Giáo án Tin hoc Lớp 9 - Tuần 26 đến 27 - Huỳnh Công Kha
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hs biết cấu trúc tệp dự án âm thanh
- Biết chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản
2. Kĩ năng:
- Thực hiện thao tác thêm một tệp âm thanh có sẵn
- Thực hiện các lệnh chỉnh sửa đơn giản như: nghe lại một đoạn âm thanh, làm to nhỏ âm lượng của từng rãnh âm thanh, đánh dấu, xóa, cắt, dán đoạn âm thanh.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
II. CHUẨN BỊ:
* Giáo viên:
- Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học.
- Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn
* Học sinh:
- Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity
- Sách giáo khoa quyển 4.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, thuyết trình
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Tệp dự án âm thanh chứa các âm thanh gốc dùng để tạo thành tệp đích theo yêu cầu. Ví dụ, cần tạo tệp âm thanh là lời thuyết minh, lời kể chuyện xen lẫn nhạc không lời, khi đó âm thanh gốc chính là các lời thuyết minh và các bản nhạc không lời được kết hợp lại. Sua khi tạo ra tệp dự án âm thanh, công việc đầu tiên cần làm là thu âm trực tiếp hoặc thêm các tệp âm thanh có sẵn vào phần mềm.
Tuần : 26 Tiết: 51 Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hs biết ý nghĩa của phần mềm Audacity Biết mở tệp âm thanh và nghe nhạc Biết chức năng các nút lệnh cơ bản trên thanh công cụ ghi âm 2. Kĩ năng: Thực hiện thao tác thu âm trực tiếp trên phần mềm Thực hiện các lệnh tạo tệp mới, mở tệp, ghi tệp audacity project file 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học. Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn * Học sinh: - Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity - Sách giáo khoa quyển 4. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, thuyết trình IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Trình bày các ứng dụng của đa phương tiện 3. Bài mới: Trong thời đại công nghệ số và truyền thông, âm thanh, âm nhạc là thông tin đa phương tiện không thể thiếu. Chỉ với kiến thức đơn giản về âm thanh số, em có thể tạo ra được các tệp âm thanh để sử dụng với các mục đích khác nhau. Một trong những phần mềm xử lí âm thanh chuyên nghiệp, dễ sử dụng và rất phổ biến hiện nay đó là Audacity. Hoạt động của giáo viên & HS Nội dung Hoạt động 1: Bắt đầu với Audacity (20 phút) GV hướng dẫn HS thao tác khởi động Audacity. HS theo dõi GV giới thiệu giao diện của phần mềm HS quan sát GV: cách mở một tệp âm thanh dạng mp3 trên máy tính? HS trả lời: Chọn lệnh FileàOpen GV nhận xét và hướng dẫn HS nghe lại bản nhạc vừa mở bằng cách nháy vào nút Play trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Space HS theo dõi HS ghi bài GV giới thiệu thanh công cụ ghi âm của phần mềm HS quan sát hình 4.15 SGK và nêu lên chức năng của từng nút lệnh GV: Sau khi thu âm em sẽ thấy một rãnh có hình sóng âm xuất hiện HS quan sát trên phần mềm 1. Bắt đầu với Audacity Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm trên màn hình nền. a) Mở tệp âm thanh và nghe nhạc - Thực hiện lệnh FileàOpen, chọn tệp mp3 để mở tệp âm anh - Nháy nút hoặc nhấn phím Space để nghe bản nhạc vừa mở b) Thu âm thanh trực tiếp từ máy tính - Nháy chuột vào nút để bắt đầu thu âm - Nháy chuột vào nút để kết thúc thu âm Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm việc với tệp *.aup (12 phút) GV: Sản phẩm cuối cùng của phần mềm Audacity là các tệp âm thanh có dạng WAV, MP3, WMA,Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chỉnh lí, thiết kế chúng ta sẽ làm việc với các tệp *.aup (Audicity Project File) đây là các tệp dự án âm thanh chính của phần mềm. HS lắng nghe GV cho học sinh khám phá các chức năng khi làm việc với tệp *.aup HS thực hiện các thao tác mở tệp, ghi tệp, tạm dừng và đóng tệp aud Câu hỏi dành cho HS hòa nhập Phần mở rộng của 1 file dữ liệu Word ký hiệu là gì? GV: cho HS làm việc với PM Audicity Project File 2. Làm việc với tệp *.aup (Audicity Project File) - Tạo một tệp aup mới: File à New - Mở tệp aup đã có trên máy tính: File à Open - Lệnh ghi tệp aup: File à Save Project - Đóng tệp đang mở: File à Close Hoạt động 3: Củng cố (5 phút) - Trình bày các thao tác thu âm thanh trực tiếp từ máy tính - Liệt kê các thao tác khi làm việc với tệp aup HS trả lời các câu hỏi củng cố 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 PHÚT) - Về nhà xem lại các thao tác mở tệp âm anh và nghe nhạc - Thực hành lại các thao tác làm việc với tệp aup - Tìm hiểu cấu trúc của tệp dự án âm thanh 5. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần : 26 Tiết: 52 Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hs biết cấu trúc tệp dự án âm thanh Biết chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản 2. Kĩ năng: Thực hiện thao tác thêm một tệp âm thanh có sẵn Thực hiện các lệnh chỉnh sửa đơn giản như: nghe lại một đoạn âm thanh, làm to nhỏ âm lượng của từng rãnh âm thanh, đánh dấu, xóa, cắt, dán đoạn âm thanh. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học. Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn * Học sinh: - Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity - Sách giáo khoa quyển 4. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, thuyết trình IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Tệp dự án âm thanh chứa các âm thanh gốc dùng để tạo thành tệp đích theo yêu cầu. Ví dụ, cần tạo tệp âm thanh là lời thuyết minh, lời kể chuyện xen lẫn nhạc không lời, khi đó âm thanh gốc chính là các lời thuyết minh và các bản nhạc không lời được kết hợp lại. Sua khi tạo ra tệp dự án âm thanh, công việc đầu tiên cần làm là thu âm trực tiếp hoặc thêm các tệp âm thanh có sẵn vào phần mềm. Hoạt động của giáo viên & HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc tệp dự án âm thanh (12 phút) GV hướng dẫn HS thao tác thêm một tệp âm thanh có sẵn. HS theo dõi GV: Mỗi âm thanh gốc khi đưa vào dự án được thể hiện trên một rãnh (tracks) âm thanh. Như vậy mỗi dự án âm thanh sẽ bao gồm một hay nhiều rãnh âm thanh. HS chú ý GV cho HS quan sát giao diện HS quan sát GV thuyết trình về các thành phần chính trên giao diện HS ghi bài 3. Cấu trúc tệp dự án âm thanh Thực hiện lệnh FileàImportàAudio, sau đó chọn tệp âm thanh (dạng wav,mp3,) - Mỗi dự án bao gồm các rãnh âm thanh. Mỗi âm thanh là dữ liệu âm thanh đầu vào của dự án. Số lượng rãnh của mỗi dự án không hạn chế. - Có thể thu âm trực tiếp hoặc thêm các tệp âm thanh có sắn (wav, mp3,) vào các rãnh - Thanh thời gian (timeline) chỉ ra thông số theo thời gian của dự án âm thanh. Âm thanh đích là tổ hợp, kết quả thể hiện đồng thời của các rãnh âm thanh theo thời gian. Hoạt động 2: Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản (25 phút) GV giới thiệu các thao tác khi làm việc với dự án âm thanh của Audacity. HS lắng nghe GV hướng dẫn HS cách làm to, nhỏ âm lượng của từng rãnh. HS theo dõi GV cho HS thảo luận cách đánh dấu một đoạn âm thanh. HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách thực hiện Đại diện trình bày GV yêu cầu Hs nêu cách thực hiện HS nghiên cứu SGK, thực hiện trên phần mềm Câu hỏi dành cho HS hòa nhập Để xóa 1file dữ liệu powerpoint em thực hiện những thao tác nào? GV: Làm sao để xóa, cắt, dán đoạn âm thanh? HS trả lời GV tổng kết lại các bước thực hiện HS ghi bài 4. Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản a) Nghe lại một đoạn âm thanh Dùng chuột đánh dấu một đoạn âm thanh trên rãnh, nhấn phím Space hoặc nháy chuột vào nút. Muốn dừng thì nháy nút b) Làm to, nhỏ âm lượng hoặc tắt âm thanh của từng rãnh - Kéo thả con trượt Để tăng giảm âm lượng - Nháy nút lệnh Mute để tắt âm thanh của rãnh hiện thời - Nháy nút Solo để tắt âm thanh của tất cả các rãnh khác trừ rãnh hiện thời. c) Đánh dấu một đoạn âm thanh - Chọn công cụ - Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí cuối - Nếu trong khi kéo thả chúng ta di chuyển chuột qua nhiều rãnh thì sẽ đánh dấu trên nhiều rãnh. d) Thao tác xóa, cắt, dán đoạn âm thanh - Xóa đoạn âm thanh: đánh dấu đoạn âm thanh cần xóa, nhấn Delete - Sao chép một đoạn âm thanh: + Đánh dấu đoạn âm thanh muốn sao chép + Nhấn Ctrl + C (sao chép) hoặc Ctrl +X (cắt) + Nháy chuột tại vị trí muốn chuyển đến + Nhấn Ctrl +V. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút) - Trình bày các thao tác xóa, cắt, dán đoạn âm thanh. HS trả lời các câu hỏi củng cố 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 PHÚT) - Về nhà xem lại cấu trúc tệp dự án âm thanh - Thực hành lại các thao tác chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản - Tìm hiểu cách chỉnh sửa, ghép nối âm thanh nâng cao 5. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần : 27 Tiết: 53 Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết khái niệm clip trên rãnh âm thanh Biết tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh Biết di chuyển clip dọc theo thanh thời gian Biết chuyển đổi lip sang rãnh khác 2. Kĩ năng: Thực hiện thao tác tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh Thực hiện di chuyển clip dọc theo thanh thời gian, chuyển đổi lip sang rãnh khác 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học. Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn * Học sinh: - Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity - Sách giáo khoa quyển 4. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, thuyết trình IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên & HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc tệp dự án âm thanh (30 phút) GV thuyết trình về khái niệm clip âm thanh HS lắng nghe GV minh họa hình ảnh các clip âm thanh trên rãnh HS quan sát GV hướng dẫn HS cách tách rãnh tại một vị trí thành hai clip. HS trả lời GV nhận xét và chốt các ý trả lời của HS. HS quan sát Đại diện lên thực hiện cho cả lớp quan sát GV: Tương tự như tách rãnh âm thanh, em hãy nêu cách tách một đoạn âm thanh trên rãnh. HS nêu lên thao tác GV cho HS thảo luận cách tách một đoạn âm thanh và di chuyển sang rãnh mới HS thực hành theo nhóm GV minh họa thao tác nối hai clip liền nhau trên rãnh HS quan sát GV hướng dẫn thao tác di chuyển clip Chuyển đổi clip sang rãnh khác bằng cách nào? HS theo dõi GV nhận xét HS ghi bài 5. Chỉnh sửa, ghép nối âm thanh nâng cao Khái niệm clip trên rãnh âm thanh Khi thu âm trực tiếp hoặc chuyển một tệp âm thanh, các rãnh được khởi tạo sẽ là một đoạn âm thanh liền mạch. Có thể tách các rãnh này thành các đoạn âm thanh rời gọi là clip âm thanh. Tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh * Tách rãnh tại một vị trí thành hai clip - Sử dụng công cụ chọn , nháy chuột chọn vị trí trên rãnh muốn tách, thực hiện lệnh Edit à Clip Boundaries à Split hoặc nhấn Ctrl + I * Tách một đoạn âm thanh đã đánh dấu trên rãnh - Sử dụng công cụ chọn để chọn đoạn âm thanh muốn tách, thực hiện lệnh Edit à Clip Boundaries à Split hoặc nhấn Ctrl + I * Tách một đoạn âm thanh đã đánh dấu trên rãnh và di chuyển sang một rãnh mới - Sử dụng công cụ chọn , nháy chuột chọn đoạn âm thanh muốn tách, thực hiện lệnh Edit à Clip Boundaries à Split New hoặc nhấn Ctrl + Alt + I * Nối hai clip liền nhau trên rãnh - Cách 1: Khi hai clip nằm sát nhau trên rãnh, dùng chuột nháy vào cạnh giữa chúng để nối lại. - Cách 2: Dùng công cụ chọn , đánh dấu đoạn âm thanh chứa vị trí tách, sau đó nhấn Ctrl + J hoặc lệnh Edit à Clip Boundaries à Join Di chuyển clip dọc theo thanh thời gian Nháy chuột chọn công cụ . Dùng chuột kéo thả trên các clip theo chiều ngang để dịch chuyển Chuyển đổi lip sang rãnh khác Trong khi di chuyển các clip trên rãnh, có thể chuyển các clip này sang rãnh khác nếu có vị trí trống với độ dài lớn hơn clip này. Thao tác là kéo thả clip đó sang khoảng trống của rãnh khác. Hoạt động 2: Chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản (7 phút) GV: Sau khi đã hoàn thành dự án âm thanh, em có thể xuất kết quả ra tệp âm thanh dưới các dạng wav, mp3,.. HS lắng nghe GV hướng dẫn HS thao tác thực hiện HS theo dõi HS ghi bài Đại diện lên thực hiện cho cả lớp quan sát 6. Xuất kết quả ra tệp âm thanh - Thực hiện lệnh File à Export Audio - Lựa chọn tê tệp kết quả và kiểu, dạng tệp âm thanh, sau đó nháy Save Hoạt động 3: Củng cố (5 phút) - Thực hiện tách một đoạn âm thanh đã đánh dấu và chuyển sang một rãnh mới. HS thực hiện 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (2 PHÚT) - Về nhà xem lại các thao tác chỉnh sửa, ghép nối âm thanh - Thực hành lại thao tác tạo, tách rãnh âm thành các clip - Chuẩn bị bài tập 4 SGK trang 130 5. RÚT KINH NGHIỆM : Tuần : 27 Tiết: 54 Bài 13. PHẦN MỀM GHI ÂM VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết cách tìm kiếm một bản nhạc không lời trên mạng Internet Biết thu âm thanh trực tiếp từ máy tính Biết thực hiện các thao tác chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản 2. Kĩ năng: Thực hiện thao tác chỉnh sửa, ghép nối âm thanh để hoàn thành một dự án Xuất được âm thanh ra dạng tệp wav hoặc mp3 sau khi đã hoàn thành dự án. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng phần mềm để tạo ra các tệp âm thanh để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Phòng máy sẵn sàng để phục vụ cho việc dạy học. Phầm mềm Audacity đã cài đặt sẵn * Học sinh: - Chuẩn bị trước bài 13: Phần mềm ghi âm và xử lí âm thanh Audacity - Sách giáo khoa quyển 4. III. PHƯƠNG PHÁP Thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân, thuyết trình IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong quá trình thực hành 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên & HS Nội dung Hoạt động 1: Thực hiện một dự án âm thanh (36 phút) GV cho Hs đọc yêu cầu bài tập 4 SGK trang 130 HS đọc SGK GV yêu cầu Hs thự thu âm hai chủ đề theo yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi: HS 1: Thu âm chủ đề 1 HS2: Thu âm chủ đề hai GV yêu cầu Hs tìm và lưu một bản nhạc không lời trên Internet HS tìm kiếm bản nhạc yêu thích. GV: Em hãy dùng phần mềm Audacity để thiết kế dự án âm thanh theo yêu cầu HS làm việc theo nhóm GV theo dõi đưa ra nhận xét HS lắng nghe và ghi chép bài Tự thu âm hai bài trình bày của mình về hai chủ đề: Chủ đề 1: Trình bày các thành phần của đa phương tiện Chủ đề hai: ứng dụng của đa phương tiện Tìm một bản nhạc không lời mà em thích, đặt tên nhacdem.wav Dùng phần mềm Audacity thiết kế một dự án để tạo ra một tệp âm thanh có tên myspeech.wav có nội dung như sau: Phần đầu là nội dung chude1.wav Nghỉ 1 phút Phần thiếp theo lấy từ chude2.wav Trong suốt bài trình bày cả hai chủ đề luôn có âm thanh của bản nhạc đệm được nghe đồng thời với giọng nói của em, nhưng nhỏ hơn. Vào thời gian nghỉ giải lao một phút thì phần nhạc đệm sẽ có âm lượng như bình thường. Hoạt động 2: Củng cố (5 phút) - GV yêu cầu Hs thực hiện lại một số thao tác với phần mềm Audacity HS thực hiện 4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: (3 PHÚT) - Về nhà xem lại các thao tác chỉnh sửa, ghép nối âm thanh - Thực hành lại thao tác chỉnh sửa, ghép nối âm thanh dạng cơ đơn giản và nâng cao - Tìm hiểu thêm về cách lọc tạp âm bằng Audacity - Chuẩn bị bài thực hành 10 Tạo sản phẩm âm thanh bằng Audacity. 5. RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_26_den_27_huynh_cong_kha.docx