Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

 I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 - Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm quen với các chương trình đơn giản.

 - Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Phân biệt được từ khóa và tên như thế nào là hợp lệ, biết cấu trúc chung của chương trình.

II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước, máy tính.

- Học sinh: SGK, vở ghi bài.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài:

 2. Hoạt động hình thành kiến thức:

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 8 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2018	
Tuần: 2 
Tiết: 3
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
 (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức: 
+ Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết câu lệnh, chương trình.
+ Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
+ Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được đặt trùng với từ khóa.
+ Biết cấu trúc chung của chương trình gồm phần khai báo và phần thân.
 - Kĩ năng: + Biết soạn thảo chương trình Turbo Pascal đơn giản.
+ Biết chạy một chương trình cụ thể trong môi trường lập trình Turbo Pascal.
 - Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, ham thích môn học, có ý thức tìm tòi.
Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Nắm được ngôn ngữ lập trình là gì? Và đưa ra được các ví dụ thực tế.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước, máy tính.
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
Bài trước các em đã được tìm hiểu về chương trình máy tính là gì?, ngôn ngữ lập trình, trong tiết này chúng ta sẽ được làm quen với chương trình Pascal.
Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ về chương trình.
- GV: giới thiệu chương trình Turbo Pascal đơn giản như VD1, giải thích các câu lệnh trong chương trình, kết quả chạy chương trình.
- HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức
- GV: Chương trình gồm bao nhiêu câu lệnh.
- HS: Chương trình gồm có 5 câu lệnh. Mỗi lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo thành từ các chữ cái.
- GV: chương trình trên chỉ có 5 dòng lệnh gồm các cụm từ được tạo từ các dòng lệnh khác nhau. Trong thực tế có những chương trình có thể có đến hành nghìn hoặc thậm chí hàng triệu câu lệnh.
- HS chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- GV: trong các phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu các câu lệnh được viết như thế nào?
- HS chú ý lắng nghe.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì ?
- GV: Câu lệnh được viết từ những kí tự nhất định. Kí tự này tạo thành bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình.
- GV: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- HS: Bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình bao gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác, dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy.
- GV: Mỗi câu lệnh trong chương trình gồm các kí tự và kí hiệu được viết theo một quy tắt nhất định.
- GV: Nếu câu lệnh bị viết sai quy tắc, chương trình dịch sẽ nhận biết được và thông báo lỗi.
- HS chú ý lắng nghe.
1. Ví dụ về chương trình:
Ví dụ minh hoạ một chương trình đơn giản được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
Program CT_dau_tien;
Uses Crt;
Begin
Writeln(‘Chao cac ban’);
End.
Program CT_Dau_Tien;
Uses crt;
Begin	
	Writeln(‘Chao cac ban’);
End.
Lệnh khai báo tên chương trình
Lệnh xóa màn hình
Lệnh bắt đầu
Lệnh ghi ra màn hình dòng chữ chào các bạn
Lệnh kết thúc
2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì? 
- Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc sao cho có thể “viết” được các câu lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy tính.
Các thành phần ngôn ngữ lập trình.
Bảng chữ cái: thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu phép toán(+,-,*,/), dấu đóng mở ngoặc, dấu nháy
Các quy tắc: cách viết( cú pháp) và ý nghĩa của chúng; cách bố trí các câu lệnh thành chương trình
3. Hoạt động luyện tập 
Nêu caùc thaønh phaàn cô baûn cuûa ngoân ngöõ laäp trình ?
 4. Hoạt động vận dụng
 	 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
IV. Rút kinh nghiệm	
Ngày soạn: 6/9/2018	
Tuần: 2 
Tiết: 4
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH(tt)
 I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Kiến thức: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bằng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh.
 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm quen với các chương trình đơn giản.
 - Thái độ: Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Phân biệt được từ khóa và tên như thế nào là hợp lệ, biết cấu trúc chung của chương trình.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn, thước, máy tính.
- Học sinh: SGK, vở ghi bài.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh:
Hoạt động dẫn dắt vào bài:
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Ä Hoạt đông 1: Tìm hieåu Từ khoá và tên: 
- Gv chiếu bảng ví dụ chương trình Pascal in ra dòng chữ “chao cac ban!” sau đó cho Hs nghiên cứu phần 3/(sgk trang 10) để trả lời một số câu hỏi sau:
- Gv Liệt kê các từ khóa có trong chương trình.
- Hs trả lời: Các từ như: Program, Uses, Begin.
- Gv gọi Hs khác nhận xét
- Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Gv giới thiệu thêm: Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình. Khi lập trình các từ khóa sẽ có màu trắng.
- Gv: Ngoài từ khoá, chương trình còn có tên của chương trình. Vậy chương trình này có tên là gì?
- Hs trả lời: CT_dau_tien.
Gv: để đặt tên chương trình phải tuân theo những quy tắt nào?
+ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Gv nhắc lại: Khi đặt tên cho chương trình cần phải tuân theo những quy tắt sau:
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Tên không được trùng với từ khóa, không được chứa dấu cách, không chứa các kí tự đặc biệt
- Gv chú ý Hs nên chọn những tên nào ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.
3. Từ khoá và tên: 
- Từ khoá là từ dành riêng của ngôn ngữ lập trình.
+ Program: Khai báo tên chương trình.
+ Uses: khai báo thư viện.
+ Begin: Bắt đầu phần thân chương trình.
+ End: Kết thúc phần thân chương trình.
- Tên: Do người lập trình đặt. Tuân thủ theo quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình.
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Tên không được trùng với từ khóa, không được chứa dấu cách, không chứa các kí tự đặc biệt
Ä Hoạt đông 2: Tìm hieåu Cấu trúc của một chương trình .
 - Gv cho Hs nghiên cứu phần 4/11(sgk) hỏi: Cấu trúc chung của chương trình máy tính gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- Hs trả lời.
- Gv gọi Hs khác nhận xét
- Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét, chốt lại.
- Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện.
* Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện.
Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
4. Cấu trúc của một chương trình Pascal:
- Cấu trúc chung của chương trình gồm:
* Phần khai báo: gồm các câu lệnh dùng để: khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện.
* Phần thân chương trình: gồm các câu lệnh mà máy tính cần phải thực hiện.
Hoaït ñoäng 3: Ví duï veà ngoân ngöõ laäp trình
- Gv cho Hs nghiên cứu phần 5 sau đó gọi 1 Hs lên máy chủ thực hiện thao tác nhập nội dung ví dụ 1 vào chương trình.
- Hs lên máy chủ thực hiện.
- Gv: Để dịch chương trình ta nhấn tổ hợp phím nào?
- Hs trả lời: ALT + F9
- Gv: Để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím nào?
- Hs trả lời: CTRL + F9
- Gv cho Hs đó thực hiện 2 thao tác dịch và chạy chương trình.
- Hs thực hiện
- Gv cho Hs quan sát kết quả và yêu cầu nhận xét.
- Hs nhận xét
- Gv nhận xét, chốt lại.
5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình: 
- Để dịch chương trình ta nhấn tổ hợp phím: ALT + F9
- Để chạy chương trình ta nhấn tổ hợp phím: CTRL + F9
3. Hoạt động luyện tập 
	– Nhaéc laïi caáu truùc cuûa chöông trình.
– Phaân bieät töø khoùa vaø teân.
– Caùc phím hoã trôï dòch vaø chaïy chöông trình.
Bản đồ tư duy:
	 4. Hoạt động vận dụng: Làm bài tập sau. 
Chia lớp theo nhóm thực hành bài 1 và bài 2
	Bài 1: Viết chương trình in ra 5 điều Bác Hồ dạy
	“ 1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
	 	 2. Học tập tốt, lao động tốt
	 3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
	 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
	 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
	Bài 2: Viết chương trình in ra thời khóa biểu lớp em.
 	5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
IV. Rút kinh nghiệm	
..
Khánh Hưng, ngày: 10/09/ 2016
Kí duyệt:
Trần Chí Nguyện

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.doc