Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Biết được yêu cầu khi tạo bài trình chiếu.

- Biết được cách tạo hiệu ứng động cho một.

2. Kĩ năng:

- Tạo các hiệu ứng động cho một đối tượng.

3.Thái độ:

Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Biết sử dụng hiệu ứng hợp lý.

4.Xác định trọng tâm của bài học:

- Nêu vai trò và tác dụng các hiệu ứng.

- Thực hành tạo các hiệu ứng động cho đối tượng cụ thể.

5. Liên môn:

Môn GDCD:

- Ý thức bài học, ý thức tạo hiệu ứng thích hợp, bảo vệ máy tính.

Môn Anh văn:

- Biết thêm một số từ vựng tiếng anh liên quan bài học.

6. Định hướng phát triển năng lực:

• Năng lực chung:

 - Kỹ năng thực hành sử dụng các cách tạo hiệu ứng.

 - Kỹ năng trao đổi nhóm.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

Bài soạn, bài trình chiếu, SGK, máy tính, phiếu học tập.

2. Học sinh:

Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25:	Ngày soạn: 20/ 02/ 2019
Tiết 49 	Ngày giảng: 26 /02/2019 
Bài 12 – TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (Tiếp)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Biết được vai trò và tác dụng các hiệu ứng
2. Kĩ năng: 
- Tạo các hiệu ứng có sắc trên máy tính.
3.Thái độ: 
Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Biết sử dụng hiệu ứng hợp lý.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Nêu được vai trò và tác dụng các hiệu ứng
- Thực hành tạo các hiệu ứng.
5. Liên môn:
Môn GDCD: 
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
Môn Anh văn: 
Biết thêm một số từ vựng tiếng anh liên quan bài học.
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
	- Kỹ năng thực hành sử dụng các cách tạo hiệu ứng. 
	- Kỹ năng trao đỗi nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 
Bài soạn, SGK, Máy tính.
2. Học sinh: 
Vở ghi, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
	- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
IV.Tiến trình lên lớp:
1.ổn định: Kiểm tra ss:	
2.Kiểm tra bài cũ (Không)
3.Bài mới:
Đặt vấn đề: Ngoài việc tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu, còn có thể tạo hiệu ứng động cho các đối tượng (văn bản, hình ảnh...) trên các trang chiếu. Điều đó có lợi ích gì? Cho bài trình chiếu đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ1
Mục tiêu:Tìm hiểu Tạo hiệu ứng động cho đối tượng
Sản phẩm:HS nêu được cách tạo hiệu ứng động cho đối tượng
NLHT:tư duy
Tạo hiệu ứng động cho đối tượng.
HS: Tham khảo SGK, giúp thu hút sự chú ý của người nghe những nội dung cụ thể trên trang chiếu, làm sinh động quá trình trình bày và quant lý tốt hơn việc truyền đạt thông tin.
GV: Giới thiệu hình 97-SGK và nêu các bước tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên trang chiếu.
GV: Tương tự như hiệu ứng chuyển trang chiếu, nếu muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu ta làm thế nào?
GV: Có thể nêu thêm cách đặt các hiệu ứng động tùy chọn bằng cách sử dụng lệnh Slide Show
2. Tạo hiệu ứng động cho đối tượng
Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên đó. Chọn các trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động có sẵn.
Mở bảng chọn Slide Show và nháy Animation Schemes. 
Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ.
Muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu, cần nháy nút Apply to All Slides.
HĐ2
Mục tiêu:Tìm hiểu Sử dụng các hiệu ứng động
Sản phẩm:HS phát biểu cách Sử dụng các hiệu ứng động
NLHT: hợp tác
®Custom Animation.
GV: Cho HS lên máy thực hiện 
HS: Thực hiện và nhận xét.
GV: Yêu cầu HS đọc SGK và thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi sau:
- Lợi ích của việc tạo hiệu ứng động là gi?
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng hiệu ứng động?
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
GV: Chốt lại nội dung chính.
3. Sử dụng các hiệu ứng động.
Tạo các hiệu ứng động giúp cho việc trình chiếu trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. 
Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
Cần cân nhắc xem hiệu ứng đó có giúp cho nội dung trang chiếu rõ ràng và hiệu quả hơn không.
4. Củng cố 
GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm đã học
HS: Thực hiện tạo hiệu ứng cho trang chiếu và các đối tượng
5.Hướng dẫn học ở nhà 
HS về nhà thực hiện nhiều lần thao tác tạo hiệu ứng.
Đọc bài đọc trước bài mới
Tuần 25:	Ngày soạn: 20/ 02/ 2019
Tiết 50 	Ngày giảng: 26 /02/2019 
Bài 12 – TẠO CÁC HIỆU ỨNG ĐỘNG (T3)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Biết được yêu cầu khi tạo bài trình chiếu.
- Biết được cách tạo hiệu ứng động cho một.
2. Kĩ năng: 
- Tạo các hiệu ứng động cho một đối tượng.
3.Thái độ: 
Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc. Biết sử dụng hiệu ứng hợp lý.
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Nêu vai trò và tác dụng các hiệu ứng.
- Thực hành tạo các hiệu ứng động cho đối tượng cụ thể.
5. Liên môn:
Môn GDCD: 
- Ý thức bài học, ý thức tạo hiệu ứng thích hợp, bảo vệ máy tính.
Môn Anh văn: 
- Biết thêm một số từ vựng tiếng anh liên quan bài học.
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
	- Kỹ năng thực hành sử dụng các cách tạo hiệu ứng. 
	- Kỹ năng trao đổi nhóm.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: 
Bài soạn, bài trình chiếu, SGK, máy tính, phiếu học tập.
2. Học sinh: 
Vở ghi, SGK, chuẩn bị bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP
	- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
IV.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định (3’):
2.Kiểm tra bài cũ (Không):
3.Bài mới (40’):
 Đặt vấn đề: cần giải quyết như: kích cỡ chữ, màu chữ tương ứng với màu nền, lỗi chính tả.., vị thứ xuất hiện, tạo hiệu ứng sinh động hơn... ta làm thế nào?. Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Tìm hiểu Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
Sản phẩm: HS trình bày Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
NLHT:Tự chủ
Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
GV: yêu cầu HS đọc SGK sau đó đưa ra đoạn trang chiếu (có cỡ quá nhỏ, nhiều màu sắc, nền lòe loẹt, trình bày quá nhiều hình ảnh hoặc đoạn phim...). Yêu cầu HS thảo luận nhóm để nhận xét các đoạn trình chiếu đó và cho ý kiến.
HS: Các nhóm đại diện trả lời.
GV: Chốt lại các ý kiến của HS và đưa ra nhận xét chung.
- Tóm lại, muốn tạo một bài trình chiếu hấp dẫn, có tính thẩm mỹ ta cần lưu ý những yếu tố gì?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại kiến thức chính.
HS: Ghi nội dung bài học.
4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu.
Trước hết, hãy xây dựng dàn ý của bài trình chiếu và chọn nội dung văn bản cũng như hình ảnh và các đối tượng khác một cách thích hợp.
Nội dung của mỗi trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính.
Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu càng ngắn gọn càng tốt. Không nên có quá nhiều mục liệt kê trên một trang chiếu (tối đa là 6).
Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần được sử dụng thống nhất trên trang chiếu. 
Khi tạo nội dung cho các trang chiếu cần tránh:
Các lỗi chính tả;
Sử dụng cỡ chữ quá nhỏ;
Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu; 
Màu nền và màu chữ khó phân biệt.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Tìm hiểu tạo hiệu ứng động cho một đối tượng ( nâng cao)
Sản phẩm: HS trình bày tạo hiệu ứng động cho một đối tượng
NLHT:hợp tác
GV : Đưa chiếu một trang chiếu có các hiệu ứng cho từng một đối tựng cho học sinh xem.
GV: Vậy ta muốn tạo hiệu ứng cho một đối tượng ta phải tiến hành như thế nào ?.
HS : Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ?.
GV : Gọi đại diện nhóm nhận xét.
GV : nhận xét sau đó chốt ý, thực hành trực tiếp cho học sinh xem. 
HS : Thực hành lại các cách tạo hiệu ứng động cho một đối tượng.
HS : Ghi nội dung bài học.
GV : Cho một nội dung văn bản vừa học cho học sinh thực hành « nhóm nào làm xong trước lấy 3 nhóm xong trước chấm điểm thi đua. »
GV : Nhận xét bài làm các nhóm và cho điểm.
GV : Giúp HS tìm hiểu thêm phần tùy chọn trong phần tạo một hiệu ứng như :
Xóa hiệu ứng.
Tốc độ hiệu ứng.
Thay đổi vị thứ xuất hiện của hiệu ứng.
Xem hiệu ứng.
HS : Ghi nhớ ghi nội dung bài học.
5. Tạo hiệu ứng động cho một đối tượng( nâng cao)
Các bước tạo hiệu ứng động cho một đối tượng :
- B1 : Chọ đối tượng cần tạo hiệu ứng
- B2 : Slide Show /Custom Animation
- Xuất hiện bảng chọn Custom Animation nằm ở phía bên phải của màn hình soạn thảo.
- B3: Click chuột vào Add Effect\ chọn một trong 4 hiệu ứng trên: 
Entrance:
Emphasis:
Exit:
Motion paths:
Chú ý: Ta có thể chọn các hiệu ứng có sẵn. Nếu muốn lựa chọn đầy đủ bấm chuột vào more affects cho tương úng từng mục.
Tùy chỉnh hiệu ứng cho một đối tượng:
a)Xóa hiệu ứng.
c)Chọn chuyển hiệu ứng
b)Tốc độ hiệu ứng
d)Thay đổi vị thứ xuất hiện
e)Xem hiệu ứng vừa tạo
4. Củng cố 10’
GV: Tóm tắt kiến thức trọng tâm đã học thông qua các bài tập cũng cố.
Bài 1: Tạo hiệu ứng động cho các đối tượng chọn lệnh nào trong các lệnh dưới đây?
a. Chọn Slide Showà Slide Transition. b. Chọn Slide Show àAnimation Schemes.
c. Chọn Slide Show à Shows Custom. d. Chọn Slide Custom à Animation Schemes.
Bài 2: Tạo hiệu ứng động cho một đối tượng chọn lệnh nào trong các lệnh dưới đây?
a. Chọn Slide Showà Custom Animation. b. Chọn Slide Show àAnimation Schemes.
c. Chọn Slide Showà Slide Transition. d. Chọn Slide Custom à Animation Schemes.
Bài 3: Có bao nhiêu cách tạo hiệu ứng cơ bản cho một đối tượng?.
a. 1 loại b. 2 loại c. 3 loại d. 4 loại
Giáo viên nhận xét bài làm cho các nhóm nhận xét chung tiết dạy
5.Hướng dẫn học ở nhà 2’.
HS về nhà thực hiện nhiều lần thao tác tạo hiệu ứng.
Đọc bài đọc trước bài mới.
Tuần 25:	Ngày soạn: 20/ 02/ 2019
Tiết 51 	Ngày giảng: 26 /02/2019 
Bài thực hành 9: HOÀN THIỆN BÀI TRÌNH CHIẾU VỚI HIỆU ỨNG ĐỘNG
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Tạo được các hiệu ứng động cho các trang chiếu
Biết cách chuyển trang chiếu và tạo hiệu ứng động một cách hợp lý.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng sử dụng tra cứu thông tin trên mạng phục vụ cho học tập và giải trí
Giáo dục tư tưởng:
4.Xác định trọng tâm của bài học:
- Nêu được vai trò và tác dụng các hiệu ứng
- Thực hành tạo các hiệu ứng.
5. Liên môn:
Môn GDCD: 
Ý thức bài học, Bảo vệ máy tính.
Môn Anh văn: 
Biết thêm một số từ vựng tiếng anh liên quan bài học.
6. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực chung:
	- Kỹ năng thực hành sử dụng các cách tạo hiệu ứng. 
	- Kỹ năng trao đỗi nhóm.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên: 
Phòng máy tính có kết nối internet và có đủ máy cho Hs thực hành.
Chuẩn bị tốt giáo án.
Học sinh: 
Sách giáo khoa, vở ghi bài.
Học bài cũ và xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 15’: Tạo các Slide như mẩu sau:
	a) Nhập nội dung vào bài trình chiếu 2đ
	b) Sử dụng mẩu Slide phù hợp để trang trí 2đ
	c) Chèn hình ảnh 3đ
	d) Tạo hiệu ứng cho các đối tượng 3đ
Đáp án + biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
a
Nhập nội dung
2
b
Vào Format\ Slide layout\ xuất hiện mẩu Slide\ chọn slide thích hợp
2
c
- chèn hình: Chọn lệnh Insert ®Picture®From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện (h. 84).
Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.
Nháy chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy Insert
3
d
a.Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng cho các đối tượng trên đó. Chọn các trang chiếu cần áp dụng hiệu ứng động có sẵn.
b.Mở bảng chọn Slide Show và nháy Animation Schemes. 
c.Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn bên phải cửa sổ.
Muốn áp dụng hiệu ứng đã chọn cho mọi trang chiếu trong bài trình chiếu, cần nháy nút Apply to All Slides.
3
Tổng
10
 3. Giới thiệu bài mới: 
Tiết học trước Cô đã giới thiệu cho chúng ta biết cách tạo hiệu ứng cho trang chiếu để bài trình chiếu trở nên hấp dẫn và them sinh động. Để ôn lại các thao tác đó, Cô và các em sẽ tìm hiểu tiếp vào bải học hôm nay: “Bài Thực Hành 9: Hoàn Thiện Bài trình Chiếu với Hiệu Ứng Động”
Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của Giáo Viên và Học Sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Tìm hiểu thực hành bài 1
Sản phẩm: HS trình bày thực hành bài 1
NLHT:CNTT
Gv: Yêu cầu Hs đọc bài 1 trang 115 sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Hãy nhắc lại các bước chèn hiệu ứng trang chiếu?
Hs:Trả lời.
Gv: Nhận xét..
Gv: Chọn một vài trang chiếu đơn lẻ và tạo các hiệu ứng chuyển các trang chiếu đã chọn, trình chiếu và quan sát kết quả nhận được.
Hs: thực hiện 
Gv: Sử dụng lệnh Slide Show à Animation Schemes và chọn một số hiệu ứng khác nhau để áp dụng cho các đối tượng trên trang chiếu đã chọn. 
Hs: Quan sát.
Gv: Cuối cùng, chọn một hiệu ứng theo ý em và áp dụng cho tất cả mọi trang chiếu.
Hs: trình chiếu, quan sát kết quả nhận được và lưu kết quả.
Gv: Quan sát hs thực hành bài 1
Hoạt động 2: Thực hành bài 2
Gv: Yêu cầu Hs đọc bài 2 trang 116 sgk.
Hs: Đọc bài.
Gv: Tạo bài trình chiếu và chèn hình ảnh các loài hoa đẹp tự sưu tầm được để có bộ sưu tập ảnh như hình 98
Gv: chiếu hình 98
Hs:quan sát
2
 3 4
 5 6
Gv: Áp dụng các hiệu ứng động cho các trang chiếu và lưu kết quả lại.
Gv: Quan sát Hs thực hành.
 Bài 1: Thêm các hiệu ứng động cho bài trình chiếu.
Các bước đặt hiệu ứng chuyển cho các trang chiếu như sau:
B1 :Chọn các trang chiếu cần tạo hiệu ứng.
B2:Mở bảng chọn Slide Show và nháy Slide Transition. 
B3:Nháy chọn hiệu ứng thích hợp trong ngăn xuất hiện sau đó ở bên phải cửa sổ (h. 96).
Có hai tuỳ chọn điều khiển việc chuyển trang:
On mouse click: Chuyển trang kế tiếp sau khi nháy chuột.
Automatically after: Tự động chuyển trang sau một khoảng thời gian (tính bằng giây). 
Nếu muốn áp dụng một hiệu ứng chuyển cho tất cả các trang chiếu của bài trình chiếu, ta nháy nút Apply to
Bài 2: Tạo bộ sưu tập ảnh.
Chèn hình ảnh vào :
B1: Chọn trang chiếu cần chèn hình ảnh vào.
B2: Chọn lệnh Insert ®Picture®From File. Hộp thoại Insert Picture xuất hiện (h. 84).
B3: Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh trong ô Look in.
B4: Nháy chọn tệp đồ hoạ cần thiết và nháy Insert.
4. Kiểm tra - đánh giá.
 GV: Gọi hs nhắc lại những nội dung cơ bản đã học:
 + Em hãy nêu cách chèn hình ảnh cho bài trình chiếu?
 5. Hướng dẫn dặn dò:
 + Về nhà thực hành lại các bài 1; 2 và chuẩn bị một số thông tin về danh lam thắng cảnh mà em thích.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_9_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.doc