GIáo án Tin lớp 8 tiết 23: Bài tập
BÀI TẬP
1. Bài tập 1
Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau:
a. Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
b. Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
c. Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho.
Trả lời:
a. INPUT: Danh sách họ của các học sinh trong lớp.
OUTPUT: Số học sinh có họ Trần.
Tiết: 23 Ngày dạy: 06/11/2009 BÀI TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức Tìm hiểu một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán. Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản; Biết các bước giải bài toán trên máy tính; Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số. 2. Kỹ năng Giải bài tập 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tập II. Chuẩn bị Thầy giáo Bài tập trong sách giáo khoa. Bài tập làm thêm. Học sinh Xem lại lý thuyết đã học III. Phương pháp dạy học Nêu vấn đề. Qui nạp IV. Tiến trình dạy học Ổn định Kiểm diện học sinh Kiểm tra bài cũ Không Bài mới Hoạt động của thầy & trò Nội dung ghi của trò * Nội dung 1: Bài tập 1 Yêu cầu học sinh đọc đề bài Hướng dẫn các em tìm hiểu bài tập Gọi các em trả lời Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Nội dung 2: Bài tập 2 Yêu cầu học sinh đọc đề bài Hướng dẫn các em tìm hiểu bài tập Gọi các em trả lời Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét, đánh giá. * Nội dung 3: Bài tập 3 Yêu cầu học sinh đọc đề bài Hướng dẫn các em tìm hiểu bài tập Gọi các em trả lời Gọi học sinh nhận xét Giáo viên nhận xét, đánh giá. BÀI TẬP 1. Bài tập 1 Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau: a. Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần. b. Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước. c. Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. Trả lời: a. INPUT: Danh sách họ của các học sinh trong lớp. OUTPUT: Số học sinh có họ Trần. b. INPUT: Dãy n số. OUTPUT: Tổng của các phần tử lớn hơn 0. c. INPUT: Dãy n số. OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất. 2. Bài tập 2 Giả sử x và y là các biến số. Hãy cho biết kết quả của việc thực hiện thuật toán sau: Bước 1. x ¬ x + y Bước 2. y ¬ x - y Bước 3. x ¬ x - y Trả lời: Sau ba bước, x có giá trị ban đầu của y và y có giá trị ban đầu của x, tức giá trị của hai biến x và y được hoán đổi cho nhau. 3. Bài tập 3 Cho hai biến x và y. Hãy mô tả thuật toán đổi giá trị của các biến nói trên để x và y có giá trị tăng dần. Trả lời: Có thể giải bài toán này bằng cách sử dụng một biến phụ hoặc không dùng biến phụ. Thuật toán 1. Sử dụng biến phụ z. INPUT: Hai biến x và y. OUTPUT: Hai biến x và y có giá trị tăng dần. Bước 1: Nếu x y, chuyển tới bước 5. Bước 2: z ¬ x. Bước 3: x ¬ y. Bước 4: y ¬ z. Bước 5: Kết thúc thuật toán Củng cố và luyện tập Giáo viên nhắc lại các ý chính để xác định input, output của một bài toán. Yêu cầu học sinh rút ra kinh nghiệm để xác định đúng input và output của bài toán. Hướng dẫn học ở nhà Xem lại các bài tập đã giải. Chuẩn bị bài tập còn lại. V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 23.doc