Giáo án Tin học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020

I.MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

-HS biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.

- Biết các thành phần của đa phương tiện.

- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.

 2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.

- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.

 4. Năng lực hướng tới:

 + Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo

 + Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin truyền thông, năng lực sử dụng máy tính.

 II.CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên:

 - Máy tính, máy chiếu, mạng internet.

 - Tài liệu, giáo án.

 2. Học sinh:

 - sgk, chuẩn bị bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra

 3. Bài mới

 

doc58 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Học kỳ II - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều em cùng sai một lỗi, uốn nắn sai sót.
Khen ngợi các em làm tốt, động viên nhắc nhở và tháo gỡ thắc mắc cho học sinh yếu.
Cho học sinh phát biểu các thắc mắc và giải đáp .
Lưu ý những lỗi mà HS thường hay mắc phải.
Tiếp tục ghi nhận, giúp đỡ các học sinh yếu để các em làm theo đúng tiến trình của lớp.
Kiểm tra bài thực hành hoàn chỉnh của HS và nhắc nhở những lỗi sai và khen những bạn có thao tác tốt
Hs: Đọc các yêu cầu sách giáo khoa 
Hs: Chú ý lắng nghe quan sát và thực hiện lại trên máy tính của mình.
Bài 2. Tạo bộ sưu tập ảnh
 Tạo bài trình chiếu và chèn hình ảnh các loài hoa đẹp tự sưu tầm được để có bộ sưu tập ảnh như hình 98. 
Áp dụng các hiệu ứng động cho các trang chiếu và lưu kết quả. 	
4. Vận dụng: 
- Giáo viên đánh giá kết quả tiết thực hành
- Tuyên giương các em làm tốt, nhiệt tình. Phê bình nhắc nhở những em chưa nghiêm túc trong tiết thực hành.
5. Tìm tòi, mở rộng:
- Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay.
- Về nhà thực hiện lại các thao tác đã được học (nếu có điều kiện).
- Xem lại tất cả các kiến thức, thao tác đã được học từ trước đến nay của phần mềm trình chiếu PowerPoint để chuẩn bị tốt cho tiết sau làm bài thực hành tổng hợp.
--------------------------********************--------------------------
	Tuần 23	Ngày soạn: 30/01/2020
	Tiết 44	Ngày dạy:
ÔN TẬP CHƯƠNG III: 
PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU
I.MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: 
- Ôn tập chương III.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về phần mềm trình chiếu.
- Thao tác được trên phần mềm PowerPoint 2003.
 2.Kỹ năng: 
- Ôn lại những kĩ năng đã học trong chương.
3. Thái độ:
	- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
	4. Năng lực hướng tới:
	+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
	+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin truyền thông, năng lực sử dụng máy tính. 
 II.CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 
	- Máy tính, máy chiếu.
	- Tài liệu, giáo án.
	2. Học sinh: - Đồ dùng học tập, sgk, vở ghi,.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
	1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong bài học
	3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập
Phương pháp/Kĩ thuật: nghiên cứu, vấn đáp
GV dùng hệ thống câu hỏi để giúp HS ôn tập.
GV. Hãy nêu 1 vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu?
Hs. Trả lời
1. Một vài ứng dụng của phần mềm trình chiếu: 
1. Tạo các bài trình chiếu phục vụ cho cuộc họp, hội thảo, bài giảng điện tử, bài kiểm tra trắc nghiệm...
2. Tạo các sản phẩm giải trí như abum.
3. Tạo và in các tờ rơi, tờ quảng cáo v.v
Hoạt động 2: Cách khởi động
Phương pháp/Kĩ thuật: luyện tập-thực hành.
Gv. Cách Khởi động phần mềm PowerPoint?
Gv. Cách chèn thêm trang chiếu mới?
Gv. Chọn mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu? 
2. Cách Khởi động phần mềm PowerPoint? (3’)
 + Cách 1: 
Chọn lệnh Start à All Program à Microsoft PowerPoint2003
 + Cách 2: 
Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền.
3. Chèn thêm trang chiếu mới: Insert à New Slide
4. Chọn mẫu bố trí nội dung cho trang chiếu: Format à slide Layout. 
Hoạt động 3: Ôn lại kiến thức cũ
Phương pháp/Kĩ thuật: luyện tập-thực hành. Chia nhóm
Gv. Các bước tạo bài trình chiếu ?
Hs. Trả lời theo nhóm
5. Các bước tạo bài trình chiếu : 
Gồm nhiều bước và được thực hiện theo trình tự sau :
a/ Chuẩn bị nội dung cho bài chiếu.
b/ Chọn màu hoặc hình ảnh nền cho trang chiếu.
c/ Nhập và định dạng nội dung văn bản.
d/ Thêm các hình ảnh minh họa.
e/ Tạo hiệu ứng chuyển động.
 f/ Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu.
Gv.Cách tạo màu nền cho trang chiếu ?
Hs. Trả lời theo nhóm
6. Tạo màu nền cho trang chiếu 
- B1 : Chọn trang chiếu trong ngăn bên trái (ngăn Slide).
- B2 : Chọn lệnh Format à Background.
- B3 : Nháy nút và chọn màu thích hợp.
- B4 : Nháy nút Apply trên hộp thoại.
( nếu nháy nút Apply to all ở b4 thì màu nền sẽ áp dụng cho toàn bộ trang chiếu)
Gv. Cách định dạng nội dung văn bản ?
 H. Trả lời 
7. Định dạng nội dung văn bản. 
B1 : Chọn phần văn bản muốn định dạng.
B2 : Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
F Cách định dạng nội dung văn bản trong PPt tương tự như trong phần mềm Word.
Gv. Sử dụng mẫu bài trình chiếu?
 Hs. Trả lời
8. Sử dụng mẫu bài trình chiếu 
Các bước thực hiện mẫu bài trình chiếu:
- Mở 1 file PPt đã tạo trước
- Xuất hiện các mẫu bài trình chiếu : Nháy nút Design trên thanh công cụ.(Formatà slide design)
- Áp dụng mẫu bài trình chiếu có sẵn cho các trang chiếu :
B1 : Nháy nút mũi tên bên phải mẫu.
B2 : Nháy Apply to Selected Slides (áp dụng cho các trang chiếu đã chọn) hoặc Apply to all Slides (áp dụng cho tất cả các trang chiếu).
Gv. Cách thao tác chèn hình ảnh vào trang chiếu?
Hs. Trả lời theo nhóm
9. Cách thao tác chèn hình ảnh vào trang chiếu: 
+ Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
+ Chọn lệnh Insert à Picture à From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện.
+ Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.
+ Nháy chọn tệp đồ họa cần thiết và nháy Insert.
Gv. Cách chèn âm thanh hoặc đoạn phim vào trang chiếu?
Hs. Trả lời 
10. Chèn âm thanh hoặc đoạn phim vào trang chiếu: 
B1. Chọn trang chiếu cần chèn tập tin âm thanh hay đoạn phim. 
B2. Nhấp chọn Insertà Movies and soundà Sound From File (hoặc movie From file)
B3. Chọn thư mục lưu các tập tin âm thanh hay đoạn phim trong ô Look in
B4. Nháy chọn tập tin cần chèn 
B5. Nháy Insert.
Gv. Cách chuyển trang chiếu?
Hs. Trả lời theo nhóm
11. Cách chuyển trang chiếu : 
+ Cùng với các kiểu hiệu ứng, ta có thể chọn các tùy chọn sau đây để điều khiển : 
- Thời điểm xuất hiện, tốc độ xuất hiện, Âm thanh đi kèm.
+ Các bước đặt hiệu ứng chuyển trang:
B1: Chọn các slide cần tạo hiệu ứng.
B2: Từ menu Slide Show à Slide Transition
B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp ở ô bên phải.
Chú ý : No Transition (không hiệu ứng) là ngầm định.
+ Có 2 tùy chọn điều khiển việc chuyển trang :
- On mouse click: Chuyển trang kế tiếp sau khi Click chuột.
- Automatically after : Tự động chuyển trang sau một khoảng thời gian. 
1. Chọn hịêu ứng chuyển
2. Chọn tốc độ chuyển tiếp
3. Chọn âm thanh đi kèm
4. Chuyển trang chiếu khi nháy chuột tiếp
5. Tự động chuyển trang chiếu 
Gv. Cách tạo hiệu ứng động cho đối tượng?
Hs. Trả lời theo nhóm
12. Cách tạo hiệu ứng động cho đối tượng: 
Có hai lọai hiệu ứng động:
- Hiệu ứng có sẳn của phần mềm.
- Hiệu ứng tùy biến (Custom Animation)
F Các bước tạo hiệu ứng động:
1. Chọn các trang chiếu.
2. Mở bảng chọn Slide Show chọn Animation Schemes
=> Xuất hiện cửa sổ sau:
1. Chọn các hiệu ứng
2. Áp dụng cho mọi trang chiếu
3. Nháy chọn hiệu ứng thích hợp
4. Vận dụng: 
- Hs thực hành trên PowerPoint để củng cố phần ôn tập.
- Tạo bài trình chiếu về danh lam thắng cảnh Việt Nam, thắng cảnh về Hội An (tương tự bài HANOI.ppt)
5. Tìm tòi, mở rộng:
	- Ôn lại các kiến thức và các kỹ năng thực hành
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết thực hành.
--------------------------********************--------------------------
	Tuần 24	Ngày soạn: 25/04/2020
	Tiết 45	Ngày dạy:27/04/2020
KIỂM TRA 1 TIẾT THỰC HÀNH
I.MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: 
	- Giúp HS biết cách vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra.
	- Giúp GV đánh giá được kiến thức của HS, phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế để HS biết được năng lực của bản thân. 
 2.Kỹ năng: 
	- Làm quen với môn học.
	- Vận dụng được kiến thức đã học để làm tốt bài tập kiểm tra.
	- Nhận biết được mặt tích cực và mặt hạn chế của bản thân.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
	4. Năng lực hướng tới:
	+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
	+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin truyền thông, năng lực sử dụng máy tính. 
PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC Kiểm tra thực hành trên máy tính
 II.CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 
	- Đề KT, Phòng máy có cài office 2007trở lên, có kết nối internet
	2. Học sinh: Kiến thức tạo một bài trình chiếu, bút, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
	1. Ổn định tổ chức: 
	- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định tổ chức, phân HS vào máy (2’)
- Phát đề kiểm tra (1’)
- Giáo viên coi thi, học sinh làm bài (37’)
- Nộp bài, tắt máy (3’)
- Hướng dẫn về nhà (2’)
- Đọc bài “Thông tin đa phương tiện”. Trả lời câu hỏi đa phương tiện là gì? Cho vài VD về đa phương tiện.
	2. Bài mới
Ma trận đề
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
- Tên bài 8: Bài trình chiếu.
Câu 1 (4đ)
- Tên bài 9: màu sắc trên trang chiếu.
Câu 5 (0,5đ)
2 câu (4,5đ)
- Tên bài 10: Thêm hình ảnh vào trang chiếu.
- Tên bài 11: Tạo các hiệu ứng động.
Câu 2 (2đ)
1 câu (2đ)
Tổng
 5 câu (10đ)
5 câu (10đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT
Câu 1 (4 điểm): Hãy tạo một bài trình chiếu có các trang chiếu với nội dung như sau:
Slide 1:
Chương trình khuyến học
Slide 2:
Cùng nhau toả sáng
Người tiêu dùng
 Đổi lấy quà tặng
Cửa hàng
Làm ăn khấm khá
Xã hội
Cơ hội học hành cho con em nghèo
Sản phẩm cô Gái Hà Lan
Slide 4:
Chương trình khuyến học 
 Ngày xưa, Mạc Đỉnh Chi là một học trò nghèo phải bắt dom đóm làm đèn đọc sách, miệt mài sôi kinh nấu sử rồi trở thành vị quan tài ba. 
 Ngày nay, vẫn có nhiều học sinh nghèo hiếu học rất cần mọi người chung tay giúp đỡ.
Các loại sữa 
cô Gái Hà Lan
Sữa tươi
Sữa đặc
Sữa bột
Sữa bột
Hộp thiếc
Sữa bột
Hộp giấy
 Slide 3:
Ối	
Câu 2 (2) : Tạo màu nền, định dạng kí tự để có một bài trình chiếu nhìn tổng thể: đẹp, khoa học, sinh động
Câu 3 (1,5) : Thêm hình ảnh để minh họa.
Câu 4 (2) : Tạo hiệu ứng chuyển động cho các đối tượng, tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu.
Câu 5 (0,5đ) : Lưu tên tệp là “KIEM TRA 1 TIET HK2” vào thư mục “LOP9...” ổ đĩa 
Yêu cầu:
a) Gõ nội dung văn bản và đặt vị trí phù hợp giống như mẫu 	(3 điểm)
b) Trên mỗi trang chiếu phải có màu nền, màu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ (HS tự chọn nhưng nội dung trên các trang chiếu phải dễ đọc, dễ quan sát và màu nền phải thống nhất trên mọi trang chiếu).(2 điểm)
c) Chèn hình ảnh và đặt vị trí phù hợp giống như mẫu 
(Đường dẫn lưu hình ảnh: D:\KIEM TRA 1 TIET HK2 LOP 9\tên hình ảnh) (3 điểm)
d) Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu một cách hợp lí. 	 (2 điểm)
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
a) 
	- Gõ được nội dung văn bản vào các trang chiếu	(1.5 điểm)
	- Thực hiện theo đúng yêu cầu	(1.5 điểm)
b)
- Tạo được màu nền, màu chữ, cỡ chữ, kiểu chữ	(1 điểm)
- Thực hiện theo đúng yêu cầu	(1 điểm) 
c)
	- Chèn được hình ảnh vào các trang chiếu	(1.5 điểm)
	- Thực hiện theo đúng yêu cầu	(1.5 điểm)
d)
	- Tạo được hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang chiếu	(1 điểm)
- Thực hiện theo đúng yêu cầu	(1 điểm) 
--------------------------********************--------------------------
	Tuần 24	Ngày soạn: 27/04/2020
	Tiết 46	Ngày dạy:
BÀI 12. 
THÔNG TIN ĐA PHƯƠNG TIỆN
I.MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: 
-HS biết khái niệm đa phương tiện và ưu điểm của đa phương tiện.
- Biết các thành phần của đa phương tiện.
- Biết một số lĩnh vực ứng dụng của đa phương tiện trong cuộc sống.
 2.Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng phân tích, phán đoán.
- Tạo được sản phẩm đa phương tiện bằng phần mềm trình chiếu.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
	4. Năng lực hướng tới:
	+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
	+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin truyền thông, năng lực sử dụng máy tính. 
 II.CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 
	- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
	- Tài liệu, giáo án.
	2. Học sinh: 
	- sgk, chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
	1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra 
	3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đa phương tiện là gì?
Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
 Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
Em hãy nêu các dạng thông tin mà em đã được học?
Gv: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta tiếp nhận thông tin chỉ thuộc một dạng cơ bản hoặc là kết hợp của nhiều dạng
? Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới 1 dạng?
? Em hãy lấy ví dụ tiếp nhận thông tin dưới nhiều dạng?
Gv: khi chúng ta tiếp nhận đồng thời nhiều thông tin như thế người ta gọi tiếp nhận thông tin đa phương tiện.
? Đa phương tiện là gì?
Gv: nhận xét và chốt lại
? Sản phẩm đa phương tiện?
Gv: nhận xét và chốt lại.
Hs: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Hs: đọc truyện, triễn làm tranh ảnh.
Hs: Xem tivi, xem ca sỹ hát ...
Hs: trả lời.
Hs: trả lời.
1. Đa phương tiện.
Đa phương tiện (multimedia) được hiểu như là thông tin kết hợp từ nhiều dạng thông tin và được thể hiện một cách đồng thời.
Sản phẩm đa phương tiện: là sản phẩm được tạo bằng máy tính và phần mềm máy tính.
Hoạt động 2: Một số ví dụ về đa phương tiện
Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
? Em hãy lấy ví dụ về đa phương tiện khi không sử dụng máy tính?
Hs: trả lời.
? Lấy ví dụ về đa phương tiện khi sử dụng máy tính?
Hs: trả lời
* Khi không sử dụng máy tính:
Khi giảng bài, thầy cô giáo vừa nói (dạng âm thanh) vừa dùng bút (phấn) viết hoặc vẽ hình lên bảng (dạng văn bản hoặc hình ảnh). 
- Trong sách giáo khoa, ngoài nội dung chữ các bài học có thể còn có cả hình vẽ (hoặc ảnh) để minh hoạ.
* Các sản phẩm đa phương tiện được tạo bằng máy tính có thể là phần mềm, tệp hoặc hệ thống các phần mềm và thiết bị, ví dụ như: 
- Trang web với nhiều dạng thông tin như chữ, tranh ảnh, bản đồ, âm thanh, ảnh động, đoạn phim (video clip),... 
- Bài trình chiếu.
- Từ điển bách khoa đa phương tiện
- Đoạn phim quang cáo.
- Phần mềm trò chơi.
Hoạt động 3: Ưu điểm của đa phương tiện
Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề
? Đa phương tiện có ưu điểm gì?
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học. Gv: Nhận xét và chốt lại.
Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn.
- Thích hợp với việc sử dụng máy tín.
3. Ưu điểm của đa phương tiện.
- Đa phương tiện thể hiện thông tin tốt hơn
- Đa phương tiện thu hút sự chú ý hơn
- Thích hợp với việc sử dụng máy tính
- Rất phù hợp cho việc giải trí và dạy-học. 
Hoạt động 4: Các thành phần của đa phương tiện
Phương pháp/Kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề. Chia nhóm
GV: Hãy liệt kê các thành phần chính của đa phương tiện ?
GV: Phân tích thêm từng thành phần
HS: Trả lời
HS: Học sinh chú ý lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
4. Các thành phần của đa phương tiện
- Các dạng thành phần chính của sản phẩm đa phương tiện :
a) Văn bản: là dạng thông tin cơ bản trong biểu diễn thông tin bao gồm các kí tự và được thể hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau.
b) Âm thanh: là thành phần điển hình của đa phương tiện.
c) Ảnh tĩnh: là một tranh ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
d) Ảnh động: Là sự kết hợp nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
e) Phim: là thành phần rất đặc biệt của đa phương tiện, là dạng tổng hợp tất cả các thông tin vừa trình bày ở trên
4. Vận dụng: 
Nhắc lại những nội dung trọng tâm:
 - Đa phương tiện là gì?
	- Các sản phẩm đa phương tiện.
	- Các ưu điểm của đa phương tiện.
	- Các thành phần của đa phương tiện.
5. Tìm tòi, mở rộng:
 	- Học kỹ bài.
 - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu phần mềm ghi âm và xử lý âm thanh Audacity
--------------------------********************--------------------------
	Tuần 25	Ngày soạn: 02/05/2020
	Tiết 47	Ngày dạy:
Bài 13: 
PHẦN MỀM GHI VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY
I.MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: 
- Biết cách khởi động phần mềm Audacity, mở được tệp âm thanh và nghe nhạc, thu được âm thanh trực tiếp từ máy tính.
- Biết các thao tác khi làm việc với tệp âm thanh *.aup.
- Biết các thao tác thêm 1 tệp âm thanh có sẵn
 2.Kỹ năng: 
- Khởi động được phần mềm, mở được tệp âm thanh có sẵn và thực hiện được các thao tác khi làm việc với tệp âm thanh *.aup
- Thực hiện được các thao tác thêm 1 tệp âm thanh có sẵn.
	3. Thái độ:
	- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
	4. Năng lực hướng tới:
	+ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo
	+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực công nghệ thông tin truyền thông, năng lực sử dụng máy tính. 
 II.CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên: 
	- Máy tính, máy chiếu, mạng internet.
	- Tài liệu, giáo án.
	2. Học sinh: 
	- sgk, chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
	1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ : 
- Phát biểu khái niệm đa phương tiện và cho vd ? 
- Đa phương tiện có những thành phần nào ?
	3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Bắt đầu với Audacity
Phương pháp/Kĩ thuật: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV hướng dẫn HS thao tác khởi động Audacity.
GV giới thiệu giao diện của phần mềm
GV: cách mở một tệp âm thanh dạng mp3 trên máy tính?
GV nhận xét và hướng dẫn HS nghe lại bản nhạc vừa mở bằng cách nháy vào nút Play trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Space
GV giới thiệu thanh công cụ ghi âm của phần mềm
Sau khi thu âm em sẽ thấy một rãnh có hình sóng âm xuất hiện
HS theo dõi
HS quan sát
HS trả lời: Chọn lệnh FileàOpen
HS theo dõi
HS ghi bài
HS quan sát hình 4.15 SGK và nêu lên chức năng của từng nút lệnh
HS quan sát trên phần mềm
1. Bắt đầu với Audacity 
Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm trên màn hình nền.
a) Mở tệp âm thanh và nghe nhạc
- Thực hiện lệnh FileàOpen, chọn tệp mp3 để mở tệp âm anh 
- Nháy nút hoặc nhấn phím Space để nghe bản nhạc vừa mở
b) Thu âm thanh trực tiếp từ máy tính
- Nháy chuột vào nút để bắt đầu thu âm
- Nháy chuột vào nút để kết thúc thu âm
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách làm việc với tệp *.aup 
Phương pháp/Kĩ thuật: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV: Sản phẩm cuối cùng của phần mềm Audacity là các tệp âm thanh có dạng WAV, MP3, WMA,Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chỉnh lí, thiết kế chúng ta sẽ làm việc với các tệp *.aup (Audicity Project File) đây là các tệp dự án âm thanh chính của phần mềm.
GV cho học sinh khám phá các chức năng khi làm việc với tệp *.aup
HS lắng nghe
HS thực hiện các thao tác mở tệp, ghi tệp, tạm dừng và đóng tệp aud
2. Làm việc với tệp *.aup (Audicity Project File)
- Tạo một tệp aup mới: File à New 
- Mở tệp aup đã có trên máy tính: File à Open
- Lệnh ghi tệp aup: File à Save Project
- Đóng tệp đang mở: File à Close
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu trúc tệp dự án âm thanh 
Phương pháp/Kĩ thuật: vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề. 
GV hướng dẫn HS thao tác thêm một tệp âm thanh có sẵn
GV: Mỗi âm thanh gốc khi đưa vào dự án được thể hiện trên một rãnh (tracks) âm thanh. Như vậy mỗi dự án âm thanh sẽ bao gồm một hay nhiều rãnh âm thanh. 
GV cho HS quan sát giao diện
GV thuyết trình về các thành phần chính trên giao diện
HS theo dõi
HS chú ý
HS quan sát
3. Cấu trúc tệp dự án âm thanh
	Thực hiện lệnh FileàImportàAudio, sau đó chọn tệp âm thanh (dạng wav,mp3,)
- Mỗi dự án bao gồm các rãnh âm thanh. Mỗi âm thanh là dữ liệu âm thanh đầu vào của dự án. Số lượng rãnh của mỗi dự án không hạn chế.
- Có thể thu âm trực tiếp hoặc thêm các tệp âm thanh có sắn (wav, mp3,) vào các rãnh.
- Thanh thời gian (timeline) chỉ ra thông số theo thời gian của dự án âm thanh. Âm thanh đích là tổ hợp, kết quả thể hiện đồng thời của các rãnh âm thanh theo thời gian.
4. Vận dụng: 
- Trình bày các thao tác thu âm thanh trực tiếp từ máy tính
- Liệt kê các thao tác khi làm việc với tệp aup
5. Tìm tòi, mở rộng:
- Học kỹ bài.
- Về nhà xem lại các thao tác mở tệp âm anh và nghe nhạc
- Thực hành lại các thao tác làm việc với tệp aup.
--------------------------********************--------------------------
	Tuần 25	Ngày soạn: 02/05/2020
	Tiết 48	Ngày dạy:
Bài 13: 
PHẦN MỀM GHI VÀ XỬ LÍ ÂM THANH AUDACITY (tt)
I.MỤC TIÊU
	1.Kiến thức: 
- Hs biết cấu trúc tệp dự án âm thanh
- Biết chỉnh sửa âm thanh mức đơn giản
- Biết khái niệm clip trên rãnh âm thanh
- Biết tạo, tách rãnh âm thanh thành các clip, nối clip âm thanh
- Biết di chuyển clip dọc theo thanh thời gian
- Biết chuyển đổi lip sang rãnh khác
 2.Kỹ năng: 
- Thực hiện thao tác tạo, tách rãnh âm thanh thành các cl

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_hoc_ky_ii_nam_hoc_2019_2020.doc