Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 13 đến Tiết 14 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh biết diến đạt định lí dưới dạng “Nếu . thì ”.

- Biết minh hoạ một định lí trên hình vẽ và viết GT,KL bằng kí hiệu.

- Bước đầu biết chứng minh.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng ghi GT, KL, kỹ năng chứng minh.

3. Thái độ

- Có thái độ học tập tốt, yêu thích môn học và tích cực vận dụng.

4. Năng lực : Tự học, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác nhóm, giao tiếp, chia sẻ.

II. Chuẩn bị

1. GV: Thước thẳng, êke.

2. HS: Thước thẳng, êke.

III. Phương pháp: Tư duy suy luận, trao đổi nhóm, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, áp dụng thành tố tích cực của mô hình trường học mới.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán hình học lớp 7 - Tiết 13 đến Tiết 14 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13: LUYỆN TẬP ĐỊNH LÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết diến đạt định lí dưới dạng “Nếu ... thì”.
- Biết minh hoạ một định lí trên hình vẽ và viết GT,KL bằng kí hiệu.
- Bước đầu biết chứng minh.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ghi GT, KL, kỹ năng chứng minh.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập tốt, yêu thích môn học và tích cực vận dụng.
4. Năng lực : Tự học, nêu và giải quyết vấn đề, thực hành, hợp tác nhóm, giao tiếp, chia sẻ.
II. Chuẩn bị
1. GV: Thước thẳng, êke.
2. HS: Thước thẳng, êke.
III. Phương pháp: Tư duy suy luận, trao đổi nhóm, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, áp dụng thành tố tích cực của mô hình trường học mới...
IV. Kế hoạch dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: (1’) GV gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số, lớp phó báo cáo việc chuẩn bị sách vở của các bạn trong lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 5 phút. 
HS1: Thế nào là định lí ?. Định lí có mấy phần ? GT, KL là gì ?
Chữa bài tập 50/101 SGK.
HS2: Thế nào là chứng minh định lí ? Chữa bài tập 52/10. 
3. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 10 phút
Mục đích: Nhớ lại các tính chất trong chương đã học: Tính chất quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song, tính chất 3 đường thẳng song song, 
Phương pháp: Hoạt động cá nhân, tự kiểm tra đánh giá, làm việc theo nhóm
 Sản phẩm: Hoàn thành yêu cầu của GV
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm việc cá nhân chữa bài ở phần kiểm tra bài cũ
Sau khi HS chữa xong bảng, GV gọi HS khác nhận xét và chữa hoàn chỉnh và kiểm tra kết quả của 1 nhóm nhanh nhất.
- GV xác nhận HS làm bài đúng hoặc hướng dẫn trợ giúp.
- 2 HS lên bảng làm việc cá nhân, dưới lớp làm việc cá nhân
HS làm cá nhân bài 1
HS hoạt động nhóm bài 52
- Nhóm trưởng đổi bài kiểm tra theo vòng tròn trong bàn.
I. Chữa bài tập
1. Bài 50/101
a) thì chúng song song với nhau
b) 
2. Bài 52/101
GT Ô1 đối đỉnh Ô3
KL Ô1 = Ô3
 Chứng minh
 Ta có Ô1 + Ô2= 1800 ( 2 góc kề bù) (1)
 Ô3 + Ô2 = 1800 ( 2 góc kề bù) (2)
Từ (1), (2) => Ô1 = Ô3
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 20 phút
Mục đích: Hiểu và làm được các bài tập để chứng minh các định lí, tính số đo góc Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, hoạt động chung cả lớp.
GV: Cho HS làm bài tập sau
? Vẽ hình, ghi GT, KL các định lí sau bằng kí hiệu ?
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: hai góc so le trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.
b) Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì cũng vuông góc với đường thẳng kia.
c) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng mà trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau, hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau.
GV: Cho HS thảo luận, sau đó gọi 4 HS lên bảng làm. 
GV: Cho HS làm bài tập 53/102 SGK.
chỗ trống 
3 HS lên bảng làm bài
HS dưới lớp làm vào vở 
HS nhận xét bài của các bạn trên bảng, đánh giá cho điểm khuyến khích.
Gọi HS đọc đề bài 
Gọi HS khác điền vào 
HS dưới lớp theo dõi
1 HS lên bảng làm câu a, b
II. Luyện tập
1. Bài 1
a) c cắt a tại A	
GT c cắt b tại B
 a // b
KL 
b) 
GT a // b
KL 
c) 
d) 
 c cắt a tại A
GT c cắt b tại B
Hoặc 
KL a // b
2. Bài 2 (Bài 53/102)
 xx’ cắt yy’ tại O
GT 
KL
Điền
1) Vì 2 góc kề bù
2) vào (1)
3) vào (2)
4) Vì 2 góc đối đỉnh
5) GT
6) hai góc đối đỉnh
7) (3)
d) Có (2 góc KB )
Mà (GT)
( 2 góc đối đỉnh)
 ( 2 góc đối đỉnh)
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LUYỆN TẬP 10 phút
Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại các kiến thức hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
Hình thức chức hoạt động: GV Cho HS nghiên cứu làm bài tập ở nhà.
GV ra bài tập 
BT: Cho định lí: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt và trong số các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì các góc đồng vị bằng nhau.
a/ Hãy cho biết GT, KL của định lí đó.
b/ Hãy chứng minh định lí đó.
HS nghiên cứu bài tập
HS nêu GT, KL
1HS vẽ hình minh họa cho định lí.
1 HS lên bảng trình bày ý a)
b) HS tại chôc nêu cách c/m ý b.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 3 phút
Mục tiêu: Khuyến khích Hs tìm tòi phát hiện 1 số tình huống thực tế và 1 số kĩ năng khác đã có.
Hình thức hoạt động: Cá nhân, cặp đôi khá giỏi.
Sản phẩm: HS đưa ra được đề bài hoặc tình huống nào đó và phương pháp giải quyết.
? Từ các kiến thức hình học đã học hãy nêu thêm các tính chất được cho là định lí và ghi GT, KL của định lí đó.
- HS thảo luận cặp đôi để chia sẻ kiến thức.
E. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 2 phút
Hình thức tổ chức hoạt động: Yêu cầu HS về nhà:
- Làm các câu hỏi ôn tập chương I SGK/102; 103.
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm bài tập 54, 55, 57/104 SGK.
TIẾT 14 : ÔN TẬP CHƯƠNG I.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức về 2 góc đối đỉnh, đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các tính chất liên quan.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng vẽ hình, ghi GT, KL của 1 định lí.
- Bước đầu tập suy luận để chứng minh định lí, vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc, song song để làm bài tập.
3. Thái độ : Chú ý nghe giảng, nghiêm túc, tích cực trong học tập.
4. Năng lực : Tự học, nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, ngôn ngữ...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Soạn giao án, SGK, SBT, phấn màu, thước thẳng, thước đo góc, êke.
2. Học sinh: SGK,SBT, học và làm bài tập ở nhà, đồ dùng học tập, ôn lại toàn bộ lí thuyết chương I hình học.
III. TIẾN TRÌNH: 
A, B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20’)
- Mục đích: Giúp HS ôn tập lại các kiến thức của chương.
- Phương pháp: Hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ.
- Sản phẩm: HS ôn tập lại các kiến thức của chương.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn tập lí thuyết(20').
*GV: Treo bảng phụ:
 Bài tập 1: Mỗi hình vẽ trên bảng cho biết nội dung tính chất gì?
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống để được một khẳng định đúng.
*HS: Lần lượt phát biểu.
*HS: Lên bảng điền.
Bài tập:
Bài tập 1: 
 Hình 1 Hình 2 Hình 3
 Hình 4 Hình 5 Hình 6 
 Hình 7 Hình 8
Bài tập 2: 
Hai góc đối đỉnh là hai góc có ..
Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng .
Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng. 
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng ..
Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bằng nhau thì ...
Nếu một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song thì
Nếu a ^ c và b ^ c thì
 Nếu a//c vàthì a//b.
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP (23').
- Mục đích: HS ôn lại tính vuông góc và song song.
- Phương thức: Hoạt động cá nhân, nhóm.
- Sản phẩm: Kĩ năng vẽ hình, lập luận chứng minh hai đường thẳng song song.
*GV: Cho HS trả lời miệng bài 54/103 SGK.
*GV: Vẽ lại hình 38 SGK lên bảng rồi gọi lần lượt hai học sinh lên bảng làm câu a, b.
- Cho đoạn thẳng AB dài 28 mm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng đó.
- Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ.
*GV: Nhận xét và kết luận.
*GV: Gợi ý: Bài 57SGK. Tính Ô = ?
+ Vẽ đt c đi qua O sao cho c // a 
+ Tính Ô1 = ?, Ô2 = ? Ô = Ô1 + Ô2 = ?
*HS: Trả lời miệng. 
- Năm cặp đường thẳng vuông góc là:
 d1 ^ d8; d1 ^ d2; d3 ^ d4; d3 ^ d5; d3 ^ d7; 
- Bốn cặp đường thẳng song song là:
 d2 // d8; d4 // d5; d5 // d7; d7 // d4; 
*HS: Đọc đề bài BT 55 rồi vẽ hình vào vở.
- Hai học sinh lên bảng vẽ hình mỗi học sinh làm một phần. 
- Một học sinh lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ.
- Học sinh lớp nhận xét, góp ý.
Bài 54/103 SGK.
- Năm cặp đường thẳng vuông góc là:
 d1 ^ d8; d1 ^ d2; d3 ^ d4; d3 ^ d5; d3 ^ d7; 
- Bốn cặp đường thẳng song song là:
 d2 // d8; d4 // d5; d5 // d7; d7 // d4; 
Bài 55/103 SGK. 
Bài 56/104 SGK.
*Cách vẽ:
- Vẽ đoạn thẳng AB = 28cm
- Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = 14 mm
- Qua M vẽ d ^ AB => d là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 7 PHÚT
- Gv hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy củng cố kiến thức của chương trên giấy A4
- HS thực hành theo GV
E. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2’).
Học bài: Định lí là gì? Xác định và ghi GT, KL của định lí. 
Nắm được các bước chứng minh một định lý.
BTVN: 51, 52 (SGK) và 41, 42 (SBT). 
TIẾT 31: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
Qua bài học sinh nắm được:
1. Kiến thức: Ôn luyện một cách có hệ thống kiến thức lí thuyết của học kỳ I về khái niệm, tính chất 2 góc đối đỉnh, 2 đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, tổng 3 góc của một tam giác, góc ngoài của tam giác, các trường hợp bằng nhau của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh, cạnh - góc - cạnh, góc - cạnh - góc.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân biệt GT, KL, kỹ năng trình bày của học sinh.
3. Thái độ: HS chú ý cẩn thận khi vẽ hình, nghiêm túc, tự giác trong học tập.
4. Năng lực: Bồi dưỡng cho Hs năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác, chủ động và tính thần tự giác lĩnh hội kiến thức.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Thước thẳng, êke, thước đo góc.
2. HS: Thước thẳng, êke, thước đo góc.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập
3. Tiến trình trên lớp:
A, B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú động cơ để học sinh tiếp nhận bài mới và ôn tập lí thuyết .
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan
Sản phẩm: Học sinh hệ thống được toàn bộ lí thuyết về hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng, các trường hợp bằng nhau của tam giác, 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
? Thế nào là 2 góc đối đỉnh, vẽ hình, nêu tính chất?
? Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? 
? Phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng? Để c/m 1 đường thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng ta cần c/m gì? Ngược lại cho đường thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta suy ra điều gì?
? Thế nào là hai đường thẳng song song, t/c hai đường thẳng song song, nêu các cách chứng minh hai đường thẳng song song?
? Phát biểu tiên đề Ơclít?
? Phát biểu các quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song?
? Các quan hệ này giúp ta làm bài tập dạng nào?
? Tổng ba góc của một tam giác?
? Áp dụng vào tam giác vuông có t/c gì?
? Góc ngoài của tam giác?
? Áp dụng vào góc ngoài của tam giác có tính chất gì? 
? Định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
? Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác?
GV: Trường hợp cạnh - góc - cạnh thì góc phải xen giữa 2 cạnh.
GV: Trường hợp góc - cạnh - góc thì 2 góc phải kề với cạnh.
HS độc lập trả lời câu hỏi
- Định nghĩa.
- Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
- Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
- Tính chất 2 đường thẳng song song.
- Dấu hiệu nhận biết.
- HS quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song:
+ t/c 1: là 1 cách c/m hai đường thẳng song song.
+ t/c 2: là cách c/m vuông góc.
HS vẽ hình các trường hợp bằng nhau của tam giác và ghi tóm tắt các t/h đó.
I. Lí thuyết
1. Hai góc đối đỉnh 
- Định nghĩa
- Tính chất
2. Hai đường thẳng vuông góc.
- Định nghĩa:
- Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
3. Hai đường thẳng song song 
- Định nghĩa 
- Tính chất
- Các cách ch/m 2 đường thẳng song song
+ 2 góc SLT bằng nhau.
+ 2 góc đồng vị bằng nhau.
+ 2 góc trong cùng phía bù nhau.
+ 2 đt p/ biệt cùng vuông góc với đt thứ 3.
+ 2 đt p/b cùng song song với đt thứ 3.
4. Tiên đề Ơclit
5. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
6. Tam giác
a) Tổng ba góc của 1 tam giác.
- Định lí:
- Áp dụng vào tam giác vuông
- Áp dụng vào góc ngoài của tam giác.
+ Định nghĩa
+ Tính chất
b) Các trường hợp bằng nhau của tam giác
+ c.c.c
+ c.g.c 
+ g.c.g 
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ (15 PHÚT)
Mục tiêu: Vận dụng lí thuyết vừa ôn tập để làm một số bài tập chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song, 
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm: Bài tập 1
GV: Đưa bài 1, yêu cầu 
Cho ABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho MA = ME. Chứng minh rằng:
a) AB = CE.
b) AB // CE. 
c) Từ C kẻ tia Cx // AB. Vẽ đường thẳng đi qua B và trung điểm I của cạnh AC cắt Cx tại D. Chm BI = DI. 
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu gì? 
? Hãy vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán?
? Để c/m AB = EC ta làm ntn?
? ABM và ECM có cạnh nào, góc nào bằng nhau rồi?
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
? Để c/m AB // CE ta làm ntn?
? Để c/m ta làm ntn?
? Để c/m BI = DI ta làm ntn ?
? Qua bài tập ta đã vận dụng những kiến thức gì? Nhắc lại các kiến thức đó?
HS đọc y/c đề bài
1 HS vẽ hình, 1 HS ghi GT, KL. 
HS: Thực hiện vào vở. 
HS : Ta c/m ABM =ECM. 
HS: Ta c/m .
HS : Ta c/m ABM = ECM.
HS: Ta c/m ABI = CDI.
HS trả ời yêu cầu GV
II. Luyện tập
1.Bài1 
GT ABC ; MB = MC ; 
 MA = ME
 Cx // AB ; IA = IC
 KL a) AB = CE
 b) AB // CE
 c) BI = DI
Chứng minh
a) Xét ABM và ECM có
BM = CM (GT) 
 (đ2) 
MA = ME (GT) 
=> ABM = ECM (c.g.c) 
=>AB = EC (2 cạnh tương ứng)
b) Vì ABM = ECM (cmt)
=> (hai góc tương ứng)
Mà hai góc này ở vị trí so le trong 
=> AB // CE ( dấu hiệu ...)
c) Ta có  Cx // AB (GT)
 (2 góc so le trong)
Xét ABI và CDI có
(cmt)
AI = CI (GT) 
(đ2) 
=> ABI = CDI (g.c.g)
=> IB = ID ( 2 cạnh tương ứng)
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 PHÚT)
Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết mở rộng thêm bài toán bằng cách đặt thêm các câu hỏi cho bài 1 và tìm hướng giải bài toán mình đặt ra?.
Phương pháp: Hoạt động nhóm cặp đôi, thuyết trình.
Sản phẩm: Có thêm từ 2 câu hỏi nữa cho bài 1 và hướng giải các câu hỏi đó.
? Hãy đặt thêm câu hỏi khác từ bài tập trên?
GV cho Hs hoạt động cặp đôi.
HS hoạt động nhóm đôi tìm câu hỏi hay và phù hợp với trình độ.
+ C/m AB = CD
+ C/m AD //CB
E. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5 PHÚT)
- GV giao bài tập về nhà:
- HS ghi y/c về nhà.
Bài tập: Cho tam giác ABC có Â vuông và góc B = 600. Gọi M là trung điểm của AC, kẻ MH vuông góc với BC.
a) Tính góc HMC.
b) Qua A kẻ 1 đường thẳng song song với đường thẳng BC, cắt đường thẳng MH tại K. Chứng minh MH = MK và AH // CK.
- Làm bài tập 43, 44/45.
TIẾT 32: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
Qua bài giúp học sinh:
1. Kiến thức: Ôn luyện một cách có hệ thống kiến thức lí thuyết của học kỳ I về khái niệm, tính chất 2 góc đối đỉnh; 2 đường thẳng song song; hai đường thẳng vuông góc; tổng 3 góc của một tam giác; góc ngoài của tam giác; các trường hợp bằng nhau của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh, cạnh - góc - cạnh, góc - cạnh - góc.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân biệt GT, KL, kỹ năng trình bày của học sinh.
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào bào bài tập cụ thể.
3. Thái độ: HS chú ý cẩn thận khi vẽ hình, thao tác nghiêm túc khi trình bày bài tập chứng minh hình học.
4. Năng lực: Bồi dưỡng cho HS năng lực nghiên cứu, khả năng làm việc độc lập, năng lực hợp tác, năng lực tự giác chủ động.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: thước thẳng, êke, thước đo góc, com pa.
2. HS: thước thẳng, êke, thước đo góc, com pa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học
3. Tiến trình trên lớp:
A, B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 PHÚT)
Mục tiêu: Tạo hứng thú động cơ để học sinh tiếp nhận bài mới và làm 1 số bài tập c/m bằng nhau, song song, tính số đo góc .
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan
Sản phẩm: Học sinh làm được bài tập về nhà và làm thêm bài tập luyện.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Nội dung
Bài 1: BT : Cho tam giác ABC có Â vuông và góc B bằng 600. Gọi M là trung điểm của AC, kẻ MH vuông góc với BC
a) Tính góc HMC
b) Qua A kẻ 1 đường thẳng song song với đường thẳng BC, cắt đường thẳng MH tại K. Chứng minh MH = MK và AH // CK
? Bài toán cho biết gì. Yêu cầu gì.
? Vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.
? Tính góc HMC ntn?
? C/m góc HMC bằng góc B ntn?
GV: Gọi HS trình bày.
? C/m MH = MK ntn?
? C/m AH // CK ta phải chứng minh điều gì.
? Chm góc AHM bằng góc CKM ntn?
Bài 2: Cho góc xAy vuông, At là tia phân giác của góc đó. Qua H thuộc tia At kẻ đường vuông góc At nó cắt Ax, Ay theo thứ tự B, C. 
a) Chứng minh AB = AC
b) Lấy D thuộc tia At. Chứng minh DB = DC
c) Khi D thuộc tia đối của HA và HD = HA. Chứng minh góc BDC bằng 900
? Bài toán cho biết gì. Yêu cầu tìm gì.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.
? C/m AB = AC ntn?
GV: Gọi HS chứng minh
? Chứng minh DB = DC ntn?
GV: Gọi HS chứng minh
? Chứng minh ntn?
? Chứng minh ntn?
? Qua bài ta đã vận dụng các kiến thức gì? Nhắc lại các đơn vị kiến thức đó?
HS đọc yêu cầu đề bài
HS lên bảng vẽ hình và 1 HS ghi GT, KL.
HS: C/m góc HMC bằng góc B.
HS: Cùng phụ với góc C1.
HS: Chm tg CMH = tg AMK( g.c.g).
HS: Chứng minh góc AHM bằng góc CKM.
HS: Chứng minh tam giác AMH bằng tam giác CMK.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
1 HS lên bảng vẽ hình, 1 HS ghi GT, KL 
HS: Chứng minh AHB = AHC
HS: Chứng minh ABD = ACD
HS: Chứng minh 
HS: Chứng minh ABC = DBC
HS trả lời câu hỏi GV
I. Chữa bài tập
1. Bài 1
B
A
GT , 
 MA = MC; MH BC; ..AK // BC
KL a) = ?
 b) MH = MKvà AH // CK 
Chứng minh
Xét AMK và CMH có
 (đ2)
MA = MC (GT) 
(cmt) =>AMK =CMH (g.c.g)
=> MK = MH (2 cạnh tương ứng)
*) Xét AMH và CMK có
MA = MC ( GT)
(đ2) 
MH = MK (cmt) =>AMH = CMK (c.g.c)
=>(2 góc tương ứng)
Mà 2 góc này ở vị trí SLT
=> AH // CK (DHNB)
II. Luyện tập
2. Bài 2 
GT = 900, At là p/g .của 
 BCAt tại H, HA = HD
KL a) AB = AC
 b) DB = DC
 c) 
Chứng minh
a) Xét AHB và AHC có
Â1 = Â2 (At là pg của )
Cạnh AH chung
= 900 (BC At tại H)
=> AHB = AHC ( g. c. g)
=> AB = AC (2 cạnh tương ứng)
b) Xét ABD và ACD có
AB = AC (2 cạnh tương ứng)
Â1 = Â2 (At là pg của )
Cạnh AC chung
=> ABD = ACD (c . g . c)
=> DB = DC ( 2 cạnh tương ứng)
c) CHA = CHD (cmt)
=> AC = DC (2 cạnh tương ứng)
Mà AC = AB (cmt)
Và DB = DC (cmt)
=> AC = DC = AB = DB
Xét ABC và DBC có
AB = DB (cmt)
AC = DC (cmt)
Cạnh CB chung
=> ABC = DBC (c . c. c)
=> (2 góc tương ứng)
Mà ( = 900 và B thuộc Ax, C thuộc Ay)
=> 
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (7 PHÚT)
Mục tiêu: Học sinh biết vẽ sơ đồ tư duy của cố các kiến thức đã học trong chương tam giác
Phương pháp: Hoạt động nhóm theo bàn, thuyết trình.
Sản phẩm: Mỗi nhóm có 1 sơ đồ tư duy củng cố kiến thức chương 2 tam giác đã học
- GV thu sản phầm và về nhà chấm 
- GV cử đại diện 1 nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mính
E. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 2 PHÚT
- Xem lại các dạng bài tập đã chữa
- Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì - 2 tiết (ĐS và HH) 

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hinh_hoc_lop_7_tiet_13_den_tiet_14_nam_hoc_2018.doc