Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 47: Tạo các hiệu ứng động - Năm học 2018-2019

Nội dung chính

1. HIỆU ỨNG ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG

- Giúp thu hút sự chú ý tới nội dung trang chiếu và làm sinh động quá trình trình bày.

 Giúp nhấn mạnh thông tin trang chiếu, điều khiển hiệu quả quá trình truyền đạt thông tin.

- Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dãy lệnh Animations

 Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:

- B1: Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động.

- B2: Mở dải lệnh Animations.

- B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong Animations.

*Lưu ý: Chỉ một số hiệu ứng thường dùng được hiển thị sẵn trên dải lệnh. Nếu muốn tùy chọn thêm các hiệu ứng động khác em có thể nháy nút More để lựa chọn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Tiết 47: Tạo các hiệu ứng động - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 47
Ngày soạn: 11/02/2019
Ngày giảng  lớp 9B
Ngày giảng . lớp 9C
TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: HS Biết tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu và sử dụng khi trình chiếu. Biết sử dụng các hiệu ứng một cách hợp lý. Hiểu được vai trò và tác dụng của các hiệu ứng động khi trình chiếu và phân biệt được hai dạng hiệu ứng động.
2. Về kỹ năng: HS thực hiện được việc tạo các hiệu ứng động có sẳn cho bài trình chiếu; phân biệt được hai dạng hiệu ứng động và sử dụng khi trình chiếu.
3. Về thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài. Rèn luyện tinh thần tự giác và ý thức học tập tốt.
4. Định hướng hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực
- Năng lực chung: NL tự học, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL thẩm mỹ, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực riêng: NL công nghệ thông tin truyền thông (ICT): NL sử dụng máy tính, phần mềm; NL lập trình
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: phòng máy tính với các máy tính hoạt động tốt có kết nối mạng, máy chiếu 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Chuẩn bị trước bài học, đồ dùng, phương tiện học tập đầy đủ.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
	3.1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháo động não.
- Phương pháp dạy học trực quan.
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp bàn tay nặn bột
3.2. Kỹ thuật dạy học
- Kĩ thuật khăn trải bàn.
- Kĩ thuật “động não”.
- Kĩ thuật lược đồ tư duy.....
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.	
Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Để chèn hình ảnh vào trang chiếu, ta thực hiện như thế nào
? Để thay đổi vị trí của hình ảnh, ta thực hiện như thế nào
? Để sao chép trang chiếu ta thực hiện như thế nào
? Để di chuyển trang chiếu ta thực hiện như thế nào
2. Tiến trình tổ chức hoạt động
B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( phút)
Hoạt động 1: Hiệu ứng động cho đối tượng (15’)
1. Mục tiêu: HS biết về hiệu ứng cho các đối tượng trang chiếu
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
- GV: Việc tạo hiệu ứng động cho đối tượng trên trang chiếu có tác dụng gì?
- GV: Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dải lệnh nào?
- GV: Nêu các bước tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu?
- GV: Để hiển thị nhiều hiệu ứng động khác, không có hiển thị sẵn trên dải lệnh ta làm như thế nào?
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
1. HIỆU ỨNG ĐỘNG CHO ĐỐI TƯỢNG
- Giúp thu hút sự chú ý tới nội dung trang chiếu và làm sinh động quá trình trình bày. 
è Giúp nhấn mạnh thông tin trang chiếu, điều khiển hiệu quả quá trình truyền đạt thông tin.
- Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng động có trên dãy lệnh Animations
è Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
- B1: Chọn đối tượng trên trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động.
- B2: Mở dải lệnh Animations.
- B3: Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong Animations.
*Lưu ý: Chỉ một số hiệu ứng thường dùng được hiển thị sẵn trên dải lệnh. Nếu muốn tùy chọn thêm các hiệu ứng động khác em có thể nháy nút More để lựa chọn.
Hoạt động 2: Hiệu ứng chuyển trang chiếu (18’)
1. Mục tiêu: HS tạo các hiệu ứng chuyển trang chiếu
2. Các bước tiến hành
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
- GV: Ta có thể thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu được không?
- GV: Việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu có tác dụng như thế nào?
- GV: Việc thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu ấy gọi là gì?
- GV: Vậy, hiệu ứng chuyển trang chiếu là gì?
- GV: Khi tạo hiệu ứng động cho trang chiếu em có thể áp dụng bao nhiêu kiểu hiệu ứng?
- GV: Làm thế nào để tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu?
- GV: None là kiểu hiệu ứng gì?
- GV: Ngoài các bước trên, còn có các tùy chọn nào để thiết lập thời gian cho hiệu ứng chuyển trang chiếu không?
- HS:Trả lời
- HS:Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời, ghi bài
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời, ghi bài
2. HIỆU ỨNG CHUYỂN TRANG CHIẾU
- Hiệu ứng chuyển trang chiếu là thay đổi cách xuất hiện của trang chiếu.
- Giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn, sinh động và thu hút sự chú ý.
- Các lệnh và tùy chọn tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu có trên dãy lệnh Transitions
è Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
- B1: Chọn trang chiếu cần tạo hiệu ứng.
- B2: Mở dãy lệnh Animations và chọn kiểu chuyển hiệu ứng chuyển trang chiếu trong nhóm Transitions to This Slide.
- B3: Nháy lệnh Apply To All trong nhóm Timing để áp dụng hiệu ứng chuyển cho mọi trang chiếu.
- None (không hiệu ứng) là ngầm định. 
- Ngoài 3 bước trên, trong nhóm Timing em có thể chọn các tùy chọn để thiết lập thời gian cho hiệu ứng chuyển trang chiếu.
+ Duration: Thiết lập thời gian thực hiện hiệu ứng chuyển.
+ On Mouse Click: Trang chiếu chỉ xuất hiện khi nháy chuột lúc trình chiếu.
+ After: Nhập TG để tự động chuyển trang sau 1 khoảng TG trình chiếu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (thời gian: 5’)
1. Mục tiêu: HS được ôn lại các bước tạo hiệu ứng co trang chiếu và đối tượng trên trang chiếu
2. Các bước tiến hành
B1: GV cho hs hoạt động cá nhân làm bài tập trắc nghiệm sau
Câu 1:Sử dụng hiệu ứng động cho các bài trình chiếu để:
Trở nên hấp dẫn hơn.
Trở nên sinh động hơn.
Cả A và B đúng.
Cả A và B sai.
Câu 2: Khi tạo hiệu ứng động cho trang chiếu em có thể áp dụng cho:
Một trang chiếu.
Tất cả các trang chiếu.
Cả A và B sai.
Cả A và B đúng.
Câu 3:Hãy nêu các bước đặt hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu? Thao tác lại?
Câu 4: Làm thế nào để tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu? Thao tác lại?
B2: Hs hoạt động cá nhân làm bài tập và hs đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
B3: Gv nhân xét và kết luận
D. TÌM HIỂU MỞ RỘNG (Thời gian: ’ )
IV. Đánh giá và chốt kiến thức (1’)
Nội dung đã thực hành. 
V. Dặn dò (1’)
- Ôn tập lại những kiến thức đã học hôm nay.
- Làm bài tập 1, 2 sách giáo khoa trang 104.
- Đọc tìm hiểu mở rộng SGK/105
- Xem phần tiếp theo Bài 11: Tạo hiệu ứng động (tiếp theo).
VI. Phần ghi chép bổ sung của GV 
................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tiet_47_tap_cac_hieu_ung_dong_nam_hoc.doc