Giáo án Toán Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều)
Bài 45. CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (từ 71 đến 99)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm, đọc, viết các số từ 71 đến 99.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và que tính rời để đếm.
- Các thẻ số từ 71 đến 99.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:
- Chia lớp thành nhiều nhóm 4-6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng hìnhvẽ”, “Nhóm viết số”.
- GV hoặc chủ trò đọc một số từ 41 đến 70. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng hình vẽ, vẽ đủ số hình tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số GV đã đọc.
Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.
Lưu ý: GV chú ý khai thác những sản phẩm của HS, khai thác những cách biểu diễn số khác nhau.
2. HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói:“Có 73 khối lập phương”, . Chia sẻ trước lớp kết quả và nói cách đếm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
6;... Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài. GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. Bài 5 Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp. + Câu a): Có 2 bạn đang chơi bập bênh, có 3 bạn đang chơi xích đu, có 4 bạn đang chơi cầu trượt. Có tất cả bao nhiêu bạn đang chơi? Thành lập phép tính: 2 + 3 + 4 = 9. + Câu b): Tổ chim có 8 con chim, có 2 con chim bay đi, sau đó có tiếp 3 con chim bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim? Thành lập phép tính: 8 - 2 - 3 = 3. GV khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, HS có thể nêu tình huống và thiết lập phép tính theo thứ tự khác. Khuyến khích HS trong lớp đặt thêm câu hỏi cho nhóm trình bày. C. Hoạt động vận dụng GV khuyên khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn bạn điều gì? (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua các chia sẻ, trao đối nhóm đặt câu hỏi phản biện, HS có cơ hội phát triển NL giao tiếp toán học. Bài 37. EM VUI HỌC TOÁN MỤC TIÊU Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động: Hát và vận động theo nhịp, chơi trò chơi thông qua đó cúng cố kĩ năng cộng, trừ các số trong phạm vi 10. Vẽ tranh biếu diễn phép cộng, phép trừ qua đó hiểu ý nghĩa phép cộng, phép trừ. Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật gắn với các hoạt động tạo hình. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Bài hát. Bút màu, giấy vẽ. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Cùng hát và giơ ngón tay biểu diễn phép tính Hát và vận động theo nhịp HS hát và vận động theo nhịp của bài hát. Ví dụ: Khi hát “Một với một là hai” thì HS giơ 2 ngón tay (mỗi tay 1 ngón) để minh hoạ phép tính theo lời bài hát. b) Giơ ngón tay biểu diễn phép cộng, phép trừ HS thực hiện theo cặp: đọc phép tính, giơ ngón tay biểu diễn phép tính vừa đọc và ngược lại. Hoạt động 2. Cùng nhau tạo hình HS thực hiện theo nhóm: Cùng nắm tay nhau tạo thành hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác. Khuyến khích HS suy nghĩ thay đổi tư thế tìm các cách tạo hình sáng tạo. C. Hoạt động 3. Vẽ tranh rồi viết phép cộng, phép trừ thích hợp HS thực hiện theo nhóm: Vẽ tranh biểu diễn phép cộng, phép trừ rồi viết phép tính thích hợp với mỗi tình huống. Khuyến khích HS sáng tạo theo cách của các em. Trung bày các sản phẩm của nhóm, cử đại diện trình bày ý tưởng. E. Củng cố, dặn dò HS nói cảm xúc sau giờ học. HS nói về hoạt động thích nhất trong giờ học. HS nói về hoạt động còn lúng túng, nếu làm lại sẽ làm gì. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua các hoạt động trải nghiệm: tạo hình, vẽ tranh biểu diễn phép tính cộng, trừ, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Thông qua các hoạt động thuyết trình về các sản phẩm và ý tưởng của nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL tư duy và lập luận toán học. LƯU Ý: GV có thể chọn lựa một trong các hoạt động trên để triển khai cho phù hợp với đối tượng HS và quỹ thời gian của nhà trường. GV cũng có thể dựa vào các hoạt động đã gợi ý để thiết kế các hoạt động trải nghiệm phù hợp với đối tượng hơn, tạo cơ hội cho HS trải nghiệm để phát triển NL và phẩm chất. Bài 38. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10; kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10. Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế. Phát triên các NL toán học. CHUẨN BỊ Tranh tình huống như trong bài học. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động Chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập tính cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: - Đem số lượng các con vật, đọc số tương ứng. Đem và nói cho bạn nghe về số lượng các con vật vừa đếm được, chắng hạn: HS chỉ vào hình vẽ thứ nhất đếm và nói: Có bảy con gà, viết số 7. Bài 2 a) Cá nhân HS suy nghĩ, tự so sánh hai số, sử dụng các dấu (>, c, =) và viết kết quả vào vở. Đổi vở cùng kiểm tra, đọc kết quả và chia sẻ với bạn cách làm. b) HS lấy các thẻ ghi số 5, 3, 9, 8. Đố bạn chọn ra thẻ ghi số lớn nhất, số bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số trên theo thứ tự từ bé đến lớn. Có thể thay bằng các thẻ số khác hoặc lấy ra 4 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên. Bài 3 Cá nhân HS tự làm: Tìm kết quả các phép cộng hoặc trừ nêu trong bài. HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho nhau về kết quả các phép tính tương ứng. Bài 4. Cá nhân HS quan sát từng hình vẽ, nói cho bạn nghe hình vẽ được tạo thành từ những hình nào đã được học. Có bao nhiêu hình mỗi loại. a) Hình vẽ gồm: 3 hình vuông, 8 hình tròn, 7 hình tam giác và 2 hình chữ nhật b) Tương tự, hình vẽ bên trái gồm: 5 khối hộp chữ nhật và 3 khối lập phương; hình vẽ bên phải gồm 6 khối hộp chữ nhật và 2 khối lập phương. Bài 5. HS quan sát tranh, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề nêu lên qua bức tranh. Chia sẻ trong nhóm. Ví dụ: Có 4 bắp cải, bạn thỏ mang đi 1 bắp cải. Hỏi còn lại bao nhiêu bắp cải? Thành lập phép tính: 4-1 = 3. Có 5 bắp cải, bạn thỏ mang đến thêm 2 bắp cải. Hỏi có tất cả bao nhiêu bắp cải? Thành lập phép tính: 5 + 2 = 7. D. Hoạt động vận dụng GV khuyến khích HS liên hệ tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng hoặc trừ trong phạm vi 10. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển nàng lực cho học sinh Thông qua luyện tập thực hành tổng họp về tính cộng, trừ trong phạm vi 10. HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua việc nhận biết các bài toán từ các tranh ảnh minh hoạ hoặc tình huống thực tế và sử dụng các kí hiệu toán học đề diễn tả bài toán, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL mô hình hoá toán học. LƯU Ý Bài này được thiết kế cho 2 tiết học. GV có thê căn cứ vào đối tượng HS để đưa ra các bài ôn tập và đánh giá cho phù họp sao cho có thể xác định được HS có đạt được các yêu cầu quy định trong chương trình hay không, cần hồ trợ hay bố sung những gì. Bài 39. CÁC SỐ 11, 12, 13, 14, 15, 16 I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: - Đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 16. Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 16. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Tranh khởi động. Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. Các thẻ số từ 11 đến 16 và các thẻ chữ: mười một, ..., mười sáu. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động khởi động HS thực hiện các hoạt động sau: Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng từng loại quả đựng trong các khay và nói, chẳng hạn: “Có 13 quả cam”; “Có 16 quả xoài”; ... Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi). Hoạt động hình thành kiến thức Hình thành các số 13 và 16 (như một thao tác mẫu về hình thành số) HS đếm số quả cam trong giỏ, nói: “Có 13 quả cam”. HS đếm số khối lập phương, nói: “Có 13 khối lập phương”. GV gắn mô hình tương ứng lên bảng, hướng dần HS: Có 13 quả cam ta lấy tương ứng 13 khối lập phương (gồm 1 thanh và 3 khối lập phương rời). GV đọc “mười ba”, gắn thẻ chữ “mười ba”, viết “13”. Tương tự như trên, HS lấy ra 16 khối lập phương (gồm 1 thanh và 6 khối lập phương rời). Đọc “mười sáu”, gắn thẻ chữ “mười sáu”, viết “16”. Hình thành các số từ 11 đến 16 (HS thực hành theo mẫu để hình thành số) a) HS hoạt động theo nhóm bàn (hoặc cặp đôi) hình thành lần lượt các số từ 11 đến 16. Chẳng hạn: HS lấy ra 11 khối lập phương (gồm 1 thanh và 1 khối lập phương rời), đọc “mười một”, lấy thẻ chữ “mười một” và thẻ số “11”. Tiếp tục thực hiện với các số khác:11 12 13 14 15 16 HS đọc các sổ từ 11 đến 16, từ 16 về 11. GV lưu ý HS đọc “mười lăm” không đọc “mười năm” Trò chơi: “Lấy đủ số lượng” HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: GV đọc số 11 thì HS lấy ra đu 11 que tính và lấy thẻ số 11 đặt cạnh những que tính vừa lấy. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: Đếm số lượng các khối lập phương, đặt các the sò tương ứng vào ô ? . Đọc cho bạn nghe các số từ 10 đến 16. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: Daấu ?ếm số lượng các đối tượng, đặt thẻ số tương ứng vào ô ? . Nói cho bạn nghe kết quả, chẳng hạn: Có 11 ngôi sao, đặt thẻ số 11 vào ô ? bên cạnh. Bài 3. HS đọc rồi viết số tương ứng vào vở, chăng hạn: đọc “mười lăm”, viết “15”. GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ghép thẻ” theo cặp: HS ghép từng cặp the số và thẻ chữ, chẳng hạn ghép thẻ “ 13” với thẻ “mười ba”. Lưu ỷ: GV hướng dẫn HS xếp các thẻ số theo thu tự tu 11 đến 16 và đọc các số theo thứ tự. Bài 4. HS đặt các thẻ số thích hợp vào bông hoa có dấu “?”. HS nói cho bạn nghe cách làm. Lưu ý: Nếu HS gặp khó khăn, GV hướng dẫn HS đếm tiếp các số từ 11 đến 16 hoặc đếm lùi từ 16 về 11. Nếu có thời gian, GV tổ chức cho HS đếm tiếp, đếm lùi, đếm thêm từ một số nào đó. Hoạt động vận dụng Bài 5 Cà nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và nói cho bạn nghe số lượng mỗi loại bánh trong bức tranh. Chia sẻ trước lóp. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm cúa bạn GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về sô lượng của mỗi loại bánh có trong tranh. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày? -Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc đếm, sử dụng các số đế biểu thị số lượng, trao đổi chia se VỚI bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triên NL mô hình hoa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. LƯU Ý Ý tưởng chủ đạo của hoạt động hình thành các số 11, 12, 13, 14, 15, 16 là tổ chức cho HS: đếm số lượng; nhận biết số, ghi số lượng; đọc, viết số đó. Chưa yêu cầu đề cập đến khái niệm “chục - đơn vị”. Bài 40. CÁC SỐ 17, 18, 19, 20 MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Đếm, đọc, viết các số từ 17 đến 20. Nhận biết thứ tự các số từ 17 đến 20. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Tranh khởi động. Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười, hai mươi. III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động khởi động HS thực hiện các hoạt động sau: Quan sát tranh khởi động, đếm số lượng từng loại cây trong vườn rau và nói, chẳng hạn: “Có 18 cây su hào”, ... Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi). Hoạt động hình thành kiến thức Hình thành các số 17,18,19, 20 HS đếm số cây xu hào, nói: “Có 18 cây su hào”. HS đếm số khối lập phương, nói: “Có 18 khối lập phương”. GV gắn mô hình tương ứng lên bảng, hướng dẫn HS: Có 18 cây su hào ta lấy tương ứng 18 khối lập phương (gồm 1 thanh và 8 khối lập phương rời). GV đọc “mười tám”, gắn thẻ chữ “mười tám”, viết “18”. Tương tự như trên, HS hoạt động theo nhóm bàn (hoặc cặp đôi) hình thành lân lượt các số từ 17 đến 20, chẳng hạn: HS lấy ra 17 khối lập phương (gồm 1 thanh và 7 khối lập phương rời), đọc “mười bảy”, gắn thẻ chữ “mười bảy”, viết “17”; ... Trò chơi “Lấy đủ số lượng” HS lấy ra đủ số khối lập phương, số que tính, ... theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: GV đọc số 17, HS lấy ra đủ 17 que tính, lấy thé số 17 đặt cạnh những que tính vừa lấy. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: Đếm số lượng các khối lập phương, đặt các thẻ số tương ứng vào ô ? . Đọc cho bạn nghe các số từ 16 đến 20. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: - Đếm số lượng các đối tượng, đặt thẻ số tương ứng vào ô ? - Nói cho bạn nghe kết quả, chắng hạn: Có 17 quả bóng đá nên đặt thẻ số “17” vaào ô ? bên cạnh. Bài 3. HS đọc rồi viết số tương ứng vào vở. Chẳng hạn: đọc “mười chín”, viết “19”. GV có thể tổ chức cho HS chơi “Ghép thẻ” theo cặp: HS ghép từng cặp thẻ số và thẻ chữ, chẳng hạn ghép thẻ số “19” với thẻ chữ “mười chín”. Lưu ý: GV hướng dần HS xếp các thẻ số theo thứ tự từ 11 đến 20 và đọc các số theo thứ tự. Bài 4 HS đặt các thẻ số thích họp vào bông hoa có dấu “?”. HS đếm tiếp từ 11 đến 20 và đếm lùi từ 20 về 11. GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 11 đến 20, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ một số bất kì đến số đó; từ số đó đếm thêm 1, thêm 2,..., hoặc từ số đó đếm bớt 1, bớt 2,... Hoạt động vận dụng Bài 5 Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số lượng các bạn nhỏ trong bức tranh. Chia sẻ trước lóp. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn. GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về bức tranh. Chẳng hạn: Có bao nhiêu bạn nam? Có bao nhiêu bạn nữ? Có mấy bạn quàng khăn? ... Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Em thích nhất hoạt động nào? Để đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số 11 đến 20 được sử dụng vào các tình huống nào. (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. LƯU Ý Ý tưởng chủ đạo của hoạt động hình thành các số 17, 18, 19, 20 là tổ chức cho HS: đếm số lượng, nhận biết số, ghi số lượng, đọc, viết số đó. Chưa yêu cầu đề cập đến khái niệm “chục - đơn vị”. Bài 41. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Củng cố kĩ năng đếm, đọc, viết các số từ 11 đến 20. Nhận biết thứ tự các số từ 11 đến 20. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Tranh khởi động. Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. Các thẻ số từ 10 đến 20 và các thẻ chữ: mười, hai mươi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động Chơi trò chơi “Đếm tiếp” theo nhóm hoặc cả lớp như sau: Đưa ra một số, chẳng hạn số 17 (GV viết hoặc gắn thẻ số đó lên bảng coi đó là số “đích”). Một HS đếm tiếp từ 1 (hoặc từ một số cho trước) đến số “đích”. HS khác theo dõi, nhận xét. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: Nêu hoặc đặt các thẻ số thích hợp vào mỗi ô ? . Đọc cho bạn nghe các số từ 1 đến 20 và từ 20 về 1. Lưu ỷ: GV có thể tổ chức hoạt động: Yêu cầu HS lấy thước kẻ thẳng, quan sát và đọc các số ghi dưới mỗi vạch của thước, nhận xét. Hoặc phát cho mỗi nhóm một băng giấy có vạch chia (như thước kẻ 20 trong hình vẽ). HS thảo luận và viết các số thích họp dưới mỗi vạch để tạo thành một chiếc thước. HS đánh dấu một số đố bạn đếm tiếp, đem lùi, đếm thêm từ sổ đó. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: Quan sát các số, đếm số theo thứ tự từ trái qua phải, tìm số thích hợp rồi đặt thẻ số đó vào ô trống có dấu Đọc kết quả cho bạn kiểm tra và nói cho bạn nghe cách làm. Bài 3. Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: số hình ghép thành bức tranh; số hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong bức tranh. Chia sẻ trước lóp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét. Bài 4. HS quan sát tranh vẽ, suy nghĩ rồi nêu hoặc gắn thẻ số thích họp cho mỗi toa tàu. Chia sẻ cách làm với bạn. C. Hoạt động vận dụng Bài 5 Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số lượng mỗi loại cây trong bức tranh. Chia sẻ trước lóp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn. GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về bức tranh. Chẳng hạn: HS chỉ vào một giá cây rồi hỏi: “Trên giá này, có tất cả bao nhiêu cây?”. D. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì chc em trong cuộc sông hằng ngày? Đê đếm chính xác em nhắn bạn điều gì? (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ vớ. bạn về cách đếm, cách đọc viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học. Bài 42. CÁC số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 1. MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Đếm số lượng bằng cách tạo mười. Đọc, viết các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm. Các thẻ số 10, 20, ..., 90 và các thẻ chữ: mười, hai mươỉ, chỉn mươi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động HS thực hiện các hoạt động sau: Quan sát tranh khởi động. Suy nghĩ thảo luận theo cặp hoặc theo bàn: Có cách nào đếm số khối lập phương dễ dàng và ít nhầm lẫn không? Chia sẻ trước lóp. GV nhận xét, hướng dẫn HS cách đếm số khối lập phương theo cách gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đem. B. Hoạt động hình thành kiến thức GV hướng dẫn HS đếm 10, 20, 30 khối lập phương (như một thao tác mẫu) GV lấy 10 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 10 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh; nói: “mười”; gắn thẻ chữ “mười”, thẻ số “10”. GV lấy 20 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 20 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh, 20 khối lập phương thành 2 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương; chỉ vào từng thanh đếm: “mười, hai mươi”; gắn thẻ chữ “hai mươi”, thẻ số “20”. GV giới thiệu: Khi có nhiều khối lập phương, các em có thể đếm từ ỉ đến 20 nhưng cũng có thể gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi”. Cách đếm này sẽ giúp chúng ta ít nhầm lẫn hơn. Tương tự như vậy, GV lấy 30 khối lập phương xếp thành 3 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi, ba mươi” và trả lời có 30 khối lập phương; gắn thẻ chữ “ba mươi”, thẻ số “30”. HS thực hành đếm khối lập phương: HS thực hiện theo nhóm, sau đó báo cáo kết quả. GV có the giao cho mỗi nhóm một số khối lập phương rời có số lượng khác nhau (chẳnghạn: nhóm 1: 40; nhóm 2: 50; ...; nhóm 6: 90). HS báo cáo kết quả, nói cách đếm của nhóm. GV nhận xét, gắn kết quả lên bảng, HS chỉ vào từng thanh đếm, đọc số Chẳng hạn: chỉ vào 4 thanh; đếm: “mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi”; nói “Có 40 khối lập phương”. Trò chơi “Lấy đủ số lượng” HS lấy ra đủ số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu cua GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 70 khối lập phương (7 thanh), lấy thẻ số 70 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. HS thực hiện các thao tác: Đem số lượng hạt, nói kết quả: “Có ba mươi hạt vòng”, đặt thẻ số 30 bên cạnh các chuỗi vòng. GV đật câu hỏi để HS chia sẻ cách làm và nhận ra để đếm có tất cả bao nhiêu hạt vòng, ta nhận xét 3 chuỗi vòng giống nhau đều có 10 hạt vòng. Ta đếm mười, hai mươi, ba mươi. Có tất cả ba mươi hạt vòng. Đếm số lượng viên kẹo, nói kết quả: “Có bốn mươi viên kẹo”, đặt thẻ số 40 bên cạnh các túi kẹo. Bài 2. HS thực hiện các thao tác: HS nêu số còn thiếu trên mỗi quả chuông ghi dấu “?”, rồi chia sẻ với bạn cách làm. HS đọc các số từ 10, 20,..., 90 và ngược lại: 90, 80,..., 10. Hoạt động vận dụng Bài 3. HS thực hiện theo nhóm bàn, mỗi HS chọn một thẻ số trong các thẻ số: 10, 20, ..., 90 rồi lấy đủ số đồ vật tương ứng. Chẳng hạn, HS A chọn thẻ 40 thì HS A sẽ lấy ra đủ 40 que tính, hoặc 40 khối lập phương,... Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó g
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_sach_canh_dieu.doc