Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 35 - Năm học 2017-2018
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức: HS biết khám phá, điều khiển các hình không gian như: thay đổi, di chuyển, thay đổi kích thước, thay đổi màu cho các hinh.
* Kĩ năng: HS thực hiện được các kỉ năng thay đổi, di chuyển, thay đổi kích thước, thay đổi màu cho các hinh cụ thể.
* Thái độ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự thực hành trên máy tính, năng lưc giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Phòng máy, bài tập thực hành,
2. Học sinh: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình thực hành
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Ngày soạn: 16/5/2018 Tuần: 35 Tiết: 69 QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN VỚI PHẦN MỀM YENKA (t3) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ * Kiến thức: - HS biết khám phá, các hình không gian như: Thay đổi, di chuyển, thay đổi kích thước, thay đổi màu cho các hình. * Kĩ năng: Thay đổi, di chuyển, thay đổi kích thước, thay đổi màu cho các hình. * Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: - Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản. - Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức. II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học: GV: Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu, phòng máy. HS: Học bài cũ, xem trước bài mới khi đến lớp. III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV: Cho hình vẽ trên máy chiếu - HS: Vẽ theo yêu cầu trên máy tính. 3. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Giới thiệu - HS: nghe và ghi. - Các tính của hình có thể thay đổi thông qua hộp thoại tính chất đối tượng ta làm như sau: 4. Khám phá, điều khiển các hình c) Thay đổi màu cho các hình. - Các bước thay đổi màu Để tô màu ta dùng công cụ Khi nhày nút công cụ này ta có một danh sách màu đổ xuống: Kðo thả các màu ra mô hình, khi đó trên hình xuất hiện các chấm đen để tô màu, kéo thả màu vào chấm đen hình cần tô. d) Thay đổi tính chất của hình Nháy đúp lên đối tượng, hộp thoại mô tả các thông tin xuất hiện Chúng ta có thể thay đổi tham số quan trọng của hình là chiều cao (height) và độ dại cạnh đáy (base edge) bằng cách gõ trực tiếp vào ô hoặc nháy chuột vào để tăng hay giảm từng đơn vị. 4. Hoạt động luyện tập - Nêu lại cách khám phá, điều khiển hình - Cách thay đổi các tham số của hình - Điều khiển hình theo yêu cầu 5. Hoạt động vận dụng: 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Học theo vở ghi kết hợp sách giáo khoa - Đọc trước bài phần mềm Yenka tiếp theo IV. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 16/5/2018 Tuần: 35 Tiết: 70 QUAN SÁT HÌNH KHÔNG GIAN VỚI PHẦN MỀM YENKA (tt) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ * Kiến thức: HS biết khám phá, điều khiển các hình không gian như: thay đổi, di chuyển, thay đổi kích thước, thay đổi màu cho các hinh. * Kĩ năng: HS thực hiện được các kỉ năng thay đổi, di chuyển, thay đổi kích thước, thay đổi màu cho các hinh cụ thể. * Thái độ: HS nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự thực hành trên máy tính, năng lưc giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: Phòng máy, bài tập thực hành, 2. Học sinh: Nghiên cứu SGK, vở ghi. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong quá trình thực hành 3. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG - GV: Một chức năng rất hay của phần mềm là cho phép ta qua sát cách tạo không gian từ một hình phẳng. Phần mềm sẽ cho phép quan sát và thực hiện hai quá trình ngược lại: - GV Cho hình phẳng cần gấp lại để thành hình không gian. - GV Hình không gian cần mở để trở thành hình phẳng. HS: nghe và ghi và GV thực hành mẫu học sinh quan sát và thực hành theo. 4. Khám phá, điều khiển các hình (tiếp) e) Gấp giấy thành hình không gian *) Gấp hình phẳng để tạo thành hình không gian Sử dụng các công cụ , Bước 1: Chọn hoặc trong hộp thoại kéo thả đối tượng vào giữa màn hình. Bước 2. Kéo thả chuột để thực hiện thao tác gấp hình phẳng thành hình không gian tương ứng. *) Mở hình không gian thành hình phẳng SGK – 119 – 120) - GV: Giới thiệu: Đối với các mặt của hình không gian, ta cũng có thể thay đổi màu, ta còn thay đổi được kiểu và mẫu thể hiện ta lam các bước sau: HS: nghe và ghi và GV thực hành mẫu học sinh quan sát và thực hành theo. 5. Một số chức năng nâng cao a) thay đổi mẫu thể hiện hình. Bước 1: Nháy đúp chuột để mở hộp thoại tính chất của hình Bước 2. Chọn lệnh thay đổi kiểu bề mặt surface appearance > Bước 3. Trong hộp thoại tiếp theo, chọn Use material và chọn mẫu trong danh sách Material phía dưới. b) Quay hình trong không gian Trong hộp thoại tính chất hình, em có thể quay hình theo các cách khác nhau trong không gian: - Khung Ratation có các lệnh cho phép cho phép quay hình theocác cách khác nhau: + Quay theo trục ngang. + Quay theo trục dọc + Quay theo trục thẳng đứng. + Trở lại vị trí ban đầu.. 4. Hoạt động luyện tập - Nêu lại cách gấp và mở hình không gian - Cho học sinh thực hiện nhiều lần trên máy tính - Điều khiển hình theo yêu cầu 5. Hoạt động vận dụng: 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Học theo vở ghi kết hợp sách giáo khoa IV. RÚT KINH NGHIỆM Khánh Hưng, ngày: 17/05/2018 Kí duyệt: Phạm Huy Bình
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_35_nam_hoc_2017_2018.doc