Giáo án Tin lớp 7 tiết 14: Thực hiện tính toán trên trang tính (tt)

* Nội dung 2: Sử dụng địa chỉ trong công thức

- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc địa chỉ của ô tính.

- Giáo viên chỉ một vài ô tính và gọi học sinh đọc.

- Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối)

- Ví dụ: trong ô A1 có dữ liêu số 12, ô B1 có dữ liệu số 8. Nếu muốn tính trung bình cộng hai số này lại với nhau em có thể nhập công thức =(12+8)/2 vào ô C1 chẳng hạn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin lớp 7 tiết 14: Thực hiện tính toán trên trang tính (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 – Tiết 14
Tuần 7
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tt)
1. Mục tiêu
Kiến thức
Biết cách nhập công thức vào ô tính.
Viết đúng được các công thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
Biết cách sử dụng địa chỉ trong công thức.
Kỹ năng
Thao tác với các phép toán cơ bản trên trang tính.
Thái độ
Học tập nghiệm túc.
2. Trọng tâm :
 Viết đúng được các công thức tính toán theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
3. Chuẩn bị
Giáo viện : Phòng máy tính.
Học sinh : Xem trước bài học ở nhà.
4. Tiến trình :
Ổn định : Giáo viên kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ: Không
Bài mới :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
* Nội dung 1: Giới thiệu bài học
Việc trình bày dữ liệu ở dạng bảng có thể thực hiện ở phần mềm soạn thảo văn bản mà các em đã được học ở quyển 1. Tuy nhiên, ở phần mềm soạn thảo văn bản thì tính năng tính toán trong bảng rất hạn chế làm cho việc tính toán của chúng ta gặp khó khăn hơn.
Vì vậy tùy theo mục đích sử dụng mà chúng ta chọn phần mềm cho thích hợp. Chương trình bảng tính là phần mềm chuyên dụng nó cung cấp cho chúng ta công cụ, tính năng mạnh hỗ trợ tính toán trong bảng. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu việc thực hiện tính toán trên trang tính.
* Nội dung 2: Sử dụng địa chỉ trong công thức
Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc địa chỉ của ô tính.
Giáo viên chỉ một vài ô tính và gọi học sinh đọc.
Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối)
Ví dụ: trong ô A1 có dữ liêu số 12, ô B1 có dữ liệu số 8. Nếu muốn tính trung bình cộng hai số này lại với nhau em có thể nhập công thức =(12+8)/2 vào ô C1 chẳng hạn. 
Tuy nhiên, nếu em dữ liệu trong ô A1 được sửa thành số 22 thì em phải tính lại. Giáo viên thực hành lại cho các em xem để thấy được rõ hơn.
Để khắc phục tình trạng vừa nêu em phải sử dụng địa chỉ để thay thế cho các dữ liệu đó, nghĩa là trong ô C1 ở trên em nhập vào công thức =(A1+B1)/2
Với cách làm này thì khi dữ liệu của các ô A1 và B1 nếu có thay đổi gì thì kết quả trong ô C1 sẽ tự động cập nhật lại.
Yêu cầu học sinh thảo luận và thực hành theo nhóm để thấy rõ hơn về lợi ích của việc sử dụng địa chỉ để tính toán.
Việc nhập công thức chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập các công thức thông thường.
THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tt)
3. Sử dụng địa chỉ để tính toán
Củng cố và luyện tập
Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
Giả sử cần tính tổng giá trị trong các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị trong ô B2. Công thức nào đúng trong các công thức sau đây?
	a. (D4+C2)*B2	b. D4+C2*B2	c. =(D4+C2)*B2
	d. =(B2*(D4+C2)	e. =(D4+C2)B2	g. (D4+C2)B2
Hướng dẫn học ở nhà
Học lại bài
Làm lại tất cả các bài tập trang 24 SGK.
Chuẩn bị bài trước ở nhà.
5. Rút kinh nghiệm
- Nội dung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Phương pháp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
- Sử dụng ĐDDH: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docTIET 14.doc