Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

* Kiến thức: - Biết được khái niệm mảng một chiều

- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng

 * Kỹ năng: Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.

 * Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.

- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- GV: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.

- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cú pháp khai báo mảng trong pascal, chỉ rõ các thành phần trong cú pháp? Cho ví dụ?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 26 - Năm học 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/3/2018
Tuần: 26
Tiết: 51
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 * Kiến thức: Biết được khái niệm mảng một chiều
 * Kỹ năng: Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
 * Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đan xen trong lúc làm bài tập
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Dãy số và biến mảng 
GV: Đưa ví dụ 1 SGK để giới thiệu cho học sinh c¸ch sử dụng biến mảng như thế nào
HS: Chú ý lắng nghe
GV: Phân tích bài toán để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề
Ví dụ 1. Trong Pascal ta cần nhiều câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu dạng sau đây, mỗi câu lệnh tương ứng với điểm của một học sinh:
GV: để giải quyết các vấn đề trên chúng ta cần có dữ liệu gì:
HS: Biến mảng
GV: Việc sắp xếp thứ tự như thế nào?
HS: Bằng cách gán gán cho mỗi phần tử 1 chỉ số
GV: Giá trị của mảng như thế nào?
HS: Là một biến nguyên
Hoạt động 2: Ví dụ về biến mảng 
GV: Giới thiệu các cách khai báo biến mảng.
Cách khai báo trực tiếp biến mảng một chiều.
Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều
GV: Giải thích các thành phần trong 2 cách khai báo biến mảng.
GV: sử dụng một số ví dụ để luyện tập về khai báo mảng một chiều và giải thích số lượng phần tử, kiểu phần tử của từng biến mảng tương ứng với mỗi ví dụ.
GV: Gọi HS rút ra cách khai báo mảng trong Pascal.
1. Dãy số và biến mảng 
Các câu lệnh khai báo và nhập dữ liệu:
Var Diem_1, Diem_2, Diem_3, : real;
Read(Diem_1); Read(Diem_2), Read(Diem_3);  
Nếu số học sinh trong lớp càng nhiều thì đoạn khai báo và đọc dữ liệu trong chương trình càng dài. 
Giả sử chúng ta có thể lưu nhiều dữ liệu có liên quan với nhau (như Diem_1, Diem_2, Diem_3,... ở trên) bằng một biến duy nhất và đánh "số thứ tự" cho các giá trị đó, ta có thể sử dụng quy luật tăng hay giảm của "số thứ tự" và một vài câu lệnh lặp để xử lí dữ liệu một cách đơn giản hơn, chẳng hạn: 
- Với i = 1 đến 50: hãy nhập Diem_i; 
- Với i = 1 đến 50: hãy so sánh Max với Diem_i;
- Để giải quyết vấn đề trên Pascal cung cấp một kiểu dữ liệu được gọi là kiểu mảng. 
- Khi khai báo một biến có kiểu dữ liệu là kiểu mảng thì biến đó được gọi là biến mảng.
Hình 40
2. Ví dụ về biến mảng 
Có hai cách khai báo biến mảng
Cách 1: Khai báo trực tiếp biến mảng một chiều:
var : array [kiểu chỉ số] of [kiểu phần tử];
Cách 2: Khai báo gián tiếp biến mảng qua kiểu mảng một chiều:
type = array [kiểu chỉ số] of ;
var :;
trong đó:
- kiểu chỉ số là một dãy số nguyên liên tục n1..n2 với n1, n2 là các hằng (hoặc biểu thức cho kết quả là số nguyên) xác định chỉ số đầu tiên và chỉ số cuối cùng (n1£n2).
- kiểu phần tử là kiểu của các phần tử mảng.
	4. Hoạt động luyện tập
- Khái niệm mảng một chiều
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng
5. Hoạt động vận dụng
6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Về nhà xem lại bài học tiết sau chúng ta học tiếp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 14/3/2018
Tuần: 26
Tiết: 52
BÀI 9: LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ
* Kiến thức: - Biết được khái niệm mảng một chiều
- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng
 * Kỹ năng: Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
 * Thái độ: Nghiêm túc, yêu thích môn học.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực khoa học máy tính cơ bản: Phân tích được các bài toán.
- Hình thành khả năng hoạt động nhóm trao đổi tìm ra kiến thức
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- GV: Sách giáo khoa, giáo án, máy chiếu.
- HS: Đọc tài liệu ở nhà trước khi 
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cú pháp khai báo mảng trong pascal, chỉ rõ các thành phần trong cú pháp? Cho ví dụ?
3. Hoạt động hình thành kiến thức: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ví dụ về biến mảng 
GV: Yêu cầu HS đọc VD 2 (Tr76 SGK). Đưa ra cách khai báo và sử dụng biến mảng.
- HS: Chú ý lắng nghe và suy nghĩ.
? Cách khai báo và sử dụng biến mảng như vậy có lợi gì?
- HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV: Giới thiệu câu lệnh lặp sử dụng biến mảng để so sánh điểm của mỗi HS so với 1 giá trị nào đó.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép.
GV: Giới thiệu cách khai báo nhiều điểm theo từng môn học.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép.
GV: Giới thiệu câu lệnh gán giá trị của mảng bằng câu lệnh gán.
- HS: Chú ý quan sát, luyện tập với các ví dụ GV đưa ra.
Ví dụ:
Var Chieucao: array[1...50] of real;
Var Tuoi: array [21...80] of integer;
Tên mảng: array [...] of 
Var Diem: array [1...50] of real;
- Có thể thay rất nhiều câu lệnh nhập và in dữ liệu ra màn hình chỉ bằng một câu lệnh lặp.
For i: = 1 to 50 do
If Diem[i] > 8.0 then writeln ('Gioi'); 
Var DiemToan, DiemVăn, DiemLi: array [1 ... 50] of real;
A[1] := 5;
A [2] := 8;
- Nhập dữ liệu từ bàn phím bằng câu lệnh lặp: 
For i := 1 to 5 do readln (a[i]);
Hoạt động 2: Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số 
- GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 3 (SGK Tr 78).
- GV: Giới thiệu thuật toán tìm MAX (số lớn nhất của dãy số nguyên nhập từ bàn phím).
- Sau khi giới thiệu xong thuật toán tìm Max giáo viên hướng dẫn HS xác định các biến, kiểu biến và viết khai báo biến; viết câu lệnh thực hiện các bước nhập N, nhập các phần tử của mảng, tìm Max, in Max ra màn hình. 
- GV: Từ các hướng dẫn trên giúp HS có thể hiểu được các đoạn cương trình. GV đưa ra chương trình đầy đủ.
3. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số
Thuật toán tìm Max của dãy số nguyên nhập từ bàn phím như sau:
Bước 1. Nhập N và dãy A1,..., An
Bước 2. Max ¬ A1
Bước 3. Lần lượt gán giá trị từ 2 đến N cho i. Với mỗi giá trị của i thì thực hiện: Nếu Max <Ai thì Max¬Ai
Bước 4. Đưa ra màn hình giá trị Max rồi kết thúc.
4. Hoạt động luyện tập
- Khái niệm mảng một chiều
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử của mảng.
- Thuật toán tìm số lớn nhất và nhỏ nhất trong mảng
	5. Hoạt động vận dụng
 6. Hoạt động tìm tòi, mở rộng- Về nhà xem lại bài học tiết sau chúng thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
..
Khánh Hưng, ngày 15/03/ 2018
Kí duyệt:
Phạm Huy Bình

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_26_nam_hoc_2017_2018.doc