Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 - Kiến thức: Biết được các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh.

 Biết được sự giao tiếp giữa người và máy tính.

 - Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal.

 - Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp.

 - Năng lực chuyên biệt:Hình thành tư duy phép so sánh chỉ đưa ra kết quả đúng hoặc sai, quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

 Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước.

 Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

 2. Kiểm tra bài cũ: không

 Ngoài các phép toán số học, ta còn phép toán so sánh các số. Các kí hiệu của phép so sánh trong biểu thức logic có khác gì với các biểu thức trong toán học, hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp theo bài “ Chương trình máy tính và dữ liệu ”.

 3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2018	
Tuần: 4 
Tiết: 7
Bài 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU 
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: + Biết khái niệm kiểu dữ liệu.
 + Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số.
 - Kỹ năng: Thực hiện 1 số bài toán đơn giản với dữ liệu kiểu số 	
 - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích môn học, có ý thức tìm tòi.
Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp.
	- Năng lực chuyên biệt:Phân biệt được các kiểu dữ liệu từ đó đưa ra ngôn ngữ lập trình quản lí và xữ lý dữ liệu như thế nào để có hiệu quả.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
¶ Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước. 
¶ Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Kiểm tra 15’
Trường THPT Khánh Hưng
KIỂM TRA 15 PHÚT
Môn: Tin học 8
ĐỀ 1
A. Trắc nghiệm (5đ):
Câu 1: Để ngăn cách giữa câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal, ta dùng dấu.
chấm (.);	C. phẩy (,);
chấm phẩy (;);	D. hai chấm (:);
Câu 2: Cấu trúc của một chương trình Pascal thường có những phần sau:
Phần thân, phần cuối;
Phần khai báo, phần thân, phần cuối;
Phần khai báo, phần thân;
Phần đầu, phần thân, phần cuối.
Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal luôn có các từ khoá, những từ khoá mà em đã biết là:
Program, uses, begin, end;	C. format, file, begin, end;
Program, uses, start, new;	D. delete, insert, start, new.
Câu 4. Trong các tên dưới đây, tên nào là hợp lệ trong pascal:
	A. TEN DUNG	B. lop.8a C. 8Tamgiac D. Ngay_20_11
Câu 5: Để sửa lỗi một chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím : 
A. Ctrl+F9	B.Shitf+F9 	C. Alt+F9	D. Ctrl+Shift+F9
B. TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1: (2đ) Cho biết sự khác nhau giữa từ khóa và tên?
Câu 2: (3đ) Viết 1 chương trình đơn giản với tên chương trình là TruongTHPTKhanhHung và in ra màn hình là “Chào các bạn”, “Đây là tập thể lớp 8A” ?
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm: 5đ
Câu
1
2
3
4
5
ĐA
B
C
A
D
C
 B. Tự luận: 5đ
Câu 1: (2đ) Sự khác nhau
* Từ khóa: do ngôn ngữ lập trình đặt vd: program, uses, begin, end,
* Tên: Tên trong chương trình do người dùng đặt, được dùng để phân biệt và nhận biết.
- Hai tên khác nhau ứng với các đại lượng khác nhau.
- Tên không được trùng với từ khóa.
- Không được sử dụng khoảng cách, số đặt trước chữ cái.
	 - Tên không phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Câu 2: (3đ) Viết chương trình
Program TruongTHPTKhanhHung;
Uses crt;
Begin	
	Writeln(‘Chao cac ban’);
 Write(‘Day la tap the lop 8A’);
End.
ĐỀ 2
A. Trắc nghiệm (5đ):
Câu 1: Người viết chương trình máy tính gọi là:
Lập trình viên;	C. Giảng viên phần mềm;
 B. Lập trình sư;	 D. Chương trình viên.
Câu 2: Để chạy một chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím : 
A. Ctrl+F9	B. Alt+F9	C. Shitf+F9	D. Ctrl+Shift+F9
Câu 3: Cấu trúc chung hợp lý của một chương trình Pascal là :
A. Begin -> Program -> End.	B. Program -> End -> Begin.
C. End -> Program -> Begin.	D. Program -> Begin -> End.
Câu 4: Để ngăn cách giữa câu lệnh trong ngôn ngữ lập trình Pascal, ta dùng dấu.
A. chấm (.);	C. phẩy (,);
B. chấm phẩy (;);	D. hai chấm (:);
Câu 5: Trong các tên dưới đây, tên nào là hợp lệ trong pascal:
	A. Z75	B. end	 C. day-la-ten-sai	 D. begin_end	
II. Tự luận (5đ) 
Câu 1: (2đ) Nêu ý nghĩa các từ khóa?
Câu 2: (3đ) Viết 1 chương trình đơn giản với tên chương trình là DanhSachLopEm và in ra màn hình là “Chào các bạn”, “Đây là bảng kết quả học tập năm học 2018-2019” ?
ĐÁP ÁN
A.Trắc nghiệm: 5đ
Câu
1
2
3
4
5
ĐA
A
A
D
B
A
B. Tự luận: 5đ
Câu 1: (2đ) Ý nghĩa các ‎từ khóa
- Program: khai báo chương trình.
- Uses: khai báo các thư viện.
- Begin, End: lệnh bắt đầu, lệnh kết thúc.
Câu 2: (3đ) Viết chương trình
Program DanhSachLopEm;
Uses crt;
Begin	
	Writeln(‘Chao cac ban’);
 Write(‘Day la bang ket qua hoc tap nam hoc 2018-2019’);
End.
Trong các bài trước các em đã được biết đến một số khái niệm về lệnh, chương trình và ngôn ngữ lập trình, các thành phần của ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên, cấu trúc chung của chương trình,.... Mặt khác, thông tin rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng rất khác nhau về bản chất. Để dễ dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu dữ liệu khác nhau. Vậy các kiểu dữ liệu đó là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong chương trình? Bài học hôm nay: “Chương trình máy tính và dữ liệu” sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về những vấn đề đã nêu ở trên.
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu.
- GV: Em hãy cho biết chức năng của máy tính là gì?
- Hs xử lý thông tin
- GV: máy tính xử lý thông tin nhờ vào gì?
- Hs: nhờ vào sự hướng dẫn của chương trình.
- GV: Thông tin xung quanh chúng ta rất đa dạng nên dữ liệu trong máy tính cũng khác nhau về chất. Để dễ dàng quản lý và tăng hiệu quả xử lý, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: chữ, số nguyên, số thập phân...
- GV: các kiểu dữ liệu khác nhau như thế nào chúng ta có thể thấy, ở môn Văn-Tiếng Việt có thể tiến hành phân tích, phát biểu cảm nghĩ về bài văn, bài thơ nào đó. Nhưng ở môn toán thì ta thường tính toán bằng các phép cộng trừ nhân chia.. với các con số.
- GV: thấy rõ hơn hết là khi các em học chương trình bảng tính Excel ở lớp 7. Các em đã làm quen với những kiểu dữ liệu nào? 
- Hs: kiểu dữ liệu kiểu số và kiểu dữ liệu kí tự
- GV: em hãy cho biết kết qủa ở ô A3 sẽ như thế nào khi:
a. A1=3, A2=7, A3=A2+A1
b. A1=ab, A2=cd, A3=A1+A2
- Hs: a. A3=10. b. A3= #Value!
- GV: từ kết quả của 2 phép toán trên cho chúng ta thấy rằng đối với các kiểu dữ liệu khác nhau thì thực hiện các phép xử lý dữ liệu khác nhau. Tương tự như vậy ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành các kiểu và định nghĩa các phép xử lí tương ứng trên mỗi kiểu dữ liệu.
- GV: trình bày bảng phụ các kiểu dữ liệu.
- Hs quan sát
- GV: trình bày từng kiểu dữ liệu sự khác nhau giữa kiểu số nguyên và số thực, Char va String.
- GV: kiểu dữ liệu xâu chúng ta đã gặp khi xuất thông báo ra màn hình phải đặt trong dấu nháy đơn.
- GV: trong các ngôn ngữ lập trình, các kiểu số nguyên đựơc phân chia thành các kiểu nhỏ hơn theo các phạm vi khác nhau tương tự kiểu số thực cũng phân chia thành các kiểu nhỏ hơn có độ chính xác ( số chữ số thập phân) khác nhau.
Tên kiểu	Phạm vi giá trị
Integer	số nguyên: 
từ -215 đến 215 -1
Real	số thực: gía trị tuyệt đối:
từ 2.9 x 10 -39 đến 1.7 x1038 và số 0
Char	một kí tự trong bảng chữ cái
String	Xâu kí tự tối đa 255 kí tự
1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép toán và dữ liệu kiểu số
- GV: các kí hiệu toán học và kí hiệu ngôn ngữ lập trình TP khác nhau như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bảng phụ
- GV: chiếu hình và trình bày.
- Giáo viên:trong ngôn ngữ lập trình TP thì các phép biểu thức toán thường đặt trong cặp dấu () không đặt trong {} và []
- GV: nếu trong chương trình mà một bạn nào đó quên quy tắc này dung dấu {} hay [] thì TP sẽ thong báo lỗi gì khi dịch chương trình.
- Hs trả lời.
- GV: em hãy cho biết thứ tự ưu tiên các phép toán ở môn toán.
- Hs trả lời.
- GV: tương tự TP cũng có thứ tự ưu tiên các phép toán như sau: 
- GV: 2 học sinh lên bảng làm 2 phép toán:
a. 10-5+2 =3
b. 6x6/2x2=9
- Hs: lên bảng thực hiện phép toán.
 Nhưng nếu các em thực hiện theo đúng qui tắc TP thì a =7, b=36.
- GV: các em đã làm quen với kí hiệu các phép toán trong ngôn ngữ TP và qui tắc của các phép toán đó. Bây giờ các em hãy chuyển đổi các phép toán đó thành ngôn ngữ TP
Chia 6 nhóm:
a. a + 5 * c –d
b. {([a*b]/10 + [d-e])*8}
c. a2
 (2b+c)2
Kí hiệu	Phép 
toán	Kiểu dữ liệu
+	cộng	số nguyên, số thực
-	trừ	số nguyên, số thực
*	Nhân	số nguyên, số thực
/	Chia	số nguyên, số thực
Div	Chia lấy phần nguyên	số nguyên
mod	Chia lấy phần dư	số nguyên
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số
Thứ tự ưu tiên các phép toán: các phép toán trong ngoặc thực hiện trứơc. Các phép toán nhân, chia, Div, Mod. Phép cộng và phép trừ theo trình tự từ trái sang phải.
3. HĐ luyện tập:
 - Gv: chốt lại các kiến thức đã học:Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm các kiến thức :
+ Biết khái niệm dữ liệu, có 3 kiểu dữ liệu cơ bản và thường dung nhất. 
+ Biết 1 số phép toán cơ bản về dữ liệu
+ Biết biến đổi biểu thức toán học sang pascal và ngược lại.
4. HĐ vận dụng: 
- Gv Cho HS lên bảng làm bài tập 2, bài tập 5 a, c SGK 
Đáp án: BT 2: D·y ch÷ sè 2010 cã thÓ lµ d÷ liÖu kiÓu d÷ liÖu sè nguyªn, sè thùc hoÆc kiÓu x©u kÝ tù. Tuy nhiªn, ®Ó ch­¬ng tr×nh dÞch Turbo Pascal hiÓu 2010 lµ d÷ liÖu kiÓu x©u, chóng ta ph¶i viÕt d·y sè nµy trong cÆp dÊu nh¸y ®¬n (').
BT 5: a) ; c) ; 
5. HĐ tìm tòi mở rộng: 
IV. Rút kinh nghiệm	
..
Ngày soạn: 19/9/2018	
Tuần: 4 
Tiết: 8
Bài 3. CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tt)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
	- Kiến thức: Biết được các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh.
	 Biết được sự giao tiếp giữa người và máy tính.
 - Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal.
 - Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn
Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp.
	- Năng lực chuyên biệt:Hình thành tư duy phép so sánh chỉ đưa ra kết quả đúng hoặc sai, quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính. 
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
¶ Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước. 
¶ Học sinh : Xem bài trước ở nhà, SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
	 2. Kiểm tra bài cũ: không
	Ngoài các phép toán số học, ta còn phép toán so sánh các số. Các kí hiệu của phép so sánh trong biểu thức logic có khác gì với các biểu thức trong toán học, hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp theo bài “ Chương trình máy tính và dữ liệu ”.
 3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
+ Hoạt động 1: Tìm hiểu các phép so sánh
- GV Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số.
- Hs chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
- GV ?Hãy nêu kí hiệu của các phép so sánh.
- Hs trả lời cầu hỏi của GV.
Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là đúng hoặc sai.
+ GV giới thiệu kí hiệu của các phép so sánh trong ngôn ngữ Pascal. 
- Hs chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
+ Hoạt động 2: Tìm hiểu sự giao tiếp giữa người và máy.
- GV Quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa người và máy tính khi chương trình hoạt động thường được gọi là giao tiếp hoặc tương tác người – máy.
- Hs chú ý lắng nghe.
- GV Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => nêu một số trường hợp tương tác giữa người và máy.
- Hs + Một số trường hợp tương tác giữa người và máy:
+ Thông báo kết quả tính toán: là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình.
+ Nhập dữ liệu: Một trong những sự tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu.
+ Tạm ngừng chương trình
+ Hộp thoại: hộp thoại được sử dụng như một công cụ cho việc giao tiếp giữa người và máy tính trong khi chạy chương trình
3. Các phép so sánh:
- Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số.
Kí hiệu	Phép so sánh
=	Bằng
<	Nhỏ hơn
>	Lớn hơn
	Khác
<=	Nhỏ hơn hoặc bằng
>=	Lớn hơn hoặc bằng
4. Giao tiếp người – máy tính:
a) Thông báo kết quả tính toán
b) Nhập dữ liệu
c) Tạm ngừng chương trình
d) Hộp thoại
3. HĐ luyện tập:
 - Hãy nêu một số trường hợp tương tác giữa người và máy?
 - Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/26 và câu a bài 1/ bài thực hành 2
 - Nghiên cứu lệnh nào để tạm dừng màn hình và cách để in các số thực cách nhau một khoảng để kết quả in ra dễ nhìn đẹp mắt. 
4. HĐ vận dụng: 
5. HĐ tìm tòi mở rộng: 
IV. Rút kinh nghiệm	
Khánh Hưng, ngày: 20/09/2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình
..

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_4_nam_hoc_2018_2019.doc