ ghi các phép tính dạng 14 + 3 và các thanh thẻ ghi kết quả của các phép tính này.
+ Cách chơi: Chọn 2 đội chơi mỗi đội 5 em chơi theo hình thức tiếp sức. Lần lượt từng em chạy lên gắn kết quả để được phép tính đúng ( chơi trong 3 phút, kết thúc trò chơi đội nào đúng nhanh là đội thắng.
5’
- Các tổ cử đại diện lên chơi.
- GV nhận xét giờ học 
Bổ sung
Tiết 78:
Thứ tư ngày 15 tháng 1 năm 2020
Luyện tập
Thứ ....ngày.....tháng năm 201
Tiết 79:
phép trừ dạng 17 - 3
A- Mục tiêu: 
- HS biết làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.
- Tập trừ nhẩm ( dạng 17 – 3)
- ôn tập củng cố lại ghép trừ trong phạm vi 10.
B- Đồ dùng dạy - học:
- GV bảng gài que tính, bảng phụ đồ dùng phục vụ trò chơi.
- HS que tính.
C- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
tg
Học sinh
I- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng tính nhẩm.
15 + 2 = 16 + 3 = 14 + 1 =
- Đọc cho HS đặt tính và làm bảng con.
13 + 5 11 + 6 15 + 4
- GV nhận xét 
5’
- 3 HS lên bảng
- Mỗi tổ làm một phép tính vào bảng con.
II- Dạy - học bài mới.
1- Giới thiệu bài ( linh hoạt)
2- Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 3.
a- Hoạt động 1: Thực hành trên que tính.
- Yêu cầu HS lấy 17 que tính (gồm 1 chục và 7 que tính rời) sau đó tách thành 2 phần để trên bàn phần bên phải có 7 que tính rời.
25’
1’
12’
- GV đồng thời gài lên bảng.
- GVHDHS cách lấy ra 3 que tính cầm ở tay(GV lấy ra 3 que tính khỏi bảng gài).
- Số que tính còn lại trên bàn là bao nhiêu?
- Vì sao em biết?
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thực hiện lấy ra 3 que tính.
- Còn 14 que tính .
- Như vậy từ 17 que tính ban đầu tách để lấy đi 3 que tính . Để thể hiện việc làm đó cô có một phép tính trừ đó là 17 – 3 ( viết bảng).
b- Hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện phép tính.
- Số que tính còn lại trên bàn gồm 1 chục và 4 que tính rời là 14 que tính.
+ Hướng dẫn: Chúng ta viết phép tính từ trên xuống dưới.
- Đầu tiên ta viết số 17 rồi viết số 3 sao cho 3 thẳng cột với 7.
- Viết dâú trừ ở bên trái sao cho ở giữa hai số.
- Kẻ vạch ngang dưới hai số đó.
+ Cách tính chúng ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị 
- 2 HS nhắc lại cách đặt tính.
 17 7 trừ 3 bằng 4 viết 4
 - 3 hạ 1, viết 1
 14 
Vậy 17 – 3 = 14.
- 1 HS nhắc lại cách tính.
3- Luyện tập:
12’
bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm bài rồi lên bảng chữa.
- Tính 
- HS làm trong sách.
 13 17 14 16
- 2 - 5 - 1 - 3
 11 12 13 13
- Yêu cầu một số HS khi làm lại trên bảng nêu lại cách làm.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì?
- HDHS tính và ghi kết quả hàng ngang.
- Em có nhận xét gì về phép tính 14 – 0?
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
HD muốn điền được số thích hợp vào ô trống ta phải làm gì?
- Tính 
- HS làm bài. 3 HS lên bảng 
12 - = 11
17 – 5 = 12
14 – 0 = 14..
- 1 số trừ đi 0 thì = chính số đó.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- Phải lấy số ở ô đầu trừ lần lượt cho các số ở hàng trên sau đó điền kết quả tương ứng vào ô dưới.
- GV gắn nội dung bài tập lên bảng.
- Cho HS nhận xét và chữa bài.
- HS làm trong sách 2 HS lên bảng.
4- Củng cố – dặn dò:
5’
- Trò chơi tìm nhà cho thỏ 
- HDHS chơi tương tự tiết trước.
- Mỗi tổ cử đại diện lên chơi thi.
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Phép trừ dạng 17 – 3
- Nhận xét chung giờ học.
- ôn lại bài.
- Chuẩn bị trước bài luyện tập
- HS nghe và ghi nhớ.
Bổ sung
Thứ năm ngày 16 tháng 1 năm 2020
Tiết 80: Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính trừ ( không nhỏ) 
- Rèn luyện kĩ năng cộng trừ nhẩm ( không nhỏ) trong phạm vi 20 
B- Đồ dùng dạy - học:
- Phiếu học tập đồ dùng phục vụ trò chơi.
C- Dạy học bài mới;
I- Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi bảng 17 – 4 
 15 – 2
- GV đọc cho HS làm bảng con: 16 – 2
- GV nhận xét 
5’
- 2 HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính
- HS làm bảng con
II- Luyện tập:
25’
Bài 1: 
8’
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài?
Hướng dẫn để tính nhẩm được các phép tính 
trong bài tập 2 các em phải dựa vào đâu?
- GV ghi bảng 15 - 3 =
- Gợi ý cho HS tính nhẩm theo cách thuận tiện nhất.
+ Có thể nhẩm ngay 15-3=12.
+ Có thể nhẩm theo 2 bước.
B1: 5 trừ 3 = 2
B2: 10 = 2 = 12
+ Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp 15 bớt 1 =14, 14 bớt 1 =13, 13 bớt 1=12.
- HS làm bài theo hướng dẫn 
- GV đi quan sát và uốn nắn HS.
- Cho HS đổi bài KT kết quả
- HS thực hiện
- Gọi 1 vài em nêu kết quả.
- GV nhận xét 
- Củng cố về cách tính nhẩm.
Bài 2:
9’
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Tính
- Hướng dẫn các em hãy thực hiện phép tính từ trái sang phải rồi ghi kết quả cuối cùng.
VD: 12 + 3 + 1
- Nhẩm 10 + 2 + 3 = 15
- HS chú ý nghe
15 + 1 = 16
viết 12 + 3 + 1 = 16
Lưu ý: HS trong các dãy tính có cả phép cộng và phép trừ phải thật chú ý để tính cho chính xác.
Chữa bài:
- HS làm bài theo hướng dẫn
- Gọi 3 HS lần lượt nêu cách tính và kết quả ( mỗi em 1 cột).
- GV kiểm tra 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Bài 3: 
8’
- Bài yêu cầu gì?
- Nối ( theo mẫu).
Hướng dẫn muốn nối được chính xác thì ta phải làm gì trước tiên?
- Phải tính và nhẩm tìm kết quả của mỗi phép tính trừ sau đó sẽ nối với số thích hợp.
Lưu ý: Phép trừ 17 –5 không nối với số nào.
- Gv ghi BT4 lên bảng.
- GVKT và nhận xét
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Dưới lớp nhận xét.
III- Củng cố – dặn dò:
- Trò chơi: Thi viết phép trừ dạng 17 – 3 rồi tính kết quả.
- Nhận xét chung giờ học.
- Chuẩn bị bài tiết 81.
5’
- HS chơi thi theo tổ.
- HS nghe và ghi nhớ.
Bổ sung

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_1_tuan_20_truong_th_dong_hop_ban_3_cot.doc