Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên

HĐ 1: Tìm hiểu các công việc phải thực hiện nhiều lần trong cuộc sống (7’)

- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy các em hãy cho biết, những hoạt động nào trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày?

- HS: Đánh răng, ăn cơm, tắm

- GV: Vậy các công việc đó, ta có biết trước được số lần ta thực hiện hay không ?

- HS: Biết trước

- GV: Vậy có những công việc nào mà ta không biết trước được số lần thực hiện?

- HS: Uống nước, lặt rau, học bài

- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, có những hoạt động mà chúng ta phải thực hiện nhiều lần với số lần không biết trước.

- HS: Lắng nghe – ghi nhớ

HĐ 2: Tìm hiểu câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh (10’)

- GV: VD 1, Giả sử cần vẽ 3 hình vuông có cạnh 1 đơn vị. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị. Việc vẽ hình có thể thực hiện theo thuật toán nào?

- HS: Suy nghĩ – phát biểu

- GV: Treo bảng phụ về thuật toán. Việc vẽ hình có thể thực hiện theo thuật toán sau:

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 - Tiết 28, Bài 7: Câu lệnh lặp - Năm học 2015-2016 - Lâm Thị Kiều Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết PPCT: 28 
Ngày dạy: 30/11 "06/12/2015
Lớp: 8A1, 8A2
Baøi 7: caâu leänh laëp
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước For do trong Pascal.
2. Kỹ năng
- Viết đúng câu lệnh lặp Fordo. Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh lặp.
3. Thái độ
- Hoïc taäp nghieâm tuùc, tích cöïc phaùt bieåu xaây döïng baøi.
II. Chuẩn bị 
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước kẻ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết. Đọc nội dung bài mới.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Nêu ý nghĩa của việc sử dụng từ khóa And và Or trong câu điều kiện?
3. Bài mới	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu các công việc phải thực hiện nhiều lần trong cuộc sống (7’)
- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, có nhiều hoạt động được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Vậy các em hãy cho biết, những hoạt động nào trong cuộc sống mà ta phải thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày?
- HS: Đánh răng, ăn cơm, tắm
- GV: Vậy các công việc đó, ta có biết trước được số lần ta thực hiện hay không ?
- HS: Biết trước
- GV: Vậy có những công việc nào mà ta không biết trước được số lần thực hiện?
- HS: Uống nước, lặt rau, học bài
- GV: Trong cuộc sống hằng ngày, có những hoạt động mà chúng ta phải thực hiện nhiều lần với số lần không biết trước.
- HS: Lắng nghe – ghi nhớ
HĐ 2: Tìm hiểu câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh (10’)
- GV: VD 1, Giả sử cần vẽ 3 hình vuông có cạnh 1 đơn vị. Mỗi hình vuông là ảnh dịch chuyển của hình bên trái nó một khoảng cách 2 đơn vị. Việc vẽ hình có thể thực hiện theo thuật toán nào?
- HS: Suy nghĩ – phát biểu
- GV: Treo bảng phụ về thuật toán. Việc vẽ hình có thể thực hiện theo thuật toán sau:
+ Bước 1: Vẽ hình vuông (vẽ liên tiếp 4 cạnh và trở về đỉnh ban đầu)
+ Bước 2: Nếu số hình vuông đã được vẽ ít hơn 3, di chuyển bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại thì kết thúc thuật toán.
- HS: Quan sát – lắng nghe
- GV: Chúng ta sẽ xem VD sau để biết câu lệnh lặp có thể thay thế cho nhiều lệnh:
 VD2 : Tính tổng S=1+2+3++100
 + B1 : S ← 0
 + B2 : S ← S + 1
 + B3 : S ← S + 2
 ..
 + B101 : S ← S + 100
- GV: Nếu viết CT theo thuật toán trên, ta phải sử dụng rất nhiều câu lệnh, mà các câu lệnh chỉ thực hiện công việc duy nhất là tính S. Ta sẽ thay các câu lệnh tính S bằng một câu lệnh, đó là câu lệnh lặp, GV treo bảng phụ.
- HS: Quan sát – lắng nghe
- GV: Quá trình thực hiện B3 và quay lại B2, ta gọi đó là câu lệnh lặp. So sánh với thuật toán trên ta sẽ thấy câu lệnh ở B3 có thể thay thế cho 100 câu lệnh.
- HS: Lắng nghe – ghi chép
HĐ 3: Ví dụ về cầu lệnh lặp (15’)
- GV: Các ngôn ngữ lập trình thường có nhiều dạng câu lệnh lặp. Câu lệnh lặp thường gặp trong ngôn ngữ Pascal có dạng, GV treo bảng phụ.
For := to do ;
- GV: Giải thích các thành phần trong câu lệnh.
- HS: Quan sát, nghe giảng, ghi bài.
- GV: Sau đây chúng ta sẽ xem VD sau sử dụng câu lệnh lặp. GV treo bảng phụ.
- Ví dụ: Chương trình sau sẽ in ra màn hình thứ tự lần lặp.
Program lap;
Var i: integer;
Begin
For i:= 1 to 10 do 
Writeln (‘day la lan lap thu’,i);
Readln;
End.
- GV: Giải thích cho HS các câu lệnh trong CT
- HS: Quan sát – lắng nghe
I/ Các công việc phải thực hiện nhiều lần:
- Khi viết chương trình máy tính, trong nhiều trường hợp ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh chỉ để thực hiện 1 phép tính nhất định.
II/ Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh:
- Cách mô tả các hoạt động trong thuật toán như các ví dụ được gọi là cấu trúc lặp
- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có cách để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh đó là “câu lệnh lặp”
 - VD : Tính tổng S = 1+2+3++100
 + B1 : S ← 0
 + B2 : i ← i + 1
 + B3 : Nếu i <= 100, thì S ← S + i và quay lại bước 2, ngược lại chuyển sang B4.
 + B4 : Thông báo kết quả và kết thúc thuột toán.
III/ Ví dụ về câu lệnh lặp:
- Cú pháp: 
 For := to do ;
- Trong đó:
+ FOR, TO, DO : là các từ khóa .
+ , , : là các đại lượng số nguyên.
+ ≤ 
+ câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
- Số lần lặp là biết trước:
= giá trị cuối – giá trị đầu + 1.
- Khi thực hiện, biến đếm sẽ chạy từ giá trị đầu đến giá trị cuối. Mỗi lần chạy sẽ thực hiện câu lệnh và biến đếm tăng thêm 1 đơn vị sau mỗi lần chạy.
4. Củng cố: (4’)
- Cho HS làm bài tập 1, 2, 3 SGK/60.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Về học lại kiến thức ngày hôm nay.
- Về xem trước nội dung 4 của bài và làm trước các bài tập 4, 5, 6 SGK/61, tiết sau học tiếp.
IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doct 28.doc