Giáo án Tin học quyển 1 tuần 4 và 5
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh trả lời câu hỏi:
HS1: Em hãy nêu cách cầm chuột?
HS2: Em hãy nêu các thao tác sử dụng chuột?
2. Bài mới :
a.Giới thiệu bài mới: sao cho phù hợp với nội dung
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HĐ1: Trong gia đình.
- Giới thiệu tiện ích của máy vi tính khi sử dụng trong gia đình.
- GV nêu thêm các ví dụ ngoài SGK như: Nhờ các thiết bị có gắn bộ xử lý giống như trong máy tính, em có thể chọn bài nhạc mà mình yêu thích, điều khiển máy điều hòa nhiệt độ
- GV gọi học sinh cho ví dụ.
Tuần 03- ngày soạn:07/9/2014 Bài 4: CHUỘT MÁY TÍNH I. Mục tiêu: - Học sinh làm quen với thiết bị vào phổ biến nữa là chuột máy tính, biết cách cầm chuột, thực hiện một số thao tác với chuột II. Đồ dùng dạy học: - Chuột máy tính III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: -Khu vực chính của bàn phím gồm có bao nhiêu hàng? 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài mới. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: HĐ 1: Chuột máy tính. Hỏi: Chuột máy tính giúp em làm gì? - Chuột máy tính là giúp em điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. - GV giới thiệu cấu tạo của chuột và cách hoạt động của nó. HĐ 2: Sử dụng chuột. a. Cách cầm chuột: - GV hướng dẫn cho học sinh cầm chuột. - Gọi HS nhắc lại cách cầm chuột và thực hiện. - GV nhận xét. b. Con trỏ chuột: - Bình thường trên màn hình con trỏ chuột có hình dạng mũi tên ( ) Tuỳ vào công việc khác nhau mà con trò chuột có hình dạng: , , I, ... c. Các thao tác sử dụng chuột: - Giới thiệu và thực hiện 4 thao tác sử dụng chuột: + Di chuyển chuột: Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng. +Nháy chuột: Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay. +Nháy đúp chuột: Nháy chuột nhanh hai lần liên tiếp. +Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái của chuột, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí vừa ý thì thả ngón tay. 3. Củng cố, dặn dò: - Chúng em cần chú ý đến cách cầm chuột và thao tác sử dụng chuột vì nó rất cần thiết cho những bài học tới. - Các em về nhà học bài cũ và chuẩn bị trước bài mới - Trả lời - Trả lời: Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. - Lắng nghe. - Từng học sinh thực hành cách cẩm chuột. - Nhắc lại cách cẩm chuột - Lắng nghe - Lắng nghe và quan sát - Lắng nghe, quan sát và mô tả thao tác sử dụng chuột - Từng học sinh thực hành cách sử dụng chuột. - Lắng nghe Bài 5: MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG I. Mục tiêu: - Giúp HS thấy được vai trò to lớn của máy tính trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. II. Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh, sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh trả lời câu hỏi: HS1: Em hãy nêu cách cầm chuột? HS2: Em hãy nêu các thao tác sử dụng chuột? 2. Bài mới : a.Giới thiệu bài mới: sao cho phù hợp với nội dung b.Hướng dẫn tìm hiểu bài: HĐ1: Trong gia đình. - Giới thiệu tiện ích của máy vi tính khi sử dụng trong gia đình. - GV nêu thêm các ví dụ ngoài SGK như: Nhờ các thiết bị có gắn bộ xử lý giống như trong máy tính, em có thể chọn bài nhạc mà mình yêu thích, điều khiển máy điều hòa nhiệt độ - GV gọi học sinh cho ví dụ. HĐ 2: Trong các cơ quan, cửa hàng, bệnh viện - GV nêu các tiện ích của máy tính trong các cơ quan, cửa hàng, bệnh viện. - Nêu thêm ví dụ ngoài SGK: Tính tiền tự động, quản lý nhân viên, siêu âm, xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ máy tính. HĐ 3: Trong phòng nghiên cứu, nhà máy. - GV giới thiệu tiện ích, cho học sinh quan sát (hình 24,25,26/23,24 SGK). - GV cho thêm ví dụ ngoài SGK: Trong phòng nghiên cứu, nhà máy người ta sử dụng máy vi tính để tìm hiểu sao chổi, mặt trăng, sao kim, điều khiển dây chuyền sản xuất hàng hóa HĐ 4: Mạng máy tính.. - Nêu khái niệm về mạng máy tính. Nhiều máy tính được nối với nhau tạo thành mạng máy tính. Mạng máy tính thông dụng nhất hiện nay là mạng Internet. Ta có thể nói chuyện, gởi thư cho bạn bè trên toàn thế giới qua mạng Internet. IV. Củng cố và dặn dò - Qua bài học này các em thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của máy tính trong đời sống xã hội. - Dặn dò. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh cho ví dụ. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe, quan sát SGK. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh lắng nghe.
File đính kèm:
- Bai 4,5.doc